Mặc dầu từ lâu tôi rất muốn ghi lại những ǵ của ngày thơ ấu nhưng đến hôm
nay tôi mới thật sự bắt đầu khi tôi đang bước vào cuối thu của cuộc đời.
Dầu bắt đầu với bao nhiêu là khó khăn, nhưng cuối cùng tôi cũng đă bắt đầu.
Và tôi cũng rất cám ơn anh Thành người đồng hương Xóm Rượu của tôi, và
cũng là webmaster của ninh-hoa.com,
đă khuyến khích tôi để cho tôi có đủ can đảm để viết những gịng chữ này.
Những ngày thơ ấu đó và bây giờ là một khoảng thời gian quá dài, gần cả
một đời người, tôi không thể nào nhớ hết được. Ngày ấy và bây giờ đă trải
qua không biết bao nhiêu là buồn vui cho cá nhân tôi, cho gia đ́nh tôi,
cho bạn bè tôi và nhất là cho quê hương làng mạc của tôi. Dĩ nhiên là tôi
muốn viết thật nhiều, thật đầy đủ và nhất là thật trung thực những ǵ tôi
đă sống nhất là hoàn cảnh môi trường xă hội của thời gian mà tôi đă đi
qua. Nhưng muốn là một chuyện mà nhớ nhiều hay ít, chính xác hay không và
nhất là có đủ khách quan hay không th́ đó là một chuyện khác. Dù sao, th́
những gịng chữ này chỉ là cảm nghĩ của một cá nhân, trong phạm vi nhỏ hẹp
một người con của Xóm Rượu, để tặng cho những người cùng xóm mà tôi đă
biết cũng như những người đă biết tôi trong quá khứ.
Bây giờ là đầu tháng 10 khi tôi bắt đầu viết những gịng chữ này khi trời
cũng đă sang thu. Mùa thu của đất trời và cũng là mùa thu của cuộc đời tôi.
Đọc những bài văn thơ hay nghe những bài hát về mùa thu của mấy ông
văn-thi-nhạc-ca sĩ, từ lớn cho đến bé, người ta có cảm tưởng mùa thu là
một mùa thật nhàn hạ nhất trong năm. Khi mùa thu đến, người ta cứ tưởng
rằng chỉ nằm mơ mộng nh́n “con nai vàng ngơ ngác” và nh́n lá vàng rơi là
sẽ quên hết sự đời. Nh́n lá vàng xong, họ c̣n th́ giờ để nghêu ngao hát
cho người đời thưởng thức.
Nhất là trong thời đại thịnh hành của karaoke, ai cũng có thể hát và nhất
là ai cũng nghĩ ḿnh là ca sĩ thật sự, thật truyền cảm. Tôi c̣n nhớ thời
xa xưa, khi có hội họp trong lớp hay vui đùa với bạn bè th́ không ai có
can đảm mở miệng hát, chỉ có một vài người có giọng ca thiên phú mới hát
vài câu. Bây giờ th́ hoàn toàn thay đổi: Người nào cũng muốn hát, giành
nhau để hát. Hát say mê, hát điên cuồng và nhất là họ không bao giờ để ư
đến “Nỗi Ḷng Người Nghe”.
Ca sĩ nào cũng muốn mang cho đời một chút ǵ đó nên ”Thu Hát Cho Người”
trở thành một tiền lệ. Nào là “Thu Ca”, rồi lại đến “Thu Sầu”. ”Thu Quyến
Rũ” mọi từng lớp từ già đến trẻ, quyến rũ cả sĩ nông công thương. Họ chỉ
cần “Nh́n Những Mùa Thu Đi” là cảm thấy hạnh phúc tràn đầy. Cho đến khi có
chuyện ǵ xảy ra không đúng ư nguyện của ḿnh, cuộc đời không đem lại tất
cả những ǵ họ mong muốn, th́ họ cũng sẽ cho là “Đâu Phải Bởi Mùa Thu”.
Trên thực tế, mùa thu chính là mùa của những sự bắt đầu trong đời sống xă
hội trên hầu hết tất cả mọi lănh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục vv. Khi
mà “lá ngoài đường rụng nhiều...” th́ năm học lại bắt đầu một niên khóa
mới. Khi hè hết thu sang, th́ ai cũng phải trở lại đi làm. Mùa thu bắt đầu
th́ những đài TV cũng bắt đầu cho chương tŕnh mới. Đó là không nói đến
vấn đề hoạt động chính trị của một nước.
Và “Khi Rừng Mới Sang Thu”, th́ cũng chính là lúc tôi rời quê hương và tôi
không bao giờ nghĩ là sự ra đi này của tôi là một sự ra đi hầu như vĩnh
viễn. Với tất cả những biến đổi, với tất cả những đau thương mà cả một dân
tộc đă chịu đựng. Tôi chỉ trở lại quê nhà sau bao nhiêu năm dài đăng đẳng.
Rời Xóm Rượu quê hương tôi, rời xa gia đ́nh, xa người thân, xa bạn bè, xa
láng giềng tôi vào Sài G̣n vào mùa hè 1964. Đó là lần đầu tiên trong đời
tôi thực hiện một chuyến đi xa như vậy. Tôi c̣n nhớ buổi sáng hôm đó,
khoảng 5 giờ sáng, tôi mang hành lư đến bến xe đ̣ ở Xóm Mới Nha Trang. Bến
xe đ̣ này là bến xe đ̣ liên tỉnh cách nhà tôi ở đường Nhà Thờ (bây giờ là
đường Lê Thành Phương) không xa. Nói là mang hành lư cho nó oai, chứ thật
ra chỉ là một cái bị chứa một bộ áo quần và những dụng cụ học tṛ. Lần đầu
tôi đến một bến xe lớn như bến xe ở Xóm Mới này, tôi đă chứng kiến những
chuyện dỡ khóc dỡ cười tại bến xe trong buổi sáng hôm ấy bây giờ nghĩ lại
tôi vẫn c̣n thấy thật khôi hài. Khi vừa đến bến xe, th́ ít nhất là hai ba
anh lơ xe đến bao quanh tôi và hỏi tôi là muốn đi đâu, vào Sài G̣n hay là
ra miền trung. Tôi vừa mới nói xong hai tiếng Sài G̣n, th́ một anh lơ xe
đă lẹ làng giựt gói hành lư của tôi rồi anh ta vừa chạy vừa la là tôi phải
đến hăng Phi Long. Chuyện này không phải chỉ xảy đến với tôi mà hầu như
mọi hành khách đi xe đ̣ đều gặp cảnh ngộ này. Hoàn cảnh lúc đó có vẻ đáng
sợ nhưng thật ra đó chỉ là một cách giành lấy hành khách mà thôi. Có những
cụ già lâm vào cảnh này lo đến ngất xỉu v́ tưởng ḿnh bị cướp. Nhưng rồi
chuyện đâu cũng vào đấy. Những chuyện “mời khách” đi xe như thế này quả là
có một không hai, nhưng đó là chuyện được xem như là b́nh thường tại những
bến xe đ̣ thời ấy.
Và đây cũng là lần đầu tiên tôi được hănh diện lấy chuyến xe đ̣ của hăng
Phi Long. Phi Long và Tiến Lực là hai hăng xe đ̣ quan trọng nhất trong
những năm tháng đó tại miền trung, xe của hai hăng này đều là loại tốt và
nhất là nổi tiếng chạy nhanh.
Tôi không hiểu là tại sao lúc đó tôi không lấy chuyến xe lửa từ Nha Trang
để vào Sài G̣n. Mặc dù, đi xe lửa đối với tôi là một cái ǵ rất quen thuộc
với những kỷ niệm vui buồn khó quên. Có thể nói là trong suốt ba năm học
cuối cùng của tôi tại trường Vơ Tánh Nha Trang, mỗi tuần tôi đều lấy xe
lửa hai lần. Một lần là chiều thứ sáu từ Nha Trang về Ninh Ḥa và một lần
là chiều chủ nhật từ Ninh Ḥa đi Nha Trang. Và cũng như hầu hết những bạn
bè ở Ninh Ḥa của thời đó, tôi chưa bao giờ mua một tấm vé để đi xe lửa cả.
Hồi đó việc đi xe lửa “cọp” được coi như là một môn “thể thao hằng tuần”
của tôi và bạn bè cùng tuổi. Bạn bè tôi muốn nói ở đây là những người bạn
trai. C̣n những “kiều nữ” theo tôi nghĩ không dám chơi môn “thể thao” này.
Vả lại bạn bè của tôi chẳng có ai là “kiều nữ” cả.

Nhà ga Ninh Ḥa
Chặng đường xe lửa Ninh Ḥa – Nha Trang rất thuận tiện cho việc thi thố
môn “thể thao hằng tuần” này của chúng tôi v́ xe lửa trong đoạn đường ngắn
khoảng 30 cây số này phải ngừng đến 6 trạm mà tôi vẫn c̣n nhớ đó là Thuận
Mỹ, Phong Thạnh, Phú Hữu, Ngọc Diêm, Lương Sơn và Ngọc Hội. Luật lệ của
môn “thể thao” này thật ra rất là đơn giản. Công việc đầu tiên là để ư vị
trí người soát vé trước khi chọn toa xe nào phải lấy trước khi xe lửa rời
nhà ga. Nếu người soát vé ở toa xe cuối th́ các “thể tháo gia” sẽ bắt đầu
lên toa xe đầu và ngược lại. Nhờ việc xe ngừng tại 6 trạm trong chặng
đường, chúng tôi có nhiều cơ hội nhảy xuống leo lên những toa xe để lúc
nào cũng có thể đứng phía sau người soát vé tức là tại những toa xe mà ông
ta đă kiểm tra xong. Nguyên tắc môn “thể thao” là như thế, dĩ nhiên là
cũng tùy cơ ứng biến, nhất là trường hợp những “thể tháo gia” có mang thêm
xe đạp !!! Trước khi xe lửa đến sân ga, Nha Trang hay Ninh Ḥa, th́ các
“thể tháo gia” đă xuống xe lửa từ lâu nhờ vận tốc chậm của xe trước khi xe
vào sân ga.

Xe lửa đến ga Ninh Ḥa
Lúc đó tôi và bạn bè đều rất hănh diện nghĩ rằng ḿnh rất khôn ngoan lanh
lợi có thể qua mặt dễ dàng những nhân viên soát vé từ năm này qua tháng nọ.
Nhưng giờ đây sau bao nhiêu năm tháng, tôi hồi tưởng lại và thầm cám ơn
những nhân viên soát vé v́ họ đă nhắm mắt làm ngơ mà thôi. Không có những
chuyến xe lửa như thế, th́ không biết là một năm tôi có được bao nhiêu cơ
hội về Ninh Ḥa để xem báo cọp, để nghe người ăn mày Cầu Trạm nghêu ngao
ca hát và để có dịp đi ngang con đường phố của những đại gia cũng như để
len lén chiêm ngưỡng những bông hồng Trung Quốc của xứ Ninh Ḥa quê tôi.
C̣n chuyến xe lửa Nha Trang – Sài G̣n th́ tôi chưa bao giờ có dịp đi cả.
Mỗi lần đến sân ga Nha Trang vào buổi chiều và nh́n thấy chuyến tàu này
tôi cảm thấy nó thật sang trọng và những hành khách xử dụng nó dưới mắt
tôi đều là những người quư phái giàu có. Tôi tự nhủ với ḷng là một ngày
nào đó tôi cũng sẽ có cái hân hạnh bước chân lên chuyến tàu này (chắc là
sẽ không đi “cọp” được). Ước mơ này cho đến giờ tôi vẫn chưa thực hiện
được. Ước mơ lấy chuyến xe lửa Nha Trang-Sài G̣n của tôi có thể so sánh
với ước mơ của đa số người Âu Châu về chuyến xe lửa “L’Orient Express” của
đầu thế kỷ trước.
Chuyến xe đ̣ Phi Long, rời bến khoảng 6 giờ sáng để vào Sài G̣n. Trên xe
th́ chật ních, không có chỗ cựa, v́ số hành khách nhiều hơn là sức chứa
của xe. Ai cũng than van với mấy anh lơ xe đ̣. Một anh lơ cười hề hề và
nói là bà con cô bác đừng lo, khi nào xe chạy th́ sẽ không c̣n thấy chật
nữa. Không biết là có đúng như vậy hay không, nhưng sau khi xe chạy th́
không thấy ai phàn nàn nữa !!!
Xe rời Nha Trang, chạy qua Thành, Phan Rang, Phan Thiết trước khi đến Sài
G̣n. Lúc đó tôi cảm thấy là xe chạy quá lẹ, tưởng như là hơn 100 km một
giờ. Bây giờ nghĩ lại, th́ vận tốc xe lúc đó không hơn 50 km một giờ. Vả
lại đường xá thời bấy giờ làm sao mà chạy nhanh được. Bây giờ sau gần 50
năm, tôi có dịp lấy xe đ̣ đi chặng đường Nha Trang – Sài G̣n, tôi thấy là
hệ thống đường xá vẫn vậy, nhỏ hẹp và thiếu an ninh. Cũng như cách đây gần
50 năm, từ Nha Trang vào Sài G̣n phải mất gần 8 tiếng đồng hồ. Hệ thống
giao thông hầu như không có ǵ thay đổi. Nh́n bề ngoài quê hương của tôi
thay đổi quá nhiều, nhưng những thay đổi đó có cần thiết hay không và có
đem lại những ǵ mà đa số mong muốn hay không th́ đó là một chuyện khác.
Chung quy cũng tùy thuộc vào cái nh́n của từng cá nhân mà thôi.
Con đường từ Nha Trang vào Sài G̣n thật là dài. Ngồi trong xe nh́n những
cảnh vật bên ngoài đối với tôi chẳng có một chút ǵ là xa lạ. Phan Rang
hay Phan Thiết mặc dù tôi chưa có dịp dặt chân trên những thành phố này
nhưng cũng chẳng có ǵ khác biệt với Ninh Ḥa, Nha Trang. Những địa danh
Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận hay Phan Thiết của tỉnh B́nh Thuận là những
ǵ tôi đă học được trong những bài địa lư. Kiến thức của tôi về hai thành
phố này thật đơn sơ. Phan Rang đối với tôi là nơi mà có nhiều tháp của dân
tộc Chàm và là nơi của trường trung học Duy Tân. C̣n Phan Thiết là nơi sản
xuất nước mắm và là thành phố của trường trung học Phan Bội Châu. Duy Tân
và Phan Bội Châu là những trường tương đương với trường Vơ Tánh của Nha
Trang thời đó. Không phải chỉ với Phan Rang hay Phan Thiết mà đối với
những thành phố tỉnh lỵ của miền nam thời ấy, kiến thức của tôi chỉ là
biết được là thành phố nào có trường trung học đệ nhị cấp nào mà thôi.
Trước khi vào Sài G̣n, xe đ̣ phải chạy ngang qua những đồn điền cao su
thênh thang bất tận. Thật đẹp mà cũng thật là buồn. Những vườn cao su rộng
lớn này là tàn tích của sự hiện diện “thực dân” Pháp trên xứ sở quê hương
tôi.
Mang trong người tất cả những hy vọng và tất cả những ước mơ, lần đầu tiên
vào Sài G̣n (lúc đó là khoảng 4 giờ chiều), thành phố lớn nhất và đông dân
nhứt của xứ sở, tôi chỉ là một đứa quê mùa lên tỉnh. Đối với tôi, tất cả
đều to lớn, lộng lẫy. Tôi hầu như bị ngộp thở quay cuồng trước cái nhịp
sống của Sài G̣n thời ấy. Mặc dù cái nhịp sống ấy so với những ǵ trong
hiện tại không thấm thía vào đâu.
Trước khi vào Sài G̣n, tôi tự nhủ ḷng là thế nào tôi cũng đi thăm sân Tao
Đàn và vận động trường Cộng Ḥa. Đây là hai nơi mà hội tuyển túc cầu Việt
Nam tranh tài với những đội bóng đá quốc tế: Hương Cảng, Đài Loan, Đại Hàn,
Perou hay là Thụy Điển.. Đọc đến đây có lẽ rất nhiều người nghĩ là tôi
thường xem đá banh lắm. Sự thật th́ hoàn toàn khác hẳn. Tôi chưa bao giờ
có cái diễm phúc xem hội tuyển Việt Nam với Rạng, Tam Lang hay Vinh trỗ
tài. Những ǵ tôi biết là do “nghe cọp” trực tiếp truyền thanh của Huyền
Vũ và “đọc báo cọp” mà thôi. Bây giờ sau bao nhiêu năm tháng với cái đam
mê “nghe” đá banh, tôi vẫn c̣n nhớ thành phần của hội tuyển Việt Nam thời
đó. Giọng nói thật truyền cảm của Huyền Vũ vẫn c̣n ghi rơ trong trí óc tôi:
“Việt Nam trong khuôn gỗ có Rạng. Hậu vệ: Tỷ, Hiễn. Tiếp ứng: Thanh,
Tam Lang, Hội. Nhung, Vinh, Quang, Ta, Ngôn trên đạo can thành”.
Kư giả Huyền Vũ đă qua đời, nhưng những bài tường thuật về những trận bóng
đá của ông ta có thể nói là vô tiền khoán hậu . Cho đến bây giờ Huyền Vũ
vẫn chưa có người thừa kế. Những năm sau này, khi về lại Sài G̣n, tôi muốn
t́m lại dấu vết của sân Tao Đàn nhưng h́nh như đă không c̣n nữa. C̣n vận
động trường Cộng Ḥa th́ đă đổi tên.
Vào Sài G̣n không một người thân, không một bạn bè. Gia cư th́ không có,
nghề nghiệp cũng không. Nhưng bắt đầu từ đây, cuộc đời tôi là những chuỗi
năm tháng dài nhiều may mắn. Không có những may mắn này, tôi đă không có
được những ǵ tôi đă có trong cuộc đời tôi.
Nếu không có may mắn, th́ làm sao tôi có thể yên tâm tiếp tục vào Sài G̣n
học tập sau khi rời trường Vơ Tánh. Biết bao nhiêu bạn bè cùng lứa tuổi
của tôi đă phải “xếp bút nghiên” để hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Cái may mắn đầu tiên nó đến với tôi như là một món quà bất ngờ. Cái may
mắn này đem lại cho tôi một chỗ ở miễn phí mà có thể nói là khi nằm mơ tôi
cũng không bao giờ nghĩ đến. Người cha vợ tương lai của Ngô Đ́nh Hoa (cũng
là người Ninh Ḥa và là vai chú của tôi) là một sĩ quan của quân đội VNCH
thời đó có một biệt thự tại Biệt Khu Thủ Đô (đường Lê Văn Duyệt cũ, bây
giờ là đường Cách Mạng Tháng Tám). Biệt Khu Thủ Đô này cách khám Chí Ḥa
không bao xa. Nếu tôi c̣n nhớ rơ là mùa hè năm đó, ông cha vợ tương lai
của chú Hoa tôi sắp thuyên chuyển sang đơn vị khác, nhưng vẫn c̣n giữ cái
biệt thự đó mặc dầu không ở nữa. Nên chú Hoa tôi đă xin ông già vợ tương
lai cho phép thằng cháu này ở tạm vài tháng trong biệt thự này. Từ đó và
những ngày kế tiếp tôi an tâm sống một ḿnh trong cái biệt thự như một ông
quan lớn. Ra vào lúc nào cũng có lính gác, lính chào. Mặc dù là không phải
chào tôi, nhưng tôi cũng cảm thấy thật là vui. Chú Hoa và cô Thùy Dương ơi,
sau bao nhiêu năm tháng thằng cháu này vẫn không quên những ǵ mà chú và
cô đă giúp đỡ trong thời gian đó tại Sài G̣n.
Những ngày tháng sống tại Sài G̣n, mặc dầu là ngắn ngủi, nhưng tôi không
bao giờ quên được. Nào là cơm b́nh dân một đồng một món, rạp chiếu bóng
thường trực chỉ cần vài ba đồng là có thể xem phim suốt ngày. Thật ra, tôi
biết Sài G̣n chỉ vỏn vẹn một con đường, đó là đường Lê Văn Duyệt đi từ
Biệt Khu Thủ Đô đến chợ Bến Thành. Thỉnh thoảng tôi cũng có lấy xe buưt
vào Chợ Lớn, hay là đi đến trường Đại Học Sư Phạm.
Chính trường Đại Học Sư Phạm này là cái ước mơ của tôi từ những năm trung
học. Có thể nói là vào Đại Học Sư Phạm là mục đích duy nhất của đời tôi v́
tôi vẫn thường nghĩ rằng và nhờ nó tôi sẽ có một cuộc sống dễ thở hơn và
đầy đủ hơn. Chỉ có vậy mà thôi.
Tôi chờ đợi ngày khai giảng tại Đại Học Sư Phạm với tất cả sự hồi hộp,
niềm hân hoan của một cậu học tṛ lần đầu tiên cắp sách đến trường trong
một “buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh ...”
Nhưng có lẽ cuộc đời tôi không có duyên với cái trường Đại Học Sư Phạm này.
V́ ngày khai trường dự định không thực hiện được, bởi v́ ngày đó lại là
ngày xảy ra một biến cố mới trong lịch sử chính trị miền nam: Ngày của
“Hiến Chương Vũng Tàu”. Ngày hôm đó, tất cả mọi hoạt động của thành phố
Sài G̣n đều bị ngừng lại. Không có những lời nào có thể diễn tả hết được
những thất vọng của tôi lúc bấy giờ.
Nhưng định mệnh đă an bài cho tôi một con đường khác, một hướng đi khác.
Con đường mới này, hướng đi mới này chính là cái may mắn vĩ đại của tôi.
Nó đă thay đổi toàn diện cuộc đời tôi. Như truyện “Tái Ông mất ngựa”, sau
niềm thất vọng của ngày khai giảng hụt của Đại Học Sư Phạm, tôi lại có cái
may mắn có được học bỗng đi du học nước ngoài. Việc du học nước ngoài thời
đó đối với một người từ Ninh Ḥa Xóm Rượu như tôi là việc không bao giờ
nghĩ đến.
Tôi nạp đơn xin đi du học là do lời khuyên của người Cậu kính yêu của tôi.
Người Cậu này là anh của má tôi và nuôi dưỡng anh em tôi ăn học khi cha mẹ
tôi đă qua đời. Sau khi học xong Tú Tài, Cậu tôi rất mong muốn tôi thi vào
y khoa mặc dù tôi không phải xuất thân từ Tú Tài ban A. Ước vọng tôi học y
khoa là điều mà Câu tôi hằng mơ ước. Tôi đă không nghe lời Cậu tôi v́ nghĩ
là tôi không đủ sức để học ngành này.
Như một người thầy của tôi đă từng nói là sự thành bại trong cuộc đời của
một con người là do sự may mắn đem lại. Và sự may mắn đó có thể nói chiếm
hơn 70% trong sự thành bại này. Cùng trong danh sách được cấp học bổng với
tôi có một người nữa mà trên nguyên tắc là sẽ đi cùng tôi. Người bạn mới
quen này của tôi, tên là NTC, học giỏi hơn tôi và thành tích thi cử cũng
hơn tôi rất nhiều, nhưng cuối cùng lại không có cái may mắn của tôi để ra
nước ngoài du học. Lư do là hồ sơ về lư lịch của anh đă làm cho Bộ Nội Vụ
thời đó không cho phép anh ra nước ngoài. Với cái không may mắn này chắc
chắn là đă giết chết tương lai của anh. Tôi không biết là sau việc không
may đó cuộc đời của anh NTC bây giờ ra sao.
Cũng nên nhắc là trong thời điểm tôi rời trường Vơ Tánh là lúc mà t́nh
h́nh chính trị của miền nam Việt Nam đang ch́m đắm trong một cơn hỗn loạn
chưa từng thấy kể từ sau khi hiệp định Genève. Sau cuộc đảo chánh vào đầu
tháng 11 năm 1963, miền nam Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng chính
trị trầm trọng. Từ lúc đó cho đến mùa thu năm 1964 và những năm tháng kế
tiếp, miền nam Việt Nam không có một sự ổn định chính trị tối thiểu mà đời
sống kinh tế và xă hội cần phải có để phát triển. Với những cuộc khủng
hoảng chính trị liên tục và chiến tranh tàn khốc nhất của quê hương đang
đến trước ngưỡng cửa, việc đi du học của tôi lúc đó quả là một món quà vô
giá mà Trời Phật đă ban cho tôi.
Sau khi nhận được tin là có được học bỗng du học tại Bỉ, những ngày sau đó
cho đến khi tôi rời Sài G̣n là những ngày thật bận rộn. Hầu như ngày nào
tôi cũng phải chạy từ Bộ Giáo Dục ở Lê Thánh Tôn, chạy qua Bộ Nội Vụ đường
Tự Do và Hội Trường Diên Hồng để lo mọi thủ tục cần thiết.
Nhưng chuyện dỡ khóc dỡ cười là chuyện sắm sửa hành trang trước khi ra đi.
Về chuyện này th́ tôi mù trất. May là lúc nào cũng có những “quân sư”
chung quanh tôi. HiHi..”Quân sư” nào cũng nghĩ ḿnh là trên thông thiên
văn dưới thông địa lư. Nào là giày phải mua ở đâu, valise phải như thế nào,
áo manteau mùa đông phải có tiêu chuẩn ra sao. Nếu mà mua không đúng
nguyên tằc th́ sẽ không sống được xứ ngoài. Chỉ c̣n thiếu vài chuyện như
là có nên sửa mắt cho bớt sếch hơn hoặc sửa mũi cao hơn hay không để có
thể sống an lành nơi xứ người th́ không thấy “quân sư” nào đề cập đến.
Cuối cùng th́ tôi cũng làm xong mọi việc, nhất là đă sắm được một cái áo
manteau cho mùa đông. Cái áo manteau này do một “quân sư” chỉ cho tôi mua
ở một gian hàng trong khu Kim Chung & Đại Thế Giới, và khi mặc vào th́ có
cảm tưởng đang sống trước thế chiến thứ nhất và giống một trong những nhân
vật của xă hội đen trong phim xă hội đen Borsalino. Sau khi sang đến Bỉ,
tôi chưa bao giờ mặc cái áo đó một lần.
Tôi rời Sài G̣n vào một ngày cuối thu với bao nhiêu sự lo âu. Cái lo âu
lớn nhất là cái vốn liếng tiếng Pháp của tôi quá nghèo nàn nếu không muốn
nói là con số không. Mặc dầu có học Pháp Văn 7 năm ở trường nhưng chưa bao
giờ mở miệng để nói một câu tiếng Pháp. C̣n chuyện làm thế nào có thể nghe
và hiểu được những ǵ ông tây bà đầm nói th́ đối với tôi là chuyện vựơt
quá sức người. Dù sao thi mọi việc đă an bài rồi. Tôi chỉ hy vọng là không
phải v́ vấn đề này mà tôi sẽ bị đuổi về xứ. Tôi cũng tự nhủ với ḷng là
nếu điều đó xảy ra tôi vẫn c̣n hy vọng trở về trường Đại Học Sư Phạm.
Tôi
không biết là những ngày ấy tôi vui nhiều hay ít. Có buồn hay nhớ đến ai
hay không. Chắc chắn là lúc đó tôi không có hát bài “Nhớ Mùa Thu Xóm Rượu”
mà chỉ nhớ và tiếc đến đứt ruột hộp bánh trung thu mà tôi đă để quên trong
trại lính của Biệt Khu Thủ Đô trước khi lên phi trườngTân Sơn Nhất. Từ nhỏ,
cũng như bao nhiêu đứa trẻ trong xóm, tôi chưa bao giờ có dịp được ăn một
cái bánh trung thu nguyên vẹn. Với số tiền c̣n lại sau khi sắm sửa hành
trang du học, tôi mua một hộp bánh trung thu để ăn cho thỏa chí b́nh sinh
một khi rời Sài G̣n lên máy bay và ra ngoại quốc. Cái ước mơ ẩm thực “ăn
trọn một cái bánh trung thu” này tôi đă không thực hiện được. Nhưng những
giấc mơ khác đẹp hơn, an lành hơn và tràn đầy may mắn hơn dang chờ tôi bên
trời Âu cách xa quê hương hàng chục ngàn cây số...

Rể và Ái nữ của Tác giả

Nguyễn
Hưng
Montréal, 12/2009

Trang XUÂN 2010- Văn Học Nghệ Thuật
Và Quê Hương