
Tết cổ truyền Việt Nam luôn có những đặc thù riêng của từng gia
đ́nh và vài điều chung có từ xa xưa, nhất là việc dọn dẹp những ǵ
cũ kỹ của năm này được tống đi để chào đón năm mới. Chăn mùng mền
chiếu, bàn ghế… thường ngày vẫn quét dọn, giặt giũ thế nhưng sự
dọn dẹp lại chu đáo hơn vào những ngày cuối năm để đón Tết. Nhà
cửa được sơn phết lại, lau chùi sạch sẽ, đồ đạc quanh nhà cả năm
để yên một chỗ nay cũng được lôi ra chùi rửa, vứt bỏ hay bán ve
chai. Các xe ba gác đẩy hay những thúng gánh đầy ấp trên vai người
bán ve chai đi dạo, họ mua bán đắt hàng hơn trong những ngày cuối
năm.Trên bàn thờ bộ lư hương được đánh bóng kỹ lưỡng, mọi thứ đều
như mới mẻ. Nhớ lại cái Tết xa xưa ở quê, nhà nhà phơi chăn màn
chiếu quanh nhà thật là vui, ḷng người nao nức chờ đón Tết, bên
cạnh đó là bao sự lo lắng của các bậc cha mẹ.
23 tháng chạp:
Đưa ông Táo mọi chuyện gần như xong tất cả, chỉ c̣n việc mua sắm.
Hai cây mía có cả gốc lẫn ngọn được đặt 2 bên bàn thờ ông Táo,
từng mắt mía là những nấc thang cho ông Táo về chầu Trời, những
thẻ đường vàng hay những miếng kẹo thèo lèo xoắn vào nhau không
thể thiếu trên mâm bánh trái, vị ngọt của đường giúp cho ông Táo
tŕnh tâu Ngọc Hoàng mọi chuyện thông suốt ngọt ngào êm tai cho
dân lành cơm no áo ấm. Biết đó chỉ là điều mê tín, nhưng không thể
nào thiếu khi sắp xếp bánh trái cúng ông Táo. Keo thịt ngâm mắm để
cuốn bánh tráng và rau sống cũng được ngâm trong ngày hôm nay để
vừa đủ thời gian cho thịt thấm vào nước mắm tiện dùng trong mấy
ngày Tết. Dưa món, củ kiệu, cũng được cắt phơi và ngâm trong cuối
ngày.
28, 29 Tết:
Hầu như việc dọn dẹp đă hoàn tất, người người, nhà nhà chuẩn bị đi
mua hoa để chưng trong 3 ngày Tết và các loại mức để tiếp khách.
Chợ hoa được họp chợ vào tuần lễ cuối trong tháng 12 âm lịch. Hai
chậu hoa Vạn Thọ được đặt hai bên cửa ra vào để cầu mong sự lâu
bền vĩnh cửu, vạn niên trường thọ, hai chậu Tắc thật sai trái mang
lại sự sung túc trong gia đ́nh cho một năm mới. Tuy nhiên cũng c̣n
tùy vào con mắt thẩm mỹ của gia chủ khi chọn lựa các loại hoa.
Trong pḥng khách sắp xếp đẹp mắt hơn thường ngày với vài chậu hoa
chưng đẹp mắt, một cành hoa mai để giữa nhà cắm trong b́nh lư đồng
đă được đánh bóng, gia đ́nh khá giả hơn th́ sắm một cây mai lớn có
cả gốc chưng bày giữa nhà, mua và chọn cây mai cho nở bông thật
nhiều đúng vào 3 ngày Tết th́ xem như mang lại điều hên cho cả năm.
Ngoài miền quê, bánh chưng, bánh tét ngay hôm nay được bày giữa
nhà mỗi người một tay gói bánh và thức khuya để luộc bánh cho đến
sáng hôm sau.
30 Tết
: Chuẩn bị làm cổ tất niên rước ông bà, con cháu thường ngày làm
việc xa nhà đều về nhà trước ngày 30 Tết cùng gia đ́nh trong ngày
cúng tất niên. Trong bữa cơm cuối năm các thành viên trong gia
đ́nh đều có mặt đầy đủ để được nghe cha mẹ nhắc nhở những việc làm
thiếu sót trong năm qua, và được nghe những lời nhắn nhủ cho mọi
việc được tốt đẹp trong năm mới. Trái cây trên bàn thờ bày đủ ngũ
quả, đặc biệt một bàn thờ mâm quả được bày biện giữa nhà để hằng
ngày cúng cơm cho ông bà trong ba ngày Tết. Mâm trái cây không thể
thiếu: mảng cầu, trái dừa, đu đủ, trái xoài như câu châm ngôn cầu
thực ” Cầu Vừa Đủ Xài”, có cả chùm trái Sung, để cầu sự sung túc.
Ngoài quê th́ kiêng hẳn việc cúng chuối vào những ngày đầu năm, v́
sợ cả năm phải “làm việc chúi nhủi” cực nhọc, quả cam cũng không
ngoại lệ, cam có nghĩa là “cam khổ”. Kiêng cả việc làm bể chén dĩa
ly tách trong mấy ngày Xuân để tránh việc xui xẻo.
Đêm giao thừa:
Thật vui khi c̣n tiếng pháo ran trời đúng 12 giờ khuya, mọi gia
đ́nh thi nhau đốt pháo, tiếng nổ đ́ đùng trong đêm thật vui tai
cùng tia sáng chớp đẹp mắt và khói bay mù mịt làm ấm ḷng người,
hớn hở đón chào giờ phút linh thiêng của ngày đầu của năm mới. Các
phong pháo cột nối kết nhau dài ngắn tùy theo ư thích và tùy vào
kinh tế của mỗi gia đ́nh, có những giây pháo dài cả 3 hay 4 thước,
hoặc đốt nhiều lần, tiếng pháo nổ tí tách đều đặn và thỉnh thoảng
nổ thật lớn của chiếc pháo tống cột xen kẻ. Không c̣n ǵ vui bằng
khi nghe tiếng pháo nổ rang làm rộn ràng trong ḷng mọi người. Màu
xác pháo đỏ hồng quanh nhà hay ngoài sân, kiêng cử không được quét
dọn trong ngày đầu năm, cứ để như thế cho hết ngày mùng một Tết.
Trong khi đó trong mỗi gia đ́nh đều đặt một cái bàn trước sân nhà
có nhang đèn, môt đĩa mức đủ loại, trái cây và một trái dừa để
cúng giao thừa ngay khi tiếng chuông nhà thờ đổ đúng 12 giờ khuya,
hay tiếng trống và tiếng chuông bát nhă trong các ngôi chùa được
vang lên đúng giờ khắc giao thừa. Trong những giờ phút này mọi
người cùng nhau đi lễ chùa rất đông để mong được hái lộc đầu năm
tại chùa. Sự cúng kiến cầu mong mọi sự an lành cho năm mới.
Tuy nhiên tiếng pháo nổ đă mất hẳn trong mấy năm qua, làm giảm đi
sự rạo rực trong ḷng mọi người trước giờ phút thiêng liêng đón
chào ngày đầu năm mới, cũng không quên nhắc đến việc nhờ người
xông đất trong giờ khắc bắt đầu điểm để bước qua ngày đầu năm mới.
Thường th́ cha mẹ sau khi đi lễ chùa trở về nhà đúng vào thời khắc
giao thừa để xông đất, nhưng người bước vào nhà trước tiên luôn là
người cha v́ người ta thường cho là phái nữ nặng vía hơn phái nam
Ngày mùng 1 Tết:
Cả nhà quần áo chỉnh tề, các em nhỏ được mặc quần áo mới, Ba
nghiêm trang trong bộ Veston và mẹ trong tà áo dài, ngồi trên 2
chiếc ghế Salon giữa nhà, các con cùng ngồi quanh cùng chúc nhau,
cha mẹ chúc Tết con cái rồi đến các anh chị, đến các em, từng
người một, sau những lời chúc là những phong đỏ ĺ x́ được trao từ
tay cha mẹ cho con cái, rồi các anh chị lớn trao cho các em cứ thế
từ người con cả đến người con út. Những lời chúc sức khỏe cho ba
mẹ được trường thọ, những lời chúc tốt đẹp trong năm mới cùng
những lời hứa hẹn làm tốt hơn mọi việc trong năm qua, từng người
chúc cho nhau, từ lớn đến nhỏ. Sau đó là bữa ăn sáng chung đầu năm
sau khi đă cúng kiến xong. Bạn bè, bà con, xóm giềng qua lại chúc
nhau mọi sự may mắn b́nh an. Vui nhất là cả nhà quay quần bên bàn
bầu cua cá cọp, thi nhau đặt và ḥ hét vui cười, hay quanh nhau
đánh bài X́ dzách, cả nhà quay quần bên nhau tạo niềm vui gia đ́nh
đầm ấm vui Xuân đón chào một năm mới.
Ba ngày Tết:
Các bà nội trợ không bận bịu việc cơm nước hai buổi như ngày
thường v́ các món ăn luôn được nấu sẵn, thực đơn Tết truyền thống
gồm các món: thịt kho hột vịt, cá thu kho, măng khô ninh với chân
gị, thịt đông, gị lụa, gị thủ, dưa chua, dưa kiệu, dưa cải chua,
nem chua, món chính vẫn là bánh chưng kèm với dưa hành…Mẹ tôi vẫn
thường nói phải dọn kèm như vậy v́ bánh chưng làm từ nếp, đậu,
thịt ăn rất dễ bị đầy, ăn kèm dưa hành muối (chỉ là muối mặn thôi)
sẽ dễ tiêu thực, và dĩ nhiên không thể thiếu hai trái dưa hấu hay
một cặp bưởi với một ít mứt và hạt dưa, rau sống và bánh tráng
luôn được trữ sẵn, để dành dùng bữa nhanh chóng. Những ngày Tết
sung sướng nhất là tự tay làm món ǵ đó cho gia đ́nh và thết đăi
bạn bè, có như vậy mới thấy được hơi ấm của căn bếp tỏa lan khắp
nhà trong những ngày Xuân, đó cũng là cách mong nhà cửa êm ấm, vui
vẻ, hạnh phúc quanh năm.
Việc cúng kiến phải đều đặn vào sáng sớm khi thức giấc, bày biện
đủ món, có món mặn, món canh, món xào, bánh chưng, dưa kiệu…trước
cúng ông bà, sau cả nhà dọn ra ăn, cả nhà quanh mâm cơm vui đùa
thật đầm ấm trong không khí Tết, nhang đèn trên bàn thờ được thắp
liên tục, hết cây nhang này tàn th́ thắp ngay cây nhang khác xem
như ông bà đang ở đâu đây cùng con cháu đón năm mới. Cứ như thế
trong 3 ngày Tết rồi mùng 4 Tết cúng hóa vàng hay ở quê c̣n gọi là
hạ niêu, các cửa hiệu buôn t́m ngày tốt bắt đầu việc kinh doanh,
có một số người thường lấy những ngày chẳn là mùng 4,6,8,10 cúng
khai trương mở hàng ngày đầu năm.
Chuyện ba ngày Tết cũng tạm đủ để tṛ chuyện với các anh chị và
các bạn trong những ngày đầu năm mới. Tôi đă được hưởng những ngày
đầu Xuân trong đại gia đ́nh của ḿnh khi tất cả anh chị em chúng
tôi cùng sống chung dưới sự che chở nuôi nấng của cha mẹ. Đă hơn
30 năm qua tất cả đă có cuộc sống riêng và anh chị em chúng tôi
không được sống gần nhau, một số anh chị em hiện đang sống tại hải
ngoại. Tuy thế tất cả chúng tôi vẫn luôn ǵn giữ những tập tục mà
cha mẹ ông bà đă truyền đạt cùng với những nghi lễ trong không khí
gia đ́nh mà chúng tôi được thừa hưởng tự bao giờ. Cùng ở chung một
thành phố chúng tôi vẫn cố gắng tập họp anh chị em, con cháu quanh
nhà để mừng Xuân chúc Tết.
Cứ mỗi độ Xuân về, nhà nhà đón Tết, tôi vẫn luôn hồi tưởng lại
những ngày Xuân xa xưa bên cạnh ba mẹ, để thầm cám ơn công ơn ba
mẹ đă cho chúng tôi những giờ phút sung sướng vui đùa hạnh phúc và
vô tư trong cuộc sống bên cạnh những lo toan của ba mẹ cho 10 anh
chị em chúng tôi. Chúng con luôn vâng lời ba mẹ và luôn làm vui
ḷng ba mẹ, đây cũng là những lời nằm ḷng trong ngày đầu năm mà
chúng tôi vẫn thường nhẩm trong đầu khi c̣n bé sau những lời chúc
thọ ba mẹ để nhận phong bao đỏ ĺ x́.
