
Khi bàn đến bệnh dịch tả, tôi chợt nhớ đến vị thầy khả kính của chúng tôi
tại Đại Học Y Khoa Sài Gòn trước năm 1975. Đó là giáo sư Trần Văn Bảng,
một giáo sư bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Chợ Quán và là một
nhà thơ.
Tôi vẫn nhớ mãi câu thơ của ông ta về việc truyền máu:
Giọt máu ân tình thánh thót nhỏ xuống tim em!
Ngoài ra tôi còn nhớ hình ảnh của người bệnh dịch tả nằm trên một chiếc
giường gỗ có khoét một lỗ để bệnh nhân tiêu chảy xuống một thùng lớn ở bên
dưới và 4 bình dung dịch truyền thẳng vào tĩnh mạch của 2 tay và 2 chân
của người bệnh. Trong lúc giảng về lâm sàng tại giường bệnh, thầy chỉ cho
chúng tôi 2 viên thuốc tetracycline còn nguyên vẹn nằm trong thùng phân
của bệnh nhân. Thầy giảng giải:
·
Khi bị tiêu chảy vì bệnh dịch tả, thời gian di chuyển (transit time) cho
mọi vật trong ruột của người bệnh tăng lên rất nhanh. Chúng chạy như tàu
suốt và viên thuốc không kịp tan ra.
·
Thế thì mình nghiền viên thuốc ra thành bột rồi cho bệnh nhân uống có được
không thầy? Tôi hỏi.
·
Thầy nhìn tôi một chập rồi đáp: cũng có lý nhưng cậu không nên để nhiều
thời giờ đi nghiền thuốc nhé vì thuốc trụ sinh là một điều trị phụ thôi.
Cậu nên để thời giờ điều chỉnh chất điện giải cho bệnh nhân nhé.
Lời thầy dặn dò là điểm chính trong việc trị liệu bệnh dịch tả và tôi nhớ
mãi hơn 35 năm nay. Khi tôi làm nội trú của Đại Học Y Khoa tỉnh Manitoba,
Canada, tôi lập lại lời thầy Bảng dặn dò và toàn thể các giáo sư về truyền
nhiễm đều đồng ý với lời thầy dạy. Họ kết luận rằng: Trong điều trị bệnh
tả, thay thế dịch mất đi trong cơ thể người bệnh là chính. Việc cho bệnh
nhân uống trụ sinh là phụ vì nó chỉ làm ngắn lại thời gian gây bệnh của vi
khuẩn tả mà thôi. Thời gian ngắn đi bao nhiêu thì họ chưa có ý kiến thống
nhất vào lúc đó.
Năm 1817, Thomas Sydenham đầu tiên mô tả bệnh tả một cách rõ ràng đầu tiên
trong lịch sử con người. Từ năm 1816 đến nay, con người đã ghi lại 7 trận
đại dịch (pandemic) của bệnh tả. Dịch tả là một trong những trận dịch
khủng khiếp nhất vì khả năng lây bệnh và làm chết người bệnh rất nhanh.
Ngày xưa, khi con người chưa biết cách chữa bệnh, tỉ lệ tử vong lên đến
50% người bị nhiễm bệnh. Nhiều người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng
lâm sàng. Năm 2003, có 13.452 trường hợp bệnh tả được báo dịch cho đến
tuần lễ thứ 2 của tháng 6 năm đó tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo với tỉ lệ
tử vong là 2,8%. Cho tới nay tỉ lệ tử vong của dịch tả là 1% của những
người nhiễm bệnh. Trận đại dịch cuối cùng được ghi nhận vào năm 1961 khởi
đầu tại Nam Dương (Indonesia) lan ra khắp Á Châu, đến Đông Âu, qua khắp
Châu Phi, từ Bắc Phi Châu lan đến đảo Iberian. Năm 1991, một trận dịch nhỏ
hơn phát nguồn từ Peru của Mỹ Châu và lan ra các quốc gia lân cận. Hiện
nay, bệnh tả vẫn còn xảy ra quanh năm với số bệnh nhân nhỏ hơn. Năm 2005,
có 131.943 trường hợp bệnh xảy ra trong 52 quốc gia trên thế giới được báo
cáo với tổ chức Y Tế Quốc Tế. 94% trường hợp bệnh xảy ra ở những quốc gia
Phi Châu nghèo khổ. Năm 1992, một trận dịch hoàn toàn bất ngờ của một thể
bệnh giống như dịch tả, gây bởi Vibrio cholerae nhóm O139.
Đây là lần đầu tiên nhóm vi khuẩn tả này gây ra một trận dịch. Bệnh khởi
phát ở Madras, Ấn Độ và lan ra theo vịnh Bengal thuộc Bengladesh. Sau đó,
dịch lan ra toàn Á Châu và vài trường hợp xâm nhập vào các quốc gia đã
phát triển do người bệnh mang vào. Chúng ta có thể gọi đây là trận đại
dịch thứ 8. Ngày nay, con người có thể kiềm chế dịch tả nhờ vào kiến thức
và phát triển y học. Dịch tả xảy ra hầu hết ở các quốc gia kém mở mang
(developing countries). Những quốc gia tiến bộ như Mỹ, Canada, và Úc có
vài trường hợp bệnh xảy ra tại địa phương và những trường hợp người bệnh
mang về sau khi du lịch ở những quốc gia kém mở mang. Điều này cho thấy
bệnh liên quan đến yếu tố kém vệ sinh là chính. Nhiều bác sĩ chuyên môn về
dịch tả trên thế giới cho rằng 75% nguyên do dịch tả do sự yếu kém về vệ
sinh phòng dịch (public health) liên quan đến nguồn nước được người dân xữ
dụng và kiểm soát thực phẩm, và 25% do thói quen xấu của người dân tại địa
phương về cách ăn uống.

Những quốc gia bị dịch tả năm 1994.
(From WHO, Wkly Epidemiol Rec 70:201, 1995.)

Năm 2004,
Tổ Chức Y Tế Quốc Tế tường trình những quốc gia trên thế giới bị dịch tả.
Những quốc gia trên bản đồ có màu xanh dương nhạt (light green) có bệnh
dịch tả xảy ra theo tường trình; Những quốc gia có dấu chấm là những quốc
gia có dịch tả du nhập vào do người đi du lịch.
NHỮNG VI KHUẨN THUỘC HỌ VIBRIO GÂY BỆNH Ở NGƯỜI:
Các Loài Vibrio Bị Cho Là Gây Bệnh ở Người
Các
Loài Vibrio |
Bệnh Lâm Sàng |
Hệ
Tiêu Hóa |
Vết
Thương/Tai |
Nhiễm Trùng Máu |
V.
cholerae |
V. cholerae
O1 |
++ |
(+) |
|
V. cholerae
O139 |
++ |
|
(+) |
V.
cholerae non-O1, non-O139 |
++ |
+ |
(+) |
V.
parahaemolyticus |
++ |
+ |
(+) |
V.
fluvialis |
++ |
|
? |
V.
mimicus |
++ |
+ |
|
V.
hollisae |
++ |
|
(+) |
V.
furnissii |
++ |
|
|
V.
vulnificus |
+ |
++ |
++ |
V.
alginolyticus |
? |
++ |
? |
V.
damsela |
|
++ |
? |
V.
cincinnatiensis |
|
|
+ |
V.
carchariae |
|
|
+ |
V.
metschnikovii |
? |
|
? |
Hệ
Tiêu Hóa: ++, thường xảy ra nhất; +. Những thể lâm sàng khác: (+),
hiếm |
Vậy Bệnh
Tả Từ Đâu Mà Ra?
Bệnh tả
gây bởi vi khuẩn (vi trùng) Vibrio cholerae O nhóm 1 (Vibrio cholera O1)
và O nhóm 139 (V. cholera O139), thuộc họ Vibrionaceae. Chúng có hình dấu
phẩy, không ăn phẩm nhuộn gram (gram negative curve bacillus), và di
chuyển rất nhanh dưới kính hiển vi có nền đen. Vi khuẩn tả truyền bệnh đi
rất nhanh cho nhiều người nên bệnh tả được gọi là dịch tả. Ta chỉ cần có
một trường hợp bệnh để kết luận là có dịch.
Người
phát hiện cách lây lan đầu tiên do sự tiếp xúc với nguồn nước dơ trong
trận đại dịch thứ 2 tại Luân Đôn năm 1849 là bác sĩ John Snow mặc dù ông
chưa biết có sự hiện diện của vi khuẩn tả. Bác sĩ John Snow cô lập vùng
nước bị nhiễm tại Luân Đôn và số bệnh nhân giảm xuống nhanh. Vi khuẩn tả
đầu tiên được tìm thấy trong phân của bệnh nhân bởi bác sĩ Fillipo Pacini
tại Ý vào năm 1854. Ông đặt tên cho vi khuẩn tả là Vibrio cholerae. Năm
1883, bác sĩ Robert Koch xác định lại khám phá của bác sĩ người Ý bằng
cách cô lập và cấy
được vi khuẩn tả. Trận đại dịch thứ 7 bắt đầu ở những đảo Celebes thuộc
Indonesia vào năm 1961. Vi khuẩn tả thuộc nhóm O1 Eltor xuất hiện trong
trận đại dịch thứ 7 nhưng chỉ phát hiện lần đầu tiên tại Eltor,
Bangladesh. Trận đại dịch này lan ra khắp năm châu và rất nhiều quốc gia
trên thế giới. Nó kéo dài lâu nhất trong lịch sử. Năm 2001, Tổ Chức Y Tế
Quốc Tế (WHO) cho biết có 184.311 trường hợp bệnh tả được báo cáo từ 58
quốc gia (95% các quốc gia này thuộc Phi Châu) và có 2.728 người chết.
Năm 184
B.C. (trước khi ra đời dương lịch), tướng Hannibal của người Carthaginians
trong khi chống lại đạo quân Pergarium với những chiến thuyền hùng hậu cầm
đầu bởi vua Eumenius, tướng Hannibal cho ném những thùng đựng xác người và
súc vật hôi thối do bệnh tật lên những chiến thuyền của vua Eumenius, và
đánh bại đội quân này. Năm 300 B.C., người Hy Lạp dùng xác chết súc vật
làm ô nhiễm những giếng nước và nguồn nước của địch để đánh bại địch quân
của họ. Sau đó, người La Mã (Romans) và người Ba Tư (Persians) cũng đã
dùng những phương pháp này để đánh bại địch quân của họ. Đây là khởi đầu
của vũ khí sinh học (biological weapons). Đến năm 1877, bác sĩ Koch tìm ra
cách cấy vi khuẩn bệnh than (anthrax) trên môi trường nhân tạo và chứng
minh được vi khuẩn này gây ra bệnh ở con người, chiến tranh sinh học đã
trở nên nguy hiểm hơn. Năm 1915, người ta buộc tội người Đức (Germans) đã
gây bệnh dịch tả ở Ý (Italy) và bệnh dịch hạch (plague) ở thành phố St.
Petersburg ở Nga. Giữa những năm 1932 và 1945, đơn vị 731 của người Nhật
đã thử nghiệm vỏ khí sinh học với bệnh than (anthrax), dịch tả (cholera),
dịch hạch (plague), bệnh kiết shigella (shigellosis), và bệnh thương hàn
(typhoid fever) lên những tù binh (10.000 tù binh đã chết) và 260.000
người trong 11 thành phố của Trung Quốc cũng đã bị chết vì những bệnh dịch.
Hại người thì mình cũng bị hại! 10.000 lính Nhật bị mắc những bệnh dịch và
có 1.700 lính bị chết. Hầu hết những người lính Nhật này chết vì bệnh dịch
tả. Bác sĩ Michael I. Greenberg viết bài “Emerging Natural Threats and the
Deliberate use of Biological Agents” trong Clinics of Laboratory Medicine
tháng 6 năm 2006 ghi rằng “Năm 1972, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã
ký vào hiệp ước cấm võ khí sinh học và chất độc (Biological and Toxin
Weapons Convention: BWC) trên thế giới và hiệp ước bắt đầu có hiệu lực vào
năm 1975. Nhưng 17 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những võ khí này mặc
dù vài quốc gia trong số này có ký vào hiệp ước này”.
Vi khuẩn
tả có chiều dài từ 1μm đến 3 μm và chiều ngang từ 0,5 μm cho đến 0,8 μm
(1mm = 1.000 μm). Chúng có 1 sợi lông dài (flagellum) ở một đầu giúp chúng
di chuyển rất nhanh theo hình xoắn ốc loạng choạng. Quan sát dưới kính
hiển vi, nhiều người dùng danh từ “sao xẹt” để mô tả sự di chuyển nhanh
chóng của chúng. Vi khuẩn tả có 2 loại kháng nguyên chính: kháng nguyên H
(từ cái đuôi: flagellar H antigen) và kháng nguyên O từ thân vi khuẩn
(somatic O antigen). Người ta dùng hệ thống của Sakasaki và Shimada dựa
vào kháng nguyên O để phân loại. Vì loại O1 gây hầu hết các trận dịch và
đại dịch, nên người ta phân ra 2 nhóm: O1 và không phải O1 (non-O1). Theo
sự phản ứng của huyết thanh mà người ta tìm thấy 206 nhóm O và đánh theo
số thứ tự: O1, O2, O3,….. O206 nhưng chỉ có nhóm vi khuẩn tả O1 và O139 có
thể gây thể bệnh lý tả và có thể gây ra đại dịch.
Vi khuẩn
tả Vibrio cholerae nhóm O1 cổ điển và Eltor chia ra làm 3 nhóm phụ căn cứ
vào kháng nguyên của thân vi khuẩn (somatic O antigen) và đặc tính di
truyền (biotype):
1.
Nhóm phụ Ogawa: mang somatic O antigen và đặc tính di truyền A và C
2.
Nhóm phụ Inaba: mang somatic O antigen và đặc tính di truyền A và B
3.
Nhóm phụ trung gian, không bền, giữa 2 nhóm Inaba và Ogawa. Nó được
gọi là Hikojima: mang somatic O antigen và đặc tính di truyền A, B, và C.
Từ năm
1816, các trận dịch được ghi chép lại và đánh dấu theo số thứ tự. 2 nhóm
vi khuẩn tả Ogawa và Inaba thuộc nhóm O1 cổ điển gây ra 6 trận đại dịch
đầu tiên từ năm 1817 cho đến 1923. Trận dịch thứ 7, khởi đầu gây bởi nhóm
Eltor thuộc 2 nhóm phụ Ogawa và Inaba thay nhau xuất hiện. Nhóm O1 cổ điển
(classic O1) có số người phát bệnh (symptomatic infection) và mang bệnh
(asymptomatic infection) ngang nhau. Ở nhóm Eltor, 1 người có triệu chứng
bệnh thì có 20-100 người không có triệu chứng trong số người nhiễm vi
khuẩn tả. Cho nên sự lây lan và kéo dài của đại dịch thứ 7 đã xảy ra từ
năm 1961.
Ngoài ra,
người ta phân loại theo điện giải (multilocus enzyme electrophoresis) để
chia ra nhóm Vibrio cholerae O1 ra thành 2 nhóm phụ sinh học (biotypes):
·
Nhóm phụ
cổ điển (biotype classic)
·
Nhóm phụ
Eltor (biotype Eltor-được phát hiện ở Eltor, Bangladesh trong trận đại
dịch số 7).
2 nhóm
phụ cổ điển và Eltor xuất hiện từ những giống loại không tiết ra độc tố ở
trong môi trường thiên nhiên. Hai nhóm phụ này khác nhau ở những đặc tính
sinh hóa (biochemical), dịch học (epidemiology), và đặc tính làm vở hồng
cầu của nhóm phụ Eltor (trong đại dịch thứ 7, nhóm Eltor lại không làm vở
hồng cầu), hội tụ hồng cầu của gà (agglutination of ckicken’s
erythrocytes), dương tính phản ứng Voges-Proskauer, kháng polymixin B,
dịch xảy ra nhẹ hơn, đề kháng siêu vi ký sinh Mukerjee IV của vi khuẩn tả
(Mukerjee’s cholera phage IV) nhưng dễ bị nhiễm siêu vi 5, và sống trong
môi trường thiên nhiên bền vững hơn. Hiện nay, có sự xuất hiện những
trường hợp gây bệnh không phải do 2 nhóm phụ cổ điển và Eltor xảy ra tại
Bangladesh. Người ta cho rằng do sự hiện diện của 2 nhóm phụ này ở
Bangladesh rất nhiều năm nên có sự tiếp xúc và trao đổi di truyền giữa 2
nhóm phụ này và tạo ra một hay những nhóm phụ mới (hybrids) gây tiêu chảy
ở Matlab, Bangladesh.

Nhóm vi khuẩn tả thuộc nhóm O139 được phát hiện năm 1992, bao gồm nhiều
chủng loại khác nhau có thể tạo ra độc tố và không tạo ra độc tố. Người ta
phân loại nhóm O139 theo ribosomes của chúng (9 ribotypes). Nhóm O139 có
di truyền gần với nhóm phụ O1 Eltor trong trận đại dịch thứ 7. Tuy nhiên,
nhóm O139 không có 22 kilobases của DNA nhiễm sắc thể có nhiệm vụ mã hóa
nhân di truyền tạo ra kháng nguyên O1 của thân vi khuẩn tả. Thay vào đó,
có một vùng 35 kilobases mã hóa nhân di truyền tạo ra vỏ bọc của vi khuẩn
tả thuộc nhóm O139 bằng polysaccharide. Về di truyền học, nhóm O139 có vỏ
bọc bên ngoài và chuỗi nhân di truyền của kháng nguyên O có nhánh bên ngắn
hơn của nhóm O1. Về phản ứng huyết thanh (serotype), nhóm O139 không có
phản ứng về nhóm phụ Ogawa & Inaba như ở nhóm O1. Người ta cho rằng nhóm
O139 phát xuất từ sự giao lưu di truyền giữa nhóm O1 Eltor (ngoại trừ
chúng đề kháng với siêu vi ký sinh nhóm 4 & 5), và những nhóm không phải
O1 (non-O1).
Khả năng sinh tồn của vi khuẩn tả được dựa vào khả năng biến thể giúp vi
khuẩn này sống được trong môi trường thiên nhiên nhưng không thể cấy được.
Vi khuẩn tả trong thiên nhiên nằm tiềm ẩn cho đến khi có yếu tố môi trường
hay yếu tố nào đó kích động chúng trở lại thể có thể gây bệnh. Khi vi
khuẩn tả trong thiên nhiên, chúng bài tiết thêm tế bào chất cấu tạo bởi
polysaccharide giúp chúng bám dính trong thiên nhiên dể dàng và tạo màng
phim sinh học bao bọc lấy vi khuẩn, bảo vệ chúng những điều kiện nghiệt
ngã của môi trường.
Chúng ta có thể lấy mẩu bệnh (phân) để trong môi trường thạch thông thường
(agar) để đem về phòng thí nghiệm nhưng để bảo đảm chất lượng mẩu bệnh
phẩm trong tình trạng tốt, người ta mang bệnh phẩm trong môi trường
Cary-Blair. Vi khuẩn tả chỉ mọc trên những môi trường cấy đặc biệt. Những
môi trường như thiosulfate-citrate-bile salts sucrose (TCBS) hay
taurocholate-tellurite-gelatin agar (TTGA) dùng để cấy và điều tra tính
chất của vi khuẩn tả. Trường hợp đầu tiên của dịch tả cần phải được cấy,
định tính về di truyền và sự đề kháng thuốc vì nó liên quan đến sự tuyên
bố dịch và điều trị nhưng trong những trường hợp dịch lớn xảy ra, chúng ta
không cần xác định vi khuẩn trong phòng thí nghiệm những trường hợp kế
tiếp ngoại trừ lấy mẩu nghiệm để nghiên cứu về đặc tính của dịch. Thử
nghiệm về miễn nhiễm nhanh chóng (Rapid immunologic diagnostic test) đã
được chế tạo và có khả năng chẩn đoán vi khuẩn tả nhóm O1 và O139 chỉ
trong vòng vài phút từ khi lấy mẩu phân. Điều này giúp cho ta điều trị một
cách khẳng định nhanh chóng. Thử nghiệm này dựa vào sự tìm kháng nguyên O
(O antigen). Kháng nguyên này là một lipopolysaccharide (LPS:
đường
đa nguyên có chất mỡ) của vi khuẩn. Họ dùng
những kháng thể monoclonal có gắn vàng để đánh dấu (monoclonal,
gold-labeled antibodies on solid matrix). Thử nghiệm mới hơn đang được
nghiên cứu dùng cây que có tẩm thuốc dùng để chấm vào mẩu phân và xem phản
ứng đổi màu xảy ra trên que thử nghiệm (dipstix format).
Trong trường hợp bệnh cấp tính hay bệnh nhân vừa hồi phục, người ta dùng
những kháng thể để giết hay làm trầm hiện vi khuẩn tả (vibriocidal or
agglutinin antibodies) để xác định vi khuẩn tả nhóm O1 ở người bệnh vừa
lành bệnh: nồng độ tăng lên bốn lần. Một thử nghiệm tương tự cho vi khuẩn
tả nhóm O139 cũng có thể làm được nhưng khó hơn vì vi khuẩn tả nhóm O139
có màng bao (capsule) ít phản ứng với thử nghiệm complement-mediated
killing test. Cho nên, thử nghiệm này cho nhóm O139 chỉ thực hiện trong
phòng thí nghiệm để nghiên cứu thôi. Thử nghiệm O139 vibriocidal assay chỉ
dùng cho những dòng vi khuẩn có đột biến (mutant O139) không có vỏ bọc bên
ngoài. Thử nghiệm tìm độc tố (antitoxin antibodies) có thể dùng khi nhiễm
trùng đang xảy ra nhưng thử nghiệm này không đặc biệt cho độc tố vi khuẩn
tả. Vi khuẩn E. coli cũng bài tiết ra độc tố tạo ra phản ứng tương tự như
độc tố của vi khuẩn tả. Thử nghiệm đo lường kháng thể tạo ra bởi vi khuẩn
tả trong những người bệnh đã khỏi bệnh rồi thì không cần thiết nhưng nó có
giá trị trong việc nghiên cứu dịch tể.
VI KHUẨN TẢ TRUYỀN BỆNH
TỪ
THIÊN NHIÊN VÀO CƠ THỂ CON NGƯỜI
NHƯ THẾ NÀO?
Vi khuẩn tả trong thiên nhiên sống ven bờ sông, gần cửa biển nơi nước mặn
và nước ngọt gặp nhau (người miền trung gọi là nước lợ). Thường vi khuẩn
này sống cộng sinh trong những sinh vật như tôm cua hay loài giáp xác hay
những sinh vật giáp xác có 6 chân ở ngực (copepods) bám vào rong rêu hay
sống ký sinh trong các loài cá. Nơi đây, vi khuẩn tả nhóm O1 và không phải
O1 (non-O1) cả loài tạo ra độc tố hay không độc tố gặp gỡ. Cho nên, vi
khuẩn tả nhóm O1 tạo ra độc tố trao đổi nhân di truyền với các nhóm không
tạo ra độc tố. Sau đó, sự sinh sản vi khuẩn tả gia tăng đột ngột và sẵn
sàng gây ra trận dịch nếu có ai đó uống nước không lọc và đun sôi hay ăn
những sinh vật có mang vi khuẩn tả mà không nấu chín.

Bệnh tả truyền từ vùng có nước (aquatic environment) vào con người qua sự
uống nước hay thực phẩm bị ô nhiễm. Những vùng nước bị ô nhiễm đã được
quan sát và ghi nhận trong những trận dịch đã qua bao gồm sông (rivers),
hồ nhỏ (ponds), hồ lớn (lakes), và ngay cả giếng nước. Uống nước không đun
sôi hay đun sôi nhưng chế vào những ly tách mà người ta đã sờ mó vào bên
trong hay ở thành ly (cho nên trong những trận dịch, chúng ta phải rửa tay
sạch sẽ bằng xà phòng trước khi cầm ly uống nước), uống nước ngọt, cà phê,
chè… trong những tiệm quán có nước đá. Có nghĩa là uống nước bên ngoài đều
có cơ hội cao bị nhiễm bệnh. Cho nên, uống nước đun sôi, nước ngọt có nồng
độ acid (acidic beverages), sô-đa hay nước ngọt có ga (carbonated water)
và dùng vật chứa nước có miệng bình nhỏ để khỏi bị sờ vào bên trong, và
bình chứa, ly tách được rửa nước đã được đun sôi là những biện pháp phòng
ngừa hữu hiệu. Trong những trận dịch, nước đá thường là nguồn lây bệnh vì
khi các hãng làm nước đá họ không đun sôi hay sát trùng bằng chlorine
trước khi sản xuất nước đá.
Trong lúc xảy ra dịch, cơm nguội còn thừa không được nấu lại trước khi ăn,
cua luộc còn thừa để lại hôm sau, cá sống (ăn sống hay làm mắm), con hào
sống (oysters), đồ biển còn thừa lại hôm sau, rau sống, trái cây…. Ngoài
ra, chất nôn ói và tiêu chảy đổ xuống sông hồ làm trận dịch bùng phát càng
nhanh và mãnh liệt. Sau những trận lụt, các sinh vật ở những vùng tôi vừa
đề cập ở trên tràn vào những vùng gần người ở. Trong những trận lụt lội ở
những quốc gia nghèo như Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Phi Châu… thiếu thốn
củi hay nhiên liệu để đun sôi nước hay nấu nướng và ăn uống không đúng vệ
sinh để rồi bị dịch tả. Thông thường, dịch tả truyền bệnh theo thực phẩm.
Truyền bệnh trực tiếp từ người sang người rất hiếm xảy ra vì cần có một số
lượng lớn vi khuẩn tả xâm nhập vào cơ thể con người mới gây ra bệnh. Lý do
vì sao, tôi sẻ trình bày trong phần sau.
Dịch tả thường xảy ra trong mùa nóng. Do đó, những yếu tố ảnh hưởng đến
thời tiết và sự thay đổi thời tiết có ảnh hưởng lên sự xuất hiện của dịch
tả. Như hiện tượng thời tiết thỉnh thoảng xảy ra ở toàn thế giới như
El
Niño-southern oscillation (ENSO: hiện tượng thời tiết dao động ở Nam Bán
Cầu) làm ấm lên vùng nước lạnh ở bờ biển Thái Bình Dương của quốc gia Peru
(Nam Mỹ) làm cho những vi sinh vật thực vật và động vật tự tạo chất đạm từ
ánh sáng mặt trời (phytoplankton và zooplankton) theo ven sông và cửa biển
sinh sản tăng lên dữ dội. Chúng mang theo những vi khuẩn tả sống cộng sinh
cũng tăng theo dữ dội. Số lượng vi khuẩn tả cao là yếu tố quan trọng cho
sự bùng phát của dịch tả.

BỆNH TẢ
TRUYỀN BỆNH NHƯ THẾ NÀO TRONG CƠ THỂ
CON NGƯỜI?
Hai bác
sĩ Robert Koch và John Snow nghi ngờ rằng độc tố gây những triệu chứng lâm
sàng của bệnh tả nhưng họ không chứng minh được. Cho đến năm 1959, hai bác
sĩ S. N. De và N. K. Dutta cùng các cộng sự viên nghiên cứu trong những
phòng thí nghiệm khác nhau đã chứng minh rằng vi khuẩn tả gây ra sự bài
tiết của ruột trong những động vật thí nghiệm nhưng họ vẫn chưa biết được
chất độc do vi khuẩn tả tiết ra gây triệu chứng lâm sàng. Năm 1969, bác sĩ
Finkelstein và bác sĩ LoSpalluto tinh lọc được độc tố gây bệnh do vi khuẩn
tả tiết ra.
Khi người
ăn hay uống những thực phẩm và nước bị nhiễm vi khuẩn tả với số lượng
nhiều mới có thể bị bệnh. Khi vi khuẩn đi qua dạ dày, những vi khuẩn tả bị
chất acid trong dạ dày tiêu diệt. Cho nên, cần một số lượng vi khuẩn lớn
của vi khuẩn tả mới vượt qua dạ dày và đến gây bệnh ở ruột. Những người có
bệnh viêm dạ dày kinh niên (mạn tính/chronic gastritis) do vi khuẩn
Helicobacter pylori làm giảm lượng acid được dạ dày tiết ra. Nên vi khuẩn
tả vượt qua dạ dày dễ dàng với số lượng nhỏ cũng có thể bị bệnh. Ở Á Châu
và Châu Mỹ Latin, người ta quan sát và nhận thấy rằng những người có nhóm
máu O thường bị bệnh nặng hơn những người có nhóm máu khác. Do đó, những
yếu tố khí hậu, mùa (season), vi khuẩn, và con người xúc tác với nhau một
cách phức tạp để tạo ra dịch tả. Vì tường lửa (acid) của dạ dày nên số
lượng vi khuẩn tả do nước uống vào cần từ 1.000 cho đến 1 triệu con mới
gây được bệnh. Nếu vi khuẩn tả theo thực phẩm ăn vào, chỉ cần 100 cho đến
10.000 con có thể gây bệnh. Điều này dễ hiểu vì vi khuẩn nằm trong những
miếng thực phẩm chưa được nghiền nát hoàn toàn nên acid trong dạ dày không
thắm vào đến nơi vi khuẩn ẩn trốn.

Bệnh
Lý của Dịch Tả
Vibrio cholerae
sản
xuất nhiều loại độc tố
tác động
với adenylate cyclase trong tế bào ruột và với nhiều thành phần của hệ
thống điều hành ruột, bao gồm những tế bào thần kinh ruột
và những
tế bào Enterochromaffin (EC), để tạo ra tình trạng bài tiết và tiêu chảy
với lượng lớn. Bên cạnh độc tố dịch tả (cholera toxin), vi khuẩn tả còn
sản xuất zona occludens toxin (ZOT), độc tố này làm tăng sự thẫm thấu qua
chỗ nối chặt chẽ giữa 2 tế bào ruột, và độc tố phụ (ACE: assessor cholera
enterotoxin),
chưa
có rõ phận sự trên những tế bào ruột. Ngoài cAMP tạo
ra adenylate cyclase khi bị độc tố của vi khuẩn tả gây ra, những chất gồm
prostaglandins (PG), serotonin, và vasoactive intestinal polypeptide (VIP)
được tiết ra bởi thực bào (macrophages), enterochromaffin cells (EC) và
những tế bào thần kinh ruột (enteric neurons). Độc tố tả (cholera toxin)
trong hình trên cho thấy tác động trên adenylate cyclase trên phía đáy và
bên (basolateral membrane) của tế bào trong thí nghiệm cho thấy sự vận
chuyển độc tố tả đến màng đáy và bên bị ức chế bởi Brefeldin A (theo mũi
tên răng cưa).
(From Sellin JH: Functional anatomy, fluid and electrolyte absorption. In
Feldman M, Schiller LR [eds]: Gastroenterology and Hepatology. The
Comprehensive Visual Reference, vol. 7, Small Intestine. Philadelphia,
Current Medicine, 1997, p 1.14.)
Khi vi khuẩn tả nhóm O1 và O139 bám vào bề mặt của ruột non (tiểu tràng:
danh từ Hán Việt không nên dùng) sinh sôi nẩy nở và tiết ra chất độc cho
ruột non (enterotoxin). Chất độc này làm lớp tế bào lót ruột non bài tiết
ra chất lỏng (fluids) và chất điện giải (electrolytes), do đó tiêu chảy
xảy ra. Thời gian từ lúc ta nuốt vào cho đến khi bệnh phát ra (thời gian ủ
bệnh) thay đổi từ 12 giờ cho đến 72 giờ tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn ta
nuốt vào.
Độc tố của vi khuẩn tả có 2 đơn vị phụ (subunits): đơn vị phụ B (pentamer
B subunit) gồm 5 nhánh và đơn vị phụ A (monomer A subunit) có 2 nhánh. Đơn
vị phụ B bám vào một nơi tiếp nhận đặc biệt, ganglioside (GM1) ở trên bề
mặt của tế bào lót của màng nhầy (mucosa) ruột non của con người và vài
loài có vú (mammals). Đơn vị phụ hoạt động (active) A có 2 nhánh A1 và A2.
2 Nhánh này nối liền nhau bằng một cầu nối có 2 nguyên tử sulfur
(disulfide bond). Nhánh A1 chuyển nhượng ADP-ribose cho nhánh phụ
Gsα
(subunit) của adenylate cyclase đưa đến sự gia tăng cAMP của các tế bào
màng lót của ruột (intestinal epithelium).
Phân hóa tố này làm gia tăng số lượng cyclic adenosine monophosphate. Sự
gia tăng này làm tăng sự bài tiết chlorides qua kênh bài tiết ở đỉnh tế
bào đáy (crypt cells). Những phân tử sodium và nước đi liền theo chlorides
và kết qủa là tiêu chảy do bài tiết (secrectory diarrhea). Chính chất này
cũng ngăn chận sự tái hấp thu những sợi lông nhỏ của ruột (microvilli).
Những sự kiện này đưa đến sự tiêu chảy chỉ có nước và chất điện giải có
nồng độ tương đương với huyết thanh (plasma).
Hiệu qủa
của độc tố vi khuẩn tả trên nồng độ của prostaglandin trong ruột cũng có
thể tạo ra sự tiêu chảy. Độc tố vi khuẩn tả được tiết ra bởi vi khuẩn tả
thuộc nhóm O1 và O139. Nhân di truyền mã hóa độc tố được gọi là ctxAB được
xắp xếp trên một mảng nhân di truyền(operon) và được mã hóa bởi một
bacteriophage (siêu vi ký sinh trong vi khuẩn tả) mảnh mai được gọi là
CTXφ.
Operon, một khúc những nhân di truyền xếp kế cạnh nhau bao gồm những nhân
di truyền cơ cấu (structural genes), một nhân di truyền điều khiển (an
operator gene), một nhân di truyền kiểm soát (a regulator gene).
Bacteriophage là một loại siêu vi đặc biệt ký sinh ở vi khuẩn và dùng hệ
thống và năng lượng trong vi khuẩn để cấu tạo ra những siêu vi khác và
cuối cùng tiêu diệt vi khuẩn.
Một yếu tố độc hại chính thứ 2 của vi khuẩn tả giúp chúng sinh sôi nẩy nở
trong ruột của chúng ta là toxin coregulated pilus (TCP). Một mảnh di
truyền (operon) TCP có chứa một số nhân di truyền, gồm tcpA là nhân di
truyền mã hóa nhân di truyền cơ cấu chính (main structural gene) liên quan
đến việc cấu tạo pilus. TCP không những liên quan tới khả năng giúp cho vi
khuẩn tả sinh sôi nảy nở trong ruột con người nhưng nó cũng là nơi tiếp
nhận (receptor) cho CTXφ. Theo sau khi xâm nhập vào trong vi khuẩn tả,
CTXφ kết hợp vào nơi có chuỗi di truyền với 18 đôi amino acids đặc biệt (a
specific 18 base pair sequence) trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn tả được
gọi là attRS1. Trong sinh học (vivo), xuất hiện của TCP và độc tố vi khuẩn
tả cùng được điều khiển bởi những nhân di truyền bao gồm toxR, tcpH, tcpP,
và toxT. Tất cả những nhân di truyền này hợp lại thành một dãy điều hành
tính dữ của vi khuẩn tả. Đánh giá sự diễn tả nhân di truyền của vi khuẩn
tả trong lúc bệnh nhân bị nhiễm trùng những nhân di truyền này liên quan
đến tính di động (motility), tính lôi kéo bởi hóa chất (chemotaxis), khả
năng định cư trong ruột (intestinal colonization), và sự sản xuất độc tố
(toxin production). Khi vi khuẩn tả được tìm thấy trong phân của bệnh nhân
cho thấy sơ đồ sao chép của di truyền vi khuẩn tả phản ảnh một dòng vi
khuẩn tả rất độc và rất dễ lây lan (hyper-infectious phenotype). Một kháng
nguyên pilus khác (pilus antigen) được tìm thấy ở vi khuẩn tả là
mannose-sensitive hemagglutinin (MHSA). Vai trò của MHSA trong việc sinh
sôi nẩy nở (colonization) trong con người chưa được rõ. Một pilus thứ 3
được tìm thấy ở vi khuẩn tả được mã hóa bởi một nhóm 4 nhân di truyền
pilABCD. Vai trò của nó vẫn còn đang được nghiên cứu. Phải chăng,
nếu ta tạo ra được kháng thể chống lại toxin corrugated pilus (TCP) sẽ làm
gia tăng sự miễn nhiễm của thuốc ngừa tả cao hơn nữa?
Vi khuẩn tả nhóm O1 Eltor có 2 nhiễm sắc thể vòng (2 circular
chromosomes). Vòng nhiễm sắc thể lớn hơn có 2,96 megabases và vòng nhiễm
sắc thể nhỏ hơn chứa 1,07 megabases. Vi khuẩn tả Eltor có những nhân di
truyền ctx A và ctx B (cholera toxin A&B) để tạo ra độc tố bao gồm đơn vị
phụ A và B. Ngoài ra chúng còn có nhân di truyền để tạo ra nhánh phụ tcp A
(toxin corregulate pilus A). Mới gần đây người ta nhận thấy rằng ánh sáng
mặt trời và những yếu tố trong môi trường thiên nhiên có thể ảnh hưởng lên
nhân di truyền của vi khuẩn tạo ra độc tố. Vi khuẩn tả có khả năng thích
ứng tùy theo chất bài tiết trong ruột con người và ngoài thiên nhiên. Nên
nó có khả năng làm nhiễm trùng và gây bệnh rất cao. Nhân di truyền của vi
khuẩn tả thuộc nhóm O1 Eltor gây ra trận đại dịch thứ 7 được khám phá. Đó
là nhân di truyền VSP-I & VSP-II có lẻ giúp cho vi khuẩn tả thuộc nhóm này
có khả năng tồn tại trong thiên nhiên tốt hơn và gây bệnh nhiều hơn nhưng
người ta cũng chưa hiểu rõ những nhân di truyền lắm.
AI CÓ THỂ BỊ BỆNH?
Người ta phân ra 3 thể truyền bệnh của bệnh tả:
1.
Vùng bệnh xảy ra quanh năm (Endemic pattern)
2.
Dịch xảy ra ở nhiều vùng trong một quốc gia hay gọi là dịch tả (Epidemic
pattern)
3.
Dịch xảy ra ở nhiều quốc gia cùng lúc hay còn đại dịch (Pandemic cholera)
Tại sao và cách truyền bệnh theo từng thể truyền bệnh đã được trình bày
trên. Vùng bệnh xảy ra quanh năm, bệnh xảy thỉnh thoảng ra một trường hợp
quanh năm. Thể này cũng được gọi là bệnh tả trong khuôn khổ một vùng. Thể
dịch tả xảy ra cùng một lúc nhiều vùng và nhiều trường hợp xảy ra cùng một
lúc trong một quốc gia mà mọi người thường gọi là dịch tả. Theo lịch sử
truyền bệnh của bệnh tả, chúng ta nhận thấy rằng sự truyền bệnh tả xảy ra
rất nhanh nên dù một trường hợp xảy ra vẫn coi như dịch sẻ hay đang xảy ra.
Vì bệnh chỉ xảy ra khi vi khuẩn tả gia tăng nhiều trong môi trường hay sự
thay đổi nhân di truyền của chúng làm vi khuẩn trở nên độc hại hơn. Bảng
đặc tính của dịch tả dựa theo những trường hợp đã xảy ra trong lịch sử:
Những đặc tính của dịch |
Dịch trong
quốc gia
(epidemic pattern)
|
Bệnh xảy ra quanh năm
ở vùng nhỏ
(Endemic Pattern)
|
Tuổi
có thể mắc bệnh |
Mọi
lứa tuổi |
Trẻ
con 2–15 tuổi |
Cách
truyền bệnh |
Chỉ
cần nhiễm từ phân qua miệng (fecal-oral spread) |
Nhiều
cách truyền nhiễm: nước, thực phẩm, hay từ phân qua miệng |
Nguồn
bệnh (Reservoir) |
Không
có |
Từ
nguồn nước
(Aquatic reservoir) |
Nhiễm
trùng không có triệu chứng
(Asymptomatic infections) |
Ít
xảy ra |
Những
người mang vi khuẩn và không có triệu chứng |
|
Xảy
ra nhiều hơn |
Tình
trạng miễn nhiễm của dân chúng |
Dân
chúng chưa có miễn nhiễm |
Dân
chúng có miễn nhiễm trước, số người này tăng lên với tuổi |
Truyền nhiễm thứ cấp |
Cao |
Thay
đổi tùy theo nhiều yếu tố |
|
Modified
from Glass RI, Black RE. The epidemiology of cholera. In: Barua D,
Greenough WB III. eds. Cholera. New York: Plenum; 1992:129.
NGƯỜI BỆNH CÓ NHỮNG
TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
Đặc tính chính của dịch tả là tiêu chảy từ rất nhẹ cho đến rất nặng và làm
chết người bệnh. Bệnh nhân với triệu chứng tiêu chảy từ nhẹ đến hơi nặng
(mild to moderate dehydration) rất khó phân biệt với những tiêu chảy do
các vi khuẩn khác như vi khuẩn Esherichia coli tiết ra độc tố (enterotoxigenic
E. coli) hay những siêu vi rotavirus. Trong những trường hợp này, ta phải
khám nghiệm trực tiếp trên kính hiển vi hay cấy trong một môi trường đặc
biệt.
Thể bệnh nặng cho ta
·
triệu chứng lâm sàng rất rõ ràng và xảy ra bất thình lình.
·
Đó là tiêu chảy như nước và có màu như nước vo gạo (đục và trắng như sữa).
·
Người bệnh bị mất nước của cơ thể một cách nhanh chóng trong vòng vài giờ.
·
Ngoài ra bệnh nhân còn bị ói mửa,
·
đau nhức khắp cơ thể (generalized cramp),
·
và đi tiểu ít đi (oliguria).
Về khám nghiệm lâm sàng, người bác sĩ nhận thấy:
·
mạch rất yếu (feeble pulse) nhiều khi không thể tìm được mạch,
·
sốt hiếm khi xảy ra,
·
bệnh nhân lo lắng,
·
mắt hõm sâu (eye sunken),
·
màng nhầy của miệng khô,
·
da mất tính đàn hồi bình thường (khi ta nắm da kéo lên và thả ra, da trở
lại vị trí cũ rất chậm),
·
giọng nói của bệnh nhân yếu ớt gần như không nghe được,
·
bụng sôi nghe rất rõ
Mặc dù tiêu chảy là triệu chứng chính và quan trọng nhất của bệnh tả nhưng
vài trường hợp bệnh tả không có tiêu chảy, bụng phình lớn và ruột không
hoạt động (ileus paralysis). Số người bệnh tả ở thể này là 5%. Người ta
gọi là bệnh tả khô (cholera sicca). Cái khó trong khi ước tính số lượng
nước mất đi trong thể bệnh này là tiêu chảy thay vì người bệnh đi tiêu ra
bên ngoài, nó giữ lại trong bụng. Trong trường hợp này, chúng ta phải tính
lượng nước bệnh nhân cần dùng qua nồng độ sodium (Na+), potassium (K+),
Chloride (Cl-), bicarbonate (HCO3-), và tỉ lệ hồng cầu trong máu (Hgb:
hemoglobin).
Chúng ta có thể phỏng
tính số lượng nước mất trong cơ thể dựa theo triệu chứng lâm sàng:
Triệu Chứng |
Mất
nước ít |
Mất
nước nhiều |
Mất
nước trầm trọng |
Ước
tính số lượng nước bị mất trong cơ thể |
<5% |
5–10% |
>10% |
Tình
trạng tâm thần |
Tỉnh
táo (Alert) |
Bất
ổn (Restless) |
Lơ mơ
hoặc hôn mê
(Drowsy or comatose) |
Mạch
ở cổ tay (radial pulse) |
Nhịp
mạch (rate) |
Bình
thường
(Normal) |
Nhanh
(Rapid) |
Rất
nhanh
(Very
rapid) |
Cường
độ mạch (intensity) |
Bình
thường
(Normal) |
Yếu
(Weak) |
Lăng
tăng hay không sờ được (Feeble or impalpable) |
Hô
hấp (respiration) |
Bình
thường
(Normal) |
Thở
sâu
(Deep) |
Thở
sâu và nhanh
(Deep
and rapid) |
Áp
huyết thu tâm (Systolic blood pressure) |
Bình
thường
(Normal) |
Thấp
(Low) |
Rất
thấp hay không đo được
(Very
low or unrecordable) |
Tính
đàn hồi của da
(Skin
elasticity) |
Trở
lại vị trí nhanh
(Retracts rapidly) |
Trở
lại vị trí chậm
(Retracts slowly) |
Trở
lại vị trí rất chậm
(Retracts very slowly) |
Mắt
(Eyes) |
Bình
thường
(Normal) |
Lõm
xuống
(Sunken) |
Lõm
xuống rất sâu
(Very
sunken) |
Giọng
nói (Voice) |
Bình
thường
(Normal) |
Khàn
(Hoarse) |
Nghe
không được
(Not
audible) |
Lưu
lượng nước tiểu
(Urine production) |
Bình
thường
(Normal) |
Ít
(Scant) |
Gần
như không có nước tiểu (Oliguria) |
|
From
Bennish ML. Cholera: Pathophysiology, clinical features, and treatment.
In: Wachsmuth IK, Blake PA, Olsvik O, eds. Vibrio cholerae and Cholera:
Molecular to Global Perspectives. Washington, DC: ASM Press; 1994:229.
Về thử nghiệm cho thấy:
·
Gia tăng trong máu của dung tích hồng cầu (increase in packed cell
volume), nồng độ đậm đặc (serum specific gravity), và lượng chất đạm
(total protein).
·
Tăng lượng hổn hợp chất Nitơ (azotemia/BUN)
·
Acid hóa biến đổi dinh dưỡng (metabolic acidosis-nhiễm axít chuyển hóa)
với sự gia tăng chất điện giải dương tính (high anion gap)
·
Chất điện giải potassium (serum K+) trong máu có thể bình thường hoặc giảm:
thật ra chất này bị mất đi trong dịch tiêu chảy rất nhiều nhưng lượng
huyết thanh của máu giảm qúa nhiều. Nên tỉ lệ chất potassium trong mỗi lít
máu vẫn ở mức bình thường hay giảm.
·
Chất điện giải sodium (serum Na+) và chloride (serum Cl-) bình thường hay
hơi giảm: cũng giống như lời giải thích cho chất potassium trong máu.
·
Chất điện giải Calcium và Magnesium trong máu (serum Calcium & Magnegium)
tăng do máu bị đậm đặc (hemoconcentration).
·
Lượng bạch cầu trong máu gia tăng do nhiễm vi khuẩn tả nặng.
·
Lượng đường trong máu tăng cao (hyperglycemia) do lượng dịch trong cơ thể
giảm (hypovolemia) kích thích cơ thể tiết ra nhiều epinephrine, glucagon,
và cortisol kích thích cơ thể (nhất là gan) bài tiết vào trong máu nhiều
chất đường (glucose). Đôi khi đường trong máu cũng bị giảm nhưng ít xảy ra
hơn.
Hậu
quả nặng nhất của sự mất nước từ trong cơ thể do bệnh tả gây ra là suy
thận cấp tính (acute renal failure). Tỉ lệ suy thận cấp tính ở người bệnh
tả tại Peru trong tháng đầu của dịch tả năm 1991 là 10,6% (cứ 100 người
bệnh có 10,6 người bị suy thận cấp tính). Bệnh nhân bị suy thận cấp tính
trong dịch tả đều do sự điều trị không đúng mức (truyền dung dịch không
đầy đủ và đúng mức (improper rehydration).
Trong dịch tả, người đàn bà có thai có dự hậu tệ nhất vì có triệu chứng
lâm sàng nặng nhất đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ (3rd
trimester). Thai nhi bị chết chiếm 50% có nghỉa là 2 người đàn bà có thai,
1 người sẻ bị hư thai và con bị chết.
Dịch tả xảy ra ở người cao niên (elderly) cũng rất xấu vì những biến chứng
như suy thận cấp tính, biến dưỡng acid hóa, và phù phổi (pulmonary edema)
cũng gia tăng nhiều hơn ở những người còn trẻ. Nếu điều trị bằng cách cung
cấp cơ thể người bệnh qua dịch truyền thẳng vào máu (intravenous infusion)
sẻ thay đổi những biến chứng xấu này.
Ở trẻ con, triệu chứng lâm sàng cũng giống như ở người lớn nhưng đường
lượng trong máu thấp (hypoglycemia), kinh giật (seizures), nóng sốt, và
tâm thần thay đổi (mental alteration) thường xảy ra hơn ở người lớn.
Để chẩn đoán bệnh tả, chúng ta lấy mẩu phân của người bệnh quan sát dưới
kính hiển vi và ta đóng lại nguồn ánh sáng từ bên dưới kính hiển vi (dark
field microscopy). Sự hiện diện của vi khuẩn di chuyển nhanh như sao xẹt
là ta có thể kết luận. Chỉ cần chẩn đoán một trường hợp bệnh tả là ta có
thể tuyên bố dịch tả đang xảy ra. Để thấy được rõ hơn, người ta nhỏ vào
mẩu phân chất kháng thể (antisera) cho vi khuẩn tả. Kháng thể này bắt dính
các vi khuẩn ta lại với nhau và bất động, giúp ta quan sát vi khuẩn tả dễ
dàng hơn. Nhưng trước khi tuyên bố dịch, ta phải cấy được vi khuẩn tả
trong một môi trường đặc biệt dành cho vi khuẩn tả. Ngày nay có một thử
nghiệm chính xác hơn, đặc biệt hơn cho vi khuẩn tả trong mẩu phân cũng như
mẩu nước, hay thực phẩm, đồ dùng…. Đó là thử nghiệm tìm nhân di truyền của
vi khuẩn tả (DNA) của vi khuẩn tả hay còn gọi là polymera chain reaction (PCR).
(Xem tiếp Phần 2)

BS
Nguyễn
Vĩ
Liệt
---š
{ › ---
