Trang B́a
     
 Ban Biên Tập
 
 Lá T Xuân
     
 Ban Biên Tập
   Khai Bút Đầu Năm
     
 Du Sơn Lăng T
   Kịch Táo Quân
     
 Lê Anh Dũng
   H́nh nh Xuân
     
 SXương Hải
   Tiếng Hát Ninh Ḥa
       Thu Phương  -  Tuyết Hoa
       Thu Thủy   -   Minh Nguyệt


  Thiệp Chúc Tết
     
 Đồng Hương Ninh Ḥa

       

  Nấu Bánh
     
 Phương L
  Nhớ Tết
     
 Phương L
    Ôn Lại Cho Đ Thèm
     
 Phương L
 
Thịt Ḅ Bóp Thấu
     
 Hải Lộc
 
Thịt Đầu Heo Nhồi Bao T
     
 Hải Lộc
  Cách Làm Dưa Món C Kiệu
     
 Châu Thị Thanh Mận
 
Cách Làm GThủ
     
 Hà Thị Thu Thủy
  Me Ngâm Nước Đường
     
 Hà Thị Thu Thủy


   Rồi Chuyện Ǵ S Xảy Ra
     
 Lương L Huyền Chiêu


  Chinese Philosophy In Music
    
 Nguyễn Thị Kim Loan  
  Thơ: Vinh H
    
 Nguyễn Thị Kim Loan  
 

  Vịnh Con C
      
Vinh H
  Vài Câu Chuyện Vui
     
 Nguyên Phương
  Mừng C Lên Ngôi
     
Tú Trinh
  N Cười Thuốc Thánh
     
Thuốc T
iên

     
 Tú Trinh
  NCười - Chuyện Phiếm
      
Đầu Năm Con C

     
Trần Thế  Vinh
  Chuyện T́nh Thời NET...
     
Nguyễn Văn  Xê
 

  Chuyện Văn Chương
     
 Dương Tấn Long
 
 Danh Ngôn-Ngạn Ngữ...
     
 Hà Thị Thu Thủy
 
T́m Hiểu Giấc Mơ
     
 Đoàn Thủy Tiên
 
Năm Tuất Lượm Lặt V C
     
 Nguyễn Văn Xê
 

   Cúm Người Và Cúm
     
Gia C
ầm

     
BS Nguyễn Vĩ  Liệt


  Bóng R Ninh Ḥa
     
 Huỳnh Minh Tâm


  Mộc Tồn Niên K
     
 Hoàng Tiểu Ca
  Sơ Lược Báo C Tiền Phong
     
Tại Việt Nam

     
 Việt Hải
  Thăng Long Đất Đại Can
      
Long Đại Long Mạch

     
 Vinh H
   Khánh Ḥa Có Một Năm
     
Tuất V V
ang

     
 Quách Tùng  Phong
 
Nha Trang Một Thuở 
      
Mai Vàng

      
Quách Tùng  Phong
  Năm Tuất Nói Chuyện C
     
 Nguyễn VănThành
  Tổng Kết Nền Kinh Tế
      
Việt  Nam Trong 30 Năm
      
Qua T Năm 1975 - 2005

     
 Nguyễn VănThành
  Năm Tuất Nói VC
     
 Nguyễn Thục
  Tết Nguyên Đán - 2006
     
 Linh Vũ
 


  Một Ṿng Ninh Ḥa OnLine
     
 Việt Hải
  Ninh-ḤaDOTcom - Món N
     
T́nh Q Hương

     
 Lê Lai
  Tản Mạn Đầu Năm
     
 Phạm Tín An Ninh
   Ninh-ḤaDOTcom Và Tôi
    
 Thu Phương
  Webmaster Ninh-HoaDOTcom
       Phan Thanh Tâm
    Vài Nhận Xét V
     
 Ninh-ḤaDOTcom

     
 Phạm Thám
  V Q Ăn Tết
       Nguyễn Thanh Ty


  Xuân
    
 Phương Linh  
  Đón Xuân
    
 Trần Thùy Trang
 
  Ngày Xuân - Xuân V
     
 Phương Bội Uyên



  Xuân Muộn
     
 Nguyễn Thị Thanh B́nh
 
  Trời Ra Giêng
     
 Điềm Ca
 
  Xuân Bính Tuất
     
 Trần Ngọc Chánh
 
  Xuân Bên M
     
 Nguyên Chất
 
  Em Đi
     
 HCông
 
  Biển L
     
 Hữu Công
 
  Chào Xuân 1995
     
 Phạm Vi Dân
 
  Bốn Mùa Yêu Anh
     
 Đặng Trùng Dương
 
  Chiều Tháng Chạp Cuối Năm
     
 Quan Dương
 
  Hương Sắc Hoa Xuân
     
 Nam Kha
 
  T́nh Xuân
     
 Hoàng Bích Hà
 
  Mùa Xuân Bên M
     
 Tường Hi
 
  Đêm T́nh Mông Muội
     
 Trần Phượng Hoàng
 
  Cánh Đồng Mùa Xuân
     
 Vinh H
 
  Dạo Phố Mùa Xuân
     
 Vinh H
 
  Một Thoáng Bâng Khuâng
     
 Đức Huệ
 
  Con Mái N
     
 Vơ Hương
 
  Hương Sắc Hoa Xuân
     
 Nam Kha
 
  Nhớ Ninh Ḥa
     
 PNghi Khánh
 
  Tuyết Và Mai
     
 Nguyễn Đăng Khoa
 
  Đời
     
 Chi Lai
 
  Đoản Khúc Xuân
     
 Lê Lai
 
  Mùa Xuân Chờ Em
     
 Nguyễn Phan Lê
 
  Duyên N
     
 Dương Tấn Long
 
  Nắng Xuân
     
 Phan Long
 
  Ngày Xuân...Nỗi Nhớ
     
 Hải Lộc
 
  Biển Tím
     
 Hải Ly
 
  Lời Chúc Đầu Năm
     
 Ngọc Mai
 
  Tuổi Ngọc
     
 Diệp Thế M
 
  Xuân Mơ
     
 Trần Thị Nết
 
  Thêm Một Tuổi
     
 Phạm  Tín An Ninh
 
  Xuân X Người
     
 Đặng  Thị Ngọc N
 
  Mùa Xuân Nhớ Em
     
Thu  Phương
 
  Em Chợt Gọi Mùa Xuân
     
 Tôn Thất PSĩ
 
  Mưa
     
 Trương Thanh Sơn
 
  V Q
     
 Nguyên Tảng
 
  Xuận Này
     
 Nhật Thanh
 
  Xuân Gợi Nhớ
     
 Thu Thảo
 
  Cây Mai Gầy
     
 Thiên Thi
 
  Xuân Nhớ
     
 Hoài Thu
 
  Mưa Xuân
     
 Phan Đông Thức
 
  Mùa Xuân N Cũng
     
 Đoàn Thủy Tiên
 
  Xuân Buồn Tủi
     
 Nguyễn Thị Tri
 
  Mênh Mông Nghĩa T́nh
     
 Phạm Trị
 
  Giêng !
     
 NQuang Trung
 
  Xuân Nhớ Q N
     
 Du Sơn Lăng T
 
  Cuối Năm Nhớ Bạn
     
 Nguyễn Thanh Ty
 
  Tết Bolsa
     
 Anh Vũ
 
  Lời Đêm Ba Mươi
     
 Nguyễn Văn Xanh


   Hoa Đào Trong Những Áng
     
T
hi Ca

     
 Lê Kim Anh
   Lời Của Lá
     
 Lương L Huyền Chiêu
   Tiếng Ai Gọi Đ̣
     
 Lương L Huyền Chiêu
 
  Nhân Ngày Xuân, Đ Hồn
     
Trôi Theo V Những N
ăm
     
Tháng Cũ

     
 Phạm Vi Dân
  
T Do
     
 Lê Anh Dũng
  
Làm Sao K Một Chuyện
     T́nh Chân T
hật

     
 Lê Thế Đăng
   Mùa Xuân Nh́n VDiễn
      
Tŕnh Vơ Học Đă Q
ua

     
 Việt Hải
   Đại Dịch
     
 Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa
   Mùa Xuân.....Tưởng Nhớ
      
Trần Việt H
oài

     
 Đào Vũ Anh Hùng
   Xuân Trong Nỗi Nhớ
     
 Đào Vũ Anh Hùng
   Xuân Trong Mắt Nàng
     
 Phạm Hoài Hương
  
Mùa Xuân Trong
      T
âm
Tưởng

     
 Ái Khanh
   Ngày Xuân Trở Lại
     
 Nguyễn Đăng Khoa
   Bâng QTháng Chạp
     
 Dương Tấn Long
  
Tâm Trạng Ngày Xuân
     
 Hải Lộc - Lê Thị Lộc
 
  Hoa Mai Ngày Tết
     
 Phạm Ngọc Mai
 
  Tuổi Măng Non
     
 Diệp Thế M
 
  Tết QN!
     
 Trần Thị Nghệ
   Mùa Xuân Gợi Nhớ
     
 Hồng Vũ Lan Nhi
   Mấy Đ̣n Bánh Tét
     
 Phùng Thị Phượng
  Hoa Đào  Nhật Tân
     
 T Xuân Thạc
 
  Dĩ Văng Trong Tôi
     
 Trần M Thanh
  Hoa Xuân
     
 Hoài Thu
  Hẹn Một Mùa Xuân
     
 Nguyễn Thị Thu
  Xuân Muộn
     
 Phan Đông Thức
 
Viên Sỏi
     
 NQuê - Trần B́nh Trọng
 
Ḥn Đá San Hô
     
 Nguyễn Thanh Ty
  Tết Xưa Và Hoa Vạn Thọ
     
 Nguyễn Thanh Ty

 


   Bên Này Biển Muộn
      V
inh H
  Dư Âm Ngày Cũ
     
Nguyễn Thanh Ty

 

 

 


                                                     
LINH VŨ
 

Tên thật:Lê Văn Quán, sinh năm 1946

Trung Học TBT, Ninh Ḥa - Trung Học Banmêthuột. Trung hoc Vơ Tánh Nha Trang

Học Đại Học Luật Khoa Sài G̣n.

Sau biến cố tháng 4/75 định cư tại California và sau đó PA, NY, NJ, WA

1975 - 1979 Long Beach University.

Thực hiện tạp chí Phương Đông Văn Học Nghệ Thuật sớm nhất của người Việt tị nạn hải ngoại (Ca).

Cộng tác nhiều tạp chí, Website và nhật báo hải ngoại. Có nhiều Thơ Văn và phóng sự trong suốt 30 qua. Biên tập viên & điều hành đài phát thanh Quê Mẹ. Cộng tác một vài chương tŕnh truyền h́nh. Đặc phái viên cho một vài đài phát thanh. Viết b́nh luận kư nhiều tên khác nhau. Cộng tác và phụ trách Website Thơ Tân H́nh Thức.

Tác phẩm Thơ xuất bản đầu tay "Một Ḍng Sông" 1999 và có tên trong một số thi phẩm in chung như: Dấu Vết, Có Những Niềm Riêng, Tạp Thí Thơ Giao Mùa 2003.v.v... Sẽ xuất bản tập thơ "Phía Sau Nỗi Buồn" tập truyện "Niềm Đau C̣n Lại", "Cuộc Đời & Hạnh Phúc" một ngày rất gần.

Hiện định cư tại thành phố Tacoma, Washington State.

Có cơ sở thương mại riêng, đời sống tạm ổn định.

 


Hoa mai nở, báo hiệu một mùa xuân ấm áp, cảnh vật bắt đầu đổi thay, con người cũng hớn hở vui mừng theo chu kỳ vận hành của trời đất. Mùa xuân đến muôn vật như bừng lên sức sống, con người cũng tạm quên đi những ngày tháng mệt nhọc của áo cơm trong một năm qua. Tết Nguyên Đán là lễ đầu tiên trong một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ tịch. Tết Nguyên Đán là Tết truyền thống của dân tộc Việt có tiềm tàng những giá trị nhân văn về sự liên hệ giữa con người và bốn mùa trời đất. Sự thật về nguồn gốc của Tết Nguyên Đán bắt đầu từ đời nhà Hạ bên Trung Hoa và lấy tên mười hai Chi đặt cho mười hai tháng.

Tháng Dần là tháng Giêng được chọn là tháng đầu năm. Đến đời nhà Ân đổi thành tháng Sửu, nhà Chu sửa lại tháng Tư và đến đời Tần Thủy Hoàng đổi thành tháng Hợi là tháng đầu năm. Nhưng đến đời Hán Vũ Đế th́ sửa lại thành tháng Dần như lúc ban đầu và măi đến ngày hôm nay vẫn không thay đổi. Người Việt chúng ta thường xem đêm giao thừa là giờ phút thiêng liêng bắt đầu cho một ngày mới, một năm mới và xua đuổi những xui xẻo của năm cũ ra đi. Theo như tử điển của Đào Duy Anh định nghĩa chữ Giao Thừa là cũ giao lại mới tiếp lấy. Chung qui ngày Tết là những ngày đầu xuân tươi thắm, đón nhận một luồng gió mới, những may mắn và hạnh phúc mới để vững niềm tin cho những ngày tháng sắp tới. Tết Nguyên Đán người ta định nghĩa một cách nôn na theo Hán Nôm đó là một sự bắt đầu của một ban mai.

Tết Nguyên Đán năm nay rơi vào Chi con chó, gọi là năm Chó hay nói theo kiểu Hán Nôm là năm Bính Tuất. Mỗi Chi đều có những đặc biệt của mỗi giống vật. Năm nay tôi xin được chia xẻ về nguồn gốc của Chi loài chó với mọi người trong dịp đầu năm. Khái niệm chu kỳ con giáp theo âm lịch của người Việt dùng có mười hai năm, mỗi năm mang tên một loài động vật tượng trưng cho năm đó. Chu kỳ cho 12 năm con giáp có Tư, Sửu, Dần, Mẹo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất , Hợi. Sở dĩ có 12 con giáp được sắp theo thứ tự là do một tục truyền như sau. Ngày xưa có một vị vua nước Trung Hoa mời các bạn bè trong rừng đến dự tiệc đón năm mới, nhưng sau đó chỉ có 12 động vật đến tham dự . Con chuột đến đầu tiên, rồi con trâu, con cọp và v.v. Vị Hoàng Đế này trọng t́nh nghĩa và đa tạ những con thú đó bằng cách đặt tên các năm theo tên của chúng. Nhiều người Á châu hay người Việt nói riêng thường tin vào năm sinh của ḿnh có mang theo định mệnh, tính cách, sự thành công, sức khỏe và hạnh phúc của người đó suốt cuộc đời.

Theo tiên đoán năm nay là năm chó cho nên làm ăn sẽ được thịnh vượng, một năm được nhiều sự bảo vệ, an ninh, một năm có nhiều sự an toàn đủ mọi mặt. Với người Trung Hoa hay người Việt chúng ta thường đúc những tượng h́nh chó để trước cửa nhà họ tin là được bảo vệ và an toàn. Người đồng quê chúng ta thường tin là sau 7 giờ tối là giờ đi ngủ, chó sẽ tiếp tục canh giữ nhà cho chúng ta, cho nên nếu ai sinh vào ban ngày hay ban đêm đều bị ảnh hưởng đến số mạng. Sau đây chúng tôi xin được nói sơ qua về những điềm đặc biệt của những người sinh vào năm Tuất như sau.

Người mạng Kim. Canh Tuất (Metal Dog) 1910 - 1970 - 2030 là thuộc người rất can đảm, luôn tuân thủ theo luật pháp, cá tính rất tốt, có ḷng bác ái, biết thương người. Nếu họ quí mến ai hay muốn giúp đỡ ai th́ họ sẽ ủng hộ người đó tối đa. Trong tuổi Tuất mạng kim có một điểm rất đặc biệt mà các sách tử vi thường nói đến là nếu người nào sinh đúng mạng Kim, giờ Kim, ngày Kim, tháng Kim, năm Kim với trường hợp này rất hiếm xảy ra trong đời người. Theo tử vi nói số những người đó có thể cực tốt và cũng có thể cực xấu. Người tuổi Canh Tuất có đầu óc chính trị, ghét bất công và giả dối.

Người mạng Thủy. Nhâm Tuất (Water Dog) 1922 - 1982 - 2042. Người này rất nhạy cảm, nếu không t́m hiểu th́ rất khó thuyết phục họ trong công việc làm ăn, khi tranh luận th́ phe đối lập dễ thông cảm hơn, họ là những người chịu ngồi lại để lắng nghe, nhưng rất trực tính. Họ là những người thích công bằng, dễ dăi với mọi người, rất lịch lăm và b́nh thản. Họ là những người dễ gây thiện cảm, ch́u bạn bè, ghét bất công và giả dối.

Người mạng Mộc tức là Mậu Tuất (Earth Dog) 1898 - 1958 - 2018. Mẫu người này tính t́nh thật thà, đôn hậu. Về phương diện liên hệ bạn bè luôn luôn giữ lâu bền. Tuổi Mậu Tuất thường được mọi người yêu mến, thích t́m hiểu về khoa học và đời sống. Nhược điểm ở tuổi này là thường bị lôi cuốn bởi địa vị và tiền bạc rất dễ dàng. Tuổi này đa số là những người nổi tiếng, hăng say với công việc v́ thế thường bị kẻ khác lơi dụng. Bản tính tự lập và luôn học hỏi để cầu tiến.

Người mạng Hỏa. Giáp Tuất (Wood Dog) 1874 - 1934 - 1994. Người này có sức quyến rũ, nhiều ư nghĩ rất táo bạo, tính t́nh lăng mạn cho nên trên phương diện t́nh cảm không phải là típ người trung thành nhưng có số đào hoa. Típ người can đảm, đối lập không sợ ảnh hưởng đến người khác, thích cuộc sống mới, thích mạo hiểm, có óc sáng tạo và chí kiên cường. Tuổi này chỉ có thể chơi được với những người lớn tuổi hơn ḿnh, ngang hàng hay dưới ḿnh thường bị họ làm phản. Tuổi Giáp Tuất sẽ làm ăn thuận lợi với bất kỳ tuổi Tuất nào.

Người mạng Thổ. Bính Tuất (Fire Dog) 1886 - 1946 - 2006. Loại người này làm việc rất ư kỹ lưỡng, nhiếu cơ hội thành công, có óc sáng tạo. Loại tuổi này khi tin vào việc ǵ th́ quyết chí làm đến thành công. Típ người này luôn thận trọng trong vấn đề tiền bạc và quyền lực. Có trái tim nhân từ, luôn muốn giúp đỡ mọi người. Bản tính ít nói, nếu là một thầy giáo, hay một hướng dẫn viên sẽ là người đầy tâm huyết và tài giỏi. người tuổi Bính Tuất thường đặt nhiều tiêu chuẩn cao, sống rất lư tưởng cho nên sự đ̣i hỏi từ người khác khá cao, bởi thế nên rất dễ gây mất ḷng bạn bè. Tính t́nh bộc trực, sống thực tế, ăn nói không cần giữ kẽ và nhất là không bao giờ dùng quyền lực để đàn áp kẻ khác.

Nói tóm lại với năm loại mạng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ của tuổi Tuất có những đặc điểm chung như sau đây: Tính thật thà, lương thiện, rộng răi, công b́nh và năng động. Với mạng tuổi này thường có số đào hoa, thu hút người khác dễ dàng, có trái tim luôn lắng nghe người khác, dễ làm quen với mọi người, luôn bảo vệ quyền lợi của kẻ khác. Bản tính không ganh tị, không thù hận, khi quyết định làm việc ǵ th́ làm tới cùng. Bản tính không ưa tranh căi, không muốn dính líu đến pháp luật, không ai có thể thay đổi được những điều họ đă quyết định. Có trực giác đặc biệt để nắm bắt mọi sự việc nhanh chóng. Họ cũng là người có bản tính hay lo lắng và đủ can đảm vượt qua mọi t́nh huống trong công việc.

Với nữ mạng th́ những người đó luôn có ngoại h́nh đẹp, thích trang điểm, thích thể thao, đi bơi hay chơi tennis. Thích vui chơi với gia đ́nh nhiều hơn là người ngoài, luôn chăm sóc chồng con chu đáo nhưng cũng có một bản tính nóng giận không kềm hăm được cho nên thường có những căi cọ. Khi yêu không mấy cuồng nhiệt như những người sinh trong năm Ngựa và Cọp. Theo thống kê những người nào sinh năm Tuất vào ban đêm th́ bản tính cộc cằn, dữ dằn hơn là những người sinh vào ban ngày. Sau đây là những tuổi hạp với tuổi Tuất: Ngọ, Tị, Thân, Hợi, Tuất. Tuổi kỵ gồm có: Sửu, Mùi và đại kỵ là tuổi Dậu, khắc khẩu tuổi Th́n. Trong năm 2006 tháng 9 tốt cho mạng Thổ và mạng kim. Tháng 10 & 11 tốt cho mạng Thủy và Mộc. Tháng 12 tốt cho mạng Kim và mạng Thổ. Trong những mạng số nói trên nếu có khai trương làm ăn th́ sẽ được hưng thịnh và may mắn. Tất cà những điều tốt xấu chúng tôi vừa tŕnh bày chỉ là những nét đại cương của những người mạng số tuổi Tuất, c̣n muốn biết thêm chi tiết xin quí vị đến các thầy tử vi th́ chính xác nhất. Bây giờ tôi xin phép được sang đề tài khác về năm Bính Tuất. Năm chó mà không nói về chó là một điều thiếu sót, chúng tôi xin được cống hiến quí vị vài mẫu chuyện nhỏ sau đây.

Tết Nguyên Đán năm nay rơi vào Chi con chó hay nói theo kiểu Hán Nôm là năm Bính Tuất. Mỗi Chi đều có những đặc biệt của mỗi giống vật. Năm nay tôi xin được chia xẻ về nguồn gốc của Chi loài chó với mọi người trong dịp đầu năm. Đồng thời tôi cũng nói đến một vài phong tục tập quán về ngày Tết dân tộc của chúng ta. Bính Tuất là năm Chi tuổi Chó. Năm này trùng với bổn mệnh của tại hạ, cho nên rất có hứng thú t́m hiểu về nguồn gốc loài chó để cống hiến quí vị. Một điều mà rất ít người trong chúng ta nghĩ đến, đó là giống chó ở Mỹ đầu tiên có nguồn gốc từ các nước Á châu.

Chó là một giống vật mà con người thường cho là người bạn tốt và trung thành. Mười ngàn năm qua khi con người biết trồng cây cỏ để làm thức ăn th́ lúc đó con người cũng bắt đầu biết nuôi thú vật để ăn thịt và giữ nhà. Chó là giống vật đầu tiên được nuôi trong nhà tiếp đến là heo, trâu ḅ, cừu, dê, lừa, lạc đà, voi v.v. Theo các nhà khoa học đă bỏ nhiều năm nghiên cứu, họ đă đồng ư với nhau, là loài chó có nguồn gốc phát xuất từ Âu Châu và Á Châu rồi sau đó đă thuần hóa theo thời gian khác biệt từng nơi trên thế giới.

Ở một thời xa xưa, giống chó có h́nh dáng hao hao giống như loài chồn, có bộ lông đẹp và thường sống ở những vùng lạnh. Thân h́nh chó thời đó dài hơn bây giờ, có bộ chân ngắn, bàn chân chỉ có ba móng. Cũng có người cho rằng, giống chó có từ hơn 40 triệu năm về trước h́nh thù giống như một loài gấu nhỏ, rồi dần dần biến đổi qua nhiều kỷ nguyên và đến hôm nay th́ giống chó đă trở nên to lớn và tiếp tục biến đổi không ngừng, hôm nay trên thế giới đă có hằng trăm loại khác nhau.

Một trong những giống chó đầu tiên là loài chó sống trong rừng, mà nhiều người thường gọi là chó sói, loại chó này hung hăn thường sống ở những vùng Africa, India và đặc biệt nhất là vùng South American cũng có giống chó tương tự như giống chó sói là loại 'Bush Dog'. C̣n đa số những giống chó khác đều giống như các loại chó mà chúng ta hiện đang có. Những loại thông thường chúng ta thường thấy hôm nay là giống chó Wolves, Coyotes, Jackals, và Foxes. Cũng từ những giống chó này đă biến đổi thành loại ăn thịt sống, loại này chỉ có ở vùng Bắc Mỹ và về sau đă bị diệt chủng.

Nước Mỹ ngày hôm nay đă có hơn 300 loại khác nhau, đại khái được phân chia như sau: The Sporting Dogs, The Hound Group, The Working dog group, The Terriers, The toy Dog, The non sporting, The Herding group và Miscellaneous dog group. Trong nguồn gốc về giống chó tại Mỹ người ta cho rằng, khi người Á Châu đến định cư tại Mỹ họ đă mang theo một giống chó nhỏ, rồi sau đó qua nhiều thời đại đă biến đổi đến ngày hôm nay. Trước thời kỳ tiền sử người ta chưa t́m thấy ǵ về nguồn cội của giống chó, nhưng sau này người ta đă t́m thấy những bộ xương chó được chôn bằng những lớp cây đan, ở vùng thung lũng Tây Nam Tiểu Bang Ohio cách đây 2000 năm, với một giống chó to lớn, hung dữ. Thời gian trước khi người da trắng mang giống ngựa từ Âu Châu đến th́ loài chó Wolves, Coyotes đă được người da đỏ sử dụng vào những công việc chuyên chở hàng hóa hay kéo những cỗ xe nhỏ bằng gỗ. Đồng thời nhiều người da đỏ đă ăn thịt chó thay thực phẩm trong những ngày lễ lớn.

8000 năm qua người Ai Cập đă dùng chó Saluki để đi săn những loài thú nhỏ hơn, từ đó giống chó này bắt đầu được quí trọng. Có thể nói giống chó này là loại đă có lâu đời nhất. Giống chó đua (Greyhound) gồm nhiều loại như: Pharaoh, Saluki, Lbizan, Basenji và Afgan là loại chó 5000 ngàn năm trước đây của thời cổ Ai Cập. Giống chó có thứ lông màu trắng đốm, đă được nhiều họa sĩ mô tả trong những bức tranh trước đây hơn 2000 năm. Chính loại chó này người Assyrian đă dùng vào việc canh giữ nhà, săn mồi và trong chiến tranh. Ở thời cổ xưa, người ta đưa ra một huyền thoại khá lư thú về chó. Chó là phụ tá đắc lực của Ma Vương dưới địa ngục. Cũng trong truyện cổ của người Hy Lạp, có loại chó ba đầu chuyên gác cửa địa ngục, khi người ta chết xuống âm phủ sẽ bị chó hành xử tội trạng với những việc làm sai trái trên thế gian. Chó c̣n là sứ giả đưa tin sự chết của con người. Tuy nhiên con người vẫn coi giống chó là một loài dơ bẩn v́ những hành động ăn thịt sống hoặc xé xác những con vật khác một cách dă man, cho nên người Do Thái giáo và người Hồi Giáo cấm không được ăn thịt chó. Nhưng người Hồi Giáo có một trường hợp ngoại lệ, họ đă xem giống chó Saluki là món quà đặc biệt của thần Allab. Tuy nhiên, trong suốt thời đại tiền Hy Lạp và đến thời đại Đế Quốc La Mă những ư nghĩ về chó cũng được thay đổi nhiều.

Chó là giống vật gần gũi và cần thiết trong đời sống con người như: Canh giữ nhà, bảo vệ, săn mồi, dùng việc chiến tranh, chuyên chở v.v. cho nên con người mỗi ngày càng yêu thương loài chó nhiều hơn. Chính v́ thế h́nh ảnh loài chó bắt đầu xuất hiện trong nghệ thuật điêu khắc, họa chân dung trong những bức tranh nhân gian cho đến măi hôm nay. Theo thời gian qua nhiều thời đại, giống chó cũng biến đổi thành nhiều giống lớn nhỏ khác nhau, có nhiều loại chó có bộ lông đẹp, nhỏ, dễ thương. Chó là một giống vật được con người yêu thương nhất, nhiều khi họ cưng chiều, ẵm bồng như một con người vậy. Họ ăn chung, ngủ chung, đi dạo chung như một người bạn thân. Một điều rất nực cười mà tôi đă chứng kiến tại Mỹ là họ làm đám ma cho con chó, con mèo khi chết, chôn cất ở nghĩa địa đàng hoàng, đôi khi để lại di chúc hàng bạc triệu. Những nước văn minh như nước Mỹ, nếu nhỡ tay đánh chó có thể bị vào tù hoặc bị kiện bồi thường. Nói đến chó th́ cũng nhiều giống chó, người th́ cũng nhiều giống người. Nghĩ cho cùng, có lẽ Thượng Đế hơi bất công đấy. Chó Tổng Thống Bush th́ được đi máy bay Air Force One, thả xuống đất có phụ tá Tổng Thống canh chừng, ăn uống sang hơn con người, bệnh đau có Bác Sĩ Thú Y chữa trị. C̣n loại chó của các người đẹp Hollywood th́ hạnh phúc tuyệt vời, lúc nào cũng nằm sát bên người đẹp, muốn hôn hít lúc nào tùy ư, muốn leo lên thân thể lúc nào cũng được, muốn ngửi, liếm, cắn chỗ nào tùy ư. Ối giời ơi là chó!. C̣n chó Việt Nam th́ sao, suốt ngày ngược xuôi t́m không ra một khúc xương thối để gặm, cuối cùng nằm đói meo râu, ốm như ma trôi. Đă vậy, đôi khi chủ nhà đói quá cũng đè xuống đập đầu làm món rựa mận cho qua ngày. Nói đến chó Việt nam phải nói đến món ăn truyền thống số một nhân gian. Họ bảo: Sống trên đời này không ăn thịt chó, khi chết xuống âm phủ không có chó mà ăn.

Quả thật không sai. Nói th́ nói nhưng tôi thấy tội nghiệp cho giống chó quá. Năm nay Bính Tuất, tôi bấm độn thấy các chú Chó xứ Việt Nam xui lắm, đa số bị yểu mạng, sống chưa quá sáu tháng tuổi đă bị các Thần đói, Thần nhậu đem ra treo cổ. Các Thần nêu ra lư do, là v́ bệnh dịch cúm gà khủng khiếp quá, cho nên các Thần sợ chết bất đắc kỳ tử không dám hẩu xực thịt gà. Chính v́ thế mà cửa hàng bán thịt Chó mọc lên như nấm từ Bắc chí Nam.

Nhân dịp xuân về tôi xin được cống hiến quí vị những nhà hàng Cầy Tơ đang nổi tiếng ở Việt Nam, nếu qui vị có dịp về quê ăn Tết, xin ghé lại thử một lần cho biết món đặc sản quê nhà. Nói đến thịt chó, không chỉ nước Việt Nam chúng ta mới có món thịt quốc hồn, quốc túy này thôi, mà c̣n nhiều quốc gia trên thế giới này cũng đứng cùng liên danh cầy Tơ với chúng ta như: Đại Hàn, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Cambodia, Laos, HongKong, Taiwan, Singapore v.v c̣n nhiều nữa nhưng không tiện kể ra hết được. Quốc gia ăn thịt chó nổi tiếng nhất thế giới đó là Hàn Quốc. Mỗi năm họ giết trên 3 triệu con chó, toàn quốc có hơn 6000 Restaurant chuyên bán thịt chó. Người Hàn Quốc đầu tiên mở cửa hàng Franchise về Dog food là ông Noh Moon Sung với công ty cung cấp dồi chó "The China trading company". Ông cũng là người đầu tiên mở nhà hàng bán thịt chó "Chunha Daejanggun restaurant" sau đó ông tiếp tục mở thêm chi nhánh ở nhiều nơi khác như khu phố Bundang, Yougin, Sorgpa.v.v... Trị giá mỗi tô súp chó vào khoảng $6US. Thịt chó vẫn là những đề tài tranh căi của một vài quốc gia theo chủ trương bảo vệ súc vật. Có người cho những kẻ ăn thịt chó là kém văn minh, người th́ cho rằng đó là một giống vật như trăm ngàn giống vật khác, là một thứ thực phẩm cho loài người. Theo tôi nghĩ, vấn đề khác biệt trong ư tưởng, là do vấn đề quen hay chưa quen sự việc đó mà thôi, chứ không phải văn minh hay man rợ ǵ cả. Tôi xin được kể lại một giai thoại đối đáp giữa nữ tài tử French Activist Brigitte Bardot và ông Kim Hong Shin về vấn đề ăn thịt chó để quí vị suy ngẫm: Bà Brigitte Bardot là người chủ trương bảo vệ thú vật, cho nên ăn thịt chó Bà cho là man rợ. Ông Kim Hong Shin hỏi lại: như vậy cả nước Pháp của bà ăn tất cả các loại ốc sên như vậy th́ có man rợ không? Câu chuyện đại khái là như vậy. Thật t́nh mà nói trên cơi đời này tất cả mọi sự việc cũng chỉ là những thói quen cả. Nếu một người bị lạc trên hoang đảo không có thức ăn nào khác ngoài chó, mèo, rắn, rết, cào cào, châu chấu th́ thử hỏi họ có ăn không? Tôi xin được chấm dứt vấn đề này với một ư nghĩ sau đây. Thế giới này và Đời sống con người tất cả chỉ là sự tồn động của thói quen mà thôi chứ không có ǵ gọi là văn minh hay man rợ, đạo đức hay bất nhân..

Bây giờ tôi xin được trở lại những món Cầy Tơ Việt Nam. Tết năm nay không chỉ những cửa hàng đă có từ lâu buôn bán cầy tơ, mà cả nước đang mọc lên quán "Nai Đồng Quê" như nấm. Ở miền Nam có khu chợ Ông Tạ, Tam Hiệp Thủ Đức, Ngă ba chuồng chó, G̣ Vấp, ngă tư Bảy Hiền. Đặc biệt nhất trên đường Nguyễn Thị Minh Khai gần cầu Thị Nghè đối diện Thảo Cầm Viên có nhiều bảng hiệu trương lên trông rất hấp dẫn như: "Hà Nội Phố" "Nhật Tân", "Hai Mơ", "Mộc Tồn" v.v. Ngoài Bắc có nguyên một làng dọc theo bờ sông Hồng chuyên bán thịt chó quanh năm. Nghề bán thịt chó rất thịnh hành ở Hà Nội ngay khu phố Hồ Hoàn Kiếm, đường Tây Hồ, đường Trần Quang Khải, Đinh Tiên Hoàng và xa hơn có làng Nhật Tân có nhà hàng An Tú nổi tiếng thịt cầy 9 món. Đi xa hơn lên phía Bắc Hà Nội như Bắc Ninh, Tiên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn nhiều quán thịt chó đang mọc lên chồng chéo. Chỉ cần đến mé làng đă ngửi thấy mùi thịt chó thơm phưng phức. Nếu xuôi về Nam đi xuống miền Tây ghé An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ quí vị sẽ thưởng thức nhiều món thịt chó rất hấp dẫn tha hồ mà xỉn. Riêng ở Sóc Trăng nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, Lê Hồng Phong, Phú Lợi có đến gần 30 chục quán thịt chó. Nơi đây họ tiêu thụ hơn nữa tấn thịt chó mỗi ngày. Giá trung b́nh mỗi đĩa khoảng chừng 25 đến 30 ngàn đồng VN. Nếu chúng ta lái xe trên quốc lộ 1A về xă Thanh Quới Huyện Mỹ Xuyên chúng ta sẽ ngạc nhiên, là dọc theo kinh B thuộc Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) và Tam Hiệp (Kiên Giang) nhà hàng thịt chó mọc lên chằn chịt. Dù thích ăn hay không dám ăn thịt chó, người ta không thể phủ nhận món thịt chó là món ăn bổ dương cho đàn ông, nhiều chất đạm (proteins) thêm Energy và sống lâu (Stamina). Món thịt chó đă có lâu đời gần như là một món ăn quốc hồn quốc túy của người Việt chúng ta.

Trong thời gian khá lâu món thịt chó đă biến đổi phương cách nấu nướng rất hợp với khẩu vị của đại chúng như: Chó hấp, chó nướng, chó chả ch́a, rựa mận, chó cuốn lá lốp, chó xáo măng, chó cháy cạnh, chó dồi chả đùm, chó xáo măng móng, chó 9 món v..v Thông thường người ta ăn thịt chó với mắm tôm, nặn thêm tí chanh, kẹp thêm ít lá mơ, ng̣ gai, tí riềng th́ thịt chó sẽ bốc lên một mùi thơm đặc biệt, nhắp thêm tí rượu đế th́ c̣n ǵ tuyệt bằng. Nếu ai chưa ăn th́ nên ăn thử, rất ngon đủ các món chế biến hợp khẩu vị. Đó là những mẩu chuyện thịt chó ăn chơi đời thường xin cống hiến cùng quí vị trong dịp xuân về. Sau đây chúng tôi cũng xin được chia xẻ một vài lănh vực khác về Tết Nguyên Đán để chúng ta cùng nghĩ về quê hương, phong tục, tập quán, và một vài kỷ niệm khó quên đă đi qua đời ḿnh trong những ngày xuân.

Mùa đông đă qua, mùa xuân vừa đến cảnh vật đă đổi thay trong bầu trời ấm áp với trăm hoa đua nở. Ḷng người cũng chứa chan bao niềm hy vọng, những lời cầu chúc cho nhau trăm điều tốt đẹp, Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Theo phong tục của người Việt chúng ta ngày Tết cũng là ngày tiễn đưa vị thần linh về trời đón tiếp vị Linh Vương đến, cho nên trong giờ phút giao thừa người ta thường đánh trống, chuông, hay đốt pháo để đón tiếp vị Thần Linh. Đồng thời họ cũng lập những bàn thờ cúng trước cửa nhà với đủ mọi lễ vật như đầu heo (thủ lợn) gà luộc, bánh chưng, bánh Tét, mứt kẹo, trầu cau hoa quả, rượu nước và vàng mă đó là tại tư gia. C̣n các Đ́nh, Chùa cũng có Từ đ́nh, Từ chùa lo chuyện hương đèn trong suốt mùa Tết.

Sau lễ giao thừa người ta thường kéo nhau đi lễ Chùa, Đ́nh để cầu phúc, cầu may xin Phật Trời phù hộ cho năm mới. Có người xin quẻ đầu năm để biết vận mệnh trọn năm của ḿnh. Sau đây tôi xin nêu lên một vài phong tục mà người Việt Nam chúng ta không thể quên được trong những ngày Tết.

Xuất hành: Người Việt thường tin tưởng vào ngày giờ, hướng tốt xấu để chọn đúng giờ tốt ra khỏi nhà để trọn năm gặp nhiều điều may mắn.

Hái lộc: Sau khi đi lễ Chùa xong người ta thường bẻ những cành hoa hay cây lá trước cửa chùa mang về nhà để được lộc trời đất trọn năm. Cành lộc tượng trưng cho điều lành và phúc lộc cho năm mới.

Hương Lộc: Một tục lệ hiện nay không c̣n nhiều người chú ư nữa, tuy nhiên vẫn c̣n một vài thôn xóm xa xôi họ tiếp tục giữ lấy. Hương lộc là lộc từ những nén hương được thắp lên ở Đền, Chùa rồi sau đó mang về nhà cắm lên b́nh hương nơi bàn thờ. Hương lộc tượng trưng cho sự hưng thịnh và thành công trong công việc làm ăn. Nhiều người c̣n mê tín cho rằng khi nén hương mang về nhà mà giữa đường lóe sáng lên là điềm tốt c̣n bị tắt là điều xấu báo trước trong năm.

Xông nhà: Ngày mùng một Tết là ngày rất quan trọng cho người xông đất nhà ḿnh, cho nên buổi sáng mồng một cần người hợp với tuổi của gia chủ và nhẹ vía đến viếng nhà, nếu chẳng may gặp người nặng vía hay không hợp tuổi th́ quanh năm sẽ xui xẻo làm ăn thất bại, thông thường người ta đă chọn những người quen biết hay người trong ḍng họ hợp tuổi để xông đất vào dịp đầu năm.

Đốt pháo: Theo như đa số người Việt chúng ta xem đốt pháo là tăng thêm sự vui nhộn hân hoan cho ngày Tết, đồng thời để xua đuổi những phiền muộn ra đi. Đốt pháo bắt đầu từ chiều giao thừa hay giữa đêm giao thừa. Có người cho rằng đốt pháo cũng để đuổi ma quỉ ra khỏi nhà. Người ta đồn rằng có giống ma núi rất hung dữ (gọi là Sơn Tiêu) loại ma này thường gây đau bệnh cho con người.

Mừng tuổi, Ĺ x́: Ngày mồng một đầu năm con cháu phải thức dậy sớm, áo quần chỉnh tề, thắp hương đèn lạy bàn thờ Tổ Tiên, sau đó phải mừng tuổi ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi. Thường th́ ông bà, cha mẹ đă chuẩn bị sẵn bao ĺ x́ trong đó có chút đỉnh tiền để mừng tuổi con cháu. Lời chúc Tết là những lời sức khỏe, tài lộc, may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc và nếu người nào có những rủi ro trong năm qua th́ chúc phúc và cầu nguyện cho họ nhiều hơn. Một điều tối kỵ trong ngày Tết mà cha mẹ thường nhắc nhở con cái là không nên nói điều rủi ro, xấu xa với bất kỳ ai, bất kỳ nơi nào.

Dân Việt chúng ta sửa soạn ngày Tết rất chu đáo. Bắt đầu từ tháng 12 Âm Lịch người ta bắt đầu mua gạo, nếp, muối dưa hành, gà vịt, bánh mứt, cây kiểng, bông hoa.v.v.. Đó là phần đảm đang của những bà mẹ Việt nam.

Song song việc sửa soạn những vật dụng trong nhà, người ta cũng chuẩn bị mua sắm những bộ áo quần mới cho chính họ và con cái trong gia đ́nh. Đến ngày gần Tết người ta lại chuẩn bị lau chùi các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ như: Lư đồng, Án thư, mâm quả, b́nh hoa. Ngoài công việc đó người ta c̣n sơn lại nhà cửa cho mới mẻ, treo những bức tranh Tết, những câu đối, lồng đèn, tranh Lư Ngư Vọng Nguyệt, đám cưới chuột. v.v

Tất niên: Trước khi chờ đón năm mới đến, người ta thường tổ chức những buổi tiệc tất niên để họp mặt vui chơi, gởi nhau lời chúc tụng và trao quà cáp cho nhau trước khi chia tay về ăn Tết. Tiệc tất niên thường được tổ chức ở các công sở hay trường học. Khoảng thời gian này người ta thường gởi quà tặng đến người sếp của ḿnh hay các học tṛ biếu quà cho thầy cô để tỏ ḷng biết ơn.

Chúng ta đă nói đến những phong tục tập quán của dân tộc Việt qua ba ngày Tết nhưng chúng ta không thể nào không nói đến một tục truyền đă có lâu đời mà hiện nay ở hải ngoại chúng ta vẫn c̣n giữ đó là lễ tiễn đưa ông Táo về trời.

Lễ Táo Quân: Ông Táo là thần bếp cho nên đă chứng kiến tất cả sinh hoạt trong mọi gia đ́nh. Hằng năm đến ngày 23 tháng Chạp th́ Ông Táo phải thu xếp về trời để tâu với Ngọc Hoàng mọi diễn biến dưới trần thế. Trong ngày này, mọi gia đ́nh đều làm một mâm cơm, mẫu mă vàng bạc đầy đủ để dâng lên cho Táo, mong Táo vui ḷng trước khi lên đường về trời mong che dấu bớt tội lỗi trần gian với Ngọc Hoàng.

Chợ Tết: Phiên chợ thường nhộn nhịp vào ngày 28-29 tháng Chạp, cha mẹ thường đưa con cái đi mua sắm đồ đạt cho nên phiên chợ này thường gọi là phiên chợ trẻ con, sau đó là phiên chợ cuối cùng của năm. Những phiên chợ này người mua kẻ bán tấp nập, nhộn nhịp suốt ngày đêm. Đồng thời người đi tham quan cảnh chợ Tết cũng không kém. Hàng hóa bày bán đủ các loại mặt hàng, rao bán, trả giá, mời mọc, giành giật khách hàng từng giây phút tạo đủ các loại âm thanh nghe rất vui tai và không khí náo nhiệt khác thường. Điểm đặc biệt ở chợ Tết là những gian hàng bán hoa. Hoa là những thứ không thể thiếu được ở mọi nhà trong ngày Tết Nguyên Đán, v́ hoa là những phúc lộc và may mắn trong năm mới, chẳng những thế hoa c̣n là một thứ để trừ ma quỉ, Người miền Nam cho rằng hoa đào màu đỏ nhạt sẽ đuổi được ma quỉ. Ở miền Nam giống hoa đào không có nhiều như ở ngoài Bắc hay ở Đà Lạt cho nên người ta thường dùng hoa Mai để thay thế.

Cây Nêu: Ngày xưa cứ mỗi lần Tết đến th́ ma quỉ thường về quấy phá cho nên trước mỗi nhà đều dựng một cây nêu. Sự việc này không biết bắt nguồn từ đâu, hư thật ra sao nhưng theo một số sách phong tục tập quán của người Việt có ghi lại một tục truyền như sau: Khi ma quỉ đến quấy phá dân gian, mọi người cầu xin đức Phật ra tay cứu giúp, sau đó ma quỉ có hỏi đức Phật: Ở đâu là đất của Phật, Phật trả lời nơi nào có phướng, có chuông, có khánh đó là đất của ta. Ma quỉ hỏi tiếp địa giới của Phật đến đâu lấy ǵ phân biệt, Phật trả lời nơi nào có dấu vôi của ta là nơi đó là địa giới của Phật. Sau này người ta dựng cây nêu với đầy đủ khánh sành, phướng giấy, rắc vôi trắng trước sân nhà. Đây chỉ là một trong những tục truyền của dân gian về cây Nêu, chỉ ghi lại để suy gẫm cho vui trong ba ngày Tết.

Các tṛ chơi trong ngày Tết: Trong những ngày Tết người ta thường tổ chức nhiều tṛ vui chơi cho mọi người tùy theo phong tục, tập quán và hoàn cảnh của từng địa phương, từng gia đ́nh.

Hát Bội: Ở các vùng thôn quê hẻo lánh dân làng thường thuê những đoàn hát bội chuyên nghiệp đến tŕnh diễn một hay hai ngày cho dân làng thưởng thức vui chơi. Chỗ tŕnh diễn thông thường là nơi Đ́nh, Miếu có khi phải che lều ở ngoài trời mới đủ chỗ cho dân chúng xem. Bộ môn Hát Bội thường thấy nhiều ở miền Trung. Bộ môn này rất đơn giản để tŕnh diễn, chỉ cần một trống chầu, nếu muốn hoàn hảo hơn th́ thêm một cây kèn, một cây đờn c̣ th́ tuồng hát sẽ hấp dẫn hơn, thu hút nhiều tiếng vỗ tay và tiền thưởng lớn hơn của các nhà địa chủ trong làng.

Hát Tuồng: chỉ khác ở hát bội là không pha tṛ hề nhiều, thông thường th́ họ hát lại những tuồng lịch sử một cách nghiêm chỉnh như điển tích Tam Quốc Chí, B́nh Đông, B́nh Tây, Phàn Lê Huê.v.v

Ảo thuật: Thường người ta sử dụng những đoàn xiếc, họ múa kiếm, phóng dao, đi trên giây hay làm những tṛ ảo thuật bằng những dụng cụ tinh xảo hay những con vật đă được tập luyện.

Múa rối: Tṛ chơi dưới nước bằng những h́nh nộm được điều khiển bằng máy móc hay bằng người núp phía sau bức màn che hoạt động nhịp nhàng với những loại nhạc vui tươi. Có khi bằng những hoạt cảnh Lă Vọng câu cá bên sông.v.v..

Hát quan họ: Môn hát này phát xuất từ Bắc Ninh với lối hát đối đáp giữa trai và gái rất hấp dẫn và thích thú để trao đổi tâm t́nh với nhau.

Bắt bài: Lối tŕnh diễn này rất đẹp mắt và vui nhộn. Thường th́ có nhiều Ả Đào kết hợp với nhau với màu sắc sặc sỡ của những chiếc áo, những thắt lưng, nón cài trâm, đèn bóng, múa hát theo điệu nhạc, uốn lượn thân thể ẻo lă trông rất đẹp mắt.

Cờ bạc: Trong dịp Tết mọi gia đ́nh đều cho phép con cháu ḿnh cờ bạc hay rượu chè, những thứ này là những điều cấm kỵ trong những ngày thường. Những tṛ chơi dân gian thông thường là đánh Bầu Cua Cá Cọp, đánh xốc đĩa, đánh bài Tây, Tứ sắc, Tam Cúc, đánh Kiệu, cờ Tướng, cờ Gánh, c̣n sang cả hơn một chút th́ chơi Tổ Tôm, đánh Chắn, Domino Tây tất cả những tṛ chơi tùy thuộc t́nh h́nh tài chánh của từng gia đ́nh.

Tất cả những điều tôi vừa tŕnh bày ở trên có lẽ người Việt chúng ta ai cũng biết, quí vị sẽ thấy đầy dẫy những điều đó trên những tờ báo Xuân cho nên tôi xin được chuyển sang một góc cạnh khác. Chúng ta nói rất nhiều về Tết Nguyên Đán của người Kinh mà ít ai nói đến Tết của đồng bào dân tộc ở trên miền rừng núi quê hương, sau đây chúng tôi xin được nói sơ qua một vài điểm đặc biệt ngày Tết đồng bào dân tộc để chúng ta cùng chia xẻ.

Tết Prơ-Giê-Râm của người Cơ Tu. Đây là ngày Tết lớn của đổng bào tỉnh Quảng Nam thuộc các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên vào những ngày đầu vụ mùa lúa mới. Mọi việc cũng được chuẩn bị kỷ lưỡng từ nhà cửa cho đến những vật dụng. Đặc biệt người Dao ở tỉnh này ăn Tết bằng những lối nhảy múa dân gian hay thi đấu những bộ môn vơ thuật.

Tết người Sedang ở vùng Kontum. Người Sedang đă chia ra làm hai lần Tết trong năm. đó là Tết Giọt Nước ( Thần Nước Yang Dak) và Tết Lửa. Tết Nước vào khoảng tháng 3 Dương Lịch, mục đích tế Thần để được vụ mùa trong năm tới.

Tết người H'Mông. Người H'Mông ăn Tết rất thịnh soạn họ chuẩn bị nhà cửa thực phẩm đủ loại, họ cũng giết cả ḅ, heo, gà, vịt để ăn mừng. Ngoài thịt thà ra họ c̣n làm nhiều loại bánh bằng bột nếp. Tết thường tổ chức vào giữa mùa đông, trước hoặc sau Tết Dương Lịch đôi ba ngày. Người H'Mông thuộc vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc, họ gọi Tết Nguyên Đán là Nao-X-Cha.

Tết người H're'. Người dân tộc H'Re' thuộc tỉnh Quảng Ngăi họ ăn Tết suốt nhiều tháng liền cũng giống như người H'Mông. Họ giết trâu, ḅ, heo, gà và nhất là họ ăn bánh tét rất nhiều, nhà nào cũng nấu ít nhất năm bảy thùng bánh tét, hằng trăm ché rượu ở trong nhà để đăi khách. Ngày Tết họ thường tụ tập tại nhà ông chủ làng để múa hát hay chúc tụng lẫn nhau. Đồ trang sức của đàn ông là những ống Chinh c̣n đàn bà th́ đeo ống Bương, họ xem như đó là những nhạc cụ gơ lên trong khi múa hát.

Tết người Gai Rai. Người ta thường gọi là Tết Bỏ Mă cũng giống như Tết người đồng bào Ba Na, người dân tộc này thuộc tỉnh Gia Lai. Phong tục của họ thường dùng trống, chiêng gơ lên inh ỏi rồi cùng kéo nhau ra nghĩa địa để chia vui cùng gịng họ và người đă chết. Họ ăn tiệc tại nghĩa địa gọi là lễ Bỏ Mă.

Tết của người Thái. Đồng bào này sống ở các vùng Sơn La, Lai Châu. Họ cũng ăn hai loại Tết gọi là Tết Xoong Sip (Tết cơm mới) và Tết Kim Lao Mao (Tết uống rượu) kéo dài đến hết mùa. Họ cũng có Tết Ông Táo và Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Đán gọi là Nen-Bươn-Tien, Trong ngày Tết họ thường mang dao, rựa ra đường phát chặt những cây cối họ gọi là phát quang, để được trọn năm may mắn. Mùa Tết kéo dài đến rằm tháng Giêng mới măn.

Tết người E-Đê hay Rhade'. Thuộc tỉnh Đắc Lắc Buôn Mê Thuộc, họ ăn Tết vào khoảng tháng 10 Dương Lịch. Người E-Đê ăn Tết cũng giống như các đồng bào sắc tộc khác, cũng giết ḅ, heo, gà, rượu ché đầy b́nh. Họ cúng vái Thần Linh tứ phía trên trời dưới đất phù hộ mỗi năm được mùa.

Tết người Chơ Ro. Gọi là Tết Yang Pa hay Chu Ru. những đồng bào dân tộc này thường sống ở các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa, Vũng Tàu, họ cũng ăn hai Tết như đồng bào dân tộc khác. Tết Thần Rừng và Tết Thần Lúa. Họ ăn Tết vào khoảng tháng ba Âm Lịch, thường cúng vái nơi những cây đa to. Đặc biệt Tết Thần Lúa các cô gái c̣n trinh thường kéo nhau ra đường, mang nhiều bánh trái, hoa quả để cho dân làng họ tin là được may mắn trên con đường t́nh duyên.

Tết Nhô LirBông của người K'Ho. Đồng bào sắc tộc này thường sống ở tỉnh Lâm Đồng, họ ăn Tết sau Tết Nguyên Đán khoảng một tháng. Tết của họ kéo dài đến cả tháng, họ ăn mừng được mùa lúa, họ quan niệm lúa thóc là do ông trời ban cho, nên dân làng thường lấy máu gà trộn với vỏ cây đa, cây nghệ để bôi lên vựa lúa, hay những cửa ra vào, đồng thời họ cũng dùng cỏ tranh nghiền nát bôi lên trên người, trên trán và cho toàn thể những thành viên trong gia đ́nh cùng các vật dụng thường ngày. Sau đó họ ăn uống vui chơi đến trọn tháng.

Tết của người Chăm. người Chăm c̣n gọi là người Chàm đa số đang sống ở tỉnh B́nh Thuận, Ninh Thuận và Châu Giang (tỉnh An Giang) Người Chàm cũng có hai lễ lớn trong năm mà họ coi như là ngày Tết đó là Păng-Katê và Păng-Chabư. Người Chàm cũng tổ chức Tết một cách tưng bừng như mọi đồng bào sắc tộc khác. Tết Păng-Katê vào khoảng tháng 9 Dương Lịch, Tết Păng-Chabư vào khoảng tháng 2, tháng 3 Dương Lịch. Ngày Tết thường tổ chức tại đền Pô Nưgar, tháp Pô Rômê ở Huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận và tháp Pô Klông Garai ở thị xă Phan Rang- Tháp Chàm. Cũng nên nói thêm người đồng bào sắc tộc Chàm theo hai tôn giáo khác nhau đó là đạo Hồi và đạo Bà La Môn. Trong chúng ta ai cũng biết đạo Hồi rất kiêng cữ thịt heo và đạo Bà La Môn th́ kiêng cữ thịt ḅ. Ngoài hai lễ lớn người Chàm c̣n có nhiều lễ khác trong năm như: Lễ cúng Thần Nông, Lễ Cầu Đảo (Chakap-Hiau-Kron) tức là cầu cho thần sông, suối, đập nước. Lễ cúng ruộng (Pô Phùm) và lễ Tống Ôn (Rija Nưgar) cầu cho làng xóm yên vui, thịnh vượng.

Tóm lại trên đất nước chúng ta có rất nhiều đồng bào sắc tộc cho nên những ngày lễ lớn hay Tết đều mang những phong tục, tập quán và những đặc thù khác nhau. Rất tiếc tôi không thể đi vào chi tiết v́ trang báo có giới hạn. Tết Nguyên Đán vẫn là Tết truyền thống của dân tộc Việt qua nhiều ngàn năm, nhiều thế hệ đổi thay của nền văn minh hiện đại, nhưng sự đổi thay đó vẫn chưa đánh mất hết những truyền thống của dân tộc. Ngày Tết là nền tảng nhân văn, nền tảng văn hóa của một quốc gia trong những chặng đường tiến hóa. Nhân dịp xuân về chúng tôi cũng xin được nêu lên một vài sắc thái đặc biệt của ngày Tết với một số quốc gia trên thế giới để chúng ta t́m hiểu thêm vài phong tục tập quán và văn hóa xứ người.

Mỗi dân tộc đều có những ngày Tết với những đặc thù riêng. Ngày Tết thường biểu hiện nhiều về phong tục, tập quán mà nó c̣n mang một đặc tính văn hóa cá biệt của quốc gia đó.

Tết Cambochia: Có hai điểm đặc biệt rất dễ t́m thấy trong ngày Tết của người Cambochia đó là tục thả thuyền và đắp núi cát. Khi Tết đến họ thường làm những chiếc đèn giống như chiếc thuyền rồi đem ra thả trên Biển Hồ trôi đi, ngày này gọi là ngày hội hoa đăng. Đèn nhà ai cháy sáng và lâu nhất là người đó năm mới nhiều may mắn, phát tài. Đồng thời họ cũng đắp lên những núi cát nhỏ nhiều nơi, núi cát này mang ư nghĩa là xây dựng điều tốt đẹp.

Tết người Lào và Miến Điện: Hai nước này có ngôn ngữ và tục lệ gần giống nhau. Ngày Tết chính là "Ngày Hội Nước". Theo những người dân xứ này nước biểu hiệu cho sự may mắn, cho nên đến ngày Tết nếu người nào bị tưới nước ướt nhiều nhất là năm mới gặp nhiều may mắn. Trong ngày Tết người nào cũng chuẩn bị cho ḿnh những hộp, chai, chậu, xô, gầu.. để đựng nước. Phong tục tưới nước không phân biệt giai cấp hay chức tước nào cả. Phong tục tưới nước không chỉ có ở hai nước Lào và Miến Điện mà ngay cả tại Tây Ban Nha, Cuba cũng có tục phun nước ra ngoài để được may mắn.

Tết Malaysia: Phong tục đặc thù của Malaysia là " Đấu Lông Công" dùng những thứ lông công dài để ngoáy vào mắt mũi của người khác trong lúc bất ngờ, hễ ai cười trước th́ người đó đă thua cuộc. Họ xem đây là tṛ vui chơi trong ba bữa ngày Tết.

Tết Mông Cổ: Tết Mông Cổ thường có những cuộc thi thố tài năng và ḷng dũng cảm của từng người. Tết này có những điểm giống như ngày lễ Noël, có cây thông, có tuyết nhưng ông già này không phải như ông già Noel mà ông già chăn nuôi.

Tết E-Cốt: Phong tục xứ này rất đặc biệt, trong ngày Tết nhà không đóng cửa ai vô cũng được, họ t́m đến nhau với những lời chúc tụng tốt đẹp đầu năm.

Tết Đại Hàn: Nước này có đặc thù là đêm giao thừa họ không ngủ, v́ nếu ngủ th́ ngày mai thức dậy lông mày sẽ bị bạc trắng. Họ cũng kéo nhau ra đường ḥ hát vui chơi nhất là những thiếu nữ ưa thích nhảy cao. Tết Hàn Quốc cũng giống như Tết Trung Hoa và Việt Nam chúng ta. Họ thường mặc y phục truyền thống là bộ Han-Bosk trong ngày đầu năm và ăn món Duk-Gook với bánh làm bằng bột gạo.

Tết Brazil: Người Brazil tổ chức Tết ở Rio De Janero, họ đốt pháo bông, tiệc tùng tưng bừng. Họ đón Tết vào lúc nửa đêm giống như Tết Tây sau đó chúc mừng nhau b́nh an, thịnh vượng trong năm mới. Một đặc biệt nữa của người Brazil trong ngày Tết tất cả y phục của họ đều màu trắng v́ họ tin tưởng màu trắng tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp cho cả năm.

Tết Trung Hoa: Người Trung Quốc họ ăn Tết theo Âm Lịch cũng giống như người Việt chúng ta, mọi phong tục, tập quán về ngày Tết rất gần gũi và hầu như rập khuông, có lẽ bị ảnh hưởng quá lâu trong thời kỳ người Tàu đô hộ nước ta.

Tết Mexico: Người Mexico đón giao thừa vào lúc 12 giờ đêm, cứ mỗi lần đồng hồ báo hiệu một tiếng th́ họ ăn một trái nho, mỗi quả nho tượng trưng cho một trong mười hai tháng của một năm. Một đặc điểm được nhiều người chú ư là trong ngày Tết người phụ nữ thường mặc đồ lót màu đỏ v́ họ tin rằng đồ lót đỏ là những may mắn và t́m được t́nh yêu trong năm, và một phong tục khác nữa là ngày Tết nhiều người mang vali đi khắp phố phường, đó là điều mơ ước được may mắn đi du lịch cho năm tới.

Tết Thụy Sĩ: Cách ăn Tết người Thụy Sĩ cũng không mấy khác với các nước phương Tây. Họ mua sắm tưng bừng, tổ chức những buổi tiệc lớn, họ cũng chờ đón giao thừa vào giữa đêm để uống rượu và chúc mừng nhau may mắn thành công trọn năm.

Tết Thái Lan: Người Thái Lan ăn Tết vào ngày 13 tháng 4 theo lịch Thái. Họ cũng có phong tục đổ nước, chơi nước hay té vào người khác để lấy hên đầu năm. Thông thường th́ người Thái trong ngày Tết họ về quê thăm viếng tổ tiên ông bà, ḍng họ để chứng tỏ ḷng biết ơn và tôn kính.

Tết Thổ Nhĩ Kỳ: Thổ Nhĩ Kỳ ăn Tết bắt đầu từ buổi chiều và kéo dài đến tận sáng. Thường th́ họ tụ họp ở nhà với gia đ́nh để xem truyền h́nh đón Tết. Ngày Tết nhằm ngày 31 tháng 12 mỗi năm.

Tết Đài Loan: Tết Đài Loan cũng giống Tết Trung Hoa và Việt Nam. Phong tục đặc biệt nhất trong ngày Tết là họ ăn tiệc bằng một con gà đầy đủ đầu, ḿnh, tứ chi. Con gà được đặt trên một chiếc bàn tṛn, trước khi ăn họ quay chiếc bàn cho đến khi chiếc bàn dừng lại, lúc đó đầu con gà quay về hướng người nào th́ người đó xem như bị xui đến trọn năm.

Tết Hy Lạp: Tết Hy Lạp có phong tục gần giống như Lễ Noël, họ tin trong đêm Giao Thừa có Thánh Basil đến tận nhà bỏ quà vào chiếc giày cho trẻ em. Họ cùng quây quần với gia đ́nh để ăn tiệc và cầu chúc lẫn nhau trong ngày đầu năm.

Tết Nhật Bản: Người Nhật chờ đón xuân trước vài tuần lễ, họ cũng sửa soạn nhà cửa mua sắm thức ăn linh đ́nh, họ trang trí nhà cửa bằng những cây tre, cây thông hay dây thừng v́ họ tin rằng những thứ này mang đến họ nhiều sức khỏe và may mắn. Khi Giao Thừa th́ chuông sẽ rung lên 108 lần để xua đi 108 lần xui xẻo, ưu phiền.

Tết Đan Mạch: Với Tết người Đan Mạch có phong tục khác lạ hơn vài quốc gia khác là tục lệ đập chén bát. Khi Giao Thừa đến mọi người đem những chén bát cũ của ḿnh đến trước cửa nhà người khác để đập vỡ vụn, nhà nào có nhiều chén bát vỡ là nhà đó năm mới làm ăn phát đạt và chứng tỏ người đó có nhiều bạn bè.

Tóm lại, chúng tôi chỉ nêu lên một vài quốc gia tượng trưng để mọi người cùng thưởng thức những điều lạ trong dịp đầu năm với một số phong tục tập quán. Quốc gia nào cũng có những đặc thù và những niềm tin riêng về sự may mắn hay những vị Thánh Thần phù trợ cho họ. Điều đó có hay không, đúng hay sai chúng tôi miễn bàn luận, nhưng có một điều tôi biết rất chắc là dù người đó có văn minh hay học rộng đến đâu th́ ngày Tết truyền thống cũng có những cái mà người ta không bao giờ quên được và có những việc làm như một vô thức không cần biết đúng hay sai, tin hay không tin.

Chúng tôi đă nói đến rất nhiều về phong tục tập quán trong ngày Tết, nhưng có một điều nữa chúng tôi không thể thiếu sót, đó là những thức ăn của người Việt trong những ngày Tết. Chúng tôi xin được kể qua một vài món ăn thông thường như:

Bánh Chưng, bánh Tét, dưa món, dưa cà pháo, kim chi, củ kiệu, củ cải đỏ, củ cải trắng ngâm chua, patê gan, lỗ tai ngâm giấm, gà rút xương, súp bắp, súp cua, súp thập cẩm, mứt me, mứt gừng, mứt cà rốt, mứt măng cầu, mứt thơm.v.v.. Tôi chỉ biết chừng ấy thôi nếu nói nhiều quá th́ hóa ra tôi dành phần của các bà mất rồi, xin các bà bổ túc thêm cho ngon miệng trong ba bữa ngày Tết.

Và sau đây chúng ta cũng xin nhắc đến một vài diễn biến trong năm Tuất để chúng ta cùng suy ngẫm với những biến cố quan trọng đă xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử .

- Chiến tranh Đông Dương bùng khởi tháng 4/1946 (Bính Tuất)

- Chiến dịch Đông Xuân tháng 4/1970 của Cộng Sản mang đại pháo 115 ly tấn công 13 vùng khác nhau tại Miền Nam. (năm Canh Tuất)

- Tháng 4/1970 Tỉnh Tây Ninh bị tấn công. Lữ đoàn 101st nhảy dù Hoa Kỳ được phối trí ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Đó là những ghi nhớ đơn sơ trong năm chó trong khúc quanh chiến tranh Việt Nam, hy vọng các vị tiền bối sẽ bổ túc thêm.

Việt Nam chúng ta ngoài Tết Nguyên Đán ra, chúng ta c̣n có một vài Tết nữa cũng không kém phần quan trọng và tưng bừng, tôi cũng xin được nêu ra sau đây:

Tết Thanh Minh là tiết thứ năm trong "Nhị thập tứ khí" sau ngày lập xuân 45 ngày ở vào tháng ba hay tháng tư Âm Lịch tùy từng năm.

Tết Đoan Ngọ. Tết này đối với người Việt cũng khá quan trọng cho nên gọi là "Mồng 5 ngày Tết".

Tết Hàn Thực nhằm ngày mồng 3 tháng 3, thật ra Tết này không phải là Tết của Việt Nam.Theo sử sách viết lại Tết ngày là ngày giỗ ông Giới Tử Thôi bên Tàu hiền sĩ thời Xuân Thu bị chết cháy ở núi Điền Sơn.

Tết Thượng Nguyên hay c̣n gọi là Tết Nguyên Tiêu nhằm vào rằm tháng Giêng thường tổ chức tại các chùa chiền để cúng vía Phật Tổ.

Tết Trung Nguyên. Nhằm vào rằm tháng bảy tức là ngày xá tội vong nhân. Ngày này dân chúng cúng vái đốt vàng mă cho người Âm phủ được tha tội.

Tết Trung Thu nhằm vào rằm tháng tám. Tết này là Tết vui chơi, rước đèn lồng của trẻ em. Người lớn th́ cúng bái tổ tiên, tiệc tùng và uống trà ngắm trăng.

Tết Hạ Nguyên hay c̣n gọi là Tết Cơm Mới nhằm ngày rằm hay mồng một tháng mười. Ở nông thôn người ta thương nấu cơm gạo lúa mới để cúng tổ tiên và ăn mừng vụ mùa vừa qua.

Tết Trùng Cửu nhằm ngày mồng chín tháng chín Âm Lịch. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lăo thời Hán.

Tết Trùng Thập nhằm ngày mười tháng mười Âm Lịch. Tết này là Tết của nhà thầy thuốc, tụ hợp khí âm dương dược sắc tứ thời.

Tết Táo Quân. Nhằm ngày 23 tháng Chạp đưa vua Bếp về chầu trời. Tết Táo Quân không chỉ tiễn đưa Táo Ông mà con đưa Táo Bà cùng đi cho có đôi có bạn, đồng thời người ta c̣n mua ba con cá chép để làm ngựa hóa rồng cho Táo cởi về trời chầu Ngọc Hoàng.

Nguyên Đán là Tết cổ truyền của dân tộc Việt, một ngày có ư nghĩa cao đẹp về nhân văn, văn hóa và truyền thống của một dân tộc. Đối với người Việt ngày Tết rất quan trọng, dù làm việc ở đâu, hay bận rộn đến cách mấy th́ họ cũng phải nghỉ để về đoàn tụ với gia đ́nh, để cúng kính tổ tiên ông bà trong những ngày đầu năm. Ngày Tết mang một ư nghĩa sâu đậm trong ḷng mọi người là hướng về cội nguồn. Họ muốn gặp lại người thân, mảnh vườn, con sông, con lạch của một thời thơ ấu, Họ muốn đi qua những đoạn đường đă ghi bao dấu chân kỷ niệm, những mái nhà, hàng tre, tiếng gà gáy sang canh là cả những báu vật của quê mẹ là niềm ủi an trong những tháng ngày lao đao cơm áo. Bên hàng giậu thưa, những trái xoài, trái mít, trái dừa sao ngọt lịm, sao nó quá hữu t́nh quê hương của mẹ. Chỉ chừng ấy thôi đă làm ḷng tôi rạo rực mỗi khi xuân đến, chỉ ngần ấy nhớ thương đă làm bước chân tôi vội vă quay về quê hương đất tổ. Năm này tôi "về quê ăn Tết" chỉ v́ nơi này tôi đă sinh ra. Chúc quí vị một năm mới An Khang Thịnh Vượng.

  

 

Linh Vũ