Nguyễn Thị Thục
Bút danh: 
Thục Minh

 

***

 

- Sinh năm 1976 tại Dục Mỹ, Ninh Ḥa.  

 

- Học Tiểu học và Trung học Cơ sở tại Dục Mỹ, và Trung học Phổ thông tại Trường Nguyễn Trăi, thị trấn Ninh Ḥa, tốt nghiệp năm 1994.  

 

- Cựu sinh viên trường đại học tại ĐH Khoa Học Tự Nhiên Sài G̣n (trước năm 1995 là Đại Học Tổng Hợp), tốt nghiệp năm 1998. 

 

- Du học tại Vương Quốc Bỉ, tốt nghiệp Thạc Sĩ.   

 

Hiện làm việc tại Singapore.

****

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

www.ninh-hoa.com

 

 

Chuyện T́nh LƯ QUANG DIỆU
Nguyễn Thị Thục

 

 

 

 

Đẹp duyên cưỡi rồng

 

Khi ông Lư Quang Diệu chọn con đường chính trị và trở thành người đứng đầu đất nước, bà Kha Ngọc Chi trở thành một nội tướng thâm hậu.

 

 Đám cưới chính thức tại khách sạn Raffles ngày 30.9.1950

 

Tháng 8.1950, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện hành nghề luật sư tại trường Middle Temple, Quang Diệu và Ngọc Chi trở về nước trước sự cổ vũ của báo chí. T́m việc làm xong, Quang Diệu đến nhà Ngọc Chi xin phép làm đám cưới. Cha Ngọc Chi đùng đùng nổi giận. Ông chờ đợi thân phụ của Quang Diệu đến ngỏ lời xin phép chứ không phải là một cậu thanh niên 27 tuổi. Nhưng cuối cùng, đám cưới chính thức của họ cũng diễn ra tốt đẹp tại khách sạn Raffles vào ngày 30.9.1950. Ngọc Chi về làm dâu nhà họ Lư ở số 38 phố Oxley. Hai vợ chồng cùng đi làm cho công ty luật Laycock & Ong.

 

“Con rồng vinh hiển” đem lại niềm hạnh phúc vô biên

 

Ngày 10.2.1952, đứa con đầu ḷng của họ ra đời. Lư Quang Diệu tham vấn một chuyên gia phiên dịch tại Ṭa án tối cao Singapore để t́m cái tên hay nhất cho con. Vị chuyên gia phán rằng đứa bé ra đời vào ngày mầu nhiệm nhất trong năm theo lịch Trung Hoa - ngày thứ 15 của nguyệt kỳ đầu tiên trong năm con rồng. “V́ thế chúng tôi quyết định đặt tên con là Hiển Long, tức con rồng vinh hiển. Thằng bé rất dài, trông gầy guộc nhưng nặng hơn 8 cân Anh. Nó đem lại cho chúng tôi niềm hạnh phúc vô biên”, ông Lư viết trong Hồi kư.

 

Sau đó, họ sinh thêm con gái Vỹ Linh (1955) và con trai út Hiển Dương (1957). Cả 3 đều học rất giỏi và thành đạt. Hiển Long nay là đương kim thủ tướng Singapore, Vỹ Linh là bác sỹ thần kinh nhi nổi tiếng, c̣n Hiển Dương là một doanh nhân giỏi.

 

 Hiển Long, Vỹ Linh, Hiển Dương đều thông minh và học giỏi

 

Tháng 9.1955, Lư Quang Diệu cùng vợ và em trai kế Lư Kim Diệu thành lập công ty luật Lee & Lee do ông đứng đầu. Trước đó, cuối năm 1954, ông cùng các cựu du học sinh tại Anh quốc thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP), ra tranh cử nghị viên và chính thức bước vào con đường chính trị mà ông đă có tham vọng khi c̣n rất trẻ. Tháng 6.1959, ông thắng cử và trở thành thủ tướng Singapore, trao quyền điều hành công ty luật Lee & Lee lại cho vợ và em trai. Hơn 6 thập niên qua, Lee & Lee không ngừng lớn mạnh và là một công ty tầm cỡ ở Singapore hiện nay.

 

Nội tướng

 

Trong chương áp cuối với chủ đề “Gia đ́nh tôi” của tập hồi kư thứ hai Từ Thế giới thứ ba lên Thế giới thứ nhất – Câu chuyện Singapore: 1965-2000 xuất bản năm 2000, ông Lư viết: “Những người cộng sản khiến tôi có ấn tượng bởi sự quan trọng mà họ đặt vào người phụ nữ sẽ gắn bó với một cán bộ triển vọng. Họ biết người vợ có ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự dấn thân v́ lư tưởng của người chồng… Tôi thật sự may mắn. Chi chưa bao giờ nghi ngờ hay do dự về lư tưởng chiến đấu của tôi, bất chấp kết cục thế nào”.

 

  Sát cánh bên chồng

 

Với ông Lư, bà Chi là chỗ dựa của gia đ́nh: “Bởi tôi biết Chi có công việc của một luật sư, và nếu cần bà ấy có thể tự lo cho ḿnh và các con, nên tôi không phải lo lắng về tương lai của bọn trẻ”. Điều đó giúp ông toàn tâm toàn ư cho sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của đất nước. Với các con, bà Kha là một người mẹ mẫu mực, tuyệt vời. Thủ tướng Lư Hiển Long từng kể trong nhiều cuộc nói chuyện trước công chúng: “Khi chúng tôi c̣n nhỏ, mẹ tôi là một luật sư bận rộn. Nhưng thay v́ ăn trưa với khách hàng, hôm nào bà cũng về nhà ăn cơm với chúng tôi, chăm sóc và bảo ban anh em tôi chu đáo”.

 

 Người mẹ mẫu mực

 

Trong sự nghiệp chính trị của ḿnh, ông Lư thừa nhận bà Kha là “một ṭa tháp sức mạnh”. Suốt 31 năm ông làm thủ tướng (1959 – 1990), bà lặng lẽ làm người hỗ trợ đắc lực trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của ông: “Bà ấy giúp tôi hàng đống công việc, giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian, như sửa bản thảo các bài diễn văn mà tôi sắp phát biểu, sửa đề cương tôi sẽ tŕnh trước Quốc hội hoặc trả lời phỏng vấn. Bà ấy quen thuộc với ngôn ngữ của tôi nên dễ dàng đoán ra từ ngữ tôi dùng mà các nhân viên tốc kư của tôi không thể lần ra được”.

 

Trong các chuyến công cán cùng chồng, bà Chi tiếp xúc với phu nhân của các chính khách mà ông Lư gặp gỡ. Sau đó, bà đưa ra nhận định khá chính xác về vị chính khách thông qua cách hành xử và giao tiếp của vợ ông ta. “Bà ấy có một trực giác rất tinh anh khi đánh giá một con người. Trong khi tôi đưa kết luận dựa trên phân tích và lư lẽ, th́ bà ấy lại dựa vào cảm giác mà bà cảm nhận được đằng sau nụ cười, những lời nói thân t́nh, nét mặt, và ngôn ngữ cơ thể của người đối diện”, ông Lư viết.

 

Trong những lần thăm Trung Quốc, sau một ngày làm việc bận rộn, ông bà trở về pḥng khách sạn và đem những cuốn băng ghi âm các cuộc tiếp xúc ra nghe lại. Khi đó, bà Kha giảng giải cho chồng hàm ư trong từng từ ngữ, từng cử chỉ mà các lănh đạo Trung Quốc thể hiện, bởi bà rất giỏi tiếng Hoa và hiểu sâu sắc văn hóa Trung Quốc.

 

  Nội tướng thâm hậu

 

Ông Lư cũng tiết lộ rằng, khi ông đàm phán để sát nhập Singapore với Malaysia vào năm 1962, bà Kha đă dự cảm được một kết cục không như mong muốn, nhưng ông không nghe theo. Thực tế đă chứng minh bà đúng: Sau 2 năm nhập chung, ngày 9.8.1965, Singapore buộc phải tách khỏi Malaysia…

 

Bóng tà

 

Tôi gặp bà Kha Ngọc Chi lần duy nhất vào ngày 11.1.2008 tại Trung tâm hội nghị Suntec. Ở tuổi 87 và từng trải qua bao cơn bạo bệnh, bà vẫn theo chồng đến dự buổi đối thoại về tuổi già. Khi đó bà đă yếu rồi, bước đi phải có người d́u đỡ. Ông Lư cũng yếu, dù không cần người d́u, nhưng mỗi bước ông đi, 2-3 cận vệ luôn kèm sát. Ngồi ở hàng ghế cử tọa, bà nh́n ông ở trên sân khấu và móm mém cười mỗi khi ông nhắc đến chuyện nhà. Đó có lẽ là lần cuối cùng bà xuất hiện trước công chúng, trước khi ngă bệnh liệt giường sau đó đúng 4 tháng.

 

 Ba thế hệ quây quần đêm giao thừa thiên niên kỷ

 

Trong cuộc đối thoại ngày 11.1.2008, ông Lư nói rằng: “Mẹ tôi mất ở tuổi 74 v́ đột quỵ. Ba tôi mất ở tuổi 94. V́ vậy, tôi tính toán ḿnh có thể ra đi trong khoảng 74 đến 94 tuổi. Nhưng tôi đă nhỡ mất cái hạn 74 rồi! Hạn tiếp theo sẽ là 87, ba tôi ngă bệnh ở tuổi đó”. Ông Lư vừa bước sang tuổi 87 được nửa tháng.

 

Lư Quang Diệu – Kha Ngọc Chi rồi sẽ ra đi, nhưng câu chuyện t́nh đẹp đẽ của họ sẽ măi măi được ghi nhớ.

 

 

Xem Kỳ 5

 

 

 

 

 Thục Minh

Singapore đầu tháng 10.2010

 

 

 

 Trở về Vườn Hoa Văn Học Nghệ Thuật