TRẦN MINH HIỀN
 


 

  TẾT ĐOAN NGỌ

  Những Điều Lư Thú Về Các Tổng Thống PHÁP

 Phần 1   |  Phần 2  |  Phần 3

  THUYẾT DUNG H̉A

 Phần 1      |      Phần 2

Phần 3       |     Phần 4 


 
Những Điều Lư Thú Về Các Tổng Thống HOA KỲ

 Phần 1     |    Phần 2 

Phần 3      |    Phần 4 

  Những Điều Lư Thú Về
      GIÁNG SINH
 

 

****
 

Mục Lục Biên Khảo/Sưu Tầm  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

www.ninh-hoa.com

 


 

Quelqu´un m´a dit - Carla Bruni ( đệ nhất phu nhân Pháp hiện tại của TT Sarkozy) 

http://www.youtube.com/watch?v=5W8SrhLVl5U



 

 

PHẦN 1:

 


Khác với các nước khác ở Âu Châu chức vụ tổng thống chỉ có tính cách nghi lễ, tổng thống Pháp có rất nhiều quyền lực . Quyền lực của tổng thống Pháp cũng thay đổi theo 5 nền cộng ḥa. Tính đến nay Pháp quốc trải qua 5 nền cộng ḥa và có tổng cộng 23 tổng thống (có thể tính là 24 tổng thống ( tính đến tổng thống Nicolas Sarkozy từ tháng 5 năm 2007, nếu tính luôn tổng thống lâm thời Alain Poher làm TT từ 28 tháng 4 năm 1969 đến 20 tháng 6 năm 1969 khi TT Charles De Gaulle từ chức và từ 2 tháng 4 năm 1974 đến 27 tháng 5 năm 1974 khi TT Pompidou qua đời ) ).


Nền Đệ Nhất Cộng Ḥa 1792-1804 không có tổng thống chính thức mà chỉ có những vị đứng đầu các Đại Hội Đồng.


Nền Đệ Nhị Cộng Ḥa 1848- 1852 


Tổng Thống Pháp Đầu Tiên 


Louis-Napoléon Bonaparte(1808–1873) làm TT Pháp từ ngày 20 tháng 12 năm 1848 đến 2 tháng 12 năm 1852. Năm 1851 ông làm đảo chánh lật đổ nền cộng ḥa và xưng đế năm 1852 . Ông là vị TT đầu tiên của Pháp và là Hoàng đế cuối cùng của Pháp .
 

 

Nền Đệ Tam Cộng Ḥa 1870-1940 có tổng cộng 14 TT . Từ năm 1940 khi Đức chiếm Pháp không có tổng thống Pháp , đến năm 1947 mới có nền đệ tứ cộng ḥa . Từ năm 1940 đến 1944 Thống Chế Petain cầm quyền, từ 1944 đến 1947 có chính quyền lâm thời Pháp cầm quyền với các vị đứng đầu như Charles De Gaulle .
2 Adolphe Thiers
(1797–1877) 31 tháng 8 năm 1871 - 24 tháng 5 năm 1873 
3 Patrice de Mac-Mahon
(1808–1893) 24 tháng 5 năm 1873 đến 30 tháng 1 năm 1879 
4 Jules Grévy
(1807–1891) 30 tháng 1 năm 1879 -2 tháng 12 năm 1887 
Jules Grevy là TT đầu tiên tái đắc cử sau khi phục vụ đầy đủ hết nhiệm kỳ 1 . Ông bị buộc phải từ chức v́ vụ tai tiếng của người con rể . 
5 Marie François Sadi Carnot
(1837–1894) 3 tháng 12 năm 1887 - 25 tháng 6 năm 1894
Nhiệm kỳ của ông mang tai tiếng bởi vụ Panama và ngoại giao với Nga. Ông bị ám sát (bị đâm) bởi Sante Geronimo Caserio chỉ 1 vài tháng trước khi ông măn nhiệm kỳ , ông được chôn ở Panthéon, Paris.
6 Jean Casimir-Perier
(1847–1907) 27 tháng 6 năm 1894- 16 tháng 1 năm 1895 
Perier là TT làm ngắn nhất chỉ 6 tháng 20 ngày sau khi ông từ chức
7 Félix Faure
(1841–1899) 17 tháng 1 năm 1895- 16 tháng 2 năm 1899† 
Ông bị bệnh và qua đời tại dinh TT.
8 Émile Loubet
(1838–1929) 18 tháng 2 năm 1899- 18 tháng 2 năm 1906 
Trong 7 năm tại vị của ông vào năm 1905 Luật "Độc lập quyền lực của Nhà Nước và Giáo Hội "đă được thông qua Ông không tranh cử nhiệm kỳ 2 .

9 Armand Fallières
(1841–1931) 18 tháng 2 năm 1906 - 18 tháng 2 năm 1913 
Cũng giống như người tiền nhiệm ông không tranh cử nhiệm kỳ 2 
10 Raymond Poincaré
(1860–1934) 18 tháng 2 năm 1913- 18 tháng 2 năm 1920
TT trong thời đệ nhất Thế chiến 
11 Paul Deschanel
(1855–1922) 18 tháng 2 năm 1920- 21 tháng 9 năm 1920 
Là 1 học giả ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp và năm 1920 trước sự kinh ngạc của mọi người ông đă đánh bại ứng viên rất được ḷng dân Georges Clemenceau để trở thành TT nhưng ông từ chức chỉ sau 8 tháng tại vị v́ bị bệnh tâm thần .

12 Alexandre Millerand

(1859–1943) 23 tháng 9 năm 1920- 11 tháng 6 năm 1924 
Ông từ chức sau khi đảng cánh tả thắng quốc hội 1924
13 Gaston Doumergue
(1863–1937) 13 tháng 6 năm 1924- 13 tháng 6 năm 1931 
Là TT theo đạo Tin Lành đầu tiên, ông nổi tiếng là người chống Đức
14. Paul Doumer
(1857–1932) 13 tháng 6 năm 1931- 7 tháng 5 năm 1932† 

Paul Doumer giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902. Dưới thời Toàn quyền Paul Doumer, chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam bước sang một bước ngoặt mới.


Paul Doumer là một nhà cai trị độc tài mang lại nhiều thay đổi sâu sắc. Từ lúc nhậm chức, ông đă áp đặt guồng máy thống trị và các cơ sở khai thác kiên cố cho đến năm 1945. Ông chủ trương biến chế độ bảo hộ thành chế độ thực trị, xóa bỏ chủ quyền và thống nhất của Việt Nam, mang đến phân hóa rơ rệt giữa ba miền. Doumer tập trung quyền hành vào chức vụ Toàn quyền, ép triều đ́nh nhà Nguyễn đóng cửa Nha Kinh lược sứ Bắc kỳ, giao chức Kinh lược sứ, một chức quan trong triều đ́nh Huế, cho Thống sứ Bắc kỳ lúc bấy giờ là Augustin Fourès. Ông tổ chức khai thác cùng kiệt các tài nguyên của các nước trong Liên hiệp Đông Pháp, biến Đông Dương thành một thị trường cho kỹ nghệ và thương măi của thực dân Pháp, và cùng lúc thành lập nơi đây một tiền đồn kinh tế và quân sự vững chắc của thực dân Pháp tại toàn cơi Viễn Đông.
Dưới thời Doumer, hệ thống hạ tầng cơ sở tại Đông Dương được kiến thiết rất nhiều, nhưng người dân Việt phải chịu sưu thuế rất nặng để phục dịch và chu cấp cho việc này. Doumer chính là người bênh vực mạnh mẽ cho việc xây tuyến đường sắt xuyên Đông Dương. Tên ông được đặt cho một cây cầu ở Hà Nội, về sau đổi tên là cầu Long Biên.

Ông trúng cử chức Tổng thống Cộng ḥa Pháp ngày 13 tháng 5 năm 1931, nhậm chức ngày 13 tháng 6 năm 1931. Sau đó chưa đầy 1 năm, Doumer bị một kẻ lưu vong người Nga bị rối loạn thần kinh là Paul Gorgulov ám sát vào ngày 6 tháng 5 năm 1932 tại Paris. Ông chết bởi vết thương vào ngày hôm sau, lúc 4 giờ 37 sáng 7 tháng 5 năm 1932.

1888-1891: Nghị sĩ Aisne (khu vực bầu cử Laon, Đảng cấp tiến)
1891-1895: Nghị sĩ Yonne (khu vực bầu cử Auxerre)
1902-1910: Nghị sĩ Aisne (khu vực bầu cử Laon)
1912-1931: Thượng nghị sĩ Corse
Chức vụ
1895-1896: Bộ trưởng bộ Tài chính
1921-1922: Bộ trưởng bộ Tài chính
1925-1926: Bộ trưởng bộ Tài chính
1927-1931: Chủ tịch Thượng nghị viện (Sénate)
1931-1932: Tổng thống Cộng ḥa Pháp

15 Albert Lebrun
(1871–1950) 10 tháng 5 năm 1932- 11 tháng 7 năm 1940
Dưới thời Đệ Tam cộng ḥa, trong trường hợp chức vụ TT bị bỏ trống v́ TT từ chức hay qua đời th́ Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn sẽ giữ quyền TT cho đến khi có bầu cử mới .
Sau đây là 1 số quyền TT 
Jules Armand Dufaure (30 tháng 1 năm 1879)
Maurice Rouvier (2–3 tháng 12 năm 1887)
Charles Dupuy (25–27 tháng 6 năm 1894, 16–17 tháng 1 năm 1895 and 16–18 tháng 2 năm 1899)
Alexandre Millerand (21–23 tháng 9 năm 1920)
Frédéric François-Marsal (11–13 tháng 6 năm 1924)
André Tardieu (7–10 tháng 5 năm 1932)

Nền Đệ Tứ Cộng Ḥa 1947-1958 
16 Vincent Auriol
(1884–1966) 16 tháng 1 năm 1947 -16 tháng 1 năm 1954 
TT trong thời chiến tranh Đông Dương 
17 René Coty
(1882–1962) 16 tháng 1 năm 1954- 8 tháng 1 năm 1959 
TT trong thời chiến tranh Algerie. 
Nền Đệ Ngũ Cộng Ḥa từ 1958 đến nay
18 Charles de Gaulle
(1890–1970) 8 tháng 1 năm 1959- 28 tháng 4 năm 1969 
Sinh ra ở Lille ngày 22 tháng 11 năm 1890 trong một gia đ́nh Thiên chúa giáo, lớn lên ở Paris, Charles de Gaulle là con trai của ông Henri de Gaulle, giáo sư văn học và lịch sử, và bà Jeanne Maillot. De Gaulle có 3 người em trai và một cô em gái, hai người trong số họ sau này đă tham gia kháng chiến trong Thế chiến thứ hai:
Xavier de Gaulle (1887-1955), tham gia kháng chiến trong Thế chiến thứ hai; bố của Geneviève De Gaulle-Anthonioz.
Jacques de Gaulle (1893-1946), bị tàn tật từ năm 1926 sau khi mắc phải bệnh viêm năo.
Pierre de Gaulle (1897-1959), tham gia kháng chiến, sau trở thành chính trị gia và nhà doanh nghiệp.
Marie-Agnès de Gaulle (1889-1982).


Từ rất sớm, bố của Charles đă cho ông tiếp cận với các tác phẩm của Barrès, Bergson và Péguy. Charles de Gaulle học một phần của chương tŕnh tiểu học tại trường ḍng của chủng viện Saint-Thomas-d'Aquin (ngày nay là Trường cấp ba Saint-Thomas-d'Aquin) ở Paris, phần c̣n lại ở Bỉ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp năm 1905 về quyết định tách biệt Nhà thờ và Quốc gia.


Đỗ thứ 119 trên 221 trong kỳ thi tuyển vào Trường Quân sự Saint-Cyr năm 1908 sau khi học lớp dự bị tại ngôi trường danh tiếng Học viện Thiên chúa giáo tư thục Stanislas ở Paris, ông ra trường năm 1912 (khóa Fès, mà thủ khoa là thống chế Juin trong tương lai) và gia nhập bộ binh. Được điều về Trung đoàn bộ binh 33 đóng ở Arras, sĩ quan trẻ de Gaulle được đặt dưới sự chỉ huy của Đại tá Pétain.

Mang lon Trung úy ở đầu cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, ông được thăng lên hàm Đại úy vào tháng 1 năm 1915. Bị thương ở ngay trận đánh đầu tiên tại Dinant ngày 15 tháng 8 năm 1914, ông được thuyên chuyển đến Trung đoàn bộ binh 33 ở mặt trận Champagne để chỉ huy đại đội 7. De Gaulle lại một lần nữa bị thương ngày mùng 10 tháng 03 năm 1915 ở bàn tay trái, trong trận Somme. Sĩ quan nhiều chuyện, nhưng sự thông minh cũng như ḷng dũng cảm của ông trên mặt trận khiến chỉ huy của Trung đoàn bộ binh 33 đă cho ông làm trợ lư của ḿnh.


Ngày 2 tháng 3 năm 1916, Trung đoàn của ông bị tập kích và gần như bị nghiền nát hoàn toàn khi đang bảo vệ khu vực làng Douaumont, gần Verdun. Đại đội của ông bị nghiền nát và bao vây trong trận đánh. Theo thông tin chính thức, ông đă tổ chức một cuộc chọc phá ṿng vây; trong trận đột kích, lưới đạn quân Đức quá dày khiến ông phải nhảy vào một hố đạn pháo để tránh, nhưng lính Đức nhảy vào theo và đâm bị thương ông ở đùi bên trái. Bị bắt làm tù binh, ông được đem đi băng bó và chăm sóc. Nhưng một người lính của trung đoàn ông đă cung cấp một câu chuyện hoàn toàn khác: «Chúng tôi bị bao vây và dưới lệnh của Đại úy chỉ huy de Gaulle, chúng tôi buộc phải buông súng đầu hàng.»


Sau một lần vượt ngục không thành, ông bị chuyển đến pháo đài Ingolstadt, ở Bavaria, một trại tù binh dành cho các sĩ quan cứng đầu. Tại đây ông gặp Georges Catroux, người sau này được phong Đại tướng (Général d'Armée), nhà báo Rémy Roure, nhà xuất bản Berger-Levrault và Nguyên soái Liên Xô tương lai Toukhatchevski. Vượt ngục năm lần nhưng đều thất bại. Ông được trao trả tự do sau khi chiến tranh kết thúc và về nhà vào tháng 12 năm 1918. Ông được nhận, v́ những cống hiến trong cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất Chữ thập kỵ sĩ Bắc đẩu bội tinh, vào ngày 23 tháng 07 năm 1919.


Về thời kỳ bị tù đày này, tướng Perré đă phát biểu năm 1966: "Một trong những người bạn tôi bị giam cùng de Gaulle đă kể với tôi điều này. Quân Đức tôn trọng những sĩ quan Pháp đă dũng cảm chiến đấu bằng cách trả lại kiếm cho họ ở những dịp lễ quan trọng, chẳng hạn như khi đi lễ ở nhà thờ. Nhưng họ đă không trả cho Đại úy de Gaulle. Tưởng rằng bị quên do nhầm lẫn, de Gaulle đă phản đối một cách kịch liệt. Lính Đức ngạc nhiên, nhưng cũng đi điều tra lại về trường hợp đầu hàng của de Gaulle. Một khi đă có thông tin đầy đủ, quân Đức vẫn không trả lại kiếm cho Đại úy de Gaulle".

Charles de Gaulle tiếp tục con đường binh nghiệp. Từ năm 1919 cho đến năm 1921, ông được gửi sang Ba Lan, quốc gia vừa mới dành quyền độc lập; nơi ông tham gia giúp đỡ thành lập và huấn luyện quân đội nước này trong cuộc chiến tranh thắng lợi trước Hồng quân Xô viết.


Khi trở về Pháp, Đại úy de Gaulle được phân giảng dạy tại l'École de Saint-Cyr (Học viện Saint-Cyr), trước khi được cử đi học tại École supérieure de guerre (Học viện Chiến tranh cao cấp) vào năm 1922.

— Alain Poher (lâm thời) (1909–1990) 28 tháng 4 năm 1969- 20 tháng 6 năm 1969 
TT lâm thời v́ ông là Chủ Tịch Thượng Viện . Trong cuộc bầu cử năm 1969 ông thua Pompidou . 

19 Georges Pompidou
(1911–1974) 20 tháng 6 năm 1969- 2 tháng 4 năm 1974
Ông là Thủ tướng của Charles de Gaulle 1962–1968 ( thủ tướng lâu nhất của cộng ḥa Pháp ). Ông qua đời v́ bệnh năm 1974 
— Alain Poher (lâm thời)
(1909–1990) 2 tháng 4 năm 1974- 27 tháng 5 năm 1974 
20 Valéry Giscard d'Estaing
(1926– ) 27 tháng 5 năm 1974- 21 tháng 5 năm 1981 
Một người bảo thủ, ông t́m cách đoàn kết cánh hữu chính trị của Pháp . Ông thắng sát sao Mitterrand năm 1974 và phải đối phó với nạn thất nghiệp, khủng hoảng ... và thất cử cho Mitterrand năm 1981 .
21 François Mitterrand
(1916–1996) 21 tháng 5 năm 1981- 17 tháng 5 năm 1995 
Ông là TT làm lâu nhất 14 năm và TT duy nhất cho đến nay của Phe Tả . 


Mitterrand sinh tại Jarnac, Charente, và được rửa tội với tên gọi François Maurice Adrien Marie Mitterrand. Gia đ́nh ông nhiệt tâm theo Cơ đốc giáo La Mă và rất bảo thủ. Cha ông, Joseph Gilbert Félix, làm kỹ sư cho la Compagnie Paris Orléans, cha dượng của ông là một người làm dấm và sau này làm chủ tịch liên đoàn những người làm dấm (Fédération des syndicats de fabricants de vinaigre). Bà ngoại của Joseph là một phụ nữ quư tộc, hậu duệ của cả Fernando III của Castile và Jean de Brienne của Jerusalem. Mẹ Mitterrand là Marie Gabrielle Yvonne Lorrain, một cháu họ xa của Giáo hoàng John XXII. Ông có ba người anh em trai (Robert, Jacques và Philippe) và bốn chị em gái. Vợ ông, Danielle Mitterrand tên khi sinh Gouze, là người xă hội và đă tham gia nhiều phong trào cánh tả. Họ cưới ngày 24 tháng 10 năm 1944 và có ba con trai: Pascal (10 tháng 6 năm 1945 – 17 tháng 9 năm 1945), Jean-Christophe, sinh năm 1946, và Gilbert Mitterrand, sinh ngày 4 tháng 2 năm 1949. Ông cũng có một con gái Mazarine với Anne Pingeot (?). Cháu trai của ông Frédéric Mitterrand là một nhà báo, hiện là "Bộ trưởng Văn hoá và Viễn thông" (và là một người ủng hộ Jacques Chirac, cựu tổng thống Pháp), và Roger Hanin anh rể của ông là một diễn viên nổi tiếng.
Sau khi ông mất, một cuộc tranh căi nổ ra khi cựu bác sĩ của ông, Dr Claude Gubler, viết một cuốn sách có tựa đề Le Grand Secret ("Bí mật lớn") nói rằng Mitterrand đă có những bản báo cáo sức khoẻ giả được công bố từ tháng 11 năm 1981, giấu kín bệnh ung thư. Gia đ́nh Mitterrand sau đó đă truy tố Gubler và nhà xuất bản của ông v́ vi phạm bí mật y khoa.



 

 

 

ĐÓN XEM PHẦN 2
 

 

 


TRẦN MINH HIỀN

2/2012


Trang VĂN HỌC NGHỆ THUẬT