Biến
cố 75 đã đột
ngột
xóa sổ nền
âm nhạc
đầy màu sắc
của
miền nam Việt
Nam. Tất
cả ca khúc nào không phải
do nhạc
sĩ miền Bắc
soạn
ra đều bị liệt
vào danh sách nhạc phản động.
Nhạc
"Lính mà Em " bị cấm
đã đành, những
bài hát tiền chiến
vô cùng trong sạch
như "Tà Áo Xanh Tức
Dang Dở", "Đêm Đông", "Trăng Mờ Bên Suối"...cũng
bị
cho đi vào cõi hư vô. Nhạc của
The Beatles, nhạc
yé yé bị cấm
đã đành nhưng
ca khúc hòa tấu không lời
như
Blue Danube, Serenade, Come back To Sorriento...... không biết
trong
ấy nói gì nên cũng bị
dẹp
luôn. Đúng là "Thà giết lầm
còn hơn bỏ sót".
Đó
là thời gian nhạc cách mạng độc chiếm thị trường. Cũng giống như văn, thơ
âm nhạc phải có tính chiến đấu, phải phục vụ cho đường lối chính sách. Mọi
người kể cả nghệ sĩ đều biến thành chiến sĩ để phục vụ cho đất nước. Mọi "cái
tôi" đều phải được dấu kín để lo cho cái chung. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã
phải cất kỹ bài Dư Âm để soạn các ca khúc "Người Đi Xây Hồ Kẻ Gỗ". Ông
không còn dám "mơ dáng ai đang ôm” Đàn dìu muôn tiếng tơ.
Ông
soạn ca khúc "Cô nuôi dạy Trẻ" để ca ngợi các cô giáo ở trường mầm Non tận
tụy chăm lo cho các cháu để cha mẹ chúng yên tâm làm việc trong nhà máy,
trên nông trường. Nhạc sĩ Trần Hoàn thôi mơ mộng đến "cô sơn nữ miệng cười
khúc khích " để soạn ca khúc "Em đi làm Tín Dụng", "Giữa Mạc Tư Khoa nghe
câu hò Nghệ Tĩnh ", nhưng không phải ai cũng thức thời. Có một nhạc sĩ lì
lợm chịu chết ngồi ôm lấy những tình khúc lãng mạng của mình chứ không
chịu thả cho nó trôi đi theo sông theo biển. Đó là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Ông
là người tiết nghĩa với tác phẩm của mình.
"Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim
rồi bay
Em rồi đi
Đường trần xa cách mãi "
Chỉ
để lại cho đời mười bài hát nhưng bài nào cũng đầy ấn tượng, đối với tôi
Ông mãi mãi là người Hà Nội hào hoa nhất, thanh lịch nhất, tư cách nhất.
Thực
ra dòng nhạc Miền
Nam chưa
chết hẳn.
Nó biến
thành nhạc chui và giúp cho những
người
hành khất mù lòa, tàn tật
sống
qua ngày. Có người hỏi
" Sao các ông dám hát nhạc ngụy
? ". Họ
đáp
" Cũng thử hát nhạc
cách mạng
nhưng người
ta không cho tiền.
Hát nhạc đây người
ta mới
cho tiền".
Chiếm
Top Ten của nhạc
cho giới
"Cầm ca" là bản
"Những đồi hoa sim, ôi những
đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt…”
Rồi
công cuộc xây dựng
đất
nước bắt
đầu.
Một số
bài hát thời
thượng làm thay đổi
không khí âm nhạc
trong nước.
"Mùa Xuân đến từ
những
giếng dầu
................................................................................
Mùa xuân đến từ
những
tấm lòng Việt
Nam Liên Xô
À ha...á ha..."
Khi
hát dòng nhạc mới
này các ca sĩ của
các đoàn văn công bắt đầu
mặc
áo cánh dơi, quần
ống
túm và nhảy đùng đùng trên sân khấu
chứ
không còn nền nả
thùy mị
như khi mặc
bà ba đen, đội
mũ tai bèo khi hát "Cúc cu, cúc cu chim rừng
vui trong nắng.
Im nghe im nghe ve rừng kêu liên miên..."
Dòng
nhạc cách mang dường
như
đã hoàn thành xong nhiệm vu. Trái tim đa cảm
của
người dân vẫn
như
cứ nhớ
nhung khao khát một
điều gì. Cho nên không lạ
gì khi một
hôm người ta cảm
thấy
rưng rưng
thổn
thức vì một
cành hoa phượng.
Một
bài thơ của Đỗ Trung Quân được phổ nhạc đã đánh dấu sự hồi sinh của tình
khúc :
"Những chiếc giỏ
xe chở đầy hoa Phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi
tôi mười tám
Tuổi chẳng ai hay thầm
lặng mối tình đầu
"
Chiếc
áo dài trắng nữ sinh bị biến mất từ lâu lúc này cũng bắt đầu tha thướt
xuất hiện ở sân trường.
Cũng
phải nhắc
đến
một dòng nhạc
lọt
sổ khi "thế
sự
thăng trầm quân mạc
vấn".
Đó là nhạc vọng
cổ.
Những"
Tình Anh bán Chiếu", "Cô gái bán đèn lồng
" vẫn văng vẳng
trên những
con thuyền ngang dọc
vùng sông nước
miền viễn
Tây.
Quả
thực mọi
thứ
trên đời dều
phù du cuối cùng tình yêu vẫn tồn tại:
"Mùa thu vàng
hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Cùng mùa thu
ở lại "
Một
số nhạc
sĩ sau một
thời gian đi đúng hàng, đúng lối
một hôm bỗng "mèo vẫn
hoàn mèo" trở
về với
niềm
cô đơn cố
hữu.
"Người
nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy
mình không còn nhớ nổi một
tên đường"
Công
cuộc xây dựng
nền
kinh tế theo định
hướng
Xã Hội Chủ
Nghĩa đã khiến
cho người ta bận
rộn
và quên đi mấy thằng
cha nhạc
sĩ khùng khùng, nhớ nhớ
quên quên.
Đã
qua rồi cái thời bài hát "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi ngự trị trên
bầu trời ca nhạc. Người ta đã ớn cái điệp khúc:
"Hà nội vùng đứng lên
Hà nội vùng đứng lên
Hà Nội cháy
Hà Nội ầm ầm rung ...
.............................
Thét lên xung phong, căm hờn
soi gầm súng ............"
Bây
giờ người ta bắt đầu tìm về một Hà Nội êm đềm lãng mạn tiểu tư sản.
"Hà Nội mùa này
vắng những cơn mưa
Cái rét đầu đông
Khăn em bay hiu hiu gió lộng
........................................
Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô
Quán cóc liêu xiêu một câu thơ
Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ."
Bài
hát "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" của Trương Quý Hải phổ thơ Bùi Thanh
Tuấn, một thời đã làm say mê lòng người cho đến nổi tất cả các tỉnh thành
đều ráng kiếm cho được cây hoa sữa về trồng dày đặc trên đường phố để địa
phương mình có được chút gì giống như Hà Nội trong câu hát:
"Hoa sữa thôi rơi
Em bên tôi một chiều tan lớp
Đường Cổ Ngư xưa
chầm chậm bước ta về
"
Hậu
quả là khi những cây hoa sữa ấy lớn lên và đồng loạt ra hoa, mùi hương
thơm quá nồng của nó làm cho mọi người chịu hết nổi và hàng trăm cây hoa
sữa dã bị đốn ngã. Cũng nhờ " phong trào
hoa sữa " này mà Ninh Hòa có được những con đường nồng nàn thơm
ngát.
Nếu
như trước kia các thi sĩ, nhạc sĩ khốn khổ vì bị soi từng câu từng chữ thì
bây giờ mọi sự dễ thở hơn. Có lẽ dối tượng bị để ý nhiều thời nay là mấy
anh chàng phóng viên viết in về nạn tham nhũng. Còn làm thơ, làm nhạc
khiến cho tâm hồn con người "ru với gió, mơ
theo trăng và vơ vẩn cùng mây" thì cứ tha hồ.
Rồi
không biết từ
lúc nào "Những xác
ướp trở
lại " lặng lẽ len lỏi vào
cuộc sống trên mọi nẻo đường đất nước.
Ngồi
uống cà phê ở vỉa hè một đường phố Hà Nội, bạn có thể sẽ nghe một bài hát
quen quen :
"Với biển cả
anh là thủy thủ ù hủ...
Với lòng nàng
anh là hoàng tử...ừ hử "
Trên
sân khấu của
các đám cưới
sau màn trình diễn "Năm anh em trên một
chiếc
xe tăng" thì trăm lần như
một
thế nào cũng có một
người
đẹp hơi lớn
tuổi
nhưng còn rất
hấp
dẫn bước
lên sân khấu
làm nóng cả phòng tiệc
với
nhạc phẩm "Sáu mươi
năm cuộc
đời”.
"Anh
ơi có bao nhiêu
Sáu mươi năm cuộc đời
Hai mươi năm đầu
Sung sướng không bao lâu..."
Một
ngày xấu trời,
nhạc
sĩ Y Vân tác giả ca khúc "Sáu Mươi
Năm Cuộc
Đời "đã ra đi
ở
tuổi
61. Thế
là bài hát được
người hát tự
động
sửa lại
như
sau :
"Anh
ơi có bao nhiêu
Tám mươi năm cuộc đời
"
Cuối
cùng mọi người đều
hiểu
rằng cõi đời là hữu hạn
nên ai cũng vội vàng sống vội vàng yêu, vội vàng ly dị,
vội vàng tái hôn, vội vàng kiếm
tiền bằng
mọi
cách.
Dường
như chủ
nghĩa hiện
sinh đang trở lại
với
người dân Việt
Nam. Chủ
nghĩa
ấy được
thể
hiện bằng
những
bàn nhậu tới
tấp.
Nhậu Nghiệm
thu, nhậu
hoàn thành kế hoạch,
nhậu
ký kết hiệp
đồng,
nhậu rửa
xe, nhậu
có tiên nữ rót rượu,
nhậu
bình dân, nhậu quán cốc, nhậu
vỉa hè,......
Khi
rượu
đã ngấm người
ta ôm nhau nghêu ngao hát "mình ba đứa
hôm nay gặp
nhau..."
Ngẫm
lại nhận
định
tình hình âm nhạc của
giới
cái bang thật chính xác "nhạc
vàng dễ
lay động lòng người hơn
và không bao giờ
chết ".

Nguyễn
Phan
Lê
Xuân Kỷ Sửu

Trang XUÂN 2009- Văn Học Nghệ Thuật
Và Quê Hương