Cha tôi có sở thích chơi
mai và pháo mỗi lần Tết đến.
Tuy nhà nghèo nhưng năm nào cũng vậy, độ chừng hai
mươi
ba hay trễ lắm là hai mươi lăm tháng chạp âm lịch là ông lệ mệ vác về một
cành mai. Mai ông lựa phải suôn nhánh, không cong queo hay khuyết tật và
nhất là các cành phải “xây” tṛn đều, để khi nó đơm bông “coi mới đẹp”,
ông nói.
Lựa mai theo
cách của ông đă là khó mà cách thúc mai, hăm mai cho nở đúng theo ư muốn
lại càng khó hơn nữa.
Năm nào xem “dèo” mai sẽ nở sớm trước đêm giao thừa (thời tiết ẩm nóng)
ông dùng chiếc bao bố trùm kín mai lại. Gần đến chiều ba mươi đem cắm vào
b́nh, ông mới giở bao bố ra cho mai ló mặt ra ngoài cười với gió xuân.
Năm nào thời tiết se lạnh mai c̣n mơ màng ngủ, uể oải không chịu mở mắt
đón xuân tới, ông mang mai vào bếp lửa để thui gốc, tối ba mươi cúng rước
ông bà xong, ông cho vào b́nh cắm mai mấy viên aspirin thúc mai mau nở.
Đến giờ trừ tịch, khi tiếng chuông chùa và tiếng chuông nhà thờ rộn rả
ngân vang trong không gian, thời khắc thiêng liêng giao ḥa của đất trời
chuyển ḿnh đang diễn ra, th́ những búp mai xanh tṛn đầy, múp míp, bắt
đầu hé nở.
Có tận mắt theo dơi chứng kiến cái khoảnh khắc thời
gian “khai hoa nở nhụy”
của những búp xanh bắt đầu từ từ hé cánh, cho đến lúc năm cánh mai vàng
bung nở tṛn vẹn khoe sắc thắm tươi, giữa ḷng đóa mai mấy cái ṿi nhụy
mỏng manh, trên đầu chấm một điểm đỏ, vươn thẳng lên, mới cảm được hết cái
huyền diệu của đất trời.
Năm nào cũng vậy, khi cả bầy em tôi miệng th́ nói nhứt quyết thức đón giao
thừa nhưng hai mắt th́ cứ bắt đầu ríu lại rồi lần lượt cả đám lăn ra ngủ
mê mệt sau một ngày lăn xăn, rộn rịp chuẩn bị đón Tết, căn nhà trở nên yên
tĩnh, chỉ c̣n lại cha mẹ tôi và tôi, vừa cắn hạt dưa hay nhâm nhi mứt gừng
với nước trà vừa chờ xuân sang.
Trong cái không gian im ắng, tĩnh mịch ấy chỉ có âm thanh của chiếc đồng
hồ con gà với cái đầu gục gặc mổ thóc, đặt cạnh bàn thờ lặng lẽ đếm ngược
từng giây cho đến giờ trừ tịch. Từng tiếng tích tắc, tích tắc... nghe
thong thả đều nhịp như tiếng bước của thời gian.
Khi ba cây kim đồng hồ vừa tụ lại con số 12 th́ không gian đất trời bỗng
vỡ ̣a rộn rả với tiếng chuông chùa, tiếng chuông nhà thờ rộn ràng lẫn
tiếng pháo nổ rộ lên, lúc ṛn rả từng hồi, lúc đ́ đùng từng tiếng vang
vang khắp nơi, đầu làng cuối xóm.
Pháo đua nhau nổ đón mừng xuân mới. Nhà nhà đều đốt pháo. Giàu hay nghèo
ǵ cũng có pháo nổ đón xuân. Có khác nhau là pháo nhiều từng tràng dài
tḥng từ trên cao xuống, hay từng phong ngắn. Tiếng pháo chuột trẻ con đốt
cũng đ́ đẹt, lạch tạch đó đây.
Xuân từ trong ấy mới ban ra
Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà
Giờ giao thừa đă đến. Vạn vật như sực tỉnh giấc ngủ say. Trên bầu trời đen
như mực loé sáng từng lúc với ánh sáng pháo nổ, pháo hoa. Mùi thuốc pháo
thơm nồng lẫn với khói pháo tản mác mờ mịt khắp không gian.
Đất trời chuyển ḿnh mở hội. Ḷng người cũng rộng mở hân hoan đón mùa xuân
mới.
Cha tôi mở toang cửa chính và sai tôi đem mấy dây pháo, trước đó đă hong
nắng luôn mấy ngày cho pháo khô, ra đốt. Tiếng pháo nổ ḍn, to và chắc, nổ
đều từ đầu đến cuối. Cha tôi hài ḷng, vui vẻ. Ông tin rằng năm tới mọi sự
sẽ hanh thông, sẽ được nhiều may mắn trong việc làm ăn.
Ngoài đường, trẻ con từng đám tranh nhau, ùa đến từng nhà vừa bịt tai vừa
nhặt pháo tịt ng̣i, ḥ hét chí choé, cười nói vang rân.
Trong nhà, b́nh hoa của cha tôi, với những cành mai to cao gần đụng trần
nhà, đặt giữa nhà trước bàn thờ, hoa bắt đầu hé nở.
Trong chốc lát, trước đó mươi phút, b́nh mai chỉ là những nhánh mai xương
xẩu màu nâu sậm, bây giờ đă lác đác điểm mấy cánh hoa vàng.
Sáng mồng một, b́nh mai hoa đă rộ nở, cả một màu ràng rực rỡ trên cây.
Đó là những h́nh ảnh đón xuân trước năm 1975 tôi c̣n nhớ được. Sau đó là
những mùa xuân “cách mạng” với khẩu hiệu lao động vinh quang, với cờ
phướng đuôi nheo xanh, vàng, đỏ, tím... thay cho pháo, cho mai. Người ta
đón xuân trong âm thầm lặng lẽ.
Rất nhiều những mùa xuân về sau, Tết đến trong im lặng buồn bă.
* * *
Thuở tôi c̣n nhỏ chừng mười hai, mười ba tuổi, tôi đă biết yêu thích hoa
mai trong ngày Tết.
Nhưng tiêm nhiễm cái lăng mạn tiểu thuyết, tôi thích loại mai trong tranh
vẻ hơn. Đó là những gốc mai già cô độc trên sườn núi.
Những cành mai của cha tôi chọn không giống như những cành mai vẻ khắp
trong mấy tờ báo xuân.
Mai cha tôi mang về thuộc loại mai núi hay mai vườn, thân mảnh dẻ, dịu
dàng, cành dài suôn đuột. Tuy có nhiều hoa sum suê, hoa nhiều cánh, có khi
tới sáu hay bảy cánh, tôi vẫn có cảm tưởng loại mai này đơn điệu mang dáng
vẻ “thường thường bậc trung”, không có nét độc đáo như “lăo mai”.
Những cội mai già trong tranh vẻ với cái gốc sù ś, với những cành cong
khúc khuỷu, găy gấp, không có nhiều hoa, chỉ lác đác đầu cành một vài,
giữa thân một ít mà sao tôi vẫn cứ thích, cứ mê.
Loại lăo mai này không bao giờ thấy bán ở chợ.
Núi ở Nha Trang rất xa, tôi không có cách ǵ đến đó được để học đ̣i cách
“lăo tử chống gậy lên cao tầm mai” mong t́m gặp được gốc mai già như trong
trí tưởng tượng theo tranh vẻ.
Tôi nhớ ở Cam Ranh có rừng mai mọc dọc theo bờ biển.
Có lần vào dịp gần Tết, tôi vào Cam Ranh, cây số 9, thăm mấy bà cô tôi.
Gia đ́nh mấy bà làm nghề đánh cá nên cất nhà dọc ven biển.
Khoảng thập niên 50, nơi đây vẫn c̣n là một băi biển hoang. Suốt chiều dài
cả cây số, lưa thưa độ mấy mươi nóc nhà.
Cả một băi biển cát trắng, mọc toàn nhăn rừng và hoa mai. Loại mai này
mọc thành buội, thấp lưng chừng bụng, cành ngắn, thô, lá ngắn, ít hoa.
Đó là loại mai biển.
Đứng đàng xa thấy cả một rừng mai vàng rực rất đẹp. Nhưng khi đến gần t́m
cho được một gốc mai cho vừa ư như trong ước mơ th́ không sao có được. Cây
nào, buội nào chặt đem về nhà, ngó lại thấy giống như cái chổi chà xơ xác.
Vất đi, đi t́m cây khác.
Tội nghiệp cho ông dượng Hai, chồng cô Hai tôi. Ông thương tôi, thằng cháu
quí tử, từ Nha Trang lặn lội bằng xe đ̣, đi hơn sáu mươi cây số vào thăm
cô dượng, nên ông ch́u ư thằng cháu, vung rựa chặt hết buội mai này đến
buội mai khác, rồi khệ nệ vác về nhà chất thành đống.
Hôm sau, thằng cháu ngắm tới, ngắm lui cả buổi, cây nào cũng chê xấu xí,
không vừa ư. Ông dượng lại đi chặt cây khác.
Nghĩ lại thật thương cho ông dượng rể. Dượng thật là người đàn ông xấu
trai với cái dáng cao ḷng kḥng cục mịch. Hai cánh tay dài thô kệch vụng
về khi làm việc nhà. Nhưng rất nhanh nhẹn trong việc quăng chài vá lưới.
Dượng suốt ngày ở ngoài băi nên nước da đen bóng lên. Chiếc sóng mũi cao
nằm trên hai cái má hóp làm khuôn mặt xương xẩu của dượng trông càng thêm
khắc khổ. Hàm răng của dượng, loại răng dài, chỉ c̣n có mấy cái đóng bựa
vàng lưu cữu. Tôi không thấy dượng đánh răng bao giờ. Sáng dậy, dượng chỉ
ngậm nước trong miệng súc ̣ng ọc mấy cái trong cổ họng rồi phun ph́ ph́ ra
ngoài đất. Thế là xong.
Cô Hai tôi lúc trẻ ở làng B́nh Tây, Ḥn Khói có tiếng là đẹp người, đẹp
nết, ăn nói rất duyên dáng, hoạt bát . Khi cô gánh dưa, gánh cà lên chợ
Ninh Ḥa bán, có khối chàng trai đeo đuổi. Trai tráng trong làng có khối
anh đeo. Vậy mà cô không chọn được ai.
Bẵng đi mấy năm, tôi nghe cô đă lấy chồng và theo chồng vào Cam Ranh,
khoảng cây số 9, lập nghiệp làm ăn.
Lúc tôi vào thăm th́ hai người đă có 4 mặt con rồi.
Dượng người B́nh Định, nói năng chậm chạp thật thà. Tính t́nh hiền lành y
như đất cục.
Đứng cạnh cô tôi, quả thật không dám so sánh, chứ dượng giống như con gà
trống cụt đuôi mà cô tôi là con công rực rỡ màu sắc.
Có lẽ v́ vậy mà dượng lúc nào cũng nễ và ch́u cô tôi chăng?
Thấy tôi không ưng ư được cây nào hết, cô tôi cằn nhằn chồng:
- Ông chặt cho cháu nó mai ǵ kỳ cục vậy? Xấu quắc à! Cả một rừng mai mà
ông không lựa được nhánh nào coi cho được à?
Dượng cười h́ h́ rồi nói:
- Cháu nó biểu tui chặt cây nào th́ tui chặt cây nấy chớ tui có lựa đâu!
- Cháu nó nhỏ, nó không biết th́ ông phải giúp nó chớ. Thôi đi chặt mấy
cây khác đi.
Thế là hai dượng cháu lại rị mọ lùng vô rừng mai để kiếm những cây mai vừa
ư.
Sở dĩ tôi kể về dượng hơi nhiều là v́ khi mang bó mai to cả ôm tay từ cây
số 9 về đến nhà ở Nha Trang, trong lúc tôi lụi hụi vặt lá rồi thui gốc
trong bếp lửa, rồi ngâm trong lu nước chờ những đóa hoa đầu tiên nở, bỗng
dưng tôi có ư tưởng liện hệ giữa mai và dượng.
Sáng sớm thức dậy, tôi ra ngay sau hè nh́n vào bó mai mong nh́n được những
cánh mai vàng hé nhụy để thỏa ḷng cho công sức lặn lội đường xa của tôi.
Nhưng tôi thật sự thất vọng. Những cánh hoa đă nở ở rừng bây giờ không c̣n
nữa. Chiếc xe đ̣ cũ kỹ chạy cà rịch, cà tang từ cây số 9 về tới Nha Trang
đầy những ổ gà, ổ voi dằn xóc, chúng đă rơi rụng tơi tả dọc đường rồi. C̣n
những búp non th́ cứ héo dần rồi theo nhau rụng nốt.
Nh́n bó mai, tôi cứ liên tưởng đến h́nh dáng của dượng Hai tôi. Sao giữa
mai và dượng lại có thể giống nhau quá vậy!
Khi dượng đứng cạnh chiếc thuyền đánh cá với tấm lưới trong tay, mắt đăm
đăm nh́n ra biển cả lúc hừng đông, mặt trời vừa ló lên khỏi mặt nước phía
bên kia bán đảo Cam Ranh, ánh mặt trời màu đỏ chiếu sáng trên khuôn mặt,
tôi bắt gặp ở dượng một h́nh ảnh đẹp đẽ lạ thường.
Cũng vậy, đứng trước nhà cô dượng, nh́n về cánh rừng mai, tôi say sưa ngắm
nh́n cả một màu vàng rực rỡ chan ḥa trong nắng sớm. Màu mai vàng kiêu sa
khoe sắc giữa khoảng trời xanh lồng lộng và băi cát Thủy Triều mịn màng,
trắng phau phau lấp lánh dưới ánh nắng. Hoa với trời, với đất chan ḥa với
nhau màu sắc một cách tự nhiên, tạo nên bức tranh thiên nhiên rất đơn sơ
nhưng tuyệt mỹ. C̣n có cảnh sắc nào đẹp hơn!
Bây giờ, những cành mai ngó lại thấy nó khô mốc, ngoằn ngoèo, cụt ngủn
giống như cái chổi chà xơ xác. Tôi thử lựa vài cành tương đối coi được,
đem cắm xen với b́nh mai cha tôi mua về, lui vài bước ngắm nghía.
Một đằng th́ suôn sẻ mảnh mai, cành vươn dài đầy nụ và hoa. Một đằng thô
kệch trụi lũi, chẳng nụ, chẳng hoa.
Tôi lại liên tưởng tới h́nh ảnh của dượng khi vợ chồng cô dượng ra thăm và
chúc Tết cha mẹ tôi mấy năm trước. Dượng lúng túng, ngượng nghịu trong bộ
quần áo bà ba trắng mới may trong dịp tết bằng vài pốp pơ lin, hiệu ba
trái đào, tương phản với màu da đen đủi của dượng. Đôi chân thô nhám, ồ dề
quanh năm đi chân đất, bây giờ dượng phải khổ sở lóng cóng với đôi guốc gỗ
vông.
Một lần nữa, h́nh ảnh của dượng với bó mai biển nằm ở sau hè sao giống
nhau quá. Hai đàng có những nét rất tương đồng.
Sao tôi lại có ư nghĩ và có xái so sánh dị kỳ như vậy giữa dượng tôi và
loài mai biển? Tôi không biết tại sao. Lúc ấy tôi chỉ cảm nhận bằng tâm
cảm chứ không thể phân tích bằng lư trí.
Khi lớn lên đôi chút, tôi mới chợt nhận ra rằng, mai biển cũng giống như
dượng Hai tôi, phải để họ sống tự nhiên với môi trường thiên nhiên, dượng
tôi với biển cả, mai với rừng, ḥa nhập trong cái phóng khoáng tự do, tự
tại của trời đất th́ họ mới thật sự phô ra cái vẻ đẹp của ḿnh.
Bắt họ ĺa bỏ chốn thiên nhiên của họ, ép họ vào môi trường khác ắc hẳn là
không thích hợp rồi.
Tôi thầm hứa với ḿnh, đừng bao giờ chặt mai biển về cắm b́nh ở nhà buộc
nó phải có dáng vẻ của mai vườn, mai núi đẹp quí phái hay dáng vẻ lăo mai
trên chốn núi cao.
Cũng xin đừng buộc dượng tôi phải xúng xính trong bộ quần áo mới, bó rọ
thân h́nh quanh năm trần trùng trục với nắng gió và nước. Và cũng đừng bắt
đôi bàn chân dượng tôi phải khổ sở với đôi guốc mộc vướng víu, vụng về.
Thật tội nghiệp cho dượng biết bao. Dượng là con cá sống trong nước. Dượng
về nơi phố thị nào khác con cá mắc cạn trên bờ.
* * *
Bẵng đi một thời gian lâu lắm, áng chừng hơn mười mấy năm đi làm ăn xa,
mùa Xuân năm 1970, tôi trở lại Cam Ranh, cây số 9, thăm gia đ́nh cô dượng.
Buồn thay, dượng tôi đă mất cách đó mấy năm. Cô tôi góa bụa sống với bốn
đứa con trai, giờ cũng khá lớn. Chúng nối nghiệp cha, ngày ngày dong
thuyền ra biển đánh bắt cá.
Tôi trở lại thăm rừng mai. Rừng mai năm xưa bây giờ cũng không c̣n nữa.
Đoạn đường cây số 9, cả một băi cát trắng xưa kia hoang vắng, bây giờ đă
thành làng, thành xóm, dân cư đông đúc. Nhà cửa san sát, có cả chợ búa và
trường học.
Tôi men theo bờ nước, đi dọc theo băi biển dài hơn cây số, hy vọng t́m lại
được đâu đó, h́nh ảnh mấy buội mai hay nhăn rừng thuở ấu thơ. Bây giờ chỗ
nào cũng có nhà cửa. Trước nhà họ trồng dừa để chống biển xâm thực. Hàng
dừa đă cao vút, chứng tỏ rằng rừng mai của tuổi thơ tôi đă bị phá sạch và
biến mất từ lâu lắm.
Thoáng một chút ngậm ngùi về dĩ văng. Một dĩ văng êm đềm, thơ mộng, lăng
mạn.
Một chút kỷ niệm mơ màng lăng đảng đâu đây chợt hiện về, kỷ niệm chỉ có
hồn tôi với trời mây và mai vàng đang giao cảm với nhau, cùng rung lên một
nhịp điệu nhẹ nhàng ḥa nhập trong âm ba vang vọng mơ hồ, mông lung trong
cơi đất trời.

Nguyễn
Thanh
Ty
Ngày giáp
năm, 29 tháng chạp năm Đinh Hợi.