T A N G
M A
T H E O
T Ụ C L Ệ
CỔ
TR U Y Ề N

PHẦN 2:


LINH SÀNG
Là 1 cái
giường kê bên linh cữu về phía tay mặt người chết để cung phụng như
lúc c̣n sống có đầy đủ mùng màn chăn nệm...
LINH TỌA
Là bàn thờ
vong linh đặt trước quan tài, có đèn cầy, chân dung, bài vị (là tấm
thẻ bằng giấy hay gỗ ghi tên tuổi chức vụ người chết để thờ), ngoài
cùng kê hương án bàn độc và đồ cúng cấp.
HỒN BẠCH
Lấy tấm lụa
đắp trên ngực người chết thắt thành hồn bạch có đầu và 2 tay 2 chân
giống như h́nh nhân đặt nằm trên linh sàng. Trong lúc chưa có thần chủ,
hồn nương tựa vào hồn bạch. Mỗi sáng mỗi tối đều cúng vái hồn bạch,
đến khi chôn xong, thần chủ thay thế, đem hồn bạch đốt đi.
LỄ THÀNH PHỤC
Đến giờ cử
hành lễ thành phục, tức lễ phát tang, con cháu xơa tóc mặc đồ tang tùy
theo thứ bậc sắp hàng trước hương án để khóc lạy người quá cố. Thường
có thầy lễ, hay thầy pháp phụ trách tế lễ.
ĐỂ TANG:
Theo Thọ Mai
Gia Lễ có 3 cha 9 mẹ:
Ba cha là: Thân phụ (cha ruột), kế phụ (cha ghẻ) dưỡng phụ (cha nuôi).
Chín mẹ là: Thân mẫu (mẹ ruột), từ mẫu (vợ lẽ của cha nuôi ḿnh bú mớm),
đích mẫu (vợ cả của cha), kế mẫu (mẹ ghẻ), dưỡng mẫu (mẹ nuôi), xuất
mẫu (mẹ ruột bị cha bỏ), giá mẫu (mẹ ruột cha chết tái giá), thứ mẫu (mẹ
ruột là vợ lẽ của ba), nhũ mẫu (bà vú).
1. Đại tang: để tang 3 năm, sau giảm xuống
c̣n 2 năm 3 tháng:
Con trai, con gái, con dâu để tang cha mẹ (kể cả đích mẫu, dưỡng mẫu,
từ mẫu, dưỡng phụ)
Vợ để tang chồng
2. Cơ niên: để tang 1 năm (dùng khăn tṛn,
vải trắng, không gậy):
Cháu nội để tang ông bà
nội
Con riêng của vợ để tang
cha ghẻ nếu có nuôi dưỡng và ở
chung, nếu không th́ không tang, nếu trước có sau không
th́ để tang 3 tháng.
Con để tang mẹ đẻ nhưng bị
cha bỏ (xuất mẫu), hoặc cha
chết mẹ tái giá (giá mẫu).
Chồng để tang vợ cả có gậy,
nếu cha mẹ c̣n sống th́
không gậy.
Cháu để tang bác trai bác
gái, chú thiếm, cô ruột.
Anh chị em ruột để tang
cho nhau (cùng cha khác mẹ để
tang 1 năm, cùng mẹ khác cha để tang 5 tháng).
Cha mẹ để tang con trai,
con gái, dâu cả, kể cả con đi làm
con nuôi nhà người.
Ông bà nội để tang cho
cháu đích tôn.
Đích mẫu, từ mẫu, kế mẫu
để tang con chồng. Thứ mẫu để
tang con ḿnh, con chồng và con dâu cả.
Con dâu để tang d́ ghẻ
Rể để tang cha mẹ vợ.
Nàng hầu để tang cha mẹ
chồng, vợ cả của chồng, các con
riêng của chồng.
3. Đại công: để tang 9 tháng:
Anh chị em con chú bác
ruột để tang cho nhau
Cha mẹ để tang con dâu thứ,
con gái có chồng.
Chú bác thiếm ruột để tang
cháu, con dâu của anh em ruột.
Cháu dâu để tang ông bà
chồng, chú bác thiếm cô ruột của
chồng.
Mẹ để tang con dâu thứ,
con gái riêng của chồng
Con gái đă xuất giá để
tang bác trai bác gái, chú thiếm cô
ruột của ḿnh.
4. Tiểu công: để tang 5 tháng:
Chắt để tang ông cố (cụ)
bịt khăn vàng.
Cháu để tang anh chị em
ruột của ông nội.
Con để tang vợ lẻ, nàng
hầu của cha (nếu nuôi ḿnh th́ để
tang 3 năm).
Cháu để tang anh chị em
con chú bác ruột của cha.
Anh chị em con chú bác
ruột để tang cho vợ của nhau.
Anh chị em cùng mẹ khác
cha để tang cho nhau (vợ con
của anh chị em ấy không tang).
Chú bác ruột để tang cho
cháu dâu (con dâu của anh em
ruột)
Ông bà bác, ông chú, bà
thiếm, bà cô để tang cho cháu
(cháu nội của anh em ruột)
Ông bà nội để tang cho vợ
của cháu đích tôn, cháu gái xuất
giá
Cháu ngoại để tang ông bà
ngoại, cô ruột, d́ ruột
Cháu dâu để tang cô ruột
của chồng
Chị dâu, em dâu để tang
anh chị em ruột của chồng và con
những người đó
5. Ty ma phục: để tang 3 tháng:
Chiếu để tang ông sơ (cụ)
bịt khăn đỏ (hồng tang)
Chắt để tang cố bác cố chú
(anh em ruột của ông cố)
Cháu để tang cô bà xuất
giá (chị em ruột của ông nội)
Cháu để tang cô họ (chị em
con chú bác ruột với cha)
Con để tang cha ghẻ
Con để tang nàng hầu của
cha
Con để tang bà vú
Cháu để tang tộc bá thúc
phụ mẫu (anh em con chú con
bác với cha)
Chồng để tang vợ lẽ, nàng
hầu
Anh chị em họ nội 5 đời để
tang cho nhau
Bố mẹ vợ để tang con rể
Ông bà ngoại để tang cháu
ngoại, cháu dâu ngoại
Ông cố để tang cho chắt
nội
Cháu để tang vợ cậu, chồng
cô, chồng d́ nếu ở chung 1
nhà, nếu không th́ không tang:
Chồng cô vợ
cậu chồng d́
Trong ba
người ấy chết th́ không tang
Anh chị em con cô ruột,
con d́ ruột để tang cho nhau
Cậu ruột để tang vợ của
cháu trai
Cháu dâu để tang ông bà (anh
chị em ruột với ông nội
chồng)
Cháu dâu để tang ông bà
ngoại của chồng, cậu ruột d́ ruột
của chồng
Cháu dâu để tang anh chị
em ruột của ông nội chồng
Chắt dâu để tang ông cố
nội của chồng
Ông cố để tang chắt nội
Con
nuôi để tang bên nhà cha mẹ nuôi:
Ông sơ: 3 tháng; Ông cố: 5
tháng; Ông bà nội:1 năm
Cha mẹ nuôi: 3 năm, áo
sổ gấu có gậy
Con
nuôi để tang bên nhà cha mẹ ruột:
Ông bà nội: 9 tháng
Cha mẹ ruột: 1 năm có gậy
Chú bác cô thiếm ruột: 9
tháng, cô đă xuất giá 5 tháng
Anh chị em ruột 9 tháng,
chị gái em gái xuất giá 5 tháng,
chị dâu em dâu 3 tháng.
Con
gái có chồng bị chồng chết hay chồng bỏ không con, trở về nhà xem như
chưa chồng để tang như chưa chồng, không bị giáng. Đương để tang cha
mẹ 1 năm mà bị chồng bỏ th́ tiếp tục để tang cha mẹ 3 năm
Tang
phục thể hiện t́nh nghĩa, phân biệt thân sơ, bày tỏ ḷng thương xót
giữa kẻ mất người c̣n. Ngày xưa, chẳng những thân thích mà người ngoài
đến phúng viếng cũng đeo băng tang. Thọ Mai Gia Lễ quy định ông bà cha
mẹ đều phải để tang con cháu, tuy nhiên thực tế có nhiều nơi quan niệm
"Phụ bất bái tử" (nghĩa là cha không lạy con), con chết trước cha mẹ
là con bất hiếu, do đó, cha mẹ không để tang con, mà trên đầu thi thể
của con phải quấn 1 ṿng khăn tang để để tang cha mẹ, riêng cha mẹ th́
không đi đưa tang con.
Cư
tang: Phép nước quy định dù làm quan đến chức ǵ, khi cha mẹ mất là
phải về cư tang (thọ tang) 3 năm, thời gian cư tang lệnh vua không đến
cửa. Ba năm cư tang phải nhẫn nhục chịu đựng mọi gian khổ, không dự
cuộc vui, lễ cưới, lễ mừng, không uống rượu nghe đàn, không mặc gấm
vóc nhung lụa, không đội mũ đi hia, chỉ đi chân đất, ra đường không
sinh sự, ở nhà không to tiếng, không ngủ với vợ, sinh con trong thời
gian này bị coi là bất hiếu. Ba năm sầu muộn, tự nghiêm khắc với ḿnh,
rộng lượng với kẻ dưới, cung kính với người trên, bố thí cho người
nghèo khổ... để tỏ ḷng thành kính hiếu thảo với cha mẹ vừa mới qua
đời.
Con
dâu được xem như con ruột, để tang giống con ruột, trong lúc con gái "xuất
giá ṭng phu" được xem là:
Nữ nhi ngoại tộc
Con
gái là con người ta
Con dâu mới thật mẹ cha mua về
Trưởng
nam hoặc cháu đích tôn rất hệ trọng trong việc để tang như đă nói ở
phần Cư Tang, có người c̣n phải cất cḥi bên mả để "nằm mả tư lư" nữa.
Nếu có vi phạm điều chi, họ tộc sẽ họp để lấy biểu quyết truất quyền
thừa tự thừa kế.


VINH HỒ
15/3/2005
(C̣n Tiếp)

Tài liệu tham khảo:
Việt Nam Phong Tục
của Phan Kế Bính
Thọ Mai Gia Lễ
Việt Nam Sử Lược của
Trần Trọng Kim
Tục Lệ Cưới Gả, Tang
Ma của Người Việt Xưa, của
Phan Thuận Thảo, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1999
Lễ Tang của Khải Chính Phạm Kim Thư, đăng trên
mạng lưới:
http://e-cadao.com/phongtuc/index.htm