V́
hoàn cảnh nên chúng tôi chuyển về học ở quê nhà. Từ trường Tây chuyển qua
trường Việt cũng có nhiều trở ngại. Việc học của tôi sau này bị chậm lại
một năm, nên tôi phải học cùng lớp với đứa em trai út tại trường của các
sơ thuộc nhà thờ G̣ Muồng. Phần đông học tṛ ở đây đều có đạo.
Tôi
có mặc cảm, cảm thấy không thoải mái v́ học cùng lớp với thằng em. Nhưng
trước kia khi học ở Đà Nẵng, không biết có phải v́ học chương tŕnh có cao
hơn hay không, mà chẳng hiểu v́ sao sau này, tôi học trên lớp em trai tôi.
H́nh
như các sơ ở Ninh Ḥa thấy tôi học được nên cho học "nhảy", nhảy lớp chớ
không phải nhảy đầm!. Tôi c̣n nhớ, học tṛ trựng này rất đơn sơ giản dị
vào thời đó. Áo quần ăn mặc tùy tiện, bàn học th́ đầy những vết mực, c̣n
ghế dài để ngồi gọi là con ngựa. Các sơ rất nghiêm khắc, không thuộc bài
th́ bị phạt qú và bị đánh đ̣n bằng roi dương. Các cây roi được bẻ ở những
cây Thông trồng trong sân nhà thờ. Hồi đó tôi rất ghét cây Thông và nghĩ
dại dột rằng; sao Chúa lại dựng nên cây Thông để cho tôi bị đ̣n!. Trong
lớp học trường G̣ Muồng, học tṛ nghịch như quỉ sứ và rất hồn nhiên vô tư,
chúng tôi ngồi học thoải mái, nhất là mấy bàn ở gần cuối lớp, ngồi kiểu ǵ
cũng được. Thường là ngồi kiểu chồm hổm.
Một
buổi nọ tôi đang ngồi chồm hổm viết bài, kế bên thằng bạn cũng vậy. Nghe
nó hốt hoảng la to; Thưa "ma-sơ" có đứa nào đẻ ra một con rắn!. Tôi mất
hồn thọc chưn xuống đất và cúi nh́n thấy một con lải đũa rất bự đang ḅ
qua ḅ lại. Lúc đó ma-sơ cũng hết hồn v́ "con rắn" của học tṛ vừa "đẻ" ra.
Ma sơ biểu học tṛ; Tụi con gắp dụt ra ngoài dùm ma-sơ đi.
Tôi
c̣n nhớ, lúc ma-sơ cho làm bài văn tả mẹ em. Tôi không có mẹ từ nhỏ, nên
không có một khái niệm nào về mẹ cả, làm sao mà h́nh dung ra tả được đây.
Ấy vậy mà
không hiểu sao bài của tôi được nhiều điểm và được cho là bài mẩu. Có lẽ
v́ do tui đọc sách, truyện nhiều nên tả mẹ tôi rất lư tưởng như trong sách.
Trong nhà có Ba tôi và chú Mười Ngọc hay đọc sách nên nhà có nhiều sách,
báo nên ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Tôi đă có cái thú đam mê đọc sách từ
nhỏ. Bất kể vật ǵ có chữ là tôi không bỏ qua, dù không hiểu cũng lướt qua
cho hết. Cho nên trong cặp của tui đến trường thỉnh thoảng vẫn có sách "triết",
Chủ nghĩa hiện sinh, Buồn ơi chào mi, thơ Bùi Giáng...
Bây
giờ nhớ lại tui vẫn c̣n mắc cở, v́ khi vào lớp đệ thất, đệ lục ǵ đó, thầy
Bảo Lân thấy những loại sách này trong cặp vở, thầy có vẻ ngạc nhiên lắm
và hỏi; đọc có hiểu không?. Tôi không nhớ lúc đó tôi trả lời ra làm sao.
Nhưng bây giờ nhớ lại th́ tôi xấu hổ lắm. V́ cứ như là ḿnh ḷe thiên hạ
vậy. Tuy tôi đọc nhiều nhưng rất tiếc tôi lại không nhớ được ǵ nhiều. Nếu
cắc cớ mà hỏi tác phẩm đó hay ở chỗ nào th́ bó tay!. Bởi v́ trí nhớ tui ḱ
cục lắm, chiện buồn nhớ hơn chiện dui, chiện dở nhớ hơn chiện hay th́ làm
sao mà trở thành nhà văn được.
Tôi c̣n
nhớ hồi đó đọc đến câu văn:
"Thị
Doăn là một người đàn bà có cái nhan sắc của một người đàn ông không được
đẹp trai...", tự nhiên tui mất hồn!. Vội chạy lại cái tủ có
gương soi để nh́n ḿnh cho kỹ sợ dúng người trong truyện!. Đến lúc ma-sơ
cho bài văn tả bà em th́ bó tay, v́ tui chưa đọc sách nào nói về bà cả,
hồi đó tui học hành giống như con Vẹt vậy, không biết quan sát như thế nào
là dúng, không ai chỉ bài vở cho tui, chỉ tự ḿnh lo lấy, và tui đă phóng
đại bài luận như vầy:
"
Nhà em có nuôi một bà nội, bà nội là vợ của ông
nội em. Cái mặt của bà nội em không dúng cái h́nh bà tiên mà em thấy trong
quyển sách. Nhưng bà rất hiền và rất thương em v́ mỗi khi em bị ông nội "quánh"
th́ được bà nội "binh". Kết luận; Bà nội em rất " đàng quàng " nên sinh ra
ba em cũng " đàng quàng ". Nên bây giờ em cố gắng học cho " đàng quàng ",
để cho dúng ba em và bà nội. "
Dĩ
nhiên bài này không được làm mẩu mà bị cười ngạo quá trời luôn. Nó cũng là
bài văn ám ảnh tôi măi và có lẽ ma-sơ cũng vậy.
Ai
ở gần xóm đạo hoặc là người Công Giáo đều học qua ngôi trường thân yêu đầy
ắp những kỷ niệm hồn nhiên này.

Phạm
Thanh
Phong
Ninh Ḥa, 1/2009

Trang XUÂN 2009- Văn Học Nghệ Thuật
Và Quê Hương