Mục Lục

    Trang Bìa
     
 Ban Biên Tập
 
 Lá T Xuân
     
 Ban Biên Tập
   T Đầu Năm
     
 Lương LHuyền Chiêu
   S Táo Quân
     
 Ban Biên Tập
   Khai Bút Đầu Xuân
     
 Du Sơn Lãng T
   Hình nh Xuân - X Ninh
     
 SXương Hải - Lê Thị Lộc
 

Đọc Truyện
Ngâm T

   Đọc Lá TĐầu Năm
     
 Võ Thị Nguyên
 
 Đọc Truyện/T
     
 Thu Phương
 
 Ngâm T
     
 Thi Thi


Ca Hát

    Tiếng Hát:
     
 Huyền Chiêu -  Thu Thủy
       Thu Phương  - Minh Nguyệt


Văn Hóa
m Thực


   Nghe Những Tàn Phai -
      
Bánh Tro

     
 Đng Trùng Dương
 
  Bánh Bông Lan Mặn
     
 Hi Lộc
 
  Thịt Đầu Heo Ngâm
      
Dấm Đường

     
 Hi Lộc
 
  Bò Kho Cà Rốt
     
 Châu Thị Thanh Mận
 

Năm Đinh Hợi Kể Chuyện Heo


   CHeo Con Đầu Lòng
      
Phùng Thị Phượng
   Tôi Làm M
      
NQ
 
 Tản Mạn Về Năm Đinh Hợi
      
Nguyễn Văn Thành
  
 Dù Nắng Có Mong Manh

      
Nguyễn Thị Thu
   Nhớ NMt Chiều
     Cuối Năm
      
     N
guyễn Thục
   Tết Đinh Hợi - 2007

      
Linh Vũ


Kinh Nghiệm Sống

  Bên B Tuyệt Vọng
      Tâm Đoan


Du Lịch
Việt Nam

  Sau 30  Năm Lìa Xa
      Phan Thanh Tâm


T
ranh
Hình Ảnh

  Hình Chụp Nghệ Thuật
       Mục Đồng
  Tranh Nghệ Thuật
       Hoàng Tiên
  Hình Chụp Nghệ Thuật
       Hoàng Tiên 
 
Hình nh Ninh Hòa
       SXương Hải
 
  nh Đời Sống Loài Heo
       Hải Lộc


Chuyện Đó Đây

  Tết Với Tiết ! Đối Với Điếc !
       Lê Anh Dũng
  Bệnh Thất Tình
       Nguyễn Phan Lê
 
  S Táo Quân
       Trần Thị Nghệ
 
  Huyền Trân Công Chúa-5
       Trương Thanh Sơn
 
  Cây Q Tôi
       Trương Tiếp Trương


Kịch

 

  Cô Gái Lười Biếng
     
 Lương L Huyền Chiêu
 

Vui Cười

   Thiên Bồng Nguyên Soái
      
Nguyễn Phan Lê
 
  Say (2)
      
Lê Lai
 
  Say
      
Lê Quốc
 
  Vài Câu Chuyện Vui
      
Nguyễn Văn Xê
 

Sưu Tầm
 

   10 Bức T Pháp Của
      
Tàn Mộng T

    
  Mục Đồng
    Nghệ Thuật T Đạo
      
Qua Tranh

    
  Mục Đồng
   Ăn Uống Vì Sức Khỏe
    
  Việt Hải
  TVi Lý SĐông Phương
    
  Việt Hải
   Sống Lâu Trăm Tuổi
    
  Vinh H
   Lời Hay Ý Đẹp
    
  Nguyễn Phước Sơn
   Aloe Vera
    
  Thi Thi
   Tập Thở Dưỡng Sinh
    
  Đoàn Thủy Tiên
 

Sức Khỏe

   Viêm Và Loét DDày Do
      
Vi Khuẩn
HELICOBACTER
       PYLORI

    
  BS Nguyễn Vĩ  Liệt
 

Viết v
ninh-hoa.com


   T Đầu Năm
     
 Lương LHuyền Chiêu
   n Ơi Chào Mi
    
  Lê Anh Dũng
   Chúc Mừng Xuân Đinh Hợi
    
  Hải Lộc
   Vài Nét Viết V
      
Ninh-Hòa.com

    
  Thi Thi
   Mừng Sinh Nhật Tròn 4 Tuổi
    
  Hà Thị Thu Thủy
   Cảm Nghĩ V Ninh-Hòa.com
    
  Hoàng Tiên
   Vài Cảm Nghĩ Về WEB
     N
inh-Hòa.com

    
  Người X Vạn
 

Biên Khảo
Kinh Tế
 

  Tổng Kết Kinh Tế Việt Nam
      
Trong 10 Năm Qua

    
  Nguyễn Văn Thành
   Ảnh Hưởng của Hội Nghị
      
Thượng Đỉnh APEC 2006
      
Vào Nền Kinh Tế Việt Nam

     
 Nguyễn Văn Thành
 
   S Gia Nhập Tổ Chức
      
Thương Mại WTO của
       
Việt Nam

      
 Nguyễn Văn Thành
 
  Dow Jones
      
Nguyễn Văn Thành


Tập Tục Việt

  Cầm, Kỳ, Thi, Tửu - T T
      
Phong Lưu Của Người Việt

    
  Thu Phương
  Tiếng Việt K Diệu Qua Cái
      
Nhìn Của N Văn Võ Phiến
      
và GS Duyên Hạc Lê Thái t

    
  Người XVạn
 

T
 

   Vó Câu !
      
Lê Tâm Anh
 
  Nhớ Mai Ngày Xuân
      
Huy Bạch
 
  Xuân " Bát Giới "
      
Huy Bạch
 
  Xuân Đợi
      
Nguyễn ThịThanh Bình
 
  Lợn N
      
Thanh Bình
 
  Xuân V
      
Trần Ngọc Chánh
 
  Bài TCáo Tật Thị Chúng
      
Mục Đồng
 
  Chờ...
     
Trần Minh Hiền
 
  NGMưa Rơi Bên Thềm
     
Ký Ức

     
Trần Minh Hiền
 
  Hương Yêu
      
M Hiệp
 
  Mai
      
Tường Hoài
 
  Năm Hợi Chúc Tết QÔng
     
Q Bà

     
Vinh H
 
  Hiu Hắt Tàn Đông
     
Nam Kha
 
  Tình Xuân
     
Nguyễn Đăng Khoa
 
  Đoản Khúc Xuân -2
     
Lê Lai
 
  Lòng Xuân
     
Phan Long
 
  Một Xuân Buồn
      
Trần Thị Nết
 
  Lá Hát Với HFallen Leaf
     
Trần Thị Minh Nguyệt
 
  Say
     
Thu Phương
 
  Tình T Tháng Giêng
     
Bích Phượng
 
  Chào Tái Ngộ Khánh Hòa
     
NQ
 
  Cuộc Hẹn Mười Năm
      
Giờ  Giao Thừa

      
NQ
 
Tìm VGiêng Hai
     
ĐCông Q
 
  Mùa Xuân V
     
Tôn Thất PSĩ
 
  Tình m Mùa Đông
     
Dương Anh Sơn  
 
Sen NMùa Xuân
     
Dương Anh Sơn
 
  Lợn Mừng Xuân
     
Du Sơn - Lãng T
 
  Chúc Mừng Xuân
     
Du Sơn - Lãng T
 
  Hội Xuân
     
Du Sơn - Lãng T
 
  Xuân Đất Khách Nhớ  Xuân
      
Q Hương

     
 Nguyễn Văn Thành
 
  Mùa Xuân Trong Ký  c
     
 Thu Thảo
 
  Xuân Tha Hương
     
Thi Thi
 
  Bài T Cho Anh
      
Phan Thị Hương Thu
 
  Nhớ Xuân Xưa
     
 Đoàn Thủy Tiên
 
  Ngày Xuân Mới
     
 Hoàng Tiên
 
  Xuân Viễn X
     
 NTrưởng Tiến
 
  Tết X Người
     
 Nguyễn Tính
 
  Ngậm Ngùi
     
 Nguyễn Thị Tri
 
  Anh Có VĂn Tết ???
      
Nguyễn Thị Thanh T
 
  Tết Nghèo
      
Nguyễn Thị Thanh T
 
  Xuân
      
Phạm Trị
 
  Tình Xưa Hai Xóm
     
 Nguyễn Thanh Ty
 
  Đón Xuân Bên Em
      
Tiểu Vũ Vi
 
  Xuân Vẫn Có Em
      
Tiểu Vũ Vi
 
  Dốc Lết Niềm Đau
     
 Anh Vũ
 
  Nếu Anh Có V
     
 Anh Vũ
 
  Không Em Mất Cả Mùa Xuân
     
 Linh Vũ


Văn


   Mùa Yêu Thương
     
 Lương L Huyền Chiêu
   Tết Ninh Hòa
     
 Lương L Huyền Chiêu
 
  Thêm Tuổi Mới
     
 Mục Đồng
 
  Bánh Căn Ninh Hòa
     
 Việt Hải
   Xuôi Sông Vàm C
       Việt Hải
   Hương Mai
       Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa
   Nàng Xuân - Bạn - Vợ -
      
Người Tình

       Đào Vũ Anh Hùng
   Xuân Và Tết
       Đào Vũ Anh Hùng
   Cali... Ngày Tái Ngộ
       Ái Khanh
   Tản Mạn Ngày Xuân
       Ái Khanh
   Món QMagi
       Lê Lai
   Cảm Nghĩ V Đời Người Và
      
Niềm Mơ Ước

       Hi Lộc
   Em Gái Tôi
       Nguyễn Dzuy Nam
   Mt Chút Gì Xuân
       Trần Thị Nết
   Những Cánh Hoa Màu Tím
       Nguyễn Trọng Nhân
   Đầu Năm Đinh Hợi Nhớ Một
     
 Bài T Xưa của Lý B
ạch

       Phạm Tín An Ninh
   Mùa Xuân Chuyện Tơ Hồng
       Đng Thị Ngọc N
   Tâm S Đầu Xuân Với
      Đ
ức Linh

       Hng Tiên - Phi Ròm
   Mình Ơi !
       Tiểu Thu
   Một Mùa Xuân Hai Nỗi Nhớ
       Phan Đông Thức
   Biết Được Người Bạn Qua
      
Ninh-hoa.com

       Nguyễn Tính
   Vui Xuân Với Ninh-hoa.com
       Nguyễn Tính
  
Má Tôi

     
 Nguyễn Thị Thanh T
   Viết VNhững Người Bạn

     
 Nguyễn Văn Xê
 

 

 


 

 

          
           LÊ LAI
        

Quê Nội: Vĩnh Phú.

Quê Ngoại: Thuận Lợi.

Cựu Học Sinh Các Trường: Ninh Hòa, Đức Trí, Trần Bình Trọng (1965-1969), Văn Hóa QĐ, Luật Khoa SG, CSU Long Beach.

Cư Ngụ Tại: Huntington Beach, California.

Hiện là kỹ sư nhu liệu điện toán, Cty Northrop Grumman.

Tập viết lách từ khi tham gia www. ninh-hoa.com năm 2005.

E-Mail: ylaile@yahoo.com
 

Món Quà Magi

Năm hết tết đến, nhìn hàng chữ marquee chạy trên trang web Ninh Hòa nhắc nhở hạn kỳ bài vở cho Đặc San Xuân 2007, tôi chợt có ý nghĩ ngộ nghĩnh là dùng văn chương mà bói về đề tài để viết cho năm nay. Thế là tôi nhắm mắt đưa tay quơ một cuốn sách trên kệ, rồi vẫn mắt nhắm lật đại một trang. Mở mắt ra, thì tôi đã bóc phải cuốn Tây Du Ký và bói trúng đoạn thầy trò Đường Tăng đến Lôi Âm Tự. Sau khi vào chầu Phật Tổ xong trở ra thỉnh kinh sách, chỉ vì không có quà dâng cho Ác Nang và Ca Diếp mà nhóm sư đồ Tam Tạng lãnh phải bộ kinh vô tự. Lần sau nhờ Cổ Phật Nhiên Đăng nhắc nhở, với món bình bát của vua Đường Thái Tôn dùng làm quà, thầy trò họ mới thỉnh được bộ kinh hữu tự. Ở chỗ tối thượng của Phật môn mà quà cáp cũng không thể thiếu được thì cũng đủ biết là cái chữ lễ và sự trang trọng nhau trong cuộc sống quan trọng đến cỡ nào.

Trong bốn mùa, nếu đông là biểu hiện của lạnh lẽo cô đơn, hè là mùa khoe trương sắc màu rực rỡ, và nếu thu là nguồn cảm liệu để sáng tác, thì mùa xuân có lẽ làm người ta gợi nhớ nhiều kỷ niệm nhất. Bây giờ trời đang chuẩn bị bước vào xuân, hầu như đây là thời điểm mà ai ai cũng muốn gạt bỏ những phiền muộn trong năm cũ để dành ra những giây phút lắng đọng tâm hồn hồi tưởng về những mùa xuân có từ thời thơ ấu. Tôi sống xa quê đã mấy chục năm rồi mà cứ mỗi độ xuân về, không năm nào là tôi không liên tưởng đến những cảm giác chờ Tết, đón Tết, ăn Tết trên quê hương Ninh Hòa ngày nào. Tôi luôn xem những kỷ niệm xuân hồn nhiên thời ấy như là những nắm đất nắm cỏ quê hương, như là những món quà thương mến và thân thiết mang chúng theo song song với mọi cuộc hành trình trong đời tôi.

Tôi còn nhớ hằng năm sau ngày đưa Ông Bà Táo về trời, không khí càng trở nên chộn rộn hơn, hình như ai cũng lăng xăng chuẩn bị cho Tết, nhiều khi quên luôn cả cái lạnh của những ngày cuối năm. Tôi cũng vậy, nhà nghèo, chỉ quần xà lỏn, áo cụt tay, tôi đã không màn đến những cơn gió bấc rét buốt, thường ra đứng trước đầu ngõ chờ mẹ tôi đi chợ về kèm theo những món quà tết mà hầu như năm nào tôi cũng thuộc nằm lòng. Một chiếc mặt nạ hình Tề Thiên Đại Thánh mua từ nhà sách Trung Thành, một cây súng gỗ mỗi lần nạp đạn chỉ được một mảnh pháo giấy xé nhỏ mua từ hiệu chạp phô Phù Càn Ích, một hay hai bộ quần áo mới và một sợi dây nịt có khắc chữ L mua từ tiệm tạp hóa Nam Thuận Lợi. Quần thì màu xanh, áo phải màu trắng, mẹ tôi bảo là tết xong còn dùng làm đồng phục đi học cho suốt năm. Còn nữa, kính thước của những bộ quần áo đó bao giờ cũng được mẹ tôi tính trừ hao, làm khổ tôi năm nào cũng xùng xình xúng xính như bận độ bính trong những ngày tết và mãi đến giữa năm mặc mới vừa vặn như ý.

Phần tôi, tôi cũng có những món quà xuân làm vui lòng mẹ tôi hằng năm, đó là lau sạch bụi bặm bàn thờ Ông Bà Tổ Tiên, đánh bóng lại các bộ lư đèn, bó một cái chổi bằng cây sống lá để quét mạng nhện, dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất, bê hai chậu bông thược dược, loại hoa mà ba tôi rất thích thuở sinh tiền, kê vào chỗ mẹ tôi chỉ định…. Cũng có năm tài chánh hạn chế, mẹ tôi chỉ mua được vài nhánh mai nở muộn khiến tôi phải đem gốc mai hơ vào bếp lửa rồi mới cắm vô bình, thúc cho hoa kịp nở trong ngày đầu năm. Vào tối ba mươi, tôi thường cầm vài đòn bánh tét do chính tay mẹ tôi gói, đem gửi nấu chung với nồi bánh của người bác dâu. Thường thì không năm nào tôi ngủ trước giao thừa. Sau khi đảo một vòng chúc tuổi các anh chị để góp nhặt lì xì, tôi trở lại nồi bánh vừa ngồi sưởi ấm, vừa nhìn ánh lửa bập bùng mà mong sao cho trời mau sáng.

Sáng mùng một nào tôi cũng phải theo mẹ đi chùa. Phía bên phải nhà tôi là chùa Hải Nam nằm trong khung viên trường tiểu học Bình Hòa, phía trái là chùa Phật Học cách nhà tôi chỉ chừng năm mươi thước. Nhang đèn khiêm tốn nhưng mẹ tôi có lòng sùng kính chân thành và đi đủ cả hai chùa. Còn tôi thì xin thú thật là mong sao lễ lạy qua lẹ lẹ để còn sớm trở về mà vui chơi kẻo ngày tết qua mau.

Các anh chị họ tôi thường bảo năm này nên xuất hành theo hướng bắc, năm nọ thì nên theo hướng nam, nhưng với tôi thì năm nào cũng chỉ có một hướng – trực chỉ đến rạp chiếu bóng Vĩnh Hiệp. Trên đường đi tôi không quên dừng lại chơi vài ván bầu cua dọc theo hai bên đường Trần Quý Cáp. Có lẽ thời ấy tôi chưa biết yêu nên kể ra cũng được xếp chung vế với loại đen tình, vì vậy mà đỏ bạc nên thường là tôi chơi thắng, nhờ đó ngân khoảng xài tết eo hẹp của tôi được cộng thêm chút ít niềm vui. Khi đến rạp mua vé xong, chen chúc nhau vào cửa, lọt vô được bên trong không khí nóng nực không thua gì lò luyện tiên đơn của Thái Thượng Lão Quân, còn phim chiếu thì bị cháy hoặc đứt hằng chục lần vậy mà không hiểu sao mãi đến bây giờ tôi thấy vẫn còn hay.

Vãn hát xong bước ra khỏi rạp là bụng vừa đói tới và mũi không thể nào chống nổi sự lôi cuốn của mùi nem nướng thơm phưng phức tỏa bay. Tôi nhớ bác Tám người Xóm Rượu, ngày thường bác gánh bánh canh cua cá bán dạo, còn ngày tết bác bán nem nướng trước rạp. Tôi thích mua nem nướng của bác rồi đứng nhìn bác dùng kéo để cắt nem, dùng dao bầm dưa leo, bỏ thêm một ít rau, một cây chả ram dòn, chan một chút nước tương sệt sệt, tất cả mọi thứ được cuốn trong chiếc bánh tráng, cho ra một cuộn nem vừa đẹp vừa hấp dẫn. Tôi cầm cuộn nem đưa lên miệng và cảm thấy trên đời này khó có món ăn nào ngon hơn nem nướng Ninh Hòa.

Năm tháng dần trôi, những món quà xuân của mẹ tôi, những kỷ niệm xuân của quê tôi giờ đây đã trở thành dĩ vãng. Biết bao mùa xuân tôi đón tết quê hương chỉ bằng tưởng tượng. Xuân tị nạn ở Bataan, tôi đã cùng đồng bào trong trại dùng cây gõ mạnh vào các thùng thiếc, nồi niêu soon chảo, hoặc các bồn chứa nước, tạo nên những âm thanh inh ỏi thay cho tiếng pháo đón giao thừa. Không khí huyên náo đem lại chút tình xuân ngắn ngủi rồi sau đó cái buồn lê thê đè nặng tâm hồn.

Khi định cư tại Hoa Kỳ, làm việc cho các công ty, cuối năm họ thường tổ chức tiệc liên hoan ở những nhà hàng hoặc khách sạn sang trọng. Ngồi trước những món ăn thịnh soạn và lúc nào cũng có người hầu bàn lịch sự đứng bên cạnh, ít ai biết được những gì tôi suy nghĩ. Thay vì được phục vụ tôi lại mơ được làm người đứng chờ những cuộn nem nướng trước rạp hát ngày xưa. Nhiều khi trong buổi tiệc người ta cho xổ số và có lần tôi trúng được vài vé đi xem phim. Những người bạn Mỹ ngồi chung bàn chúc mừng và hỏi tôi có vui không. Phép lịch sự tôi trả lời vui lắm, nhưng nếu tôi bảo thật với họ là ước gì những vé xi-nê kia có thể đưa tôi trở về xem những bộ phim Ấn Độ như ‘Áo Vải Phủ Long Bào Hay Đầu Xanh Nhuộm Máu Đào’, ‘Đời Vương Giả Hận Sầu Thương’,… ở rạp Vĩnh Hiệp quê tôi, thế nào họ cũng cười thầm cho tôi là một thằng điên.

Được làm người điên trong khoảnh khắc để sống lại với những món quà xuân thanh lương trên quê hương kỷ niệm thì cũng không sao. Chứ cả đời tỉnh táo như bọn gian thương tặng quà nhau để móc ngoặc làm ăn bất chánh, như người lòn lách tặng quà nhau để mưu cầu chức phận, như kẻ mánh mum tặng quà nhau để lòn chui hàng quốc cấm, như những tên tài mỏng tặng quà nhau để mua bằng cấp hầu giữ địa vị cao… tỉnh táo như vậy thì chỉ làm khổ người dân đen hiền lành chất phát và tội nghiệp cho các thế hệ con cháu về sau, chịu thiệt thòi lạc hậu so với nước người trên bốn biển năm châu.

Giản dị như cái bình bát của Đường Tăng Trần Huyền Trang, chỉ là một vật đơn sơ dùng vào việc hóa trai trên đường thỉnh kinh, vậy mà nó đã vô cùng đẹp lòng Phật Tổ, vì người tặng có một tinh thần khao khát phổ độ chúng sinh và mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân. Có câu chuyện kể trong bài tập đọc hồi ở bậc tiểu học rằng hai anh em nhà nông kia cha mẹ mất sớm, gia tài để lại chỉ vài mảnh ruộng khô cằn được chia đều cho cả hai, rồi mạnh ai tự canh tác trên phần đất của mình. Đến mùa gặt, thu hoạch rất khiêm tốn, nhưng đêm về người anh nằm gác tay lên trán suy nghĩ mình đã có gia đình, cuộc sống đã ổn định, thương em còn độc thân chắc phải vất vả hơn trong việc dành dụm lo bề gia thất tương lai. Nghĩ xong, giữa đêm gánh bớt lúa của mình định lén đem sang cho em. Trong khi đó người em lại nghĩ anh mình đã có vợ con, đời sống chắc chắn phải cực nhọc thiếu thốn nhiều, rồi cũng giữa đêm âm thầm gánh bớt lúa của mình sang cho anh. Giữa đường hai anh em bất ngờ gặp nhau rồi hiểu ra câu chuyện mà ôm nhau òa lên khóc. Họ định tặng lúa cho nhau mà cũng muốn tặng luôn tình thương yêu không ích kỷ. Nói theo kiểu nhân cách hóa thì vàng bạc phi nghĩa dù có biết chạy biết đi cũng không bao giờ có đủ tư cách xách giầy xách dép cho lúa rơm tình nghĩa.

Xưa kia khi Chúa Hài Đồng chào đời, có ba nhà thông thái từ phương đông lặn lội tìm đến tặng Ngài những món quà quý giá như vàng, nhũ hương, và mộc dược. Trong thánh kinh không thấy Chúa Jesu đã xử dụng những món quà này như thế nào nhưng giá trị là tấm lòng thành và tâm tình yêu mến của người tặng. Từ những món quà thánh giáng sinh đó mà tác giả O. Henry đã viết nên câu chuyện ‘The Gift Of Magi’. Truyện kể hai vợ chồng Jim và Della sống trong cảnh thiếu thốn cơ hàn mà tình yêu thì không thiếu. Nàng có mái tóc huyền óng ả như suối mây và cả đời mơ ước mà không bao giờ có được một bộ lược chải đầu cho tương xứng. Chàng thì có chiếc đồng hồ duy nhất dùng để coi giờ đi làm nhưng lúc nào nó cũng nằm sâu trong túi vì không mua nổi một sợi dây đeo cho hợp thời trang. Thương chồng, Della đã quyết định lén bán mái tóc đẹp của mình, mái tóc mà Jim rất yêu thích, để chuẩn bị quà tặng cho chàng trong những ngày cuối năm. Tối hôm đó trong bữa cơm gia đình, Jim cứ nhìn chầm chầm vào mái tóc ngụy trang của vợ, khiến Della hoảng hồn khai ra sự thật là đã cắt tóc để đổi lấy sợi dây đồng hồ cho chồng. Rồi nàng xin chồng đừng giận và hãy tiếp tục thương yêu nàng dù mái tóc đẹp không còn. Nghe xong Jim bàng hoàng ngồi xuống ghế… giận nàng sao được vì chính chàng cũng vừa bán xong chiếc đồng hồ là vật kỷ niệm quý của gia đình để mua một bộ lược thật đẹp tặng cho vợ. Tiếc thay những chiếc lược xinh xinh và sợi dây đồng hồ đẹp đẹp giờ đây lâm vô cảnh không có chỗ dùng! Tuy nhiên ở chỗ vô dụng của vật chất lại hàm chứa cái hữu dụng vô giá của tinh thần, loại tình thần đã liên kết tình thương yêu của những con người chỉ cảm nhận được mình có hạnh phúc khi thấy những người chung quanh đang hạnh phúc….

Ngoài kia không khí đang chuyển mình đón xuân sang, ý niệm thời gian nhắc tôi biết mình sắp già thêm một tuổi và màu trắng trên tóc tôi cũng đang chiếm dần ưu thế. Bây giờ tôi không phải đợi đến tết mới được bận đồ mới, cũng không còn bị mặc những bộ quần áo rộng thùng thình của mẹ tôi mua trước đây. Nhưng ôi, những món quà xuân dễ thương đó, những chiếc mặt nạ, những cây súng gỗ, những đồng tiền lì xì, những cành mai nở muộn, những đòn bánh tét, những bếp lửa giao thừa, những cuộn nem nướng, những chiếc vé xem phim… là tất cả kỷ niệm thân thương không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi. Tôi đã gói trọn những hình ảnh tầm thường mà phi thường ấy vào trong tim và gìn giữ chúng như những kỷ vật vĩnh cữu không rời. Chúng là những món quà của tinh thần Magi bất tử vì qua đó tôi tìm lại được những mùa xuân yêu thương bất tận ở một chỗ quê hương được mệnh danh là an bình trong hai chữ hiền hậu Ninh Hòa.

Lê Lai – Little Saigon, California, Xuân Đinh Hợi 2007.

 ---š { ---