
Trên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngày
(Hồ Dzếnh)
Ninh Hòa tôi xưa thời gian đi thật chậm.
Buổỉ sáng mặt trời từ từ rãi những tia nắng đầu tiên lên ngọn
Hòn Hèo. Trên những con đường làng ôm theo những rặng tre xanh
người nông dân
“lửng thửng đi vào nắng mai”. Sáng sớm mẹ cho gà ăn rồi nhẹ
nhàng cầm cây chổi tàu cau
quét lá khế rụng đầy trong sân. Sáng sớm các cô bé, cậu bé học
trò ăn một chén cơm nguội hay một chén cháo trắng ròi sung sướng
ôm hai quyển vở cong bìa tung tăng đi bộ đến trường.
Thời gian cứ thế chầm chậm trôi như con sông
Dinh ngày ngày
“lơ
lững vờn quanh, êm xuôi về đâu”
Rồi những cô bé, cậu bé chầm
châm lớn lên và bước chân vào trường Trung Học. Ngày hai buổi,
con đường đến trường đã quen từng hàng cây, từng góc phố. Quen
lắm nhưng chưa bao giờ nhàm chán. Các cô bé bây giờ tóc như đen
hơn, mắt to hơn và da trắng hơn. Các cậu bé như chú gà trống non
có lúc thầm ngạc nhiên khi một sớm mai thức dậy nghe ø tiếng
gáy của mình khang khác.
Ngày trôi đi rất chậm nhưng
lại không bao giờ ngừng nên mùa thi cũng đến. Chẳng lẽ rồi mình
sẽ không còn chung bước chầm chậm trên con đường quen thuộc.
Chẳng lẽ mình không còn giả bộ đứng trò chuyện dưới gốc cây
phượng trong sân trường mà mắt thì dõi theo một tà áo trắng. Vậy
là trái tim mình bổng chầm chậm rơi rơi những giọt buồn thổn
thức.
Rồi ga xe lửa với con đương
có hàng phượng buồn buồn đón các cô các cậu lên chuyến tàu vào
Nha Trang làm người học trò xa nhà.
Tết đến người học trò xa nhà
nôn nao lắm
““Một nét mặt trăm tiếng cười
rộn rã
Lời trên môi chen chúc nói ngàn
câu
Chờ đêm nay, sáng sớm bước lên
tàu
Ă
n
chẳng được lòng nôn nao khó ngủ”
(XT)
Mùa Xuân chầm chậm trở về. Chậu cúc đã hé
những nụ hoa đầu tiên. Những con bướm bé xíu chấp chới trên hàng
hoa cải vàng rực.
Những ngày trước Tết là vui nhất. Tết mẹ dặn
có nợ ai món gì phải trả cho hết. Nhớ đem cái cuốc trả cho cho
chú Ba, mang cái sàng trả cho dì Bốn. Nợ lớn như tiền bạc cố
gắng dành dụm cả năm trả xong nghe như trút được gánh nặng ngàn
cân,nợ nhỏ chút xíu như cay kim, cuộn chỉ cũng phả trả cho xong.
Người Ninh Hòa quê tôi xem Tết đến như một dịp để tính sổ. Ngày
30 quyển sổ chỉ còn một trang cuối. Bao vui buồn, hờn giận cũng
xin ghi ra rồi trả cho hết để sáng mùng một mỗi người nhận một
quyển sổ mới tinh với hy vọng năm nay ta sẽ ghi vào đó toàn
những điều vui vẻ.
Ninh Hòa tôi xưa sống êm đèm và giản dị.
Chúng tôi nghèo nhưng không khổ.
“nhưng
than ôi có một chiều thu lá thu rơi
Có một chiều thu lá thu rơi”
Nghĩ lại không hiểu vì sao một dân tộc hiền lành
như dân tộc tôi lại phải chịu nhiều tai họa đến vậy. Bao nhiêu
cậu bé vừa rời trang giấy trắng học trò chưa biết cuộc đời này
có gì, chưa biết bên kia bờ đại dương người ta sống như thế nào
đã bị dúi vào tay cây súng để lăn xã vào trò chơi khói lữa. Quê
hương tôi bao đời người dân sống hiền hoà vối cây cỏ ruộng đồng.
Lẽ ra anh lính học trò phải được làm người nông dân
“lửng thửng đi vào nắng mai” chứ không phải bị
lôi cuốn vào cuộc thảm sát tập thể.
“Trải
qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Với tôi thì
“cuộc bể dâu” vẫn
đang còn tiếp diển vì bây giờ cuộc sống càng ngày càng khốc liệt.
Chuyến xe xe đời càng ngày càng tăng tốc.
Trái đất
càng ngày cáng nóng mà hồn
ta sao cứ
nguội
dần.
Bây giờ
thức
ăn
thì không thiếu,
sao
ăn gì cũng
không ngon như
khi xưa
"khoai
lùi bếp
nóng ngon
hơn là vàng".
Ngày xưa
một tấm ảnh đen trắng của người yêu sao cứ làm lòng người xao
xuyến. Ngày nay một cái click đã cho ta no mắt với bao mỹ nữ
nhưng trong hồn ta sao mất tăm nỗi cảm xúc không nói được thành
lời.
Xuân đã về. Tết đã đến. Lật trang đầu tiên
quyển sổ dành cho mình tôi chỉ muốn nguyện cầu cho nhịp đời trôi
chậm lại để moị người kịp thấy nắng Xuân ấm áp biết chừng nào.

Lương
Lệ
Huyền
Chiêu
Xuân Canh Dần 2010