Mục Lục

   Trang Bìa
     
 Ban Biên Tập
 
Lá T Xuân
     
 Ban Biên Tập
  S Táo Quân
     
 Ban Biên Tập
  Khai Bút Đầu Xuân 
     
 Du Sơn Lãng T

 
Hình nh
Hoa Xuân

   Tại Hải Ngoại 
     
 Lê Lai
 
Tại QN 
       SXương Hải
 


Ca Hát/Nhạc

     Tiếng Hát:
 
  Lương L Huyền Chiêu
 
  Hà Thị Thu Thủy

     Sáng Tác Nhạc:
   Trở V Trường Xưa
       Hoàng Tuyết
   Trái Đất Mãi Còn Xanh
       Lương L Huyền Chiêu

 

Tiếng Đàn

      Tiếng Đàn PIANO:
 
   Trần Lộc 

 

Sưu Tầm


 
 Năm Mậu Tý - 2008 
      
ABC Sưu Tầm (NXV)
   Chúc Mừng Tân Niên 
      
Nguyễn Phước Sơn
   Tiếng Nói Của Con Tim 
      Trần Thị Nết
   
  Nguyễn Phước Sơn

 

TVi


 
 Năm Mậu Tý - 2008 
      
ABC Sưu Tầm (NXV)
   Tết Mậu Tý - 2008
      
Linh Vũ

 

Năm Mậu Tý Nói Chuyện Chuột


   Mèo Vờn Chuột 
       Việt Hải - Los Angeles
   Chuột Người Bạn Gần Gũi
      
Nguyễn Phan Lê 
 
 Tản Mạn Về Năm Mậu Tý
       2008

      
Nguyễn Văn Thành
   Bóng Chiều Xưa
      
Nguyễn Thị Thu
   Năm Tý Nói Chuyện Ăn Thịt
      
Chuột

      
NQuê -  Trần Bình Trọng
   Năm Mậu Tý VChuột Đồng
      
Trần Công Tử   


 

Tranh V

   Trương Thanh Sơn


 

Kinh Nghiệm Sống

  Cùng Một Chữ Tâm
      Tâm Đoan


 

Văn Hóa
m Thực


   Bánh Vá Gò Công
      Bánh Tằm Ngang Dừa

     
 Hoàng Tiểu Ca
 
  Bánh Bèo Chay 
     
 Lê Thị Đào
 
  Gỏi Chay  
     
 Lê Thị Đào
 
  Mắm, Món Ăn K Quên 
     
Việt Hải



Sức Khỏe

    Dịch Tả (CHOLERA)
      
  Phần 1   
|    Phần 2
    
  BS Nguyễn Vĩ  Liệt

 

Chùa Hải Nam
/Q
uảng Đông


   Tưởng Niệm Tiền Nhân 
     
 Mục Đồng
   Hình nh Sinh Hoạt 
     
 N Thục Hớn

 


Viết v
ninh-hoa.com


   Một Lời Cảm Ơn... 
     
 Thanh Mai
   Viết VAnh Webmaster 
    
  Mai Thái Vân Thanh
   nh Ninh-HoaDOTcom 
     
 Thi Thi

 

 

Biên Khảo
Kinh Tế
 

    N Máy Điện Nguyên T
      
Tại  Việt Nam

    
  Nguyễn Văn Thành
   Nền Kinh Tế Việt Nam
      N
ăm 2007

     
 Nguyễn Văn Thành
 
  Dow Jones K Nghệ Trung
      
Bình 2007

      
Nguyễn Văn Thành


 

Tết Q N


   Mùa Xuân QVội 
     
 Lương LHuyền Chiêu
   Vui Đón Tết CTruyền    
     
 Hà Thị Thu Thủy
   Sáng Đầu Năm    
     
 Nguyễn Thị Thanh T
   Mai Biển  
     
 Nguyễn Thanh Ty

 

Văn Học
N
ghệ Thuật

 

    Tản Mạn VThi Ca Huy Cân
      
Và Đinh Hùng

     
  Đóa Hoa Hồng
 
   Tản Mạn Với Thinh Quang
      
VBích K

     
  Việt Hải - Lan Nhi

 



T
 

    Hoa Và Em 
      
T Anh
 
   Hai Con Sóng 
      
Nguyễn Thị Bảy
 
   Nhặt Lại Tình Xuân 
      
Nguyễn Thị Thanh Bình
 
  Tôi Yêu
      
Nguyên Chất
 
   Chúc Tết  
      
L Thanh Cư
 
  Thăm Q Nhớ M 
      
Nguyễn Đức Hiền
 
  Mang Ơn Em Trong Giấc
     M
ơ Vàng
 

      
Trần Minh Hiền
 
  Hạt Bụi Tiễn Anh 
      
Hoàng Hoa
 
  Một Nhánh Tram  
      
Hoàng Hoa
 
  Giỡn  Xuân  
      
Trần Ngọc Khải
 
  Chúc Mừng Năm Mới 
      
Ái Khanh
 
  Đoản Khúc Xuân -3  
      
Lê Lai
 
  Chúc Xuân Mậu Tý  
      
Phan Long
 
  Xuân Viễn X...  
      
Thanh Mai
 
  Bài TTình  
      
Trần Mua
 
  Nhớ C Hương  
      
Trần Mua
 
  Phong Ba    
      
Diệp Thế M
 
  Xuân Tha Hương  
      
Trần Thị Nết
 
  Hoa Xuân Hé N  
      
Đặng Ngọc Ninh
 
  Xuân Cảm  
      
Lý Hoàng Oanh
 
  Xuân Vui          
      
Nguyễn Hoàng Phi
 
  Chúc Xuân          
      
Nguyễn Quân
 
  Lão Bé Con   
      
Trương Thanh Sơn
 
  LMai Này  
      
Kim Thành
 
  Nhớ Nghe Em  
      
Kim Thành
 
  Đừng Giận Em 
      
Nguyễn Thân
 
  Dáng Đứng Q Hương
      
Dương Công Thi
 
  Tình Xuân Q Hương
      
Thi Thi
 
  Xuân Nhớ M 
      
Thi Thi
 
  Thương Tiếc
      
Chị Thân Thị Hảo

      
Nguyễn Thị T
 
  Giáo Sư B Đ Chúc Tết
      
Trần Đình Thọ
 
  Xuân V  
      
Hoài Thu
 
  Lại Xuân Tha Hương   
      
Nguyễn Thị Tri
 
  Xuân Vui   
      
Nguyễn Thị Thanh T
 
  Đầu Năm Kính Chúc
      
Du Sơn Lãng T
 
  Hái Lộc Đầu Năm
      
Du Sơn Lãng T
 
  Xuân Vọng CHương
      
Du Sơn Lãng T
 
  Mưa LXuân   
      
Tiểu Vũ Vi
 
  Xuân Cảm   
      
Tiểu Vũ Vi
 
  Xuân Tương Tư   
      
Tiểu Vũ Vi
 
  Ngóng Xuân    
      
Anh Vũ
 
  Cuối Năm    
      
Linh Vũ


Văn

 

  Chia S Đầu Xuân  
       Mục Đồng
 
   Ngày Xuân Đọc TXuân
      
Của Phan Long

     
  Vinh H
  Xuân Này Ta Có Nhau 
       Ái Khanh
  Chuyện Một Mùa Xuân 
       Ái Khanh
  Đi N Sông Dinh
       Phạm Thanh Khâm
  Xuân Này ! Lại Nhớ Xuân
      
Xưa....
  

       Lê Thị Lộc
   Mùa Cưới
       Đng Thị Ngọc N
  Rồi SCó Một Ngày
       Tonny Panning
  Đĩa Bánh Thuẫn Của Ông
      
Năm
       
       Nguyễn Hữu Tài
  Lộc Đầu Năm
       Lê Ký Thương
   Chuyện Ba  Người...
       Hng Tiên - Phi Ròm
  Hồi Tưởng      
       Thi Thi
  M, Mai Vàng Rạng R
     Giáng Xuân

       *Nguyễn Bạch Tuyết
  Viết VNhững Người Bạn
       Nguyễn Văn Xê


 

 

 


 

 

Phần 2 : (tiếp theo Phần 1)

LÀM SAO ĐIỀU TRI BỆNH TẢ:

 

Theo cuộc đối thoại của tôi và thầy Trần Văn Bảng cho thấy ưu tiên trong điều trị là thay thế nước bị mất trong cơ thể chứ không phải là uống kháng sinh. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên cho bệnh nhân uống kháng sinh sau khi đã làm xong những điều trị về tình trạng mất nước của bệnh nhân. Trước khi nói đến phần thay thế nước mất trong cơ thể, chúng ta phải hiểu thành phần của những chất mất đi trong cơ thể khi bị bệnh tả và thành phần của những dung dịch mà chúng ta có được trong bệnh viện hiện nay:

 

THÀNH PHẦN NHỮNG CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG PHÂN NGƯỜI BỊ BỆNH TẢ VÀ NHỮNG DUNG DỊCH DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ:

 

 

Na+

Cl-

K+

HCO3-

Glucose

Osmolarity

Phân của người lớn bị tiêu chảy trong bệnh tả nặng

130

100

20

44

 

 

Dung dịch lactated Ringer để truyền vào tĩnh mạch

130

109

4

28[*]

0

271

Dung dịch nước muối sinh lý (IV normal saline) để truyền tĩnh mạch

154

154

0

0

0

308

Dung dịch uống tiêu chuẩn để điều trị đưa ra bởi tổ chức Tổ Chức Y- Tế-Quốc-Tế

(Standard oral rehydration solution promoted by the WHO)

90

80

20

10[]

111

311

Dung dịch uống với nồng độ áp xuất thẫm thấu thấp được đưa ra bởi Tổ Chức Y-Tế Quốc -Tế

(Reduced-osmolarity oral rehydration solution promoted by the WHO)

75

65

20

10[]

75

245

Rice-based oral rehydration solution

90

80

20

10[]

 

270

Modified with permission from Seas C, DuPont HL, Valdez LM, et al: Practical guidelines for the treatment of cholera. Drugs 1996;51:966–973.

* Lactated Ringer's solution contains citrate instead of bicarbonate.

Bicarbonate is replaced by trisodium citrate.

 

Trên phương diện điều trị, chúng ta dựa vào 3 nguyên tắc chính:

 

1.    Cung cấp dịch của cơ thể đã bị mất qua sự ói mữa và tiêu chảy

2.    Sữa chữa biến dưỡng acid hóa (metabolic acidosis) và chất điện giải potassium đã bị mất

3.    Tiếp tục bồi hoàn những điều trên tiếp tục bị mất.

 

Điều trị người bệnh tả bị mất nước nhẹ tương đối không phức tạp lắm dựa theo 3 nguyên tắc trên. Cho bệnh nhân uống những dung dịch đã đề cập trên. Điều trị người bị bệnh nặng hơn, cần người bác sĩ có nhiều kinh nghiệm hơn. Ở những người không uống được hay những người bị mất nước 10-20 ml cho mỗi kí lô cân nặng của cơ thể trong mỗi giờ, phải được truyền những dung dịch như Lactate Ringer hay những dung dịch khác nêu trên (ngoại trừ normal saline). Có 3 cách tính lượng nước trong cơ thể mất đi:

 

1.    Nếu biết cân nặng trước khi bệnh trừ cho cân nặng khi khám bệnh nhân. Ví dụ như trước khi bệnh là 50 kg và lúc đang bệnh là 45 kg. Như vậy, bệnh nhân mất đi 5 kg. Một kg cân nặng mất đi có nghĩa là mất đi 1 lít nước trong cơ thể. Vậy bệnh nhân mất đi 5 lít nước từ cơ thể hay 10% cân nặng. Bệnh nhân mất nước rất nhiều, có thể coi như là trầm trọng.

2.    Nếu chúng ta có thể đo lường được số lượng ói mữa và tiêu chảy thì chúng ta tính theo dung tích hay cân nặng và tính 1lít chất ói mữa hay tiêu chảy hoặc 1 kg chất ói mữa hay tiêu chảy bằng với 1 lít nước.

3.    Nếu cả 2 phương pháp trên không thể thực hiện được, ta tính theo triệu chứng lâm sàng như tôi đã nêu trên.

 

Giai đoạn 1: khi ta bù đấp những gì mất đi, ta phải bù đấp trong vòng 4 giờ thôi và không nên kéo dài hơn nữa vì nó gây nhiều biến chứng. Vì vậy, ta truyền nước qua tĩnh mạch cho nhanh chóng nếu bệnh nhân bị mất nước nặng (trên 5% của cân nặng cơ thể). Chúng ta phải truyền những dung dịch với tốc độ 50-100 ml cho mỗi kg cân nặng cơ thể trong mỗi giờ. Có nghĩa là một người cân nặng 50 kg khi bệnh tả chỉ còn 45 kg. Như vậy, ta truyền dung dịch qua tĩnh mạch với tốc độ 50-100 ml * 45 kg = 2.250 ml cho đến 4.500 ml dung dịch trong mỗi giờ. Tính ra tốc độ số giọt trong một phút:

 

Số giọt dịch truyền chảy qua dây truyền/phút=2.250-4.500 ml/60 phút (* 20 giọt cho mỗi ml) = 750 giọt cho đến 1.500 giọt trong mỗi phút hay 37,5 ml-750 ml cho mỗi phút. Như vậy, nếu ta có 4 đường dây truyền dung dịch (2 tay và 2 chân), tốc độ chảy mỗi đường dây là 190 giọt cho đến 375 giọt mỗi phút. Nếu ta có máy đếm giọt hay ml, thì vấn đề đơn giản. Ở những nước nghèo thường hay bị dịch tả, họ không có máy đếm giọt hay ml. Nếu mỗi đường dây dịch truyền chảy không đủ, tôi dùng một y tá với ống chích 50 ml, hút dịch truyền trong bình và bơm bằng tay thêm cho đủ số lượng cần.

 

Năm 1978, khi nghệ sĩ Hùng Cường trình diễn tại Hố Nai, Biên Hòa, một xe vận tải chở chuối không điều khiển bởi tài xế, chạy tự do vào đám đông dân chúng. Kết quả là 4 người chết liền tại chỗ và 36 người bị thương nặng mất máu rất nhiều được đưa vào phòng cấp cứu Bệnh Viện Đa Khoa tại thành phố Biên Hòa mà tôi đang trực tại phòng cấp cứu. Bệnh nhân nằm la liệt trên sân đậu xe ngay trước phòng cấp cứu. Một mình tôi phải đối phó tình trạng với 8 bệnh nhân bị mất máu nhiều và bị kích xúc (shock) và nhiều bệnh nhân bị thương nhẹ hay hơi nặng mà không bị kích xúc, tôi đã dùng phương pháp trên và cứu sống cả 8 người.

 

Trong lúc điều trị, chúng ta thỉnh thoảng phải thử chất điện giải và pH của máu để kiểm soát cách điều trị của ta và xem chúng ta đã bồi hoàn những gì bệnh nhân đã mất hay chưa. Chúng ta điều trị và kiểm soát cách điều trị.

 

 

Giai đoạn thứ 2: Sau khi người bệnh tả nặng được bồi hoàn những gì đã mất. Có nghĩa là bệnh nhân có thể có nước tiểu với tốc độ 0,5 ml cho mỗi kí lô cân nặng trong mỗi giờ. Nếu một người 45 kg khi bị bệnh, nước tiểu đo lường được mỗi giờ là 22,5 ml là đã được bồi hoàn đầy đủ, hay chúng ta đã xong giai đoạn 1 của điều trị. Bệnh nhân vẫn còn tiêu chảy nặng nề, ta phải tiếp tục đo lường lượng ói mữa và tiêu chảy, và tiếp tục cho dịch truyền hay uống theo tốc độ lượng nước trong cơ thể mất đi. Lượng dịch truyền vào tĩnh mạch hay uống (nếu bệnh nhân có thể uống được) giờ đây theo số lượng mất đi của cơ thể chứ không theo cân nặng của cơ thể. Có nghĩa là một người 45 kí lô mất 3 lít qua ói mữa & tiêu chảy và hay một người 70 kí lô cũng mất đi như vậy 3 lít thì ta cho bệnh nhân uống hay truyền dịch qua tĩnh mạch cũng chỉ 3 lít mỗi giờ.Trong giai đoạn này, chúng ta cho bệnh nhân uống dịch tiêu chuẩn do Tổ Chức Y Tế Quốc Tế đưa ra (90 mEq/L) vì dung dịch uống với 75 mEq/L cũng do Tổ Chức Y Tế Quốc Tế đưa ra năm 1975 dễ làm cho bệnh nhân dịch tả bị thiếu sodium trong máu (hyponatremia) và đưa đến biến chứng về não (phù nề não: brain edema). Người ta cho thêm 1-histidine vào dịch uống làm từ gạo (rice-based oral rehydration solution) giúp giảm đi thời gian và số lượng bệnh nhân dịch tả bị tiêu chảy.

 

Nếu bệnh nhân dịch tả không bị mất nước nặng, chúng ta cho uống đủ số lượng bồi hoàn những gì đã mất đi và cấp cho họ dịch để uống và cho họ về nhà ngay để tránh sự tràn ngập bệnh viện. Nhớ hướng dẩn họ về cách xữ lý chất ói và tiêu chảy cũng như cách săn sóc bệnh nhân để tránh lây nhiễm cho người khác.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỊ DỊCH TẢ

 

1.

Ước lượng mức độ mất nước khi bệnh nhân vừa đến bệnh viện.

 

2.

Bồi hoàn sự mất nước của bệnh nhân qua 2 giai đoạn: Giai đoạn bồi hoàn những gì đã mất—kéo dài từ 2-4 giờ. Giai đoạn những gì tiếp tục mất đi—kéo dài cho đến khi bệnh nhân hết tiêu chảy.

 

3.

Ghi chép vào bảng trong hồ sơ theo dõi những gì ta cho vào bệnh nhân và những gì bệnh nhân liên tục mất đi. (input and output charts). Và nhớ thỉnh thoảng xem xét lại những gì đã xảy ra và điều chỉnh điều trị.

 

4.

Truyền dịch qua tĩnh mạch trong những trường hợp sau đây: Trong tất cả những bệnh nhân bị mất nước nặng (10% hay cao hơn) với tốc độ 50-100 ml/kí-lô cân nặng. Ở những bệnh nhân với sự mất nước nhẹ hơn nhưng không uống được. Ở những bệnh nhân có lượng tiêu chảy nhiều hơn 10 ml cho mỗi kí lô cân nặng trong giai đoạn thứ 2 của điều trị (> 10 mL/kg/hr during the maintenance phase). Dung dịch nước muối sinh lý (normal saline) không nên dùng để trị mất nước ở bệnh tả vì nó không sửa chữa được biến dưỡng acid hóa (metabolic acidosis).

 

5.

Dùng dung dịch để uống bồi hoàn cho sự mất nước của cơ thể (Dịch tiêu chuẩn/standard solution của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế pha với đường glucose hay nước nấu từ gạo (glucose or rice based), trong giai đoạn thứ 2 của điều trị để bồi đấp cho sự tiếp tục mất nước qua tiêu chảy và ói mữa. Lượng dịch cần thiết vào khoảng 800-1.000 ml cho mỗi giờ. Những dịch với nồng độ áp xuất thẫm thấu thấp không nên dùng trong trị liệu dịch tả.

 

6.

Bắt đầu cho trụ sinh (kháng sinh) ở bệnh nhân bị dịch tả nặng sau khi đã bồi hoàn đủ những gì đã mất và bệnh nhân có thể uống nước được. Một liều doxycycline 300 mg là điều trị tiêu chuẩn. Ngoài ra, erythromycin, quinolone (như ciprocloxacine), zithromycin (Zithromax) cũng rất hiệu quả nếu vi khuẩn tả kháng doxycycline.

 

7.

Cho bệnh nhân xuất viện chỉ khi nào bệnh nhân có thể uống ít nhất 1 lít dung dịch điều trị hay nhiều hơn, bệnh nhân có lưu lượng nước tiểu khoảng 40 ml mỗi giờ hay nhiều hơn, và bệnh nhân có lượng tiêu chảy bằng hay ít hơn 400 ml mỗi giờ.

Modified with permission from Seas C, DuPont HL, Valdez LM, et al: Practical guidelines for the treatment of cholera. Drugs 1996;51:966–973.

 

Như tôi đã đề cập ngay từ đầu là kháng sinh (trụ sinh) không phải là thuốc cứu mạng bệnh nhân nhưng những dung dịch truyền tĩnh mạch hay uống là điều trị chính. Dù không có trụ sinh nhưng chúng ta có đầy đủ vẫn điều trị dịch tả hữu hiệu vì vi khuẩn sẽ chết dần và thải ra theo tiêu chảy. Kháng sinh chỉ giúp làm ngắn thời gian điều trị bệnh tả thôi. Như tôi đã nhắc lại lời giáo sư bác sĩ Trần Văn Bảng, trong lúc bệnh nhân có tiêu chảy nặng, thuốc uống vào có thể không kịp tan ra hay chỉ tan ra một phần nào. Theo Textbook of Medicine thì sự hiệu quả trong trường hợp này bị giảm đi một nửa của sự hiệu quả của kháng sinh. Trong trường hợp của trẻ con, zithromycin với liều 20 mg cho mỗi kí lô cân nặng, uống một liều thôi. Người ta cũng thử nghiệm và cho thấy zithromycin với một liều 20 mg cho mỗi kí lô cân nặng cũng có hiệu quả như điều trị với erythromycin trong 3 ngày. Chúng ta nên coi chừng chính zithromycin cũng gây ra tiêu chảy. Ở người lớn, ta có thể cho 1 liều duy nhất của zithromycine 1.000 mg (4 viên 250 mg). Trong trường hợp người đàn bà mang thai, họ chỉ có thể uống erythromycin hay furazolidone vì những kháng sinh khác có ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

 

Hiện nay, người ta nhận thấy những vùng thường có những trận dịch tả, vi khuẩn tả kháng doxycyclin. Cho nên, thuốc thay thế cho dịch tả ở những quốc gia như Việt Nam hay các quốc gia Á Châu hay Phi Châu là kháng sinh thuộc nhóm quinolone (Cipro, Avelox, Levaquin…) và zithromycin (Zithromax) cho cả người lớn và trẻ con ngoại trừ đàn bà có thai. Hiện nay, nhiều quốc gia thích xử dụng kháng sinh thuộc nhóm quinolone như Cipro để điều trị cho dịch tả. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này chỉ được xử dụng cho người lớn hơn 18 tuổi và chúng không nên xử dụng cho những người có bệnh gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi B và C mãn tính (chronic active hepatitis B or C). Nhóm quinolone làm cho người bị bệnh gan mãn tính trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, kháng sinh thuộc nhóm quinolone thường đắc tiền nên chúng trở nên không thực tế ở những quốc gia quá nghèo. Hơn nữa, quinolone có thể làm hư hại sụn xương của trẻ con (cartilage damage in young children). Mới gần đây, người ta phát hiện dòng vi khuẩn tả đề kháng quinolone ở Ấn Độ.

 

Những thuốc chống nhu động của ruột như loperamide hay diphenoxylate, thuốc giúp hấp thu (absorbents), thuốc chống đau (analgesics), thuốc chống ói mữa (antiemetics) không nên dùng ở những bệnh nhân bị dịch tả. Những thuốc chống bài tiết (antisecrectory drugs), bao gồm racecadotril, một loại encephalinase inhibitor không giúp ích gì cho bệnh tả nặng. Uống kháng sinh để ngừa bệnh cho những người trong gia đình của người bệnh tả không nên dùng một cách thường xuyên mà chỉ nên theo hướng dẩn của bác sĩ.

 

PHÒNG NGỪA:

 

Bệnh dịch tả thường gây ra 75% bởi sự yếu kém của y tế công cộng như nguồn nước không được tốt và kiểm soát thực phẩm chưa được tốt, và 25% do thói quen xấu của người dân như không rửa tay với xà phòng trước khi sửa soạn thức ăn và trước khi ăn, không nấu chín và đun sôi thực phẩm, trái cây không rửa & lột vỏ trước khi ăn, và đi vệ sinh không đúng chỗ hay chỗ đi vệ sinh không đúng tiêu chuẩn vệ sinh.

 

Có hai cách phòng ngừa:

1.    Vệ sinh về nguồn nước và thực phẩm

2.    Chũng ngừa

1/ Vệ sinh về nguồn nước và thực phẩm:theo nguyên tắc của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) là “cook it, peel it, or leave it”.

·         Rửa tay thường xuyên mỗi khi làm một điều gì xong. Nhớ rửa với xà phòng. Khi rửa tay bằng xà phòng, những chất hữu cơ có chứa vi khuẩn bám dính vào da tay sẽ được tách ra bởi xà phòng. Chính xà phòng thông thường không giết chết vi khuẩn nhưng nó tẩy sạch những ổ vi khuẩn dính trên tay.

·         Có nghĩa là nấu chín thực phẩm và ăn liền. Trước khi bưng đĩa thức ăn, chúng ta phải rửa tay trước và tránh để ngón tay chạm vào trong thức ăn.

·         Rửa trái cây bằng nước sạch trước khi lột vỏ hay gọt bỏ những vỏ trái cây

·         Trong thời gian có dịch không nên ăn rau sống. Chỉ ăn rau luộc. Khi không có dịch xảy ra, rửa rau bằng nước đã lọc rồi (ở Việt Nam, người ta lọc bằng cát, đá vôi, và than cũng ngừa được những loài giáp xác đi vào cơ thể ta). Sau khi lọc xong nên thêm vào chất chlorine vào nước để giết chết đi các loài vi khuẩn.

·         Rau cải và trái cây không nên bón bằng những phân chưa được xử lý vô trùng hay bón những hóa chất có hại cho cơ thể con người

·         Nước phải được lọc bằng bông gòn trước khi đun sôi.

·         Xử lý những chất thải, nôn ói, và phân, xa nguồn nước để tránh bị ô nhiễm. Ta có thể đổ chloramines vào trước khi xử lý để bảo đảm không có sự đáng tiếc xảy ra.

·         Chúng ta có lẻ không nên bắt tay bạn bè trong lúc dịch tả đang xảy ra và chắc chắn phải rửa tay trước khi ăn uống.

·         Sau khi rửa chén bát xong, chúng ta nên đun nước sôi để ngâm chén bát khoảng nửa giờ. Dùng máy rửa chén bát nếu chúng ta có.

·         Cho trẻ con dưới 12 tháng bú sữa mẹ giúp ngừa dịch tả cho những trẻ con nhỏ này. Bú sữa mẹ, trẻ con dưới 12 tháng không tiếp xúc nước dơ hay thực phẩm ô nhiễm. Sữa mẹ có những kháng thể giúp trẻ con có tiếp xúc với vi khuẩn tả vì những người mẹ ở những vùng có dịch quanh năm (endemic) thường đã có sự miễn dịch khi còn sống đến tuổi trưởng thành.

 

Chúng ta đưa ra những biện pháp phòng ngừa rất dễ nhưng khi thực hiện rất khó. Đặc biệt ở những quốc gia nghèo khổ như ở Á Châu và Phi Châu. Hai cách đun sôi & nấu chín và bỏ chloramines vào trong nước đều cần phải có tiền và năng lượng. Cây để đốt khi nấu nướng sẻ đưa đến phá hủy môi trường và nhiều nơi không còn cây để đốn. Điều này tạo ra những thiên tai như lụt lội… Dầu hỏa thì quá đắt tiền, các quốc gia nghèo không thể mua cho tất cả mọi người xử dụng. Cồn làm từ lúa gạo, mía hay những loại thực phẩm khác có thể thay cho dầu hỏa. Trấu và mạc cưa là những phế liệu dùng để đốt nếu không được tái biến chế. Trên căn bản những quốc gia nghèo không có đủ thực phẩm thì lấy đâu để chế biến? Than đá cũng như dầu hỏa vì ô nhiễm và không đủ cho những người dân trong quốc gia nghèo xử dụng. Năng lượng mặt trời được coi như vô tận nhưng những mùa mưa làm không đủ cho người ta xử dụng. Hơn nữa, dụng cụ để đón ánh nắng mặt trời thì vẫn còn quá đắt dù cho mọi người dân ở những quốc gia tân tiến có thể mua được thì làm sao cho người dân ở những quốc gia nghèo. Người chăn nuôi xử dụng kỹ thuật chứa khí methane từ phân xúc vật cũng giúp được một phần nào đó. Nói chung, chúng ta phải tiết kiệm năng lượng và xử dụng những nguồn năng lượng ít tốn kém để tạo một đời sống ít bị những bệnh truyền nhiễm như dịch tả.

 

2/ Chúng ta có một phương tiện khác nữa để phòng ngừa dịch tả. Đó là chũng ngừa. Loại thuốc chũng ngừa dùng để chích (tiêm) không còn được xử dụng trên thế giới vì hiệu quả không đạt đến mức cần thiết. Hiện nay, có 2 loại chũng ngừa dịch tả dùng để uống trên thế giới. Loại vi khuẩn tả đã được làm bất động hay chết kèm theo nhánh độc tố B của vi khuẩn tả được tái tạo (WC-BS: whole cell plus recombinant B subunit ) gồm 2 liều uống cách nhau một tuần lễ như Dukoral được một được phòng ở Thụy Điển chế tạo. Loại này tạo được tính miễn nhiễm lên đến 85% trong 6 tháng. Nếu người nào ở trong vùng đang bị dịch tả phải uống then một liều cho mỗi 3 tháng.

 

Sau 3-5 năm, sự miễn nhiễm do thuốc này tạo ra chỉ còn 60% đặc biệt là ở trẻ con sự hiệu quả sau 6 tháng bị giảm đi rất nhiều so với người lớn.  Theo Strickland: Hunter’s Tropical Medicine and Emerging Infectious Diseases 8th edition xuất bản năm 2000 cho là loại thuốc uống ngừa này không có nhánh độc tố B chỉ có hiệu quả 58% trong vòng 6 tháng khi thử nghiệm ở Bangladesh vào năm 1985.  Người ta thử thuốc này ở Mozambique một cách rộng rãi cho thấy hiệu quả ngừa dịch tả 80% và ngừa người có uống thuốc ngừa và không bị bệnh tả mất nước nặng lên đến 90%.  Thuốc chũng ngừa này làm gia tăng kháng thể IgA và IgG trong ruột.  Ngoài ra, thuốc ngừa này có phản ứng chéo (cross reaction) với độc tố của vi khuẩn Escheria coli (Enterotoxigenic E. coli) do cơ cấu của độc tố tả và của E. coli giống nhau nên uống thuốc ngừa này cũng ngừa được tiêu chảy do Enterotoxigenic E. coli trong lúc đi du lịch tại những quốc gia như Việt Nam.  Do đó loại thuốc ngừa không có nhánh phụ B không ngừa được tiêu chảy do E. coli.

Cách chế tạo thuốc uống ngừa Dukoral: Thuốc ngừa này làm bằng 4 nhóm: Inaba và Ogawa của nhóm O1 cổ điển và nhóm O1 Eltor được  ủ và nuôi trong nơi nuôi vi khuẩn lớn (large fermenters).  Đo lường số lượng 4 nhóm này bằng nhau.  Khi nuôi vi khuẩn cũng như mang vi khuẩn ra để giết đi và hòa lẩn với nhau phải được thực hiện trong một hệ thống có thể làm vô trùng kín bằng hơi nóng (steam-sterilizable system) để tránh vi khuẩn thoát ra ngoài và gây bệnh.  Hai nhóm vi khuẩn được giết bằng hơi nóng để có được những kháng nguyên lipopolysaccharides.  Hai nhóm vi khuẩn còn lại được giết bằng formalin để giữ lại kháng nguyên protein dễ bị hủy hoại bởi hơi nóng.  Nhánh phụ B của độc tố tả được sản xuất bởi loại vi khuẩn tả bài tiết rất nhiều nhánh độc tố tả B nhưng thiếu di truyền tạo ra nhánh độc tố phụ A (loại vi khuẩn tả này được tái tạo bằng công nghệ cao về di truyền).  Sau khi ủ và nuôi, vi khuẩn được tái tạo này được tinh lọc và chỉ lấy những nhánh phụ độc tố B để pha vào hổn hợp 4 nhóm trên.  Loại thuốc uống ngừa tả này không có nhánh phụ A của độc tố tả nên không gây tiêu chảy được.  Dukoral được chế tạo theo công thức chất lỏng trắng đục khoảng 3 ml (suspension) trong một ống thủy tinh.  Mổi liều thuốc ngừa chứa 100 tỉ con vi khuẩn với 1 mg nhánh phụ B của độc tố (recombinant CTB).  Ống thuốc ngừa được kèm theo 1 túi muối đệm (buffer salt) gồm sodium hydrogen bicarbonate, citric acid, sodium carbonate, saccharin, sodium citrate, và mùi vị raspberry.  Khi trộn vào ống chứa thuốc ngừa, những hạt nhỏ chất đệm trắng đục sẻ sủi bọt và tan đi.  Sau đó, chúng ta có thể uống.  Nếu thuốc ngừa chưa uống, chúng ta phải giữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 độ C cho đến 8 độ C, và không được làm đông đặc.

Tuy nhiên, thuốc chích ngừa vẫn có giá trị cho những người nghèo ở trong vùng bị dịch tả quanh năm (endemic areas) vì giá thành rẻ và hiệu quả cũng đáng kể. Thuốc chũng ngừa này đã chích cho 1,5 triệu người trong những vùng có dịch tả thường xuyên. Từ 1930 cho đến nay, dân của Ấn Độ được chích ngừa bằng thuốc này và dịch tả ở vùng này đã được giảm rất nhiều. Nên tôi đề cập ở đây. Thuốc chích ngừa tả với vi khuẩn đã chết (whole-cell injectable vaccine). Nó bao gồm nhóm phụ Ogawa (thường là dòng cổ điển NIH 41) và Inaba (thường là dòng cổ điển NIH 35A3). Những dòng vi khuẩn tả này được cấy trên thạch làm bằng đậu nành (trypticate soy agar). Vi khuẩn sau đó được thu thập trong dung dịch muối (isotonic sodium chloride solution) rồi giết chết những vi khuẩn này và giữ trong dung dịch 0,5% phenol. Dùng kính hiển vi đếm lượng vi khuẩn (optical density measurements) mỗi dòng khoảng 4 tỉ con (4 billions/ml) cho mỗi milliliter. Chích 2 liều cách nhau 1 tuần cho đến 1 tháng. Trẻ con từ 10 tuổi cho đến người lớn là 2 liều 0,5 ml. Trẻ con từ 6 tháng cho đến 4 tuổi là 0,2 ml mỗi liều. Trẻ con từ 5 tuổi cho đến 10 tuổi là 0,3 ml mỗi liều. Sau 6 tháng, người ta có thể chích thêm một liều nửa. Khoảng 90% người được chích ngừa thuốc này có sự gia tăng kháng thể chống vi khuẩn tả IgM, IgG, và IgA và giảm xuống sau 6 tháng.

 

Loại thuốc ngừa dùng để uống thứ 2 là uống 1 liều thôi. Họ xử dụng vi khuẩn tả sống và không gây bệnh được nửa (live attenuated CVD 103-HgR vaccine) đã được thử nghiệm rộng lớn và không hữu hiệu nên không ai dùng đến.

 

Theo tài liệu của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế, Việt Nam được chuyển nhượng kỹ thuật để làm thuốc ngừa dịch tả để uống giống như thuốc ngừa Dukoral của Thụy Điển. Theo The Lancet Infectious Diseases, Volume 2, Issue 4, xuất bản tháng 4 năm 2002, nhà khoa học Đặng Đức Trạch và những cộng sự viên của Viện Vệ Sinh và Phòng Dịch Quốc Gia tại Hà Nội đã chế thành công thuốc này năm 1993 nhưng theo các tài liệu trên thế giới cho thấy nó chỉ có hiệu quả 60%. Có nghĩa là quá thấp để được phòng ngừa hữu hiệu. Theo tài liệu của Tổ Chức Y tế Quốc Tế, thuốc uống ngừa dịch tả thế hệ thứ nhất của Việt Nam chỉ có vi khuẩn tả thuộc nhóm O1 được giết chết không có nhánh phụ B của độc tố (first generation monovalent anti-O1), được thử nghiệm ở Hà Nội và Huế cho thấy hửu hiệu ở người lớn là 66% và trẻ con là 68% (giãm bệnh tả nặng) khi trận dịch xảy ra 8-10 tháng sau khi người dân được uống ngừa.  Thế hệ thứ hai của thuốc ngừa, Việt Nam thêm vi khuẩn tả thuộc nhóm O139 và tăng số lượng vi khuẩn cao hơn thuốc ngừa thế hệ thứ nhất.  Theo giáo sư David R. Hill của National Travel Health Network and Centre, London, UK và London School of Hygien and Tropical Medicine, Liverpool, UK trong Volume 6, Issue 6 (June 2006) của nguyệt san bệnh truyền nhiễm The Lancet Infectious Diseases cho rằng hiệu qủa thuốc chũng ngừa của Việt Nam được xem xét theo số lượng bệnh nhân bị nhập viện (bệnh nặng) giãm đi so với những trận dịch trước đó, chứ không phải thuốc giúp người ta ngừa bị mắc bệnh tả.  Theo nhiều thử nghiệm khác nhau ở trên thế giới, thuốc ngừa chế tạo theo cách thức của Việt Nam cho thấy kết quả từ 0% cho đến 70% tùy theo từng nơi thử nghiệm, và 60% là con số trung bình của các nơi thử nghiệm và nhóm vi khuẩn tả gây bệnh.  Sau 3-5 năm, thuốc ngừa này mất hiệu lực chỉ còn 50% theo thử nghiệm ở Huế.  Hà Nội trước đây là nơi ít khi bị dịch tả, và Huế là nơi thường xảy ra dịch tả hơn.  Cho nên, khi phân tích những dữ kiện này, chúng ta phải tính số người đã có bệnh trước đó và có miễn dịch với bệnh tả.  Hiện nay, thuốc ngừa chế tạo tại Việt Nam chỉ dùng tại Việt Nam thôi.  Tổ Chức Y Tế Quốc Tế cho rằng cách sản xuất của Việt Nam không theo GMP (theo Good Manufacturing Practices) nhưng người ta theo phương pháp này và sản xuất tại Ấn Độ theo GMP.  Thuốc có hiệu quả ở trẻ con cao hơn người lớn. Thuốc chũng ngừa của Việt Nam giá rất rẻ, chỉ có 20 cents US một liều so với Dukoral là 30-50 dollar cho mỗi liều. Thuốc ngừa của Việt Nam chỉ có số vi khuẩn tả đã được làm bất động hay chết. Thuốc chũng ngừa của Việt Nam ngừa cả nhóm vi khuẩn tả O1 và O139 còn được gọi là bivalent vaccine nhưng không ngừa được nhóm phụ O139 vì nhóm vi khuẩn tả này thường có vỏ bao (capsule) nên những kháng thể trong ruột con người không thể bám vào được (kháng thể chống lại kháng nguyên O thôi chứ không chống lại vỏ vi khuẩn O139). Bác sĩ Edwards T. Ryan thuộc Tropical and Geographic Medicine, Harvard Medical School, Boston, MA, USA phát biểu với nguyệt san y học “The Lancet Infectious Diseases”: perhaps future formulations of the vaccine could take that into account (Trong tương lai, có lẽ nên nhớ điều này trong khi chế tạo thuốc chũng ngừa tả). Thuốc ngừa tả của Việt Nam không có kháng nguyên của nhánh phụ độc tố B (cần công nghệ cao của di truyền học) nên chỉ đạt đến tỉ lệ phòng ngừa thấp hơn Dukoral. Điều này cho thấy người Việt có tài nhưng chưa có những phương tiện công nghệ cao. Dù kết quả thấp nhưng thuốc ngừa tả của Việt Nam có một ảnh hưởng sâu rộng ở những nước nghèo vì giá thành của sản phẩm rất rẻ, vừa túi tiền của quốc gia nghèo. Những người từ các quốc gia như Bắc Mỹ hay Âu Châu không cần phải uống thuốc ngừa dịch tả nếu không đi vào vùng đang có dịch. Nếu người đi du lịch vào vùng đang có dịch tả nên phòng ngừa với Dukoral.

 

Thuốc chích ngừa tả được xử dụng rộng rãi trước kia, nay không được xử dụng nữa vì hiệu quả thấp. Khi chích thuốc ngừa, kháng thể IgM và IgG trong máu tăng lên rất cao nhưng nó không có tác dụng khi vi khuẩn tả chỉ sinh sản, gây bệnh ngay trong ruột, và không xâm nhập vào màng nhầy của ruột. Thuốc uống ngửa tả làm tăng những kháng thể IgA trong ruột lên cao nên thuốc uống ngừa tả hữu hiệu hơn. Ngày nay nhờ vào công nghệ di truyền cao, người ta phân tích và đọc được cơ cấu của vi sinh vật và những độc tố của chúng nên những quan niệm về bệnh nhiễm trùng đã thay đổi rất nhiều. Những thuốc chũng ngừa hiện nay căn cứ vào những kiến thức mới này nên rất hiệu quả. Ví dụ như Dukoral dùng tái tổng hợp nhánh phụ độc tố B cho nên có hiệu quả cao, thuốc chũng ngừa cúm mới của Mỹ dùng kháng nguyên là chất đạm M2 của vỏ bọc siêu vi cúm (đạm M2 không thay đổi như đạm H và đạm N) nên sau này chúng ta chỉ cần chũng ngừa cúm một lần thôi và không sợ đại dịch cúm nửa.

 

 

Thuốc chích ngừa dịch tả tuy có hiệu quả thấp nhưng khi tiêm phòng cho những người ở vùng dịch tả xảy ra quanh năm cũng rất tốt. Người ta thí nghiệm ở Matlab, Bangladesh vào cuối thập niên 1980 cho thấy: chỉ cần chũng ngừa 50% dân số thì 89% trường hợp dịch tả giảm trong những người chưa được chũng ngừa ở trong vùng đó, và giảm 93% những trường hợp dịch tả trong toàn dân số ở vùng đó. Tôi đưa vấn đề thuốc ngừa dịch tả ra để bàn cải sâu rộng vì nó liên quan đến sự sống còn của một quốc gia, dân tộc. Vì còn có những quốc gia trên thế giới vẫn còn chế tạo võ khí sinh học (biologic weapons), nên việc ngừa bệnh cũng là một việc bảo vệ và phòng thủ quốc gia. Việt Nam phải gấp rút tiếp nhận công nghệ cao về di truyền học để bảo vệ cho mình.

 

Kết luận là hiệu quả của thuốc chũng ngừa cho đến nay vẫn còn hạn hẹp. Cho nên, biện pháp vệ sinh cá nhân vẫn được coi là chính. Ngoài ra, sự điều trị đạt đến kết quả cao, tỉ lệ tử vong là 1%. Ai muốn ở trong tỉ lệ này?

 

NHỮNG VÙNG SÂU VÀ XA:

 

Ở những vùng sâu vùng xa, họ thiếu những phương tiện y tế hiệu quả và phương tiện đem bệnh nhân ra thành phố để điều trị kịp thời. Sau khi đọc bài “The Burden of Rotavirus Diarrhea in Khanh Hoa Province, Viet Nam”, tôi quyết định viết bài này. Trong bài báo tôi vừa đề cập trên các bác sĩ người Việt cũng như người ngoại quốc cho rằng “có những nơi trong quận Ninh Hòa xa bệnh viện nên những trẻ con bị tiêu chảy cấp khó mà cấp cứu kịp thời”. Tôi hy vọng những kiến thức này giúp cho các chuyên viên y tế quận Ninh Hòa có thể giúp các trẻ con hữu hiệu hơn.

 

Sau đây là những dụng cụ để thành lập trạm xá tại những vùng sâu vùng xa để chữa trị dịch tả cho trẻ con cho kịp thời.

 

Những Tiếp Liệu Cần Thiết
Cho Những Cơ Sở Điều Trị Dịch Tả

Dịch truyền tĩnh mạch (5–10 Lít/1 bệnh nhân)

Ống Chích 5–10 mL

Kim chích số 18 cho người lớn và số 21- đến 23 cho trẻ con

Băng keo, những miếng gổ dẹp mõng để giử tay khi truyền dịch, cây cột để treo túi dịch truyền

Những kim cánh bướm để chích tĩnh mạch ở tay hay da đầu của trẻ con

Ống thông từ mủi xuống dạ dày khi bệnh nhân không thể uống hay chích kim vào tĩnh mạch

Những túi dịch để uống (10–15 túi 1 lít cho mỗi bệnh nhân)

Những chai lọ 500 mL hay 1 lít để đựng dịch uống (oral rehydration solution)

Nước sạch để pha dịch để uống (oral rehydration solution)

Những kháng sinh hữu hiệu để trị dịch tả (dùng zithromycin, erythromycin, và furazolidone)

Bộ phận lọc thận (Kidney dishes)

Đèn sưởi ấm (Spirit lamps)

Đèn pin hay đèn bảo(or hurricane lantern)

Bông gòn

Cồn (Alcohol)

Xà phòng

Thuốc tẩy trùng (chloramines)

Bột tẩy (Bleaching powder)

Nếu có thể:

 Lều và giường (có lổ để bệnh nhân đi cầu)cho bệnh nhân dịch tả nằm (Cholera cots)

 Những miếng bạt bằng nhựa (Plastic drain sheets)

 Thùng nhỏ bằng nhựa có quai để mang đi (Plastic buckets)

 Cái cân (Patient scales)

 
Cách Chế Tạo 1 lít Dung Dịch để Uống Cho Bệnh Nhân
 

Những Chất Trong Dung Dịch

Cân Nặng (gram)

Sodium chloride

3.5

Trisodium citrate, dihydrate

2.9

hay

 

Sodium hydrogen carbonate (sodium bicarbonate)

2.5

Potassium chloride

1.5

Glucose, anhydrous

20.5

Công Thức Này được Tổ Chức Y Tế Quốc Tế đưa ra

 

 Hay glucose, monohydrate, 22 g; hay sucrose 4 g.
50 grams bt go có th thay thế 20 grams glucose. Khi làm bng bt go, b vào 1.100 ml nước lc 50 grams bt go và đem đi đun sôi. Đun vào khong 7 phút cho đến khi nước đc như sa. Đ cho nước ngui xung, ri b thêm vào 3 loi mui nêu trên. Hâm hơi m trước khi cho bnh nhân ung. Nếu dung dch đ lâu qúa 8 gi nên đ đi và làm li dung dch mi

Hoặc lấy 1 lít nước sạch, đun sôi để nguội: cho thêm vào 5 grams sodium chloride (1 muỗng cà phê gạt ngang muối ăn) 50 grams bột gạo nấu vừa chín hay 40 grams sucrose (đường cát trắng).  Khi uống, thêm vào potassium ở dạng nước cam hay nước cốt dừa (coconut milk).  Có thể cho thêm 10 mmol/L citrate (sẻ được 30 mmol/L bicarbonate/HCO3-)

Để tránh trường hợp truyền tỉnh mạch dung dịch Lactate Ringer tạo đường huyết của người bệnh bị giãm, phải cho vào dịch này 50 grams Dextrose mổi lít (5%, 277 mmol/L)

Bồi Hoàn Mất Nước cho Trẻ Con Bị Dịch Tả

Cho Bệnh Nhân Bị Mất Nước Nặng, 10% hay nhiều hơn

Cho dịch truyền tỉnh mạch tức thì. Dùng Ringer's lactate (hoặc, nếu không có sẳn thì dùng dung dịch muối sinh lý/normal saline 0,9%) thêm vào đó glucose và potassium. Nếu bệnh nhân có thể uống nên bắt đầu cho uống trong khi truyền dịch theo phương pháp dưới đây:

• Tuổi ≥1 năm, cho 100 ml/kg vào tỉnh mạch trong 3 giờ:

 30 ml/kg (nhanh chóng) trong 30 phút, rồi thì

 70 ml/kg trong  2 -2½ giờ tiếp theo đó

• Nếu tuổi <1 year, cho 100 ml/kg vào tỉnh mạchtrong 6 giờ:

 30 ml/kg (nhanh chóng) trong giờ đầu tiên, rồi thì

 70 ml/kg trong 5 giờ theo sau đó

• Nếu cho trong 1 giờ đầu tiên 30 ml/kg mạch ở cổ tay (the radial pulse) không mạnh, tiếp tục cho dịch truyền tỉnh mạch thật nhanh (mở khoá cho dịch chảy tự do).

• Bắt đầu cho dịch uống, theo nhịp điệu 5 ml/kg cân nặng/mổi giờ, ngay khi bệnh nhân có thể uống được(trong khi vẩn truyền tỉnh mạch)

• Khám nghiệm và đánh giá bệnh nhân sau 3 giờ (ở trẻ con dưới 2 tuổi sau 6 giờ)

 • Nếu tình trạng mất nước còn nặng (10% hay nhiều hơn), làm lại những giai đoạn trên.

 • Nếu mất nước vẩn còn nhưng ít hơn 10% thì theo những giai đoạn kế tiếp dưới đây.

 • Nếu không còn mất nước, tiếp tục theo giai đoạn dưới đây.

Cho những bệnh nhân mất nước vừa phải:

Trung bình số lượng dịch uống cho trong 4 giờ đầu:

Tuổi

Nhỏ hơn 4 tháng

4–11 tháng

12–23 tháng

2–4 năm

5–14 năm

15 tuổi hay lớn hơn

Cân nặng

Ít hơn 5 kg

5–7,9 kg

8–10,9 kg

11–15,9 kg

16–29,9 kg

30 kg hay nặng hơn

Dịch uống tính theo  ml

200–400

400–600

600–800

800–1200

1200–2200

2200–4000

• Dùng tuổi nếu không biết cân nặng là bao nhiêu. Tính số lượng dịch uống theo ml có thể tính bằng cân nặng (kg) nhân cho 75 ra số lượng dịch cần phải uống

• Nếu bệnh nhân đi tiêu chảy như nước lả hay chúng ta thấy cần cho thêm thì cứ việc cho thêm.  Luôn luôn theo dỏi sát.

• Khám nghiệm và đánh giá tình trạng bệnh nhân trở lại sau 4 giờ

 • Nếu vẩn còn mất nước nặng, trị liệu theo ở trên.

 • Nếu vẩn còn mất nước từ 5%cho đến dưới 10%, cho bệnh nhân uống theo phương pháp trên.

 • Nếu không còn mất nước, theo phương pháp dưới đây.

Cho những người không còn mất nước hay mất nước nhẹ (dưới 5%)

Dịch để bảo trì (Maintenance fluid)

Tuổi

Số lượng dịch cho uống sau mổi lần tiêu chảy (phân sền sệt)

Ít hơn 24 tháng

50–100 ml

2–9 năm

100–200 ml

10 năm hay lớn hơn

Cho dịch để uống nếu bệnh nhân muốn uống

Theo dỏi và tái đánh giá thường xuyên

Nếu một bệnh nhân không thể uống, bị ói mữa thường xuyên, hay bụng bị phình ra, ngưng uống dịch bồi hoàn và cho truyền dịch tỉnh mạch, 50 ml/kg cân nặng trong 3giờ, rồi sau đó cố gắng cho uống dịch bồi hoàn trở lại.

Nếu muốn cho uống kháng sinh, phải cho uống qua miệng theo liều lượng đề cập dưới đây sau khi bệnh nhân được cho truyền dịch vào tỉnh mạch trong 4-6 giờ, và sau khi ói mữa ngừng.

Modified from World Health Organization. Management of the patient with cholera, World Health Organization Emergency and Other Communicable Diseases, Surveillance and Control, WHO/CDD/SER/91.15 Rev.1 Surveillance and Response Web site]. Available at: www.who.int/csr/resources/publications/cholera/
who_cdd_ser_91_15/ent
   accessed 4/28/03.

 Kháng Sinh và Liều Lượng để Điều Trị Dịch tả
 

Kháng Sinh

Liều Lượng

Người Lớn

Trẻ Con

Tetracycline

500 mg, 4 lần/ngày cho 3 ngày

50 mg/kg cân nặng cơ thể, 4 lần/ngày, 3 ngày

Doxycycline

300 mg chỉ cần 1 liều

Không nên dùng

Furazolidone

100 mg, 4 lần/ngày trong 3 ngày

5 mg/kg mỗi ngày chia làm 4 lần cho 3 ngày hoặc 7 mg/kg chỉ 1 liều

Cotrimoxazole

160 mg trimethoprim/800 mg sulfamethoxazole, 2 lần/ngày cho 3 ngày

8 mg trimethoprim-40 mg sulfamethoxazole/kg chia làm 2 liều/ngày cho 3 ngày

Norfloxacin

400 mg 2 lần/ngày cho 3 ngày

Không nên dùng

Ciprofloxacin

250 mg/ngày cho 3 ngày

Không nên dùng

1 g trong 1 liều

Không nên dùng

 

From Seas C, DuPont HL, Valdez LM, et al. Practical guidelines for the treatment of cholera. Drugs. 1996;51:966–973.

 

Điều trị dịch tả không khó nhưng khó ở chỗ phải điều trị kịp thời. Khi người bác sĩ hay y tá nhìn thấy một bệnh nhân bị mất nước nặng, việc đầu tiên là cấm một cây kim vào tĩnh mạch và truyền lactate ringer liền trước khi làm những khám nghiệm lâm sàng hay thử nghiệm.

Những điều tôi đã trình bày trên, hy vọng sẻ giúp một phần nào cho ai đó cần đến những kiến thức này trong một mùa xuân an lành và thịnh vượng.

Viết xong ngày 2 tháng 2 năm 2008.

BS Nguyễn Vĩ Liệt

 

 

References:

1/ CHOLERA AND OTHER VIBRIO INFECTIONS

 Eduardo Gotuzzo Carlos Seas

 Goldman: Cecil Medicine, 23rd ed.

 Copyright © 2007 Saunders

 

2/ Vibrio cholera

 CARLOS SEAS EDUARDO GOTUZZO

 Mandell, Bennett, & Dolin: Principles and Practice of Infectious Diseases, 6th ed.

 Copyright © 2005 Churchill Livingstone

 

3/ Diarrhea

 Lawrence R. Schiller Joseph H. Sellin

 Feldman: Sleisenger & Fordtran's Gastrointestinal and Liver Disease, 8th ed.

 Copyright © 2006 Saunders

 

4/ Cholera and Other Vibrioses

 M. John Albert J. Glenn Morris Jr.

 Strickland: Hunter's Tropical Medicine and Emerging Infectious Diseases, 8th ed.

 Copyright © 2000 W. B. Saunders Company

 

5/ Cholera

 MANOJ P MENON ERIC MINTZ

 Arguin: CDC Health Information for International Travel 2008, 1st ed.

 Copyright © 2007 Mosby

6/ CHOLERA

 Edward T. Ryan Mohammed Abdus Salam

 Gershon: Krugman's Infectious Diseases of Children, 11th ed.

 Copyright © 2004 Mosby, Inc.

7/ Cholera (Vibrio cholerae)

 Gloria P. Heresi James R. Murphy

 Behrman: Nelson Textbook of Pediatrics, 17th ed.

 Copyright © 2004 Saunders

8/ Cholera Vaccines

 DAVID A. SACK DENNIS R. LANG

 Plotkin: Vaccines, 4th ed.

 Copyright © 2004 Saunders

 

9/ Weekly epidemiological record

 Relevé épidémiologique hebdomadaire

 20 APRIL 2001, 76th YEAR / 20 AVRIL 2001, 76e ANNÉE

 No. 16, 2001, 76, 117–124

 http://www.who.int/wer

 World Health Organization

 

10/ Cholera: Basic facts

 World Health Organization

 

11/ Cholera prevention and control

 World Health Organization

 

12/ Antimicrobial resistance in developing countries. Part I: recent trends and

 current status

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 5, Issue 8 (August 2005)

 Copyright © 2005

 Iruka N Okeke
 Ramanan Laxminarayan

 Zulfiqar A Bhutta
 Adriano G Duse
 Philip Jenkins
 Thomas F O'Brien
 Ariel Pablos-Mendez
 Professor Keith P Klugman

 

13/ Bacterial genome sequencing and its use in infectious diseases

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 7, Issue 11 (November 2007)

 Pierre-Edouard Fournier, MD
 Michel Drancourt, Prof, MD
 Didier Raoult, Prof, MD

 

14/ Important Bacterial Gastrointestinal Pathogens in Children: A Pathogenesis

 Perspective

 Pediatric Clinics of North America

 Volume 52, Issue 3 (June 2005)

 Copyright © 2005 W. B. Saunders Company

 Manuel R. Amieva, MD, PhD

 

15/ A Bayesian Approach to Acute Infectious Diarrhea in Adults

 Gastroenterology Clinics

 Volume 35, Issue 2 (June 2006)

 Copyright © 2006 W. B. Saunders Company

 Richard Goodgame, MD

 

16/ A millennium update on pediatric diarrheal illness in the developing world

 Seminars in Pediatric Infectious Diseases

 Volume 16, Issue 2 (April 2005)

 Copyright © 2005 W. B. Saunders Company

 Miguel O’Ryan, MD
 Valeria Prado, MD

 Larry K. Pickering, MD, FAAP

 

17/ An analysis of the current status of hospital emergency preparedness

 for infectious disease outbreaks in Beijing, China

 American Journal of Infection Control

 Volume 35, Issue 1 (February 2007)

 Copyright © 2007 Association for Professionals in Infection Control and Epidemiology,

 Inc

 Zhang Hui, PhD
 Huang Jian-Shi, MD

 He Xiong, MB
 Lv Peng, MB
 Qiu Da-Long, MD

 

18/ Antibiotics--Past, Present, and Future

 Medical Clinics of North America

 Volume 90, Issue 6 (November 2006)

 Copyright © 2006 W. B. Saunders Company

 Nancy Khardori, MD, PhD

 

19/ Antimicrobial resistance in developing countries. Part I: recent trends and

 current status

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 5, Issue 8 (August 2005)

 Copyright © 2005

 Iruka N Okeke
 Ramanan Laxminarayan
 Zulfiqar A Bhutta
 Adriano G Duse
 Philip Jenkins
 Thomas F O'Brien
 Ariel Pablos-Mendez
 Professor Keith P Klugman

 

20/ Antimicrobial resistance prevention initiative--an update: Proceedings of an

 expert panel on resistance

 American Journal of Infection Control

 Volume 35, Issue 9 (November 2007)

 Copyright © 2007 Association for Professionals in Infection Control and Epidemiology, Inc.

 Robert C. Moellering , Jr., MD
 John R. Graybill, MD
 John E. McGowan , Jr., MD
 Lawrence Corey, MD

 

21/ Antimicrobial Resistance Prevention Initiative--An Update: Proceedings of an

 Expert Panel on Resistance

 The American Journal of Medicine

 Volume 120, Issue 7 (July 2007)

 Copyright © 2007 Excerpta Medica

 Robert C. Moellering , Jr., MD
 John R. Graybill, MD
 John E. McGowan , Jr., MD
 Lawrence Corey, MD

 

22/ Breast Milk Reduces the Risk of Illness in Children of Mothers With

 Cholera Observations: From an Epidemic of Cholera in Guinea-Bissau

 Pediatric Infectious Disease Journal

 Volume 25, Issue 12 (December 2006)

 Copyright © 2006 Williams & Wilkins

 Katja Qureshi, MD
 Kåre Mølbak, DMSc
 Anita Sandström, PhD
 Poul-Erik Kofoed, DMSc
 Amabelia Rodrigues, PhD
 Francisco Dias, MD
 Peter Aaby, DMSc

 Ann-Mari Svennerholm, MD, PhD

 

23/ Cholera O139 comeback in Bangladesh

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 3, Issue 10 (October 2003)

 Copyright © 2003 Elsevier

 Adrian Burton

 

24/ Cholera vaccines

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 7, Issue 3 (March 2007)

 Shahjahan Kabir

 

25/ Cholera vaccines - Authors' reply

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 7, Issue 3 (March 2007)

 Lisa Ford
 David G Lalloo
 David R Hill

 

26/ CHOLERA-LIKE DIARRHEA AND SHOCK ASSOCIATED WITH COMMUNITY-

 ACQUIRED METHICILLIN-RESISTANT STAPHYLOCOCCUS AUREUS (USA400

 CLONE) PNEUMONIA

 Pediatric Infectious Disease Journal

 Volume 26, Issue 3 (March 2007)

 Copyright © 2007 Williams & Wilkins

 Allison Agwu, MD

 Ken M. Brady, MD
 Tracy Ross, BS, MT
 Karen C. Carroll, MD

 Neal A. Halsey, MD

 

27/ Deaths From Rotavirus Disease in Bangladeshi Children: Estimates From

 Hospital-Based Surveillance

 Pediatric Infectious Disease Journal

 Volume 26, Issue 11 (November 2007)

 Copyright © 2007 Williams & Wilkins

 Go Tanaka, MD, MPH
 A.S.G. Faruque, MBBS, MPH
 Stephen P. Luby, MD
 MA. Malek, MSc

 Roger I. Glass, MD, MPH, PhD
 Umesh D. Parashar, MD, MPH

                                   

28/ Distribution and immunohistochemical characterization of primary afferent

 neurons innervating the levator ani muscle of the female squirrel monkey

 American Journal of Obstetrics and Gynecology

 Volume 195, Issue 4 (October 2006)

 Copyright © 2006 Mosby, Inc.

 Lisa M. Pierce, DSc

 Michelle R. Rankin, BA
 Raymond T. Foster, MD
 Paul C. Dolber, PhD

 Kimberly W. Coates, MD
 Thomas J. Kuehl, PhD
 Karl B. Thor, PhD

 

29/ Earthquake survivors face threat from infectious diseases

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 5, Issue 12 (December 2005)

 Khabir Ahmad

 

30/ Ecological approach to cholera control pays dividends

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 3, Issue 3 (March 2003)

 Jane Bradbury

 

31/ Emerging Natural Threats and the Deliberate use of Biological Agents

 Clinics in Laboratory Medicine

 Volume 26, Issue 2 (June 2006)

 Copyright © 2006 W. B. Saunders Company

 Michael I. Greenberg, MD
 Aileen M. Marty

 

32/ Epidemics After Natural Disasters

 Pediatric Infectious Disease Journal

 Volume 26, Issue 6 (June 2007)

 Copyright © 2007 Williams & Wilkins

 Robert J. Leggiadro, MD

 

33/ Experience of a global laboratory network in responding to infectious disease

 epidemics

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 6, Issue 9 (September 2006)

 Jean-Paul Chretien
 David L Blazes
 Joel C Gaydos
 Sheryl A Bedno
 Rodney L Coldren
 Randall C Culpepper
 David J Fyrauff
 Kenneth C Earhart

 Moustafa M Mansour

 Jonathan S Glass
 Michael D Lewis
h
 Bonnie L Smoak
d
 Joseph L Malone

 

34/ Experience of a global laboratory network in responding to infectious disease

 epidemics

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 6, Issue 9 (September 2006)

 Jean-Paul Chretien
 David L Blazes
 Joel C Gaydos
 Sheryl A Bedno
 Rodney L Coldren
 Randall C Culpepper
 David J Fyrauff
 Kenneth C Earhart
 Moustafa M Mansour
 Jonathan S Glass
 Michael D Lewis
 Bonnie L Smoak
 Joseph L Malone

 

35/ Global Pediatric Environmental Health

 Pediatric Clinics of North America

 Volume 54, Issue 2 (April 2007)

 Copyright © 2007 W. B. Saunders Company

 Tee L. Guidotti, MD, MPH, DABT
 Benjamin A. Gitterman, MD, FAAP

 

36/ Hepatitis E and cholera outbreak in Kathmandu

 Canadian Medical Association Journal

 Volume 175, Issue 8 (October 2006)

 Copyright © 2006 Canadian Medical Association

 

37/ Home-grown Vietnamese cholera vaccine “completely safe”

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 2, Issue 4 (April 2002)

 Mary Quirk

 

38/ Earthquake survivors face threat from infectious diseases

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 5, Issue 12 (December 2005)

 Khabir Ahmad

 

39/ Ecological approach to cholera control pays dividends

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 3, Issue 3 (March 2003)

 Jane Bradbury

 

40/ Bioterrorism and Bioterrorism Preparedness: Historical Perspective and 

       Overview

         Infectious Disease Clinics of North America

         Volume 20, Issue 2 (June 2006)  

        Copyright © 2006 W. B. Saunders Company

          Nancy Khardori, MD, PhD

 

41/ Epidemics After Natural Disasters

 Pediatric Infectious Disease Journal

 Volume 26, Issue 6 (June 2007)

 Copyright © 2007 Williams & Wilkins

 Robert J. Leggiadro, MD

 

42/ Experience of a global laboratory network in responding to infectious disease

 epidemics

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 6, Issue 9 (September 2006)

 Jean-Paul Chretien
 David L Blazes
 Joel C Gaydos
 Sheryl A Bedno
 Rodney L Coldren
 Randall C Culpepper
 David J Fyrauff
 Kenneth C Earhart
 Moustafa M Mansour
 Jonathan S Glass
 Michael D Lewis
 Bonnie L Smoak
 Joseph L Malone

43/ Global Pediatric Environmental Health

 Pediatric Clinics of North America

 Volume 54, Issue 2 (April 2007)

 Copyright © 2007 W. B. Saunders Company

 Tee L. Guidotti, MD, MPH, DABT
 Benjamin A. Gitterman, MD, FAAP

44/ Hepatitis E and cholera outbreak in Kathmandu

 Canadian Medical Association Journal

 Volume 175, Issue 8 (October 2006)

 Copyright © 2006 Canadian Medical Association

 

45/ Home-grown Vietnamese cholera vaccine “completely safe”

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 2, Issue 4 (April 2002)

 Mary Quirk

 

46/ The Burden of Rotavirus Diarrhea in Khanh Hoa Province, Vietnam: Baseline

 Assessment for a Rotavirus Vaccine Trial

 Pediatric Infectious Disease Journal

 Volume 25, Issue 1 (January 2006)

 Copyright © 2006 Williams & Wilkins

 Dang Duc Anh, MD
 Vu Dinh Thiem, MD
 Thea K. Fischer, MD
 Do Gia Canh, MD
 Truong Tan Minh, MD
 Le Huu Tho, MD

 Nguyen Van Man, MD
 Le Thi Luan, MD

 Paul Kilgore, MD
 Lorenz von Seidlein, MD

 Roger I. Glass, MD

 

47/ Mass vaccination could control endemic cholera

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 8, Issue 1 (January 2008)

 Emma Wilkinson

 

48/ What makes a Vibrio cholerae pandemic?

 The Lancet Infectious Diseases

 Volume 2, Issue 3 (March 2002)

 

 

BS Nguyễn Vĩ Liệt

 ---š { ---