Nguyễn Văn Thành
 

 

Sự Giáo Dục và Thi Cử Qua
    Các Thời Đại  Ở Việt Nam
:
 

 Phần 1  |   Phần 2  |  Phần 3  |

Phần 4   |   Phần 5  Phần 6  |

Phần 7   |   Phần 8  |  Phần 9  |

Phần 10 |  Phần 11 Phần 12 |

Phần 13 |  Phần 14 Phần 15 |

Phần 16 |  Phần 17 Phần 18 |

Phần 19 |

 

 

 

 

 

 

 

 

 


S
  GiÁO  DỤC  VÀ THI C  QUA cÁC THỜI  ĐẠI
  V I Ệ T   N A M

Nguyễn Văn Thành


Phần 4:

  

 

B- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ TRONG THỜI PHÁP THUỘC:
 

Đọc những phần 4 và 5 sau đây về "sự giáo dục và thi cử của nuớc Việt Nam trong thời Pháp thuộc", ta thấy không có nước nào cai trị tàn nhẫn như nước Pháp. Thật vậy, Pháp không chịu mở mang nền giáo dục ở Việt Nam và là một nước bảo hộ tồi tệ nhất thế giới v́ mỗi năm tổng số sinh viên tốt nghiệp Đại học dưới thời Pháp cai trị không quá 100 nhà trí thức gồm các Bác Sĩ, Dược Sĩ, Luật Khoa, Khoa Học so với dân số 25 triệu người trong khoảng năm 1945. Đại Học Hà Nội là Đại Học duy nhất nhưng mỗi năm chỉ sản xuất vài chục Bác Sĩ, vài chục Dược Sĩ, một ít Luật Khoa; trong khi Cử Nhân Khoa Học (Licence ès Sciences) mỗi năm sản xuất không tới 10 người và Cử Nhân Văn Khoa th́ hoàn toàn không có.

Suốt thời Pháp thuộc, các trường Đại học ở Việt Nam do Pháp cai quản đă không cấp được một bằng Tiến Sĩ Khoa Học (Doctorat ès Sciences), Tiến Sĩ Luật Khoa (Doctorat en Droit), Tiến Sĩ Dược Khoa (Doctorat en Pharmacie), Cử Nhân Văn Khoa (Licence ès Lettres) và không sản xuất được một giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp nào cả. Ngoài ra, Pháp cũng không cấp phát được văn bằng Đại Học Sư Phạm, mà chỉ có Sư Phạm dạy Trung Học Đệ Nhất Cấp. Pháp cũng không cấp phát bất cứ một bằng Kỹ Sư nào như Điện, Cơ Khí, Hóa Học v.v…nhưng Pháp chỉ cấp phát văn bằng Kỹ Sư Canh Nông (Ingénieur d’Agriculture).

Một số rất ít những người hoặc làm công cho Pháp (Tri Huyện, Tri Phủ, Tham Biện…) hoặc mở mang đồn điền do thực dân Pháp ban ơn, có tiền cho con du học bên Pháp nhưng cũng không nhiều lắm, mỗi năm du học trở về Việt Nam cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay trên dưới 50 người.

Cho đến khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, nền học vấn của Pháp mới chấm dứt tại Việt Nam. Ta phải nói rằng nền giáo dục của Pháp trong suốt thời gian thống trị đă để lại cho nước ta là một con số không to lớn.

V́ nền giáo dục đă yếu kém như vậy cho nên nền kinh tế c̣n thê thảm hơn nữa. Thực dân Pháp và Phát-xít (fasciste) Nhật đă làm chết đói dân ta 2 triệu người, ngoài ra người dân Viêt Nam có sản xuất được chút ǵ th́ chỉ làm giàu cho những chủ của các đồn điền cao su người Pháp và chủ của các mỏ than Ḥn Gai, Uông Bí mà thôi.

  

 

(3) Cách Tổ Chức Các Trường Đại Học:

Pháp mở trường Đại Học tại Hà Nội năm 1918 nhưng chỉ có 3 phân khoa: Y Khoa, Dược Khoa và Luật Khoa. Tùy theo môn học nên thời gian học khác nhau, thí dụ trường Luật đ̣i hỏi 3 năm ra Cử nhân Luật (Licence en Droit), trường Dược mất 5 năm ra Dược Sĩ (Pharmacien), Trường Y với thời gian lâu hơn đ̣i hỏi 7 năm ra Bác Sĩ Y Khoa (Docteur en Médecine). Trường Công Chánh đào tạo Cán Sự Kỹ Thuật (Agent Technique), đ̣i hỏi sinh viên cần có bằng Trung Học và thời gian theo học là 2 năm.

Tuy nhiên, trước khi đào tạo ra các Bác Sĩ và Dược Sĩ, v́ nhu cầu cấp bách trong khoảng thập niên 1920 nên Pháp đă tạo ra bằng Y Sĩ Đông Dương (Médecin Indochinois) chỉ giảng dạy ở Đại Học Hà Nội. Điều kiện để tốt nghiệp Y sĩ Đông Dương buộc sinh viên phải có bằng Trung Học Phổ Thông (Brevet) hoặc Cao Đẳng Tiểu Học (DEPSI) và mất 4 năm theo học. Tŕnh độ của những vị này tương đương với Y Tá nhưng cũng được quyền chữa trị bệnh nhân như Bác Sĩ trong bất cứ các địa phương nào không có Bác Sĩ ở đó. Song song với việc đào tạo các Y Sĩ Đông Dương, Pháp mở trường dạy các Dược Sĩ Đông Dương (Pharmacien Indochinois) cũng chỉ cần văn bằng tốt nghiệp Trung Học, thời gian theo học 4 năm rồi ra làm Dược Sĩ hạng 2 (Deuxième Classe) và được phép mở nhà thuốc Tây (Pharmacie) tại những nơi không có Dược Sĩ hạng 1 (Première Classe).


I- Cách Tổ Chức Các Trường Sư Phạm:

a. Đào Tạo Giáo Viên Tiểu Học:

Sư Phạm Tiểu Học (École de Pédagogie pour L’enseignment Primaire) đào tạo các giáo viên Tiểu học có tŕnh độ tương đương với Trung học Đệ Nhất Cấp ngày nay vậy.

Muốn vào trường Sư Phạm Tiểu Học, thí sinh chỉ cần văn bằng Tiểu Học và tiếp tục học 4 năm. Sau khi tốt nghiệp được bổ nhiệm làm Giáo viên (Instituteur) đi dạy bậc Tiểu học từ lớp Năm đến lớp Nhất.

y là chưa kể những người có bằng Tiểu Học nhưng không được huấn luyện Sư phạm (Pédagogie) 4 năm trong các trường Sư Phạm. Những vị này được cử làm Hương Sư tại những vùng nhà quê dạy từ lớp Năm đến lớp Ba trong các làng không có Giáo viên Tiểu học.


b. Đào Tạo Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp:

Muốn trở thành Giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp, thí sinh cần có bằng Trung Học (Brevet) hoặc Cao Đẳng Tiểu Học (DEPSI) và phải qua kỳ thi tuyển vào trường Sư Phạm Trung Học Đệ Nhất Cấp (École de Pédagogie pour L’enseignment secondaire du Premier Cycle). Thời gian học là 3 năm được chia làm hai ban:

Ban Khoa Học học chuyên về Toán, Lư, Hóa và Vạn Vật. Sinh viên tốt nghiệp trở thành Giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp (Premier Cycle) dạy môn Toán, Lư, Hóa hay Vạn Vật (Sciences Naturelles).

Ban Văn Chương học chuyên về Pháp Văn, Sử Kư và Địa Lư. Sau khi tốt nghiệp dạy những môn đó.


C. Đào Tạo Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp:

Không có tại Việt nam trong thời Pháp thuộc.

Ngành Trung Học Đệ Nhị Cấp gồm có các lớp: Classe Seconde, Classe Première và Classe Terminale, tương đương với lớp 10, 11 và 12 thời nay vậy. V́ Pháp không mở trường đào tạo Giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp tại Việt Nam nên muốn dạy, Giáo sư phải đậu bằng Cử Nhân hay Thạc Sĩ (Agrégé) bên Pháp. Bằng Cử Nhân do các Đại Học cung cấp trong khi bằng Thạc Sĩ thường do các trường Đại Học Sư Phạm tại Pháp (École Normale Supérieure) hoặc những người có bằng Cử Nhân Khoa Học hoặc Văn Chương thi dự tuyển để lấy văn bằng Thạc Sĩ.

Pháp, những người có bằng Thạc Sĩ tốt nghiệp tại các trường Đại Học Sư Phạm hoặc những người có văn bằng Cử Nhân thi đậu, được cử làm Giáo Sư chính ngạch (professeur titulaire), c̣n những người chỉ có bằng Cử Nhân muốn hành nghề phải xin phép bổ nhiệm từ Bộ Giáo Dục, làm Giáo Sư khế ước (contrat) một thời gian, nếu công tác tốt mới được chuyển sang chính ngạch.

Những vị dạy ở Trung Học Đệ Nhị Cấp (Deuxième Cycle) thường được danh hiệu là Giáo sư Trung học, v́ họ tốt nghiệp từ trường Đại Học Khoa Học (Faculté des Sciences) hoặc Văn Khoa (Faculté des Lettres) hay Sư Phạm (École Normale Supérieure) tại Pháp. Khoảng năm 1940 trường Đại Học Khoa Học được thành lập và giảng dạy cho tới khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, nhưng chỉ có vài người tốt nghiệp tại Việt Nam mà thôi. Trong suốt thời Pháp thuộc không có trường Văn Khoa. Tuy nhiên, trường Văn Khoa đầu tiên tại Hà Nội là do chính phủ Quốc Gia Việt Nam thiết lập từ năm 1950.


II- Cách Tổ Chức Của Trường Đại Học Khoa Học:

Năm 1938, Pháp mở trường Đại Học Khoa Học tại Hà Nội để đào tạo Cử Nhân Khoa Học gồm có Cử Nhân Toán, Cử Nhân Lư Hóa và Cử Nhân Vạn Vật. Các giáo sư ở trường này thường có văn bằng Tiến Sĩ hay Thạc Sĩ từ Pháp sang giảng dạy.

Trước khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, không có một giáo sư Việt Nam nào dạy ở trường Đại Học Khoa Học trừ Giáo Sư Hoàng Xuân Hăn nhưng chỉ được chức Giảng Sư (không được chức Giáo Sư) v́ ông chỉ có bằng Thạc Sĩ và theo cách tổ chức của Pháp, ông chỉ đủ tư cách dạy Trung Học mà thôi.

Trường này không sản xuất một bằng Cử Nhân Toán nào cả mà chỉ có một vài Cử Nhân Khoa Học Lư Hóa hay Vạn Vật. Trong thời gian này, quy định muốn có bằng Cử Nhân Giáo Khoa Toán Học sinh viên phải có 3 chứng chỉ là Toán Học Đại Cương, Cơ Học Thuần Lư và Vi Tích Phân Toán Học. Và v́ trường không có dạy chứng chỉ Vi Tích Phân Toán Học cho nên không có một người nào tốt nghiệp Cử Nhân Toán tại Đại Học Hà Nội trước năm 1945. Do đó, những người muốn có văn bằng Cử Nhân Toán, phải sang Pháp học chứng chỉ Vi Tích Phân Toán.

Cử Nhân Giáo Khoa Lư Hóa gồm có các chứng chỉ Toán Lư Hóa, Vật Lư Đại Cương và Hóa Học Đại Cương.

Cử Nhân Vạn Vật gồm có Chứng Chỉ Lư Hóa Nhiên (SPCN), Thực Vật Học Đại Cương và Địa Chất Học. Lúc này chưa mở chứng chỉ Sinh Học Đại Cương.
 

Có 3 bộ Cử Nhân như sau:

        Cử Nhân Giáo Khoa* Lư Hóa :

  1. MPC (Toán Lư Hóa – Mathématiques, Physique et Chimie)

  2. Vật Lư Đại Cương (Physique générale)

  3. Hóa Học Đại Cương (Chimie générale)

Cử Nhân Giáo Khoa* Vạn Vật :

  1. SPCN (Science Physique, Chimie et Naturelle)

  2. Thực Vật Đại Cương (Botanique générale)

  3. Khoáng Vật Đại Cương (Minéralogie générale - có thể thay bằng Sinh Vật Đại Cương - Biologie)

Cử Nhân Giáo Khoa* Toán:

  1. Toán Đại Cương (Mathématiques générales)

  2. Cơ Học Thuần Lư (Mécanique rationnelle)

  3. Vi Tích Phân Toán (Calcul différentiel et intégral)

* Giáo khoa có nghĩa là những người có bằng này được phép dạy tại các trường Trung Học Đệ Nhị Cấp mà không cần tốt nghiệp tại Đại Học Sư Phạm.

Sinh viên có 3 chứng chỉ không vào bộ trên được cấp bằng Cử Nhân Khoa Học Tự Do. Thí dụ có Toán Đại Cương, Cơ Học Thuần Lư và Vật Lư Đại Cương th́ gọi là Cử Nhân Khoa Học Tự Do (Licence ès Sciences Libres).

Trường Đại Học Khoa Học Hà Nội chỉ đào tạo được Cử Nhân Lư Hóa hoặc Vạn Vật. Những sinh viên nào muốn có bằng Cử Nhân Toán sau khi đă có các chứng chỉ Toán Đại Cương và Cơ Học Thuần Lư th́ sang Pháp học tiếp chứng chỉ Vi Tích Phân Toán Học.

Ta đừng nên nhầm lẫn với thời Việt Nam Cộng Ḥa, nếu chỉ có Toán Cơ Học và Vật Lư th́ không gọi là Cử Nhân, phải thêm hoặc Vi Tích Phân Toán tức 4 chứng chỉ thành Cử Nhân Giáo Khoa Toán hoặc thế chứng chỉ Hóa Học Đại Cương thành Cử Nhân Giáo Khoa Lư Hóa.

Xem như vậy thời Pháp thuộc từ năm 1945 trở về trước, việc học của trường Đại Học Khoa Học không hoàn toàn đầy đủ.


 

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả dựa theo trí nhớ và đă tham khảo những tài liệu sau đây:

Trước năm 1945: Tham khảo "Việt Nam Sử Lược" của
                           Trần Trọng Kim

Sau năm 1945:  Tham khảo của những người đă
                         sống trong những thời đó thí dụ muốn
                         biết việc thi cử trong khoảng 60-75 th́
                         hỏi những thí sinh và các giáo sư
                         trong khoảng thời gian đó.

Các Websites liên hệ được trích dẫn trong những bài viết.

Tác giả rất cần ư kiến của các chuyên gia về cách học tập và thi cử ở các trường Đại Học qua mọi thời đại thí dụ như về Y Khoa cần ư kiến của các Bác Sĩ đă từng tốt nghiệp ở Đại Học Việt Nam, Nha Khoa cần các Nha Sĩ, Dược Khoa cần Dược Sĩ, Luật Khoa cần các vị tốt nghiệp trường Luật và tất cả các trường khác tại Việt Nam,… Mong toàn thể quư vị góp ư kiến v́ không một ai có thể biết tất cả các bộ môn được. Cám ơn quư vị.

 

Nguyễn Văn Thành
Gần cuối tháng 3,
2005
(c̣n tiếp)