Anh
đi rồi nhà trống vắng. Ra vườn cây lá dường như đứng lặng. Vài cụm mây
trắng vắt ngang trời, ánh thái dương lười thức giấc. Đất trời mờ ảo. Gió
nhẹ hiu hiu cơ hồ mùa thu chợt đến. Vài chiếc lá bàng đổi màu vàng vọt.
Quanh ta sao lặng yên quá!
Chao ơi! Thu đă tới rồi sao ?
Thu trước vưà qua mới độ nào!
Mới độ nào đây, hoa rạng vỡ,
Nắng hồng choàng ấp dăy bàng cao .
(Thu- Chế Lan Viên)
X X
Buổi
tối hôm trước, gia đ́nh tôi sáu người đưa anh ra phi trường, chỉ mỗi ḿnh
anh vào sân bay. Bóng anh lẽ loi đơn độc, nh́n theo lưng anh khuất dần sau
cưả kính, ḷng tôi buồn thật buồn…” Tội nghiệp, Ba đi mỗi một ḿnh” tôi
thở dài chép miệng. Con tôi trả lời “sướng thấy mồ, đi chơi không vướng
bận, thong dong một cỏi mà nói tội nghiệp” Tôi im lặng. Một việc hai cái
nh́n biểu lộ t́nh cảm khác nhau. Kẻ thứ ba là anh. Chẳng hiểu anh đang
nghĩ ǵ. Nao nức là cái chắc, v́ với anh là trở về, xa nhà đă mười tám năm
rồi. Cầu xin mọi người đều có giây phút an vui đó. Chỉ mỗi ḿnh tôi bơ bơ
lạc lỏng, lẫn muộn phiền khi trở lại chốn xưa, ngơ ngác chẳng khác Lưu
Nguyễn lạc thiên thai trở về. Kẻ đáng tội nghiệp là tôi chăng? Tôi sống và
nuôi ảo tưởng. Hơn mười năm trước tôi đă trở lại nơi mà tôi đă từng đêm
đêm cầu xin thượng đế cho tôi rời khỏi nó càng sớm càng tốt. Ra phi trường
không dám ngoái cổ nh́n lại. Máy bay cất cánh tôi vẫn chưa yên tâm măi đến
khi cách xa hơn nửa đại dương mới hoàn hồn.
Nơi
đất lạ, tôi cố gắng làm việc hết sức lực, nhiều lúc bụng đói tôi th́ thầm
với chính ḿnh “ráng làm thêm tí nưă” và dỗ dành bao tử “ Má đang làm cơm
đó…chắc má đang nấu canh chua…” Tiếng má hỏi “canh ngon không?” Tôi trả
lời “canh chua không giống canh chua, canh ngót cũng không giống luôn, má
nấu bằng me muối đường nên không ra loại nào cả” Má tiu nghĩu buồn. Bây
giờ đói bụng thật, tôi ao ước có tô canh chua cuả má, rồi tự hưá sẽ về ăn
canh chua cuả má… Ngaỳ về tôi hụt hẫng v́ h́nh ảnh trẻ trung cuả má in
trong trí tôi chỉ là mơ tưởng. Mẹ tôi đó, tay chống gậy, đi ḍ dẫm từng
bước, mẹ nh́n tôi trách nhẹ “Con gái dại lấy chồng xa, thương cha nhớ mẹ
đi ba ngày liền!”
Tôi
vuột mất điểm tưạ rồi. Má là nơi tôi bám viú những lúc ngă ḷng năn chí…
Trong gần trăm năm cuộc đời cuả má biết bao thăng trầm. Thuở 45-54 nhà
chúng tôi gần lao xá, hằng ngàythấy cai dẫn tù đi tạp dịch - theo lời mẹ
kể - hôm nào gặp ông cai dễ tánh,xin phép được cho quà tù, bà mua tất cả
hàng xôi, bánh ḿ bán quanh đó để phân phối cho họ. Thời 59-70 mẹ tôi mở
tiệm bán cơm, có hôm gặp người ăn mặc thường dân vào quán gọi luôn một lúc
hai tô phở cho một ḿnh ông ta. Má nói nhỏ với tôi “Chắc ông nầy trên núi
vưà xuống, người ta đang đói phải làm phở cho đầy, thịt cho nhiều”. Ăn
uống xong, người khách lạ hỏi đường đến chi chiêu hồi. Những lần xe GMC
chở lính đậu ngay ngă ba, lính vào tiệm ăn cơm trên đường về đơn vị, mẹ
tôi dặn ḍ ông thợ nấu bếp “Anh Chín bới cơm cho đầy dĩa, thịt thật nhiều,
ḿnh buôn bán mục đích kiếm hạt cơm nuôi con không phải để làm giàu” Má
nhắc măi làm ông Chín bực ḿnh. Đến năm 1975, tuy ba tôi mất chưa tṛn một
năm, nhà nghèo lại bị cảnh bôm thả cháy rụi, căn tiệm nhỏ cuả bà bán thực
phẩm cũng bị ngướ ta vào vơ vét không c̣n chiếc đửa; họ khuân vác không
chưà món ǵ, nhà hoàn toàn trống… Có lẽ họ vơ nhiều lần mới sạch sành sanh
đến thế, nhưng tôi không nghe mẹ than buồn tiếc một thứ ǵ. Bà nói: “ Hết
chiến tranh, thấy con cái c̣n nguyên vẹn là mừng lắm rồi “ Không biết từ
lúc nào mà má tôi đă thấu được cái lẽ vô thường của cuộc đời, tài sản đến
rồi đi và chỉ có con người là qúi hóa hơn cả. “ Trên đại dương có một con
rùa và một chiếc ṿng, trăm năm ruà mới nhô lên mặt biển một lần, cơ hội
ruà chui lọt ṿng c̣n dễ hơn là được làm kiếp người”. Má tôi cũng cùng
quan niệm nầy nên bà qúi “con người” không cần phân biệt cái nhản hiệu mà
họ đang mang.
Sau mười ngày sống bên mẹ, tôi vào Biên Hoà; nơi đó tôi đă sống chín năm
trứơc ngày qua Mỹ. Đêm xuống tiếng chó sủa làm sống lại những ngaỳ tháng
củ, ám ảnh, tiếng gọi cổng, tiếng du kích lục lọi t́m người. Thuở ấy chồng
tôi đi tù vưà đựợc về, họ không cho định cư, ở nhà cha mẹ không được, ở
nhà vợ không xong. Chẳng rỏ họ muốn ǵ… Tôi không đồng ư cho anh vượt biên
v́ sợ chết ngoài biển khơi, mà ở lại th́ phải sống trong cảnh trốn chui
như chuột.
Những
ngày ở đây, ban đêm lại thấy ông em rễ xách rựa, đưá con trai cầm gậy nhẹ
nhàng mở cưă thoát ra sân khi nghe tiếng động nhỏ. Tôi càng lo sợ hơn,
không hiểu chuyện ǵ xảy ra đây, nên thấp thỏm lo lắng không ngủ được. Gần
sáng hai cha con mới vào nhà, đèn mở. Tôi hỏi chuyện th́ họ cho biết, gần
đây có một nhóm người vào xóm săn chó ban ngày lẫn ban đêm. Người trong
xóm bàn tán với nhau, sau khi giết hết chó rồi có lẽ bọn này sẽ vào nhà
cướp của nên bàn kế hoạch với nhau: Trong đêm nghe tiếng chó hực hực, có
nghiă là người lạ xuất hiện, ai nghe đựơc phải gọi phôn cho nhau, mỗi
người cần thủ trong ḿnh vũ khí như gậy, đ̣n gánh, búa v.v… Thế là người
phải canh cho chó chứ không phải chó canh nhà cho chủ như trước nưă. Đứa
cháu gái tôi kể chuyện, “tuị nó săn chó ngay trước mặt con. Hai người đi
xe honda, người ngồi sau nhữ chó, nó cầm cây cần có dây dài được cột theo
miếng thịt, có lẽ lưởi câu gắn trong miếng thịt. Xe nó chạy chậm chậm, nhữ
chó táp miếng thịt, nó giựt mạnh, chó nhà ḿnh bị mắc lưởi câu, bị kéo lăn
lóc dưới mặt đường, con chạy theo la làng, ba con lấy xe đuổi theo nhưng
không kịp. Nhà ḿnh bị mất hết con chó rồi…” Tôi nh́n thấy sự bú ngú
thương tiếc con chó như c̣n phảng phất trên khuôn mặt khi cháu kể chuyện.
Đó là chuyện mười năm về trước. Mong ngày nay chốn ấy họ hàng tôi sống an
lành hơn!
Thằng cháu nội kéo áo tôi giật mạnh cắt ngang nguồn suy tư:
-
Bà nội ơi!, cháu buồn quá, muốn đi máy bay như ông nội!”
-
Ba con đi làm về bà bảo mua vé máy bay cho con, bây giờ chơi với bà, chơi
tṛ trốn bắt nghen!”
-
Mới
hôm trước nhà ồn ào, có cả tiếng khóc khi bị ông nội nạt nộ bắt ăn, tiếng
cười như nắt nẻ khi được ông cho cưởi trên lưng, rồi được chơi tṛ cầu
tuột. Hôm nay ông đi chơi xa, bà nội th́ chỉ biết cho cháu ăn, cái việc mà
cháu không thích tư nào, nhà im ắng quá, cháu chưa quen… Cuộc chơi không
vui trọn v́ bên ḷng tôi canh cánh niềm lo, chốc chốc lại nh́n đồng hồ,
tôi lại giống thằng cháu nh́n cây kim ngắn hỏi bà :”It no works”. Nó mong
mẹ đi làm về và tôi th́ mong tin tức cuả anh đến Việt Nam có b́nh an không.
Vài người bạn gọi phôn chia xẻ nổi lo lắng cuả tôi. .. Hàng năm có đến
hàng triệu ngướ đến Việt Nam, người cô đơn đi đi về về vài lần, cũng kiếm
được người đầu ấp tay gối, người lănh cảm th́ cũng có cơ hội hâm nóng t́nh
yêu. Có kẻ cũng tan gia bại sản, những người tuổi cao th́ có nhiều hứng
thú hơn. Chung qui nơi đó là chốn huyền hoặc, nhiều cơ hội thay đổi cuộc
sống, mặc dầu sự thay đổi đó tiến về cực nào th́ chưa rỏ… Nhẫm tính thời
gian tôi mở máy để xem email anh gởi về. Có hang trăm email, tôi liếc
nhanh và xoá c̣n lại hai. Anh chưa nhắn tin về. Tôi sửng sốt khi đọc email
“ Thỏ ở VN, số phôn 123.4567. Rất mong gặp” Con qủi dữ xuất hiện ngay lập
tức, trong mắt tôi lấp lánh một chiếc gươm dài loang loáng ánh thép như
người lính Nhật đeo kề bên lưng, tôi giựt lấy vung mạnh, đầu rơi lăn lóc
máu phun ṿi… Tôi hốt hoảng, con quỷ vội rời tôi. Kiểm điểm chiến trường
phiá địch vô sự,phần thiệt hại phía ta. Một năm trước đọc báo thấy tin
người đàn bà nổi ghen đă lái xe cán chồng, cán tơí cán lui mấy bận, cuối
cùng bà ta vào tù, chồng chết, phiá địch cũng vô sự. Tôi như ở trong hang
tối, bổng phát hiện cội nguồn của vấn đề khi liên tưởng đến lời cuả vị Tỳ
Kheo TCQ viết về vấ n đề “ Hôn nhân và tuổi trẻ” từ từ hiện lên trong trí
“bịnh tâm lư kỳ lạ là thích ly gián, khi thấy gia đ́nh bạn bè hạnh phúc
th́ t́m cách tạo ra sự nghi kỵ, chia rẻ. Dường như bệnh tâm lư nầy phát
sinh là một uẫn khúc sâu kín trong vô thức, là mặc cảm cô độc. Họ bị cô
độc, bị bỏ quên và không muốn ai có hạnh phúc.Ḍng chữ biến mất, tôi trở
lại trạng thái b́nh thường, đó chỉ là bóng trúc quét qua sân… Rồi tự nhủ
quên đi.
Tôi
ṭ ṃ xem email thứ hai, hy vọng có điều ǵ mới mẻ mà bạn bè gởi đến: “
Anh Tấn, đă gặp người t́nh xa chưa? Nhớ cẩn thận. Đến VN có nghe người ta
rao – Đồ hư nào cũng mua hết, gái hư không mua! “À th́ ra email nầy của
anh Ninh, hơn 45 năm tôi mới gặp lại vợ chồng anh. Quả đất thấy vậy mà
không rộng lớn lắm, nếu bạn bè có duyên sớm muộn ǵ cũng có ngày gặp. Vợ
anh và tôi ở cùng làng, học cùng trường, ở tuổi Oanh Vũ, cùng sinh hoạt
Phật tử chùa Hội Quán Ninh Ḥa, cùng tuổi, nhưng chị trông khỏe mạnh và
tươi trẻ hơn tôi nhhiều. Thật mừng tất cả đều khỏe mạnh. Từ Na Uy, anh chị
Ninh đến Cali để ra mắt tuyển tập truyện ngắn “Ở cuối hai con đường”. Tiền
thu được tặng cho Thương Phế Binh và cô nhi VNCH - Một lần anh chị làm
được việc tốt, hy vọng lần thứ hai rồi thứ ba và nhiều lần như thế…
Tôi mĩm cười vu vơ khi nghĩ nếu người miến Bắc nghe câu nầy có lẽ không
hiểu câu rao mua hàng trên là ư nghiă ǵ. Có một chút thú vị nên gọi cậu
em bà con hỏi chuyện v́ cậu ta cũng từ Nha Trang về lại Mỹ tuần lễ nay.
-
Buổi sáng muốn nằm lười trên giuờng để hưởng thú ngủ nướng cũng không được.
Hôm nào cũng bị nghe “Đồ hư nào cũng mua, gái hư không mua” từ máy thu âm
cuả họ khi xe chạy qua nhà. Nghe măi em phát khùng nên ra biển sớm, không
dè lại gặp tiên.
-
Tiên trong Bích câu kỳ Ngộ hả, được vậy cũng khá! Tiên đó cũng biết lo
cho chồng đèn sách, chỉ ái ngại tiên nầy thuộc loại người ta báo động
không nên mua đó thôi. Đồ hư là loại ǵ mà người ta mua vậy?
-
Đồ hư là những thứ không dùng được nưă, nào là quạt máy, máy may tủ lạnh
radio; gần như loại ǵ cũng mua hết.
-
Không dùng được mà mua làm ǵ vậy?
-
Sau 75 hàng triệu người bỗng nhiên thất nghiệp, họ là những người có tay
nghề cao, không phải ai cũng vượt biên hết cả, cũng c̣n triệu người ở lại.
Trong cái khó ló cái khôn, họ phải t́m cách sinh sống. Nghề buôn đồ hư nầy
cũng phát đạt lắm. Con d́ Mười ḿnh vào Sài G̣n khoảng chục năm, làm nghề
mua quạt máy hư tân trang lại bán, nay giàu xụ. Chị biết không, người Tàu
đầu tiên đến VN làm nghề buôn ve chai mà đă cất lên Chợ Lớn cao to đồ sộ.
Ai biết tận dụng hết của cải thượng đế cũng đều khá cả.
-
Th́ ra ngày xưa ḿnh gọi là nghề mua ve chai mà ngày nay gọi là nghề mua
đồ hư!
Sau năm 1975, tôi có một thời gian ở nhà cha mẹ chồng tại Sài g̣n. Nhà sát
vách chành buôn ve chai, phải gọi là nhà thầu mới đúng, chủ là người Tàu
đến Việt Nam quá lâu nên rành tiếng Việt. Nghề nầy tuy dễ kiếm tiền song
tôi nghĩ phải tiếp xúc hàng ngày với đồ củ kỷ, phải hít vào phồi không khí
ô nhiễm. Có lẽ cũng sẽ hệ lụy về sau. Tôi có cơ hội ṭ ṃ nh́n ngắm, vào
buổi sáng có hang chục người đàn bà quảy gánh không đến vưạ, bà chủ đưa
cho mỗi người một ít tiền. Sau một ngày lặn lội khắp hang cùng ngỏ hẽm.
Chiều xuống mấy bà tụ tập về với quang gánh nặng trĩu. Ở đây hàng hóa được
lựa ra tuỳ loại, giá cả khác nhau. V́ dụ lon guigoz giá một đồng, những
loại lon khác giá thấp hơn, giấy báo giá cao hơn vở học tṛ, loại giấy dày
khác giá với loại mỏng. Thời gian nầy tôi thấy sách là nhiều nhất, toàn là
sách qúi, sách hay. Thiên hạ sợ bị ghép tội tàng trử sách báo phản động
nên đem ra bán ve chai.
Truyện sách nào tôi cũng thèm thuồng muốn mua. Bà Tàu tốt bụng bảo tôi cứ
đem về đọc không lấy tiền v́ bà mua rất rẽ. Mẹ chồng tôi thích truyện kiểm
hiệp, nên bê về cả chục tập truyện cuả Kim Dung; nào Cô Gái Đồ Long, Thần
Điêu Đại Hiệp. Tiếu Ngạo Giang Hồ…Các truyện khác như Tam Quốc Chí, Đông
Châu Liệt Quốc, Tiết Đinh San chinh Tây, Tiết Nhơn Quí chinh Đông…, Nào
truyện ma, truyện đường rừng, Đào mả Tần Thuỷ Hoàng… Những sách nầy không
thích hợp với nảo bộ yếu thần kinh cuả tôi. Đọc vài cuốn là tôi thấy tứ
chi rũ rơị, thể xác bần thần. Tôi thích nhất là sách tử vi, xem tướng mạo
và chỉ tay , đem về nghiên cứu, chấm tử vi cho ḿnh và ông xă thấy cũng
hay hay. Những sách nầy có giá trị với tôi v́ trong lúc tuyệt vọng th́ ở
đó cho tôi một niềm hy vọng, tuy mơ hồ nhưng lại là điêm tựa duy nhất. Vợ
chồng tôi nằm trong cung tam vinh hiển, chỉ thua cung nhất phú qúi thôi.
Tôi bị hạn xấu lúc trung niên v́ lấy chồng sớm. Giá đọc được sách nầy
trước kia, chắc tôi chưa lấy chồng th́ đâu có cảnh chồng phải ngồi tù.
Ngoài ra chành ve chai c̣n mua đồ nhôm, thau,quạt máy, đồ nhưạ. Nóí chung,
theo kiểu Taù là mua “phàn bà làng xi tố” , tốt xấu đều mua tuốt tuột, cân
kư lấy tiền! Nghề nầy cũng giải quyết công ăn việc làm cho nhiều phụ nữ có
chút tiền nuôi con trong lúc chồng bị tù đày hay mất tích ngoài mặt trận
vừa qua… Một người quen tâm sự, “lúc đầu tôi không biết buôn bán ǵ, thấy
mua ve chai ít vốn nên bắt chước vào nghề. Một hôm quảy gánh vào xóm, có
người gọi vào chỉ đống đồ củ, tôi không biết giá cả bao nhiêu, ngần ngừ
tính toán, trả rẻ th́ người ta không bán, mua giá cao th́ không có lời.
Nhưng người chủ nhà h́nh như muốn thu dọn lẹ để hồi hương nên bảo tôi đưa
ít tiền đủ đi xe c̣n bao nhiêu biếu tôi. Ngày mai tôi quay lại, ư muồn đưa
thêm tiền cho chủ, nhưng cưả đóng im ĺm, họ đă đi xa rồi. Nhờ hai giỏ đồ
đó đă dạy tôi vào nghề mua quần áo củ.”
Từ lúc có các bà vào xóm mua ve chai, lủ con nít nhà tôi cũng hớn hở giành
phần thu dọn, mỗi khi nhà có chai lọ vưà dùng xong. Chúng chờ đợi nghe
tiếng rao: “ Mua ve chai, có ǵ bán hông?”. Đứa lớn đẩy đứa nhỏ giành chạy
ra cổng mời bà vô nhà. Chúng có đuợc vài đồng là mong ông bán cà rem hay
kẹo kéo. Mặt đứa nào cũng thật vui, đâu phải lúc nào cũng có tiền. Một hôm
tôi thấy hai đưá nhỏ ngoài cổng chạy vào hơn hở khoe mẹ kẹo. Tôi ngạc
nhiên hỏi “tiền đâu mà con mua kẹo vậy?” Chúng chỉ tay ra cổng: “Ông bán
kẹo kéo cho…” Trời ơi thật là chuyện lạ, người nghèo mới đi bán nghề nầy,
lời lải bao nhiêu mà cho kẹo con nít! Tôi vội chạy ra cổng để trả tiền th́
người bán kẹo kéo đă đạp xe khuất bóng. Tôi hỏi thăm bọn trẻ c̣n tụm ba
tụm bảy cầm kẹo ăn: “Ông bán kẹo đâu rồi?” Vài đưá trong bọn cùng lên
tiếng: “Ông Đại Uư Lai mới ở tù về bán kẹo kéo đó!” Dắt hai con vô nhà,
tôi hỏi: “Ông bán kẹo hỏỉ con ǵ không?” , “Ông hỏỉ ba cháu đâu, sao chú
qua lại bán kẹo nhiều ngày mà không thấy?, con trả lời ba con bị ông HCM
bắt ở tù rồi, ông cho con kẹo!!” Tôi giật ḿnh, không hiểu ai đă dạy con
tôi nói thế nên dọa: “Con không nói như vậy nữa, người ta sẽ bắt má ở tù
luôn rồi không ai nuôi con, con sẽ chết đói đó” Những ngày sau đó tôi
không thấy ông bán kẹo đi qua nhà nữa, có người bảo ông đă sang Pháp theo
diện con lai.
Nghề
ve chai xem thế mà ở nơi nào trên trái đất đều hiện diện. Ngay cả Hoa Kỳ
mỗi nhà đều có thùng chứa các loại đồ phế thải để mỗi tuần xe nhà nứơc đến
chở đi gọi là “recycle”, vưà tiết kiệm vưà sạch môi trường. Ngay trong
cộng đồng Việt ở Mỹ, nghề luợm lon, thu dụng thùng giấy, carton, chai bia
cũng là một nghề làm giàu. Tôi có một người bạn, gia đ́nh họ chỉ sắm xe
tải rồi hàng ngày lượm các thứ đó chở về, gom lại, đem bán mà giàu có, nhờ
vậy nuôi con cái học hành thành đạt… Một câu chuyện khác, cách đây mấy năm,
khi Cộng Đồng gây quỹ xây dựng tượng Đài Việt Mỹ, có một bà cụ đă hơn tám
mươi, lưng đă c̣ng, thu góp lon bia, lon coca… toàn bộ số tiền bán được cụ
bà đem đến tặng cho ban gây quỹ. Cử chỉ ấy đă làm cảm động biết bao người.
Câu nhắn cuả anh bạn tôi “ Tại sao gái hư không ai mua mà chỉ mua vật liệu
phế thải? Tôi xin tạm trả lời : Đồ phế thải recycle được, c̣n gái hư th́
vô phương!

Mỹ
Hiệp
Mùa Thu năm 2008

Trang XUÂN 2009- Văn Học Nghệ Thuật
Và Quê Hương