Mua
đông Bắc Mỹ c̣n đang kéo dài lê thê, hết trận băo tuyết này rồi trận băo
tuyết khác tiếp nối, chạy đâu cũng không trốn được cái lạnh. Năm mười hai
tháng hết sáu tháng mùa đông, c̣n lại mỗi mùa được hai tháng. Cứ vào mùa
này th́ viết đặc san cho Ninh-hoa.com, tôi t́m hoài không ra nguồn cảm
hứng, h́nh như mùa xuân và tết với tôi bây giờ chỉ c̣n trong miên man kỷ
niệm.
Quê nhà đang chuẩn bị đón tết Mậu Tư, năm con chuột. Họ hàng nhà chuột
không có ǵ hấp dẫn để tôi tả chân dung. Năm chuột kể chuyện "Tôi sợ chuột"
để quư bà con nghe cho vui trong ba ngày Xuân. Theo thứ tự mười hai con
giáp, cuôi cùng là con heo, rồi bắt đầu tuần hoàn trở lại là con chuột.
Máu tôi dị ứng với loài chuột, nên tôi không mấy ǵ có cảm t́nh với chuột,
bất kỳ chuột ǵ. Nhiều khi tôi vớ vẩn thắc mắc ai khéo đặt ra mười hai con
giáp, trong đất trời này thiếu ǵ con vật dễ thương, dễ nựng sao không kê
vào mà phải là con chuột khó ưa, ai ghét tôi bao nhiêu tôi ghét chuột ngần
ấy nhiêu.
Sau năm 1975, gia đ́nh tôi chỉ c̣n lại bốn người trong nhà, má tôi, chị ba,
tôi và thằng em út, khi đó chị hai tôi có chồng nên ở riêng, ông anh th́
thường ở trên rẩy nhiều hơn ở nhà, c̣n em gái tôi th́ ở trong tu viện.
Chiều chiều gia đ́nh tôi thường hay đi nhà thờ, nên hay cắt tôi ở nhà giữ
nhà và lo buổi cơm chiều. Nhà dài lắm nên má tôi xây cả chục cái pḥng,
pḥng nào cũng có số, có tên. Phần trước th́ cho mấy bà sanh baby nằm, c̣n
phần sau là pḥng ngủ và pḥng sinh hoạt của gia đ́nh, sau này má tôi già
yếu nên không c̣n hành nghề nữa, nhà vắng lại càng vắng hơn. Nhà c̣n dư
một cái pḥng đặc biệt như cái kho lương thực, trong đó má tôi dự trữ đủ
thứ nào gạo, nếp, đậu, đường, bột, mắm muối hầm bà lằng.
Theo thường lệ tới giờ nấu cơm tôi cầm theo cái xoang vào pḥng để lấy gạo,
ngọn đèn tiếp sáu tất trong pḥng chắc cũ lắm rồi nên yếu ớt, mờ mờ không
đủ sáng. Vừa mở nắp thùng tḥ tay vào tính lấy cái bơ đong gạo, tôi thấy
bà chuột chạy lổn ngổn trong thùng kêu chít chít như sợ ai bắt, c̣n tôi
th́ mất hồn nó nên quăng cái xoang gang cái rổn trên nền xi măng. Trong
nhà trước cũng như sau vắng ngắt im ĺm, nh́n qua nh́n lại chỉ thấy ḿnh
tôi với con chuột trong thùng gạo. Sợ quá tôi chạy tuốt ra ngoài sau giếng
thở hổn hển không dám vô nhà. Trời càng chiều càng mau tối đến, cơm th́
chưa nấu trong bụng tôi vừa sợ vừa lo không khéo chiều nay sẽ cho cả nhà
nhịn đói. Một hồi lấy lại b́nh tĩnh nên tôi nghĩ ra một cách: hay là ḿnh
chạy ra trước nhà kêu bà con hàng xóm cầu cứu. Hồi đó c̣n son trẻ nên tôi,
phóng một cái là ra tới cửa trước liền, thật hên thấy thằng nhóc con cỡ
chín mười tuổi con của bà hàng xóm đang ngồi một ḿnh trong sân nhà tôi,
nghĩ bụng chắc thằng nhỏ này đang ngồi chờ lũ bạn của nó ăn cơm chiều xong
rồi tụ họp lại để đi "quậy" đây. Tôi lại gần ngồi xuống và lung lay cái
vai nó.
- Con vô nhà cô đuổi giùm con chuột cho cô lấy gạo nấu cơm nghe cưng? Thằng
nhỏ không gật đầu mà cái miệng hỏi tía lia.
- Nó ở đâu, nó ở đâu hả cô? Tức cười thằng nhỏ nghe đi đuổi chuột mà cái
mặt sáng rỡ như được ai cho kẹo, nó đứng dậy thật nhanh và hí hửng theo
tôi vào nhà mà cái miệng vẫn bô bô.
- Cô T. nhát thiệt đó nghen, chuột nó sợ ḿnh, chứ mắc mớ ǵ mà ḿnh sợ nó.
Tôi không thèm trả lời thằng nhỏ.
Đang làm bộ lên lớp người lớn, thầm nghĩ dẫu ǵ chiều nay nó cũng là ân
nhân của ḿnh, vẫn chưa hết nó kể luôn một hơi:
- Cô T. biết không mấy bữa trước con chuột ở đâu chạy lạc vô nhà con, con
và mấy đứa bạn xúm nhau dí nó lại đánh chết tươi.
Tôi rùng ḿnh khiếp quá quay sang dặn ḍ:
- Nhưng lần này cô chỉ muốn con đuổi nó đi thôi chứ đừng đánh nó chết tươi
nghen. Thằng nhỏ cười h́ h́:
- Cô T. thiệt t́nh.
Nhà dài như con đường cái quan, thằng nhỏ vừa kể xong câu chuyện mạo hiểm
giết chuột th́ cũng vừa tới cái pḥng có con chuột nằm trong thùng gạo.
Tôi đứng lúp ló bên ngoài, thằng nhỏ vào trong mở cái nắp thùng gạo và nói
vọng ra:
- Con chuột nó chạy mất tiêu rồi cô T. ơi. Tôi đoán chắc hồi nảy tôi quăng
cái xoang cái rổn làm nó mất hồn chạy ra rồi.
- Thôi cô vô lấy gạo nấu cơm đi. Tôi xoay qua thấy dĩa khoai ḿ mới hấp
hồi năy chưa ăn c̣n để trên bàn, tôi mời nó:
- Ăn khoai ḿ đi con như một lời cám ơn, thằng nhỏ lắc đầu rồi nói :
- Thôi con đi dià
Tội nghiệp thằng nhỏ chưa kịp lớn nhà th́ nghèo ngày nào cũng bị ăn cơm
độn, nên bây giờ hỏi ăn khoai nó lắc đầu lia lia. Thằng nhỏ đi rồi tôi tới
lượm cái xoang lên, bây giờ tôi mới thấy nó gảy mất một cái quai, giơ lên
cao quay qua, quay lại trước ánh đèn nh́n kỹ, hên quá chưa nứt. Lần này
lấy gạo xong tôi cẩn thận đậy nắp thùng đàng hoàng c̣n dằng thêm một cục
gạch cho chắc ăn lần này "chuột hết sa hủ nếp".
Buổi cơm chiều tôi chưa kịp kể chuyện sợ chuột cho cả nhà nghe, th́ tự
nhiên má tôi lên tiếng hỏi:
- Ủa, cái xoang cơm sao găy hết một cái quai dzậy? tôi trả lời:
- Tại con chuột đó. Má tôi ngồi ăn cơm mà càm ràm
- Con nhỏ này thấy chuột mà làm như thấy cọp thấy beo.
Một buổi trưa má tôi đi đâu về, một tay cầm cái xoang mới toanh, c̣n một
tay ôm một con mèo con. Tôi đang nấu cơm trưa trong bếp bỏ ngang chạy lại
gần thắc mắc hỏi:
- Mèo con ở đâu dzậy má?
- Má mới xin của bà bốn Tàu, nuôi mai mốt cho nó bắt chuột, bà đưa cái
xoang cho tôi cầm rồi dặn:
- Chiều nay lấy xoang mới nấu cơm, chứ cái nồi cơm nặng trịch, có một cái
quai nóng hổi làm sao bưng.
Con mèo quay qua quay lại nay đă lớn bộn, nó hay thích nằm trước cửa pḥng
để đủ thứ hầm bà lằng này để ŕnh chuột. Bây giờ chiều chiều tôi có mèo
bốn chân làm bạn nên hết sợ chuột làm phiền.
C̣n một chuyện nữa sau năm 1975 cũng liên quan đến chuột. "Giải phóng"
xong đêm nào "mấy ổng" cũng bắt dân đi họp, đàn ông th́ họp trung niên,
đàn bà th́ họp phụ nữ, con trai con gái th́ đi họp thanh niên. Chiều lại
là loa phóng thanh thông báo nhắc nhở bà con tối nay đi họp. Ban đầu đi
họp ở trên nói ở dưới ngồi lắng nghe nghiêm chỉnh, cứ thế tối nào cũng họp,
nghe riết tai này lọt qua tai kia, nghe nhiêu quá đầy lỗ tai không c̣n chỗ
nào chứa nên sau hết nghe luôn. Thanh niên, thanh nữ lấy cớ đi họp như đi
hẹn ḥ, chỗ nào có con trai, con gái là chỗ đó có t́nh yêu.
Có một năm từ huyện tới xă tới thôn phát động phong trào chóng đói, giảm
nghèo. Ruộng lúa mất mùa thất thu rồi dân đói đổ tội cho chuột phá hoại
mùa màng, nên chính quyền bắt dân đi nạp đuôi chuột. Tôi ở trong đội thanh
niên nên cũng phải nộp ba chục cái, chưa giết chuột bao giờ nên nghĩ bụng
chuột mà mất đuôi chắc tự động lăn ra chết hết cựa quậy. Ai khéo nghĩ ra
cái chuyện cắc cớ, đằng nào cũng một lần chết, sao không cho nó chết
nguyên vẹn mà cắt đuôi mất đầu kinh quá. Ban ngày bị mấy chục cái đuôi
chuột làm phiền v́ không biết t́m ở đâu cho ra ngần ấy con chuột để lấy ba
chục cái đuôi, suy nghĩ nhiều nên bị ám ảnh tối đi ngủ cứ nằm mơ thấy
chuột rúc vô mền. Bấy nhiêu đó mà làm tôi mất ăn mất ngủ đến phờ người.
Thế rồi cái ngày nạp đuôi chuột cũng đến, buổi sáng hôm ấy má tôi (cũng là
má tôi, bà đến với tôi như một vị cứu tinh, một ân nhân trong cuộc đời mà
không có cái giá nào để tôi đong đầy sự biết ơn). Bà đi đâu về trên tay
cầm mấy chục cái đuôi chuột được cuộn tṛn trong miếng lá chuối c̣n tươi,
bà đưa cho tôi rồi nói:
- Nè, cầm đuôi chuột lên thôn nộp cho người ta đi, hôm nay hết hạn rồi đó.
Tôi cầm mớ đuôi chuột trong cuộn lá chuối c̣n âm ấm mà cứ tưởng tượng đang
cầm cuốn bánh xèo mới mua ở ngoài quán về, rồi đi một mạch lên nộp cho
thôn c̣n dặn ḍ cái thằng tổ trưởng nhớ gạt tên tôi ra khỏi sổ"đoạn trường".
Giải quyết xong mấy chục cái đuôi chuột người tôi nhẹ nhỏm, về nhà hí hửng
hỏi bà già:
- Đuôi chuột ở đâu mà má có nhiều dữ vậy?
- Má mua của mấy người ở trên nhà quê đó.
Th́ ra v́ nghèo quá nên người ta làm bất cứ chuyện ǵ có thể làm để đổi
lấy tiền, có người mua th́ có kẻ bán. Người Việt Nam ḿnh nhỏ con đến con
chuột cũng nhỏ, không như ở đây con chuột to bằng con mèo ở Việt Nam. Tôi
nghĩ bụng mèo Việt Nam mà đi lạc qua đây lạng quạng chuột Mỹ sẽ làm thịt
như chơi. Được một cái nhà ở đây cửa lớn, cửa nhỏ đều đóng kín mít quanh
năm suốt tháng, con kiến cũng chui vô không lọt. C̣n ở Việt Nam nhà nào
cũng mở cửa thuông luông từ sáng đến tối nên chuột sống chung với người
không có ǵ lạ.
Kể chuyện cho bà con nghe xong, chẳng khác nào tôi tự vạch áo cho người
xem lưng. Ngày xưa tôi sợ chuột bao nhiêu th́ bây giờ tôi vẫn ngần ấy sợ.
Bệnh không có thuốc chữa, đành bó tay.
Xuân đang về trong mỗi gia đ́nh người Việt.
Năm mới kính chúc quư đồng hương, quư độc giả của Ninh-hoa.com và các bạn
bè xa gần thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, an b́nh và mọi sự may mắn.

Nguyễn
Thị
Thu
Vancouver, tháng giêng năm 2008