Hiệp
Hội
Các
Quốc
Gia
Đông
Nam
Á:
(Association of
SouthEast
Asian
Nations
-
ASEAN)
Nguyễn
Văn
Thành


Kỳ
86:
N
goại
Vụ
Đối
Thoại ASEAN -
NGA
Tuyên
Ngôn
Chung của
Hội
Nghị
Thượng
Đỉnh
ASEAN-Nga
tại Kualar
Lumper
ngày 13 tháng 12 năm 2005
14-ASEAN
hoan nghênh Nga tham gia Hiệp ước hữu nghị và cộng tác tại Đông Nam Á (the
Treaty of Amity and Cooperation)
ký kết tại Vientiane năm 2004. Hai bên đồng ý luật ứng sử (the
code of conduct) cho
các nước trong vùng để duy trì hòa bình và ổn định. ASEAN và Nga đồng ý
quan sát chặt chẽ tất cả các điểu khoản mà các bên đã ký kết.
15-
ASEAN và Nga đề cao sự tương tác (interaction)
với các tổ chức và Hiệp hội trong vùng. Đặc biệt ASEAN và Nga sẽ tăng
cường cộng tác trong khuôn khổ của Diễn đàn ASEAN cấp vùng (the
ASEAN Regional Forum (ARF), Diễn đàn hợp tác
kinh tế Á Châu Thái Bình Dương và Diễn đàn Cộng tác Đối thoại Á Châu (Asia
Cooperation Dialogue (ACD). ASEAN và Nga đều
khuyến khích hợp tác giữa khối ASEAN và tổ chức hợp tác Thượng Hải (the
Shanghai Cooperation Organization (SCO).
16-
ASEAN hậu thuẫn các hoạt động của Nga nhằm đề cao hòa bình và an ninh
trong vùng Á Châu Thái Bình Dương.
17-
Nga công nhận và tôn trọng các hoạt động của khối ASEAN thiết lập vùng
Đông Nam Á Châu không có võ khí nguyên tử (thông qua Thỏa hiệp của Đông
Nam Á về vùng không có võ khí nguyên tử (the
Treaty on the Southeast Asia Nuclear Weapon-Free Zone (SEANWFZ).
18-
Thừa nhận rằng các tiến bộ kinh tế là điều kiện tiên quyết (pre-requisite)
cho việc duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong vùng, ASEAN và Nga
chia xẻ quan điểm là sự hợp tác phát triển kinh tế giữa ASEAN và Nga sẽ
đóng góp tích cực cho sự phồn vinh cho khối ASEAN và Nga cũng như toàn
vùng. Trong quan điểm này ASEAN và Nga cùng quan điểm là tăng cường mối
liên hệ kinh tế trên căn bản của Thỏa hiệp kinh tế và cộng tác phát triển
ký kết ngày 10 tháng 12 năm 2005 tại Kualar Lumper, Mã Lai Á.
19-
ASEAN và Nga quyết tâm thi hành tất cả các biện pháp để mở rộng liên lạc
kinh tế bằng cách phát triển thương mại hai chiều, đầu tư và kinh tế cộng
tác (economic
cooperation), đối thoại về thương mại và đầu tư, tăng cường quản
lý kỹ thuật, thiết lập cộng tác kỹ thuật, trao đổi thương mại, đầu tư và
tin tức kinh tế.
20-
ASEAN và Nga ghi nhận sự quan trọng của sự liên lạc trực tiếp của các đại
diện cộng đồng kinh doanh (representatives
of their business communities) bao gồm các nhà kinh doanh nhỏ và vừa để thiết lập
một sự cộng tác có lợi cho hai bên. Hai bên thừa nhận Hội đồng Kinh doanh
ASEAN và Nga thiết lập tại Kualar Lumpur tháng 4 năm 1998 phù hợp với Thỏa
hiệp công tác giữa phòng thương mại ASEAN và phòng thương mại Nga.
21-
Hai bên hậu thuẫn sự tham gia của Nga, Lào và Việt Nam vào tổ chức thương
mại thế giới.
22-
Nga hậu thuẫn các cố gắng của ASEAN trong việc kinh tế kết hợp (economic
integration)
đặc biệt thi hành chương trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN, sáng kiến
kết hợp ASEAN và chương trình hành động Vientiane trong việc bắc cầu
khoảng cách phát triển (bridging the development gap)
cũng như tăng cường tính cạnh tranh như là một thị trường duy nhất, một
căn cứ sản xuất và một nơi đầu tư.
23-
ASEAN và Nga quyết tâm xây dựng hợp tác trong địa hạt kỹ nghệ, ngành kỹ
thuật
điện, canh nông, giao thông, năng lượng, khoa học và kỹ thuật, tin học và
truyền tin, quản lý thiên tai và các biện pháp khẩn cấp, phát triển nhân
lực.
24-
ASEAN và Nga ghi nhận sự quan trọng trong việc đề cao về các hợp tác nhân
đạo (humanitarian
cooperation),
tiếp xúc nhân dân trong bình diện địa phương và khu vực. Hai bên đồng ý
xây dựng cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN để đề cao ASEAN là một địa điểm du
lịch. ASEAN và Nga tăng cường cộng tác về du lịch, phát trtiển và thi hành
các chương trình văn hóa, giáo dục, thanh niên, và thể thao
25-
ASEAN và Nga sẽ cố gắng thi hành các biện pháp cần thiết để thực thi Tuyên
ngôn (Declaration)
này. Sự tiến bộ trong chương trình Tuyên ngôn này sẽ được cứu xét bởi các
Ngoại trưởng và được báo cáo cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Nga.
26-
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Nga chấp nhận chương trình hành động toàn diện
đề cao hợp tác giữa Nga và Hiệp hội các nước Đông Nam Á Châu.
27-
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Nga giao phó cho các Ngoại trưởng chương trình
hành động toàn diện. Các nhà lãnh đạo cũng giao phó cho các Ngoại trưởng
tái cứu xét định kỳ về các phát triển thi hành Thỏa ước.
(Xem tiếp kỳ 87)

Tham
khảo:
Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đã tham khảo
những tài liệu sau đây:
http://www.aseansec.org/

http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm
http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/
Nguyễn
Văn
Thành
19/10/2008