Nguyễn Văn Thành
 

 

Sự Giáo Dục và Thi Cử Qua
    Các Thời Đại  Ở Việt Nam
:
 

 Phần 1  |   Phần 2  |  Phần 3  |

Phần 4   |   Phần 5  Phần 6  |

Phần 7   |   Phần 8  |  Phần 9  |

Phần 10 |  Phần 11 Phần 12 |

Phần 13 |  Phần 14 Phần 15 |

Phần 16 |  Phần 17 Phần 18 |

Phần 19 | Phần 20  |  Phần 21 |

Phần 22 | Phần 23  | Phần 24

 

 

 

 

 

 

 

 

 


S
  GiÁO  DỤC  VÀ THI C  QUA cÁC THỜI  ĐẠI
  V I Ệ T   N A M

Nguyễn Văn Thành


Phần 11:

  

 

D- GIÁO DỤC VÀ THI CỬ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

II-Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Chính Phủ Hà Nội):

Sau khi tiếp thu Hà Nội, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) thiết lập Đại Học tại Hà Nội vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 1954. Trường Đại Học Hà Nội lúc bấy giờ chia ra làm nhiều ban gồm có ban Khoa Học Tự Nhiên (Toán Lư Hóa Vạn Vật), ban Khoa Học Xă Hội (Văn Sử Địa, Sinh Ngữ, Triết học - đặc biệt Triết học Mác-Lê (Philosophie Marxiste-Léniniste) chuyên về Tư Bản Luận - Capital của Karl Marx), trường Đại Học Y Nha Dược, trường Đại học Sư Phạm..

Đại Học Hà Nội trong suốt thời gian này không có Đại Học Luật Khoa.

V́ đại đa số trí thức Bắc Hà đă di cư vào Nam cho nên miền Bắc rất thiếu các chuyên viên trong các giới Bác Sĩ, Dược Sĩ, Kỹ Sư và Giáo Sư. Trong khi đó, số chuyên viên từ kháng chiến trở về không có bao nhiêu do đó mục tiêu của chính phủ là sản xuất cấp tốc trong một thời gian ngắn một số chuyên viên tạm điều hành các công tác của nhà nước và v́ vậy thời gian học rút ngắn lại.

Tất cả các Đại Học đều học với học tŕnh thu gọn như sau:

Y Khoa Đại Học:

Trường Y Khoa có học tŕnh 6 năm chia làm 2 hệ: Bác Sĩ Y Khoa (Tây Phương) và Bác Sĩ Đông Y (Đông Phương). Học sinh chỉ cần có học bạ tốt nghiệp lớp 9 nhập vào Đại Học và khi tốt nghiệp được gọi là Bác Sĩ (không là Tiến Sĩ Y Khoa) và không phải làm Luận Án tốt nghiệp. Ngoài Bác Sĩ Y Khoa c̣n có Bác Sĩ Y Khoa ngành Đông Y Học (nói nôm na là thầy thuốc Bắc). Thời Thượng cổ, người nào biết chữ Hán nếu chịu khó t́m ṭi dỡ sách Y học của Tàu là có thể trở thành thầy thuốc Bắc; nay chính phủ hệ thống hóa thu thập các tài liệu của trường Đại Học Đông Y bên Tàu cộng thêm các môn thuốc Nam cổ truyền của dân ta thí dụ như tỏi trị cúm, nghệ trị bệnh bao tử… rồi biến chế thêm. Trên thế giới chỉ có nước Tàu và nước ta có ngành Đông Y Học, cũng như Mỹ ngày nay đang cố gắng nghiên cứu ngành châm cứu của Tàu.

Trường Nha Khoa chỉ cần chứng chỉ lớp 9, vào học 5 năm tốt nghiệp Nha Sĩ (Răng, Hàm, Mặt)

Trường Dược Khoa chỉ cần học bạ lớp 9 và học 5 năm tốt nghiệp Dược Sĩ.

Các Đại Học Khác:

Trường Khoa Học đổi thể lệ học theo niên chế:

Ban Toán 3 năm
Ban Vật Lư 3 năm
Ban Hóa Học 3 năm

Ban Văn Chương và Sư Phạm cũng học theo niên chế và thời hạn là 3 năm.

Các sinh viên Đại học trong giai đoạn đầu được phép học Sinh Ngữ, trong đó có 2 Sinh Ngữ chính được chọn hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Nga.

Khi tốt nghiệp không gọi là Cử Nhân thí dụ tốt nghiệp Đại học ban Toán được gọi là tốt nghiệp Đại học Toán, ban Lư th́ tốt nghiệp Đại học Lư v..v…

Tất cả các trường Đại Học đều dạy bằng tiếng Việt.

Rất ít các giáo sư có văn bằng Tiến Sĩ. Vào những năm 1954 khắp trường Hà Nội chỉ có một vị Tiến Sĩ Toán học, Giáo Sư Lê Văn Thiêm. Ông Thiêm tốt nghiệp tại Đại Học Paris năm 1949 rồi về nước hợp tác với chính phủ VNDCCH bằng cách t́m đường về Thái Lan, vào trong Nam rồi ông được cử ra Bắc bằng đường bộ đi mất 6 tháng. Sau năm 1950, v́ lư do chiến tranh lan tràn tới các miền do chính phủ VNDCCH kiểm soát cho nên các trường Đại Học Hà Nội di chuyển sang bên Trung Quốc và đóng tại Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây. Giáo Sư Lê Văn Thiêm làm Hiệu Trưởng trường Đại Học Khoa Học Cơ Bản tại Nam Ninh cho tới năm 1954, ông đem cả trường này về lại Hà Nội. Ông chuyên dạy về môn h́nh học của Lobachevsky, một môn h́nh học không dựa trên định đề Euclide hay c̣n gọi là h́nh học không Euclide (La Géométrie non-Euclidienne hay non-Euclidean geometry).

Ta cũng nên nhắc lại định đề Euclide:

Từ một điểm ngoài đường thẳng ta chỉ có thể vẽ một đường thẳng song song với đường thẳng cho sẵn và chỉ một mà thôi.

Nhưng trong cuốn sách của Lobachevsky năm 1840, tác giả đă giải thích minh bạch về h́nh học không Euclide và định đề về đường thẳng song song của Lobachevsky (Lobachevsky's Parallel Postulate) được phát biểu như sau:

Có hai đường thẳng song song với một đường thẳng cho sẵn xuyên qua một điểm cho sẵn mà điểm này không cùng nằm trên đường thẳng đó.

(There exist two lines parallel to a given line through a given point not on the line.)

Có nghĩa là: "Từ một điểm ngoài một đường thẳng cho sẵn, ta có hai đường thẳng song song với đường thẳng đó”.

(All straight lines which in a plane go out from a point can, with reference to a given straight line in the same plane, be divided into two classes - into cutting and non-cutting. The boundary lines of the one and the other class of those lines will be called parallel to the given line).

Các giáo sư Hà Nội cố gắng cho các sinh viên tốt nghiệp Đại Học và cho đi du học tại Nga và các nước Đông Âu rồi dần dần phát triển nền giáo dục. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài G̣n thất thủ th́ các trường Tiểu và Trung học Hà Nội vẫn chỉ có 10 năm (So với học tŕnh 12 năm dưới chính thể Việt Nam Cộng Ḥa trong Nam).

Ngoài ra, chính phủ c̣n lập trường Đại Học Nhân Dân, thu thập bất cứ người nào muốn vào học mà không cần bằng cấp, học về lư luận triết lư Mác-Xít (Marxiste) và cách vận dụng quần chúng. Các vị vào trường này, ra trường sau một thời gian công tác và thử thách nếu tỏ ḷng trung thành với đảng và có người giới thiệu, sẽ trở thành các nhân viên và đảng viên nồng cốt của chính phủ, đảm trách và nắm chính quyền từ xă đến tỉnh. Tuy nhiên, trường Đại Học Nhân Dân chỉ mở cửa trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1959, sau đó trường đóng cửa. Công tác giảng dạy cho các đảng viên sau này được thực hiện bởi Khoa Giáo trực thuộc đảng Cộng Sản.

Điều đáng lưu ư là tất cả các trường Đại Học, đều phải học Triết Lư Mác-Lê (Philosophie Marxiste-Léniniste) và Lư Thuyết Giai Cấp Đấu Tranh. Giáo sư chính trị học chính thức trong giai đoạn này là Giáo sư Trần Văn Giàu.
 

Tiểu và Trung Học:

Năm 1957, các trường Trung Tiểu Học đổi học tŕnh thành 10 năm gồm 5 năm Tiểu học và 5 năm Trung học. Cuối lớp 10 thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông (coi như bằng Tú Tài cũ); cho đến năm 1975 chế độ này vẫn duy tŕ như vậy.

Tóm lại, thời gian Tiểu Học là 5 năm từ lớp 1 đến lớp 5, Trung Học có 5 năm, từ lớp 5 đến lớp 10. Sở dĩ thời gian Trung Học rút ngắn lại v́ học sinh không c̣n học Sinh Ngữ như học sinh ở các nước khác.

11 năm sau tức năm 1965, Đại Học Bách Khoa Hà Nội ra đời, gồm có các phân khoa trong thời gian đầu như Điện Học, Cơ Khí, Hóa Học, Xây Dựng và Thủy Lợi…. Điều kiện tuyển sinh của trường đ̣i hỏi học sinh phải có chứng chỉ tốt nghiệp Trung học Phổ Thông và thi vào, học 3 năm tốt nghiệp Kỹ Sư.

C̣n Đại Học Kiến Trúc thí sinh cũng phải thi vào và học 5 năm tốt nghiệp Kiến Trúc Sư.

Tất cả các lớp được giảng dạy bằng tiếng Việt.

Kể từ năm 1965, khi lên Đại Học, sinh viên bắt đầu học Sinh Ngữ và được phép chọn một trong 4 Sinh ngữ: Anh, Pháp, Nga, hay tiếng Trung Hoa.

Để được thi vào các Đại học, thí sinh cần có bằng Trung học Tốt nghiệp, ban đầu rất dễ nhưng càng về sau càng khó v́ sĩ số giới hạn của từng trường. Đặc biệt trong giai đoạn từ 1954-1975, tất cả các sinh viên bất cứ ban nào của trường Đại Học Hà Nội, cũng đều được cấp học bổng theo học và tất nhiên không phải đóng học phí. Tuy nhiên trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế của VNDCCH rất yếu kém và các công chức tính đến năm 1975 cũng chỉ lănh được 50 đồng cho Giáo viên đệ nhất cấp, 75 đồng cho Giáo sư Trung học, Bác sĩ khoảng 100 đồng v́ vậy ta không lấy ǵ làm lạ, học bổng cho sinh viên chỉ có 30 đồng một tháng.

Măi đến năm 1975 vẫn chưa có hệ Tiến Sĩ và Thạc Sĩ.
 

Y Khoa Trung Học:

Song song với Y Khoa Đại học, một hệ Trung học trong trường Y Khoa dành cho những người tốt nghiệp cấp 2 (8 năm học từ lớp 1 đến 8) theo học 3 năm, đại khái gồm có:

Dược Khoa Trung Cấp (tương đương với Trữ Dược Viên của Việt Nam Cộng Ḥa)
Nha Khoa Trung cấp (thợ nhổ răng)
Y Khoa Trung Cấp (Y Tá làng)
Y Khoa Đông Phương Trung Cấp (thầy Lang làng)
Y sĩ Y học cổ truyền.  
Y sĩ răng trẻ em.
Kỹ thuật viên phục h́nh răng.
Dược sĩ trung học.
Điều dưỡng trung học.
Hộ sinh trung học  
Kỹ thuật viên xét nghiệm.
Kỹ thuật viên X quang.  
Kỹ thuật viên y tế công cộng.
Kỹ thuật viên Vật lư trị liệu.
Kỹ thuật viên gây mê hồi sức..
.

Đến cuối năm 2000, có 4.630 học viên đă tốt nghiệp và 1.469 học viên đang theo học mà ta sẽ nói rơ sau.

Nếu so với nền Trung Học của Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH), nền Trung học của VNDCCH chỉ tương đương với lớp 10 của VNCH mà thôi. Do đó khi thi vào Đại Học trong khoảng năm 1976-1985, đặc biệt ở miền Nam có 2 đề thi: một đề cho hệ 10 năm và một đề khác cho hệ 12 năm. Chính phủ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cần mất khoảng 10 năm trời mới đào tạo đủ số giáo chức dạy các lớp 11 và 12 và lúc đó th́ nền giáo dục trong Nam và ngoài Bắc mới thống nhất.

  


Kết Luận
:

Học tŕnh của Tiểu học là 5 năm, Trung học cũng 5 năm (đến lớp 10), và sau lớp 10 phải thi tốt nghiệp Trung học, được cấp bằng Phổ Thông Trung Học. Tất cả các Đại Học Văn và Khoa Học Xă Hội, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên (Toán, Lư Hóa và Vạn Vật), Đại Học Sư Phạm đều học theo năm học và thời gian là 3 năm. Muốn được nhận vào học, thí sinh phải qua một kỳ thi nhập học. Tŕnh độ bậc Đại Học th́ thấp hơn tŕnh độ ở các trường thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa v́ lư do học 10 năm cộng thêm 3 năm Đại Học so với 12 năm cộng 4 năm, do đó sự chênh lệnh là 3 năm học.

Trong giai đoạn 1954-1975, mục tiêu của chính phủ VNDCCH là cuộc chiến tranh với miền Nam, đặt trọng tâm là Quốc Pḥng và tất cả đều cho tiền tuyến, do đó nền kinh tế không thể nào mở mang được. Kết quả của nền giáo dục và kinh tế cho đến năm 1975 ở vùng VNDCCH, nông nghiệp sản xuất không đủ ăn thường phải nhận viện trợ lương thực từ Trung Quốc và Liên Sô. Dân chúng sống theo chính sách hộ khẩu (mô h́nh của Trung Quốc) nghĩa là mỗi người mỗi tháng chỉ được phép mua từ 10 đến 13 kí gạo tại các hợp tác xă, thường là gạo mục cũ đôi khi không có gạo, th́ được thay thế bằng khoai hoặc sắn với quy định 1 kg gạo tương đương với 3 kí khoai. C̣n nếu mua ở trong thị trường chợ đen th́ giá cao gấp 5, 6 lần, dân không đủ tiền mua. Vải vóc sản xuất không đủ dùng cứ 2 năm mỗi người dân mới được mua vải may 1 cái áo và 1 cái quần, c̣n trên thị trường chợ đen th́ rất khó kiếm và giá gấp 5, 10 lần. Trong giai đoạn này, lương của 1 công nhân công chức khoảng 50 đồng Việt Nam; độ 5 đồng Việt Nam tương đương với 1 đô-la Mỹ. Như vậy mỗi người một tháng tương đương 10 đô-la để sống kể cả tiền thuê nhà.

Nói tóm lại, nền kinh tế không phát triển trong giai đoạn này đă làm cho nhân dân miền Bắc đói khổ. Toàn dân trông mong vào viện trợ lương thực từ các nước Xă Hội Chủ Nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, do đó việc giáo dục và thi cử cũng bị ảnh hưởng và gặp rất nhiều khó khăn.


 

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả dựa theo trí nhớ và đă tham khảo những tài liệu sau đây:

Trước năm 1945: Tham khảo "Việt Nam Sử Lược" của
                           Trần Trọng Kim

Sau năm 1945:  Tham khảo của những người đă
                         sống trong những thời đó thí dụ muốn
                         biết việc thi cử trong khoảng 60-75 th́
                         hỏi những thí sinh và các giáo sư
                         trong khoảng thời gian đó.

Các Websites liên hệ được trích dẫn trong những bài viết.

Tác giả rất cần ư kiến của các chuyên gia về cách học tập và thi cử ở các trường Đại Học qua mọi thời đại thí dụ như về Y Khoa cần ư kiến của các Bác Sĩ đă từng tốt nghiệp ở Đại Học Việt Nam, Nha Khoa cần các Nha Sĩ, Dược Khoa cần Dược Sĩ, Luật Khoa cần các vị tốt nghiệp trường Luật và tất cả các trường khác tại Việt Nam,… Mong toàn thể quư vị góp ư kiến v́ không một ai có thể biết tất cả các bộ môn được. Cám ơn quư vị.

 

Nguyễn Văn Thành
Trung tuần tháng 5,
2005
(c̣n tiếp)