
Mỗi người ai cũng có cho ḿnh một quê hương để thương để nhớ...
Một vùng đồng núi bao la, những con sóng bạc đầu thương nhớ, hay
dập d́u ngựa xe chốn thị thành đô hội...Để rồi sau này có đi đâu
xa, đi vắng, ra đi không trở về thăm lần nào nữa, nhưng những h́nh
ảnh của một thời vẫn cứ ám ảnh lấy tâm hồn, theo măi vào trong
những giấc ngủ chập chờn mộng mị. Đơn giản bởi lẽ nó đă là quê
hương máu thịt của chính bản thân ḿnh...
Khói Lam Chiều Quê Mẹ sẽ là những bài viết để tặng quê hương Ninh
Ḥa vương mùi khói bếp thuở thiếu thời...
Đĩa Bánh Thuẫn (Bánh Thửng) Của Ông Năm.
Mùng 1 Tết của...một năm nào xa xăm lắm, Ba mặc áo quần gọn ghẽ
dắt chiếc xe đạp cũ mèm ra trước nhà.
- Tui chở thằng Tài đi thăm cậu 5 một tí. Bà nó ở nhà tiếp khách
giùm tui.
Ông Nội Năm ở thôn 1 là anh ruột của bà Nội, ba kêu bằng Cậu. Quê
Nội ngày xưa ở Phong Ấp- Ninh B́nh, sau 1954 ông Nội bị Tây bắn,
cả nhà chạy loạn, nội dắt díu bầy con vào Ḥn Chồng- Nha Trang
sinh sống. Trời run rủi thế nào, sau này Ba lấy Má ở quê cũ nhà
xưa.
Đường vào nhà ông Năm đất bùn lầy lội. Trong miền kí ức, vẫn c̣n
vương vấn h́nh ảnh căn nhà ngói đỏ trát bằng đất sét trộn với rơm,
nền cũng đầm bằng đất sét giữa một rừng trúc xanh um. Ông Năm hiền
lành, chất phác. Râu dài tóc bạc dáng gầy gầy ốm yếu. Mặc bộ bà ba
trắng chân đi đôi guốc mộc sờn cả quai. Nh́n ông quắc thước như
bậc hiền sĩ ngày xưa. Nhà Nội vốn khó khăn, khó từ thời ông Cố khó
tới những người con và cho cả đời cháu ngày sau. Ba vẫn thường
than "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" cũng chỉ mong một
ngày nào đó đời con của Ba sẽ thoát khỏi kiếp nghèo ám ảnh.
Nhà đơn sơ trống trước trống sau. Nhưng ba ngày Tết, bàn thờ vẫn
tươm tất với bộ lư đồng và mâm ngũ quả. Kiểu nhà cổ xưa bên trái
có bộ phản (hay cái ván, chơng) để nằm, phía trước là cái bàn nhỏ
để ấm trà tiếp khách. Bên phải là cái tủ đứng đựng áo quần. Chính
giữa là bàn thờ tổ tiên ông bà hai họ với cái lục b́nh cắm nhánh
mai vàng lung linh khoe sắc. Hai cha con tôi ngồi đối diện với ông
bên ấm trà hoa nhài đựơc ủ ấm trong vỏ của trái dừa lửa to thiệt
là to.
- Bây uống miếng trà, rồi ăn với ông cái bánh do sắp nhỏ tụi nó
làm.
- Con cảm ơn ông.
Ông đưa tôi cái bánh nh́n như nụ hoa chớm nở, xù x́, đen đúa nh́n...xấu
xí. Tôi vội cầm bỏ ngay vào miệng cho khỏi phiền ḷng ông. Thế
nhưng...bánh ngon đáo để.
- Tổ cha bây. Ăn từ từ thôi. Bánh thuẩn đó con. Nhà không có đường
cát trắng, phải lấy đường vàng làm nên bánh nh́n không hấp dẫn cho
lắm.
Măi sau này tôi mới biết, đó là thứ bánh không thể thiếu trong gia
đ́nh những người dân quê vào ba ngày Tết. Những ngày cuối năm, nhà
nào cũng cố đổ mẻ bánh để trước cúng ông bà sau lại chia cho bọn
con cháu ăn lấy lộc. Trứng gà ta bỏ tṛng trắng trước và tṛng đỏ
sau vào thau nhựa dùng những chiếc đũa to bó vào nhau đánh cho
thật nổi. Đường, bột thơm, bột ḿ được từ từ cho vào thau trứng.
Sau đó cho thêm tí màu vàng để bánh nh́n bắt mắt. Bột đánh càng
nhiều, đều tay, bánh càng nở.
Khuôn bánh thuẩn làm bằng sắt hay đồng. Một cái khuôn lớn h́nh
tṛn trong đó chia ra nhiều khuôn nhỏ. Lấy miếng bông g̣n thấm tí
dầu ăn thoa vào từng ô khuôn nhỏ. Múc từng miếng bột đổ vào khuôn,
đậy nắp thật chặt rồi bắt lên ḷ lửa than đỏ rực. Khoảng độ mười
lăm phút, mùi bánh chín thơm nồng lan tỏa khắp mọi nơi, người ta
lấy cây chân nhang cắm vào một bánh xem thử bánh đă chín đều hay
chưa. Nếu chưa th́ ráng chờ thêm tí nữa. Nếu chín rồi th́ chỉ cần
lấy đôi đũa gắp ra để vào trong cái rổ to. Bánh chín, vàng ươm nở
đều 4 góc. Bánh thơm lừng mùi đường, mùi trứng, mùi bột, lẫn chút
bột thơm. Khi ăn, cắn một miếng mềm mượt. Để vị ngọt tan nhè nhẹ
vào từng...kẽ răng. Ngon đáo để.
Bao năm sau, cũng chẳng c̣n ai mỗi độ Xuân về cặm cụi đánh bột,
đánh trứng, rồi ngồi canh ḷ lửa đỏ. Cứ ra chợ là có mớ bánh mua
về cúng ông bà. Trong mâm bánh mứt hàng năm cũng chả ai đăi cho
nhau món bánh quê mùa nhưng thơm lừng ấy. Mới biết thời gian vô
t́nh đến thế nào...
Cái bánh thuẩn đầu tiên của nhà ông Nội Năm đă gần 20 năm vẫn
thoang thoảng đâu đây chút vị nồng của nó. Cái bánh không vàng,
đen đúa, xấu xí tiêu biểu cho cái thời cực khổ nhất của gia đ́nh
nội ngoại. Ba tôi tới trước bàn thờ, thắp cho ông bà nén nhang,
móc túi lấy cái bao ĺ x́ dúi vào tay ông Nội.
- Cậu cất đi! Con mừng tuổi. Ráng sống đời với con cháu nha cậu.
Ông Năm rơm rớm nước mắt, nắm tay Ba tôi thật chặt.
- Cảm ơn bây! Khi nào rảnh nhớ vào thăm Cậu luôn. Tao già cả rồi,
đi không nổi nữa đâu. Kêu Má bây có rảnh th́ ghé thăm tao. Anh Em
tụi tao giờ mỗi người mỗi ngả.
Ông cũng móc túi rồi xoa đầu tôi bảo:
- Lại đây ông Nội ĺ x́ cho. Ăn mau chóng lớn nha con!
Ba chở tôi về. Ông Năm đứng lặng yên bên cây mai vàng trước cửa
nhà dơi mắt nh́n cha con tôi cóc cách trên chiếc xe đạp cà tàng từ
từ khuất vào những bụi cây rậm rạp ven đường.
***
Khoảng 2, 3 năm sau cuộc viếng thăm ấy ông Nội Năm mất. Tuổi già,
sức yếu không cho phép ông chống chọi với những cơn bệnh tật xế
chiều. Từ dạo ấy Ba cũng ít chở tôi đi thăm bà con vào những ngày
Tết. Tôi cũng không biết ḿnh có c̣n nhớ con đường đất lầy lội ấy
nữa không để thêm một lần ghé bước. Mà nếu có, th́ sau bao vật đổi
sao dời, căn nhà vách đất đơn sơ ấy cũng chẳng c̣n hiện hữu nữa.
Tấc đất, tấc vàng, cơn sốt cũng đă lan về tới từng ngóc ngách của
thôn quê. Và nó cũng cuốn theo đi cái t́nh người vốn dĩ rất mong
manh ấy...
