Thắm
thoát mà đă gần hai mươi mùa xuân gia đ́nh tôi sống trên đất nước Cờ-Hoa
này. Ngày tháng đi nhanh quá chả bù với thời gian bảy năm chờ chồng đi tù
cải tạo sao nó dài lê thê ảm đạm.
Hồi
tưởng lại khi vừa đặt chân lên đất Mỹ, gia đ́nh chúng tôi suốt hai tuần lễ
đầu chỉ quanh quẩn ở các căn pḥng khu chung cư hoặc thỉnh thoảng ra đứng
trước sân nh́n ra con đường phía trước. Suốt hai tuần lễ đầu ngoài những
lúc nhân viên của cơ quan bảo trợ đến chở đi các nơi làm thủ tục nhập cảnh
; khám sức khỏe, khám răng, khám mắt, chúng tôi không dám đi đâu xa v́
phần không biết phương hướng sợ bị lạc, phần lạ cảnh lạ người và nhất là
cái bệnh nhớ nhà cứ ray rứt măi không yên.
Những
ngày tháng kế tiếp, ngoài việc chống chọi với cái nắng như thiêu như đốt
của sa mạc mà những cư dân khác vùng cho bang chúng tôi đang cư ngụ là nơi
" Biên địa hạ tiện" chúng tôi c̣n phải ṃ mẫm làm quen với cuộc sống mới
cho phù hợp với cái xă hội lạ lùng mà gia đ́nh chúng tôi đă tự nguyện dấn
thân, và quả như lời người xưa đă nói, "vạn
sự khởi đầu nan" gia đ́nh chúng tôi theo thời gian cũng tự
thích hợp với hoàn cảnh. Chắc chiu, nhen nhúm, chúng tôi mua được ngôi nhà
để các con an ổn học hành.
Chẳng
mấy chốc mà đă sắp đến tết Dương lịch; mùa lễ hội của dân bản xứ. Thời
tiết cũng đă chuyển từ nóng sang lạnh. Lần đầu tiên chúng tôi được chứng
kiến mùa Thu thực sự nơi quê người. Những hàng cây hai bên đường lá đă đổi
từ màu xanh sang một thứ màu vàng rực rỡ và cuối cùng trút hết lá đứng trơ
cành. Người ta bắt đầu trang hoàng, chuẩn bị đón giáng sinh và tết dương
lịch từ lễ tạ ơn; và từ đây khi ngày vừa tắt nắng, trước mỗi nhà đèn hoa
giăng giăng như hội; và cũng từ đây nắng sáng hơn và bầu trời trong hơn.
Những người hàng xóm, chúng tôi ít có dịp gặp mặt nay ra trước sân tỉa vài
khóm hoa, dọn sạch những lá vàng của mùa thu c̣n sót lại; và bất chợt nếu
nh́n thấy ai họ vẫy tay chào miệng cười thân thiện.
Mọi
người chuẩn bị đón giáng sinh. Những thứ đă dùng trong năm qua, những vật
dụng lâu ngày không dùng đến họ mang bày cả ra trước sân gọi là yardsale
và sẽ có rất nhiều khách men theo những tấm giấy dán hoặc dựng ở dọc đường
t́m đến nơi tha hồ mà chọn lựa. Dĩ nhiên giá cả sẽ chỉ khác hơn tặng không
một chút thôi v́ ở đây không ai dám đem đồ cũ của ḿnh tặng cho ai ngoài
các cơ quan từ thiện.
Một
buổi sáng cuối tuần, sau những ngày vất vả với công việc, chúng tôi rủ
nhau đi một ṿng yard sale trước để t́m hiểu sau nếu có thể mua một vài
thứ cần dùng. Cuối Thu là mùa lư tưởng của yard sale. Chúng tôi không cần
phải đi đâu xa, ngay trên con đường trước nhà tôi đang có block sale,
nghĩa là cả một khu vực chúng tôi đang ở, hai bên đường, nhà nào muốn bán
thứ ǵ cứ mang ra bày trước sân nhà ḿnh để khách đến mua khỏi phải vất vả.
Dĩ nhiên đa số khách hàng là những gia đ́nh người châu Mỹ La-tinh đông
con, nghèo trong khu vực chúng tôi đang sống và những gia đ́nh mới định cư
như gia đ́nh chúng tôi. Chủ nhà thường bắc ghế ngồi xem sách hay loay hoay
sắp xếp một vài món hàng chờ khách. Thấy khách đến họ ngững lên gật đầu
chào và lại lặng lẽ tiếp tục công việc. Áo quần, giày dép, đồ trang sức
cho đến sách vở vật dụng trong nhà khách mặc t́nh lựa chọn. Nếu chưa chọn
được món vừa ư hay cần thứ khác, khách lại băng qua đường sang nhà đối
diện; lại tiếp tục chọn lựa cho đến khi thấy vừa ư mới thôi.
Vợ
chồng tôi sau khi "di hành chiến thuật" theo đội h́nh chữ Z qua hơn nửa
khu vực; mua được một ít áo quần và một số đồ dùng tôi đă thấy mỏi chân
muốn quay trở về nhưng nhà tôi khuyên nên ghé vào một "cửa- hàng" cuối
cùng bên kia đường. Hàng hóa được trưng bày dưới bóng cây cổ thụ. Bên hông
trái là một khóm trúc; phía phải là khóm trúc đào. Chủ nhân là cặp vợ
chồng người bản xứ khoảng trên năm mươi tuổi đang ngồi song song nh́n ra
đường. Thấy vợ chồng tôi bước vào người đàn ông đứng dậy tiến đến với cử
chỉ đan mười ngón tay vào nhau trước ngực, hơi cúi đầu xuống nói tiếng
Việt với giọng lơ lớ nhưng dễ hiểu;
- Chào ông bà mạnh giỏi?
Chúng tôi khựng lại, sau vài giây ngạc nhiên, nhà tôi lên tiếng:
- Cám ơn, chúng tôi mạnh giỏi.
Mắt
ông Larry (ông tự giới thiệu) sáng lên trong niềm vui bất ngờ. Ông ch́a cả
hai bàn tay ra bắt tay nhà tôi trong cử chỉ thân thiện. Chúng tôi thấy ông
thật dễ mến. Tôi nh́n sang bà Larry bà khẽ gật đầu cười, nụ cười thông cảm.
Ông Larry không rành tiếng Việt nhưng hiểu rất nhanh ư người đối diện. Sau
vài câu đối thoại lịch sự, ông nhận chúng tôi là hàng xóm, và thật cảm
động chúng tôi được biết ông là một cựu chiến binh tham chiến ở Việt-Nam;
đơn vị cuối cùng của ông đóng ở Đà-Nẵng. Buổi sáng hôm đó vợ chồng chúng
tôi từ một khách yard sale biến thành chiến hữu của ông và không ngại
ngùng, ông dẫn chúng tôi vào pḥng khách đưa cho chúng tôi xem những h́nh
ảnh cũ của một thời ngang dọc. Nói đến đâu mắt ông Larry ngời sáng, hănh
diện với những kỷ niệm ông đă trải qua. Thấy vui vui tôi xen vào câu
chuyện của hai người :
- Ông Larry, ông thích món ǵ nhất khi c̣n ở Việt-Nam ?
- Chả gị, bánh xèo!
Tôi
mỉm cười v́ câu trả lời của ông. Chắc chắn ông c̣n thích nhiều thứ khác
ngoài chả gị và bánh xèo! Thời gian đó không có nhiều người Việt định cư
nơi chúng tôi cư ngụ; lại không có tiệm ăn Việt-Nam chắc khi kỷ-niệm kéo
ông trở về ông đành nhịn thèm. Giáng sinh năm đó ông đích thân mang thiệp
và quà đến nhà. Chúng tôi lại nhắc đến Việt-Nam. Tôi nhắc Việt-Nam cho đỡ
nhớ v́ ngày tết sắp đến. Ông nhắc Việt-Nam lần này không phải chả gị hay
bánh xèo mà là một món nợ : nợ t́nh !
Ông
ch́a cho chúng tôi xem tấm ảnh trắng đen đă cũ với cô gái nhỏ nhắn dễ
thương đứng cạnh anh lính Mỹ trẻ đẹp trai. Ông kể cho chúng tôi nghe những
buồn vui của cuộc t́nh với cô gái Việt. Chúng tôi nh́n ông ái ngại, không
dám nói nhiều sợ khơi lại vết thương trong ḷng ông. Tết âm lịch vợ chồng
chúng tôi đến chúc tết mang theo chả gị và bánh xèo. Larry hóm hĩnh đ̣i
tiền ĺ-xi đầu năm. Nhận tiền ĺ-x́ tiêu biểu xong ông mơ màng bảo nếu có
tiếng pháo nữa th́ là perfect.
Chúng
tôi làm hàng xóm với Larry hơn mười bảy năm, từ lúc ông c̣n tráng kiện cho
đến năm ngoái ông đă ngồi xe lăn v́ đôi chân ông bị liệt. Thường những
buổi chiều đi làm về, cơm nước xong chúng tôi hay thả bộ theo con đường
trong xóm. Đúng hẹn, bà cụ đẩy xe lăn ra trước ngơ. Đôi vợ chồng già ngồi
tắm nắng chiều và ngắm những đàn chim bay về hướng Bắc. Chúng tôi thường
dừng lại nói chuyện với Larry. Ông cố gắng nói tiếng Việt với chúng tôi
mặc dù tiếng ông hơi run và tai nghe không được như trước. Có lúc đứng
trước Larry, nh́n ông tôi tự hỏi h́nh ảnh cô gái Việt có c̣n theo ông
trong những giấc mơ, và nếu có, có lẽ lại hay; giấc mơ của ông sẽ đẹp như
thời ông c̣n trai trẻ.
Hơn
mười bảy năm, lần đầu tiên chúng tôi về Việt-Nam ăn tết. Mọi người háo hức
sắm sửa hành lư cho chuyến hành tŕnh dài một tháng. Trước khi đi chúng
tôi đến gặp vợ chồng Larry nói lời từ biệt. Larry ngồi lặng lẽ không nói,
khác với những lần chúng tôi gặp mặt. Bà Larry hứa sẽ trông nhà và tưới
cây cho chúng tôi khi chúng tôi vắng nhà. Tôi biết Larry buồn lắm v́ có
lần ông nói với chúng tôi là ông muốn trở lại thăm Việt-Nam một lần. Từ
khi đôi chân ông bị liệt, khi nói chuyện với chúng tôi ông hay buồn bă
nh́n xuống đôi chân thở dài.
Sau
tết, chúng tôi trở về. Ngồi trên chuyến bay dài mười mấy tiếng đồng hồ khi
về đến nhà mọi người mỏi mệt lăn ra ngủ. Bỗng tôi choàng dậy v́ có tiếng
nước reo. Có ai đang mở nước phía sân trước. Tôi mở cửa bước ra. Một người
đàn ông lạ mặt đang cầm ṿi tưới cây trước nhà. Tôi chưa kịp lên tiếng
người lạ đă lên tiếng trước:
- Ô, tôi không biết gia đ́nh ông đă về. Ông có biết ông vừa mất hai người
hàng xóm không?
Tôi hốt hoảng, linh tính báo cho tôi biết có chuyện không lành,
- Ai vậy ?
- Ông bà Larry !
- !!?
Anh khách lạ tưới cây cho tôi biết trước đây gần một tháng ông Larry bị
đột quỵ trong pḥng tắm.Anh ta là một người cháu họ từ Kentucky đến lo
tang lễ. Bà Larry buồn lắm thường chiều chiều đến đây tưới cây. Hai tuần
sau một buổi sáng không thấy bà thức dậy. Hàng xóm gọi cảnh sát đến mở cửa.
Bà Larry nằm chết trên giường. Bà không bệnh tật ǵ cả. Có lẽ bà không
quen sống lẻ loi một ḿnh. Bà không con cái. Tôi là cháu đến lo hậu sự một
lần nữa và luôn tiện đến đây tưới cây thay bà.
Hai
tuần sau, trong khi đi bách bộ đến trước nhà ông Larry, chúng tôi thấy tấm
bảng viết hai chữ : MOVING SALE. Ṭ ṃ chúng tôi ghé vào. Người cháu họ
ông Larry đang ngồi xem sách ở chỗ trước kia ông bà Larry đă ngồi. Giữa
hai khóm trúc và trúc đào, hàng hóa bày biện ngổn ngang. Phía ngoài cùng,
gần giáp lề đường là bộ ghế sofa, chiếc giường ngủ, bàn làm việc của vợ
chồng ông cụ, tiếp theo là những giá áo quần của ông bà. Một tấm vải nhựa
lớn trải rộng trên mặt đất chất đầy ắp các thứ vật dụng của đôi vợ chồng
quá cố.
Anh
thanh niên đến vui vẻ bắt tay chào chúng tôi ; cho biết ư định sau khi bán
tất cả vật dụng trong nhà anh sẽ bán luôn căn nhà và trở về Kentucky. Anh
ta ăn nói bặc thiệp và khá vui tính. Bỗng như sực nhớ ra điều ǵ, anh dẫn
chúng tôi đến một chiếc kệ kê sát tường phía sau giá áo quần chỉ cho chúng
tôi một con búp-bê nói:
- Cô gái Việt-Nam phải không?
Tôi
gật đầu. Cô gái mặc một chiếc áo dài gấm đỏ; chân đi hài thêu màu hồng;
tay cầm chiếc nón lá. Nét mặt cô trông thật thanh tú. Anh hàng xóm tốt
bụng nhất quyết tặng "cô gái" cho chúng tôi lư do cô không c̣n ai là người
thân ngoài chúng tôi. Tôi cầm con búp-bê trên tay, trên đường về; tuy biết
đó chỉ là một vật vô tri nhưng ḷng tôi cứ nao nao. Nhà tôi liếc nh́n tôi
ái ngại, nói một ḿnh :
- Lại thêm một nàng Kiều lưu lạc!

Đặng
Thị
Ngọc
Nữ
Phoenix
12/20/08

Trang XUÂN 2009- Văn Học Nghệ Thuật
Và Quê Hương