Truyện
Ngắn
Khi
tôi sinh ra đời mọi
người
từ mẹ
tôi đến
ông chủ tôi đều
hân hoan chào đón và trìu mến gọi
tôi là "Nghé". Từ đó tôi lớn
lên trong không gian êm đềm của
ruộng
đồng bát ngát. Loài người
luôn là người
bạn thân thiết
của
họ nhà trâu chúng tôi. Họ
luôn đối
xử tử
tế
với chúng tôi :
"Trâu
ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài
ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn
nghiệp nông gia
Ta đâu trâu
đó ai mà quản công
Bao giờ lúa tốt dầy
bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng
trâu ăn.”
Bố
mẹ tôi cũng hiểu
tình cảm
của người
dành cho mình nên luôn siêng năng, chăm chỉ giúp người
cày xới
ruộng đồng.
Qua mùa cày chúng tôi được thanh thản
tận
hưởng cuộc
sống
thanh bình. Tôi vẫn nhớ
những
ngày thơ
ấu theo mẹ
đi ăn cỏ
trên nương cao. Những
chú bé chăn trâu được gọi
bằng
một cái tên thật
dễ
thương "Mục
Đồng
". Suốt ngày trên thảo
nguyên bát ngát chúng tôi chậm rải
gậm
cỏ trong khi các chú mục
đồng
chơi đùa vui vẻ.
Tôi nghe chúng hát:
"Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ"
Chiều
về ngồi
trên mấy
bác trâu già các mục đồng
đưa
sáo lên miệng thổi
vi vu.
"Chiều
ơi lúc chiều
về rợp bóng nương
khoai
Trâu bò về giục mõ xa xôi
ơi
chiều "
Cái ông nhạc sĩ làm bài hát "Nương
Chiều
" thật tài tình. Ông nói được
hết
cái cảnh đẹp
của
một buổi
chiều
quê. Ông này hay nhắc tới
"Trâu" và cũng nhờ bọn
tôi mà ông được
ái mộ. Rất
nhiều
người bảo
rằng
trong bài hát "Ngày Trở
Về"
họ thích nhất
câu hát
" Ngày trở về có anh nông phu chống
nạn cày bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về có con Trâu Xanh hết
lòng giúp đỡ."
Từ
bao đời họ
hàng nhà Trâu chúng tôi rất hãnh diện
vì trong hạt
thóc mà loài người làm ra có công lớn
của
chúng tôi.
Rồi
tôi lớn lên thành một
chàng trai khỏe
mạnh. Ông Hai Lúa, ông chủ
của
tôi bắt đầu
tập
cho tôi cày ruộng. Thật
hạnh
phúc khi mình làm được điều
gì có ích cho đời.
Tôi thấy may mắn
được
làm trâu chứ như
lũ heo ăn rồi
ngủ tối
ngày thật
chán.
Một
hôm đang cày, tôi bỗng nhìn thấy
một
con vật quái dị
xuất
hiện trên miếng
ruộng
bên cạnh. Con quái vật
này có lẽ
từ hành tinh khác rớt
xuống
đây. Nó không có chân mà chạy
bằng
bánh xe. Nó không kêu mà nổ
dòn liên tục
như người
ngũ ngáy.
Chuyện
lạ là ông năm Sự
đã cột
một cái lưỡi
cày vào phía sau của con quái vật
rồi
bắt nó làm cái công việc
nặng
nhọc nhưng
vẻ vang từ
ngàn năm của họ
nhà trâu chúng tôi là cày ruộng.
Mấy
hôm sau tôi nghe người ta gọi
nó là con trâu máy. Con vật lạ
này đang là đối
thủ hăm dọa công ăn việc
làm của
chúng tôi nên tôi lặng lẽ
quan sát nó. Đúng là nó có sức khỏe kinh hồn.
Đúng là nó làm việc bất
kể
giờ giấc
nhưng
chúng xấu xí và khác xa chúng tôi. Thay vì uống
nước miễn phí
ở
những
dòng sông trong vắt nó uống
một
thứ chất
lỏng
quá đắt tiền.
Nó thở
lên trời những
hơi
thở đen ngòm bay mùi khét lẹt.
Nó không tặng
phân bón cho ruộng đồng
mà bài tiết
ra một chất
nước
đặc quánh đen sì gớm
giếc.
Chất thải
của
nó mà đem bón cho cây thì là đại
họa.
Vậy
mà vì nó người ta bắt
đầu
lãng quên chúng tôi. May mắn
cho tôi. Ông Hai Lúa nghèo quá nên chưa mua được
một
con trâu máy. Ông vẫn còn cần
đến
tôi. Nhưng rồi
một
biến cố
bất
ngờ đã làm cuộc
đời
của ông Hai lúa thay đổi
kéo theo số
phận của
tôi. Mảnh
ruộng của
ông Hai Lúa cùng những miếng
ruộng
chung quanh sẽ được
giải
tỏa, san lấp
biến
thành khu công nghiệp. Ông Hai Lúa mừng
lắm
vì trong đời ông chưa
từng
cầm trên tay món tiền
to đến
thế. Việc
trước
tiên là ông bán tôi cho một nơi
chuyên vỗ béo trâu bò trước khi đưa
chúng vào lò mổ
thịt.
Bước
chân ra khỏi ngôi nhà thân yêu đã quá quen thuộc
với tôi lòng tôi xiết
bao đau đớn.
Tôi rơi nước
mắt
nhìn lại lần
cuối
căn chuồng nơi
tôi đã dược
sinh ra và lớn lên.
Nếu
trên đời này có những
ngôi sao may mắn
thì trong đó có ngôi sao của
tôi. Tôi sẽ
kể cho các bạn
nghe vì sao tôi thoát chết.
Số
lượng trâu giảm
sút đã biến
giòng họ nhà tôi trở
nên ít
ỏi.
Trẻ em
ở
thành phố
hoàn toàn chưa bao giờ
nhìn thấy
trâu. Ông giám đốc sở
thú bảo
rằng không lẽ
trẻ
em Việt Nam biết
Kangaroo, biết
Gấu Trúc mà không biết
con trâu nó như
thế nào. Ông quyết
định
đưa một
con trâu vào danh sách vườn thú. Và tôi được
chọn.
Tôi mừng đến
phát khóc.
Rồi
tôi cũng quen dần với
cuộc
sống không cần
đến
lao động.
Ở
nước
tôi người ta gọi
tôi là "thú quốc doanh " hay nói cho đúng hơn
là "thú bao cấp". Công việc
của
tôi đơn giản
lắm.
Cũng giống như
người
mẫu, hoa hậu,
tôi cần
đẹp, không xơ
xác không ghẻ
chóc để mọi
người
đến ngắm.
- Con gì vậy bố
- Con trâu đó con à
- Nó ăn gì
- Nó ăn cỏ
Thôi
thì tôi cũng có một việc
làm mới
là giúp cho bọn trẻ
thành phố
biết được
con trâu nó như
thế nào.
Bên cạnh
chuồng tôi có lão Cọp
Vằn. Từ
ngày vào sở thú lão trở
nên hiền
khô và lạ hơn
nữa
lão bỗng bắt đầu
làm thơ.
Ngày nào tôi cũng nghe lão ngâm nga:
"Ngâm một khối căm hờn
trong củi sắt
Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua
Nhớ cảnh sơn
lâm bóng cả
cây già
................................................"
Mà
thơ
lão hay thiệt. Dẫu
sao lão cũng còn biết buồn
cho cảnh
cá chậu chim lồng.
Ghét nhất
là lũ khỉ chuồng
bên. Nhờ
trò khọt khẹt
bọn
chúng lôi kéo người xem đến
đông nhất.
Rồi bọn
chúng trỗ tài đánh đu, bắt chí cho nhau, nhăn mặt
khỉ.
Nhờ trò khỉ
chúng thường
được người
ta ném cho ít hạt
đậu phụng,
trái bắp,
viên kẹo.
Ở
đây như
vậy được
gọi là "cải
thiện”.
Ông
Hai Lúa bây giờ khổ
lắm.
Tôi nghe tin này từ hai người
khách đang trò chuyện cùng nhau. Sau khi có tiền
đền bù ông Hai Lúa mua ngay một
chiếc xe gắn
máy Trung Quốc
và một giàn Karaoké. Từ
đó cả
nhà xúm lại hát và nhậu
nhẹt
tối ngày. Rồi cậu
Hai xin mua điện
thoại di dộng,
cô Ba, cô Út xin sắm áo quần
mô-đen. Chẳng
bao lâu số tiền
cạn
hết. Gia đình ông Hai Lúa lâm vào cảnh
thất nghiệp.
Nghe nói khổ
quá cậu Hai đi đào vàng
ở một
nơi
rừng thiêng nước
độc,
cô Út đã bị dụ
dỗ
bỏ nhà đi sang Trung Quốc.
Nghe
tin
ấy tôi buồn
lắm.
Còn đâu những ngày êm đềm
xưa
cũ nghèo mà hạnh phúc.. Bây giờ
"tan đàn xẻ
nghé " sao không đau lòng..
Năm
nay là năm tết con Trâu. Nghe nói người
ta đang gấp
rút làm những con trâu bằng
rơm
to bằng trâu thật
để
trang trí cho đường hoa Nguyễn
Huệ
Sài Gòn.


Khủng
Long, Ma mút đã bị diệt
chủng.
Có lẽ trong tương
lai cá voi, voi rừng cọp
và bọn
trâu chúng tôi sẽ chỉ
còn là những
hoài niệm.

Nguyễn
Phan
Lê
Xuân Kỷ Sửu,
người ghi lại

Trang XUÂN 2009- Văn Học Nghệ Thuật
Và Quê Hương