Riêng Tặng các Em học sinh
Trung học Vạn Ninh- Khánh Ḥa ( 1962-1966 )
Đặng
Tuyết
Như
Tôi
c̣n
nhớ măi ngày hôm ấy sáu tháng giêng năm Ất Sửu ( 1985 ), tôi
được phỏng vấn để đi Mỹ.
Những ngày quan trọng trong đời tôi, tôi chỉ nhớ ngày âm
lịch mà thôi. Nếu hôm ấy là ngày mồng năm chắc tôi đă lo lắm.
Nhà tôi và hai cháu trai vượt biên năm 1981 và được định cư
ở Mỹ. Đọc đến đây chắc có vị thắc mắc: Chồng vượt biên 1981,
không phải là người Hoa, vợ được đoàn tụ 1985? Khó tin! Tôi xin
thưa: tôi nói thật. Tôi không hề mất tiền chạy chọt. Đừng nghĩ
oan cho “Đảng”. Luật lệ của loài người thường có kẽ hở. Phép lạ
đến với con người là kẽ hở đó chăng?
Hôm ấy tôi dậy từ ba giờ sáng để sửa soạn ra đường Phan
đ́nh Phùng, nơi đây có xe của “nhà nước”
đưa chúng tôi đến Thủ Đức để phỏng vấn. Đồ ăn thức uống tôi đă
lo từ hôm trước. Nghe đồn rằng có khi đến mười hai giờ khuya mới
về đến nhà. Do đó, tôi mang theo năm ổ bánh ḿ nhỏ, nửa kư gị
lụa cắt khúc, một chai x́ dầu nhỏ, một hộp dầu cù là, một củ
gừng lớn,
ít viên thuốc cảm, thuốc đi cầu, vài cây tăm, một b́nh thủy nước,
một cái khăn mặt. Tôi mặc áo bà ba, quần đen,
áo cánh nâu lúc khởi hành. Tôi cũng không quên gói thêm một áo
dài. Tôi không muốn người ngoại quốc coi thường người Việt Nam
cả về h́nh thức lẫn nội dung.
Bốn giờ sáng, một đứa cháu trai tôi đưa Mẹ con tôi ra bến
xe đường Phan đ́nh Phùng. Tôi đưa cho cháu tôi một trăm đồng
tiền Việt Nam để “ ĺ x́ ‘’ cho Bác tài xế và cũng là để giành
chỗ ngồi trên. Xe hơi nhỏ phải đi nhiều chuyến. Chuyến chót sẽ
về tới Saigon lúc mười hai giơ khuya đấy quí vị ạ. Thằng cháu
tôi lanh tay quá, nó “ mở hàng” cho bác tài xế trước tiên. Thế
là ba Mẹ con tôi ngồi ngay hàng ghế đầu. Tôi là người thứ mười
trong danh sách phỏng vấn. Trước tôi toàn là người Tàu. Số là
người Tàu có tài ngoại giao và gia đ́nh nào cũng đông.
Họ “bao” tắc-xi đi riêng nên họ đến nơi
phỏng vấn sớm lắm. Trước khi được gặp phái đoàn Mỹ, tôi phải qua
hai chặng thẩm vấn. Đă lâu và không có ǵ đáng lưu ư, nên tôi
không c̣n nhớ những ǵ xảy ra ở hai chặng này.
Chúng tôi ngồi trên sân cỏ, chờ đợi gặp ‘‘ Ông Mỹ ”. Để
được may mắn tôi xin niệm Phật quán thế âm và cầu xin cả tứ thân
phụ mẫu chúng tôi nữa. Tôi đang chí thành cầu nguyện th́ “ Bịch
’’! Cái ǵ vậy?
Tôi quay lại th́ ra một bà cụ ngă ngữa vào lưng tôi.
- Cụ trúng gió hả? Tôi hỏi cụ.
- “ Không ”, “ qua ” lủi, hồi hôm “ qua ” trúng thực rồi
nhịn ăn. Sớm mới lên bến xe gấp quá, không kịp ăn ǵ ! Cụ đáp.
- Cụ ăn tạm ổ bánh ḿ chả lụa nhé.
- Ừa.
Tôi đưa cho bà cụ một ổ bánh ḿ.
Bà cụ cắn bánh ḿ nhai ngấu nghiến, sợ bà cụ nghẹn, tôi nói
trớ : Chưa đến lượt cụ đâu, đừng vội vàng, cụ c̣n vào sau mẹ con
cháu cơ. Chúng tôi đang tṛ chuyện, bỗng có lệnh của phái đoàn
phỏng vấn:
- Đă đến giờ giải lao, mời bà con nghỉ. Nửa giờ nữa chúng
ta tiếp tục.
Ba mẹ con tôi mang bánh ḿ ra ăn. Tôi không cảm thấy đói
nhưng cố nhét vào bụng mẫu bánh ḿ và miếng gị. Các con tôi ăn
ngon lành, chúng rất vui v́ đang nghĩ rằng chúng sắp gặp lại bố
và hai anh chúng. Tuổi thơ thật hồn nhiên.
Tôi dùng bữa trưa có mười lăm phút. Tôi đă sẵn sàng trong bộ y
phục Việt Nam: một áo dài màu đỏ đậm điểm hoa chanh màu
trắng,một quần xoa đen.
Một gia đ́nh người Tàu vừa được pḥng vấn xong,sao họ chưa
về? Tôi đến gợi chuyện:
- Sao Ông không về?
- “ Ngộ c̣n phải “ zô nữa ”.
- Sao vậy Ông? Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Cái Ông Việt Nam hỏi, “ ngộ đáp ’’ ngộ sanh ở bên Tàu cơ.
Rồi cái Ông Mỹ nói:
- Sao nơi sanh trong giấy khai sinh của Ông lại là Sài G̣n?
Thế là Ông Mỹ bảo:
- Ngộ ra ngoài suy nghĩ hai tiếng nữa rồi “ Zô ’’lại.
Tôi cố nín cười về câu chuyện của Ông Tàu.
- “ Đặng thị Thơm ’’. Tôi giật nẩy ḿnh, đă đến lượt ba mẹ
con tôi. Tôi vội vàng lấy túi đựng đồ ăn cùng ví đựng giấy tờ đi
theo người vừa gọi tên tôi.
Chúng tôi ngồi trên một ghế dài ngay ngoài cửa pḥng phỏng vấn
để đợi đến lượt ḿnh.
Trong pḥng, đó là một gia đ́nh gồm hai vợ chồng và ba
cô con gái. Tôi lắng tai nghe xem họ nói ǵ, nhưng chỉ nghe
tiếng Ông Mỹ.
“Ông nói tiếng Anh không giỏi bằng tôi đâu, Ông nói tiếng
Việt đi ”. Nghe vậy, tôi mừng quá nhủ thầm: ‘‘ rất hạp ư ta ’’.
V́ phát âm học Việt Nam của Thầy, Giáo sư Cha Lê văn Lư ở đại
học Văn khoa Sàig̣n ( 1962-1963 ) tôi c̣n thuộc.
Tôi sẽ xử dụng tiếng Mẹ đẻ của tôi ngon lành và sẽ được gặp lại
chồng tôi và các con tôi. Ba mẹ con tôi đă sẵn sàng cho cuộc
phỏng vấn.
- Chào Bà, mời Bà ngồi. Ông Mỹ nói.
- Dạ thưa chào Ông. Tôi và hai cháu gái ngồi xuống. Ông
Việt Nam ngồi xem hồ sơ. Ông Mỹ phỏng vấn tôi.
- Bà được mấy cháu?
- Thưa bốn cháu ạ.
- Chồng bà đến Mỹ 1981? - Thưa phải.
- Ba cha con đi một chuyến? - Dạ.
Tôi nghĩ thầm Ông Mỹ này rành tiếng Việt quá.
- Bà là cô giáo, tên Đặng thị Thơm?
-Thưa vâng. Ông ta cười và tiếp: Bà có bà con với ông Đặng
Xuân Khu không?
-Thưa không, ông Đặng Xuân Khu người tỉnh Nam Định, tôi
người tỉnh Bắc Ninh, cùng họ nhưng không có bà con.
Người Bắc Ninh phải tên Dứa chứ sao lại tên Thơm? Ông Mỹ nói.
Ông Mỹ này thật đa sự, để phô trương tài dùng ngoại ngữ như
người bản xứ, ông c̣n sửa cả cái tên cúng cơm của tôi. Điều này
có lẽ đă chạm tự ái vong linh của mẹ tôi, mẹ tôi đă run rủi giúp
tôi câu trả lời:
-Thưa, ở đây, Thơm là tiếng tĩnh từ chứ không phải danh từ
ạ, v́ tôi thường nghe mẹ tôi ru em tôi rằng:
“ Nếu là hoa, xin hăy khoan là trái
Hoa hương nồng (Thơm) mà trái lắm khi
chua.”
Có lẽ ông thích trái nên ông cho tôi tên là Dứa, c̣n mẹ tôi
yêu hoa nên đặt tên tôi là Thơm ạ.
Ông ta mỉm cười rồi tiếp:
- Anh, chị, em nhà chồng bà đi hết năm 1975, sao ông bà
không đi? Chà, câu hỏi kẹt quá. Thấy tôi ngần ngừ, ông ta ôn tồn
nói: ”Bà cứ suy nghĩ kỹ rồi trả lời, có người tôi cho nghĩ cả
tiếng đồng hồ đấy. Chẳng nhẽ nói, v́ chúng tôi c̣n tha thiết với
quê hương? Chẳng nhẽ nói, v́ chúng tôi chạy không kịp? Cả hai lư
do này đều không thuận lợi cho tôi. Chợt tôi nhớ đến câu chửi
của cậu em tôi khi hắn đi “học tập” về: ”tiên sư tụi nó, bảo ông
giữ nhiệm sở để ông đi trễ, c̣n tụi nó chạy trước!”
Thế là tôi có câu trả lời:
-Thưa ông chúng tôi là những người làm giáo dục, chúng tôi
luôn chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật. Tháng tư 1975, thượng cấp
ra lệnh cho chúng tôi không được rời nhiệm sở. Đến khi chúng tôi
trông ra th́… như các ông đă thấy…
Ông Mỹ cười lớn, không biết ông đang chế riễu ai, v́ sau
khi cười, Ông khen tôi: ”bà dùng chữ “thượng cấp” hay lắm”. Ông
ta tiếp: ”Tại sao ông đi mà tại sao bà không đi?” Câu này c̣n
khó trả lời hơn câu trước. Nếu không có ông Việt Nam ngồi bên
cạnh th́ tôi đáp ngay: ”Chồng tôi vượt biên, nếu chẳng may bị
bắt th́ c̣n có tôi đi thăm nuôi và chuộc anh ấy ra.”
Tôi t́m kế hoăn binh bằng cách lập lại câu hỏi của ông Mỹ nhưng
cố t́nh làm sai câu hỏi đi rồi trả lời để có lợi cho tôi:
-Dạ, thưa ông hỏi rằng: Tại sao chồng tôi đi và tại sao
tôi không đi? Không hiểu sao ông Mỹ gật đầu, th́ là tôi đáp liền:
-Tại sao chồng tôi đi. Chính tôi cũng đă hỏi anh ấy và tôi
c̣n nhớ rơ câu trả lời trong lá thơ đầu tiên là: ‘‘ Tại sao anh
đi? Câu chuyện c̣n dài, khi nào diện đối diện anh sẽ trả lời em.
Cứ nghĩ rằng lúc nào anh cũng yêu em và các con”. Ông giúp tôi
chóng gặp anh ấy rồi tôi sẽ trả lời ông. C̣n tôi không đi v́ tôi
sợ cướp Thái Lan lắm. Ông Mỹ lại cười.
Phân tích kỹ, tôi đă trả lời sai câu hỏi của người phỏng
vấn. Không biết có phải ông Mỹ đă nói tiếng Việt không giỏi
bằng tôi hay là v́ ḷng nhân đạo ông ta đă không dồn tôi đến
đường cùng. Chỉ có trời biết! Tôi đang lo sợ chờ đợi câu hỏi kế
tiếp th́ ông Mỹ nói: ‘‘ Xong rồi, bà ”. Tôi mừng quá xá.
Ông Mỹ ra ngoài lan can, đứng nh́n trời và hát bài ‘‘ Lư
ngựa ô”. Tôi không biết tên ông ta, có người nói rằng tên ông là
Thomas. Hôm đó, mẹ con tôi về nhà mới có bảy giờ tối. Chúng tôi
vui mừng như đi hội về.
Và tôi c̣n nhớ rơ câu chuyện phỏng vấn ấy. Hôm nay, lại
ngày Xuân sau một phần tư thế kỷ, tôi ghi lại để quí vị đọc chơi.

Xuân Canh Dần 2010
Đặng
Thị
Tuyết
Như