Marseille
là thành phố lớn thứ hai nước Pháp và được mệnh danh là một trong những
thành phố cảng đẹp nhất Châu Âu với nét đặc trưng văn hóa vùng Địa Trung
Hái. Marseille cũng là một trong những thành phố có đông người Việt sinh
sống nhất ở Pháp (sau Paris). Người Việt ở Pháp hầu như sống bằng nghề
nhà hàng. Với bản chất chịu thương chịu khó, siêng năng tần tảo của
người Việt, những nhà hàng Việt ở Pháp ngày càng khẳng định vị trí của
ḿnh trong ḷng người dân bản xứ.
V́ mới ra trường, chưa t́m được việc làm
nên tôi đành chấp nhận làm chân phụ bếp trong một nhà hàng Việt
ở Marseille – nhà hàng Đông Dương. Ngày đầu tiên đến đây làm
việc, mọi thứ đều lạ. Tôi phải làm quen với từng người, từng vật
dụng trong bếp. Vẫn biết rằng công việc là công việc, nhưng với
mảnh bằng Master trong tay mà phải suốt ngày hơn 10 tiếng đồng
hồ lục đục trong bếp với mấy cái chén, đũa, heo, ḅ, gà, vịt …
th́ cũng cảm thấy ít nhiều ngậm ngùi, xót xa. Tất cả cũng chỉ v́
…“cơm, áo, gạo, tiền”. Thế mới biết được cái giá của hai chữ
…”quốc tịch”. Nếu có quốc tịch Tây, tôi đă có thể dễ dàng t́m
được một công việc khác thích hợp với chuyên ngành và sở thích
của ḿnh. Thôi kệ, chỉ là công việc tạm thời thôi mà, tôi đành
tự an ủi ḿnh mỗi tối, khi nhà hàng đóng cửa. Dẫu sao th́ cũng
có được một công việc để làm. Ai đó đă từng nói: “có
ba điều làm nên hạnh phúc ở đời. Đó là: có một việc ǵ đó để làm,
có người nào đó để yêu và có điều ǵ đó để hy vọng”. Vậy th́ ít
ra tôi cũng là người hạnh phúc bởi tôi đang có cả ba.
Cùng phụ bếp với tôi là một chú già, tôi đoán chắc cũng trên
dưới năm mươi tuổi. Tính tôi vốn trầm lặng nên tôi thấy thích ǵ
đâu khi được làm việc chung với chú v́ cả ngày chẳng thấy chú
nói tiếng nào. Cứ lủi thủi làm hết việc này đến việc khác. Ngạc
nhiên, hỏi ra mới biết chú bị câm. Cũng v́ thế nên chẳng ai biết
tên chú và mọi người ai cũng gọi chú là chú câm.
Cùng với làn sóng vượt biên của đầu những năm tám mươi, mọi
người trong xóm chài ven biển Đại Lănh – Tu Bông đă kéo chú đi
theo trong một đêm tối trời. Số chú may mắn nên trót lọt. Trải
qua bao gian nan, khốn khó của những ngày vượt biển, chú cũng
đến được nơi “miền đất hứa” – nước Pháp đă khoan dung mở rộng
ṿng tay tiếp nhận chú và các bạn thuyền ngày đó. Không bà con,
gia đ́nh, bạn bè, người thân lại tật nguyền nên những người cùng
thuyền đă đưa chú về đây sinh sống. Chú không nói được nhưng có
đôi tay làm được nhiều việc và đôi mắt biết nói. Tuy không nói
được nhưng chú có đôi mắt rất biết quan sát và làm việc cực kỳ
hiệu quả, thế nên có khối người muốn thuê chú. Người ta lợi dụng,
kiếm tiền trên sức lao động của chú.
Tôi là lính mới nên cũng c̣n lắm ngỡ ngàng; may mà có chú câm.
Chú luôn quan sát tôi làm việc để chỉ vẽ, giúp đỡ tôi. Chú luôn
dành làm những việc khó, việc nặng để tôi đỡ cực hơn. Tôi giao
tiếp với chú bằng cách ra dấu. Nhiều lúc, chú ra dấu, than với
tôi rằng người ta cho chú ăn đồ thừa, đồ thiu, tối về đau bụng,
không ngủ được. Đúng là … tṛ đời! Cùng là thân phận người làm
thuê, tôi chẳng giúp được ǵ cho chú. Tôi đành nhủ thầm: hăy cố
lên nha chú! Dù sao th́ ḿnh cũng c̣n may mắn chán bởi ḿnh c̣n
có sức khỏe và đôi tay”.
Mấy ngày nay không hiểu sao ai cũng nói thấy chú lạ. Tôi th́
thấy cũng b́nh thường v́ chú có nói được đâu mà biết chú đang
buồn hay đang vui. Nhưng h́nh như đúng thiệt, chú hơi khang khác.
Cứ lầm lũi làm việc cả ngày, mời ǵ cũng không ăn. Đôi mắt chú
vốn buồn, giờ càng trở nên đăm chiêu. Thôi th́ mọi người tha hồ
đoán, đoán già, đoán non rằng chú bệnh, chú mệt, chú chán đời…Tôi
th́ khác! Tôi lại nghĩ chú nhớ Việt Nam. Chằc chú nhớ cái tết
Việt. Gần tết rồi mà. Cũng đă gần ba mươi năm rồi chú có được về
thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn đâu. Ngày chú ra đi, dù nghèo mấy
vẫn có tiếng pháo nổ đ́ đùng ngày tết. Đâu đó, làng trên xóm
dưới, mọi người quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét. Ở cái xứ
Việt nghèo kiết xác kia, người trong làng cũng cho chú được bộ
quần áo mới ăn tết hay bao ĺ x́ với mấy đồng xu. C̣n ở đây th́
không: không tết, không nhà, không t́nh, không tiền … không tất
cả. Chỉ có mười hai tiếng làm việc cật lực mỗi ngày để đổi lấy
bát cơm.
Năm hết tết đến. Thôi th́ không giao tiếp được, nên tôi chỉ c̣n
biết nhủ thầm ở trong ḷng cùng chúc nhau một năm mới an lành.
Đặc biệt, chúc cho chú thật nhiều sức khỏe để sống nốt những
ngày c̣n lại của kiếp người nha chú câm. Dẫu sao th́ cuộc đời
vẫn đẹp sao ha chú!

Lâm
Thanh
Nhàn
Marseille,
02/02/2010

Kỷ niệm Sapa

Kỷ niệm Sapa

Kỷ niệm Sapa - Mẹ và Con