C Ư Ớ I
G Ả
T H E O
TỤ C L Ệ
C Ổ
TR U Y Ề N

PHẦN 6:
KẾT LUẬN:
Tục
lệ cưới gả của người Việt xưa là 1 nét văn hóa độc đáo của người VN.

Tuy dựa theo sách Tàu, nhưng
ông cha ta có gia giảm thêm bớt đi ít nhiều.
Lục
lễ của Tàu là:
Nạp thái:
là kén chọn, nhờ người đến nhà gái ướm ư rằng
muốn kén chọn con nhà gái làm dâu.
Vấn danh:
nhờ hỏi tên tuổi ngày sinh tháng đẻ của cô gái.
Nạp cát:
báo với nhà gái đă so tuổi được tốt muốn tiến hành
hôn lễ.
Nạp tệ:
ăn hỏi (nạp trưng) đem sính lễ đến nhà gái.
Thỉnh
kỳ:
xin cưới
Thân
nghinh (nghênh hôn) lễ cưới.
Sách
Tàu có câu:
"Lục lễ bất bị trinh nữ bất hành"
(Sáu lễ không đủ, trinh nữ
không đi)
Nhưng người
b́nh dân VN vốn thực tế, phóng khoáng đă tùy khả năng của gia đ́nh
ḿnh mà tổ chức hôn lễ chứ không nhắm mắt rập khuông theo sách vở, từ
lâu họ đă có chủ trương rất tiến bộ:
- Rộng làm kép hẹp làm đơn
- Ba chai trút vào một hủ
Việc
cưới gả của ta ngày xưa có nhiều tục lệ hay đẹp cần giữ như lễ hỏi, lễ
rước dâu, lễ ra mắt gia tiên họ hàng, v.v... nhưng cũng không thiếu
những tục lệ cổ hủ cần bỏ như: tảo hôn, cưởng bách hôn nhân, thách
cưới, trọng nam khinh nữ, cùng nhiều nghi lễ quá nhiêu khê, rườm rà,
tốn kém và kéo dài...
- Lấy anh từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con
- Lấy chồng chẳng biết mặt chồng
Đêm nằm mơ tưởng đến ông láng giềng
- Cưới em tám tỉn mật ong
Chín cót xôi trắng mười nong xôi ṿ
Sách
có câu: "Giá thú bất luận tài" nghĩa là
giá thú không bàn đến tiền bạc của cải, nhưng người đời vẫn xem giá
thú như 1 việc mua bán dẫn đến tệ tục thách cưới từng gây ra bao cảnh
phũ phàng.
Việc dựng vợ
gả chồng phải dựa trên căn bản t́nh yêu, khi lập gia đ́nh, vợ chồng
phải tin tưởng, yêu thương, tương kính, ḥa thuận, b́nh đẳng, bao
dung, chung thủy và hy sinh cho nhau, cùng nhau nuôi dạy con cái
trưởng thành. Người xưa có câu:
- Phu phụ tương kính như tân
(Vợ chồng kính trọng nhau như khách).
- Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn
- Chồng giận th́ vợ làm lành
Miệng cười hớn hở rằng anh giận ǵ?
Vợ giận th́ chồng nhu ḿ
Dịu dàng khẻ hỏi giận ǵ hở em?
Ngày xưa v́ cưởng bách hôn
nhân, nên có nhiều gia đ́nh đă biến thành địa ngục:
- Mỗi người một nợ cầm tay
Đời xưa nợ vợ đời nay nợ chồng
- Chồng ǵ anh vợ ǵ tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây?
- Ai xuôi vợ vợ chồng chồng
Hỏi đây với đấy tơ hồng ai xe?
- Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên
Hôn nhân không lễ th́ không có
sự ràng buộc thiêng liêng về tâm linh siêu h́nh, cũng như thiếu nền
tảng luân lư đạo đức:
Năm nay con gái hỗn hào
Trai chưa làm rể đă vào làm dâu
Tự do luyến ái quá trớn cũng
không thể chấp nhận:
Ra đi mẹ có dặn rằng
Làm thân con gái chớ ăn trầu người
Nhưng nếu nghi lễ quá rườm rà...
th́ lại rơi vào h́nh thức phiền toái, giả dối, vô hồn:
- Yêu nhau v́ phận duyên thôi
Của cải như nước khi vơi khi đầy
- Đường đi những lách cùng lau
Cha mẹ ham giàu ép uổng duyên con
Chính
trái tim yêu thương, ḷng chân thật, sự trưởng thành của đôi trai gái
là ch́a khóa mở cánh cửa hạnh phúc gia đ́nh thông qua hôn lễ được tổ
chức vừa phải, đầy đủ ư nghĩa, không vượt quá hoàn cảnh thực tại, phù
hợp với đời sống mới văn minh khoa học, nhưng vẫn giữ được truyền
thống văn hóa hay đẹp của người VN.


VINH HỒ
1/2005

Tài liệu tham khảo:
Việt Nam Phong Tục
của Phan Kế Bính
Non Nước Khánh Ḥa
của Nguyễn Đ́nh Tư
Hôn Lễ của Viên Mai
Thơ trích dẫn trong
bài là Ca dao Tục ngữ
Tục lệ cưới gả, tang
ma của người Việt xưa,
của Phan Thuận Thảo. Nhà xuất bản Thận Hóa, 1999
Phong Tục Hôn Nhân
của Dân Việt, Khải Chính
Phạm Kim Thư, đăng trên mạng lưới:
http://e-cadao.com/phongtuc/index.htm