Hiệp
Hội
Các
Quốc
Gia
Đông
Nam
Á:
(Association of
SouthEast
Asian
Nations
-
ASEAN)
Nguyễn
Văn
Thành


Kỳ
82:
N
goại
Vụ
Đối
Thoại ASEAN -
Tân Tây Lan
Tuyên Ngôn Chung Của Hội Nghị Các Bộ Trưởng Tân Tây Lan Và
ASEAN Về Vùng Tự Do Thương Mại Liên minh
Kinh Tế Gần Ngày 14 Tháng 9 Năm 2002
tại Bandar Seri Begawan,
Brunei.
Các vị Bộ trưởng của các nước sau đây tham dự gồm có: Úc,
Brunei, Cam Bốt, Nam Dương, Lào, Mã Lai Á, Miến Điện, Tân Tây Lan, Phi
Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan, Việt Nam.
Nhắc lại khung Thỏa hiệp của vùng kinh tế tự do đã được hậu
thuẫn bởi các Bộ trưởng tại Hà Nội tại Việt Nam ngày 16 tháng 9 năm 2001.
Các bên tái khẳng định
là liên minh kinh tế gần (Closer
Economic Partnership)
phục vụ cho nền kinh tế kết hợp. Theo các tham vấn từ Ủy ban nghiên cứu
của đoàn công tác cung cấp về vùng tự do kinh tế và liên minh kinh tế gần
đạt được tại Thái Lan ngày 6 tháng 10 năm 2000.
Lưu ý
tới sự quan trọng của vấn đề thương mại và đầu tư cho các quốc gia thuộc
vùng kinh tế tự do ASEAN và liên minh kinh tế gần (AFTA-CER Closer Economic Partnership - CEP).
Công nhận là sự cởi mở trong suốt
và thị trường cạnh tranh (open,
transparent and competitive markets)
là các chìa khóa của nền kinh tế hiệu quả (economic
efficiency) và góp
phần vào sự tạo nên của cải vật chất phục vụ người tiêu dùng.
Nhấn
mạnh
các bên cần phải duy trì thương mại và chính
sách đầu tư (investment policies)
để củng cố và duy trì kinh tế phát triển. Các bên đồng ý tôn trọng tinh
thần, quyền lợi và các bắt buộc của các thành viên phục vụ địa phương và
các thỏa thuận song phương.
Thừa nhận
rằng liên minh kinh tế gần sẽ ứng dụng trong mọi cấp của phát triển và sự
tham gia của tất cả các quốc gia. Ghi nhận thế năng của quyền lợi các bên
trong khu vực tự do kinh tế và liên minh kinh tế gần phục vụ thương mại
quốc tế thí dụ như tổ chức thương mại thế giới WTO và tổ chức hợp tác kinh
tế Á Châu Thái Bình Dương APEC.
Tất cả các bên đồng lòng tuyên bố:
Mục tiêu:
1)
Mục tiêu của liên minh kinh tế gần gồm các điều sau đây:
a- Hợp tác sâu rộng (Deepen and broaden cooperation) trên
bình diện kinh tế
b- Đề cao (Promote)
thương mại và đầu tư trong vùng và trong toàn
thế giới (regionally and globally).
c- Đóng góp cho sự thương mại và đầu tư thông qua giảm
thiểu các thủ tục, giảm thiểu giá thành và tăng cường khả năng xây dựng
d- Tăng cường tính cạnh tranh kinh tế (Improve business competitiveness)
e- Giảm thiểu phát triển khoảng cách (Narrow the developmental gap)
và phân phối quyền lợi cho tất cả các nước tham dự
f- Đề cao sự trong sáng và sự điều hành và sự hợp tác của
các nhà chức trách
Môi trường Cộng tác
(Fields
of Cooperation):
2)
Để đẩy mạnh sự đối thoại hiện hữu về các vấn đề kinh tế, môi trường cộng
tác bao gồm đề cao thương mại tự do, đầu tư, khả năng xây dựng, các vấn đề
kinh tế mới và các địa hạt cộng tác
Chương Trình Công Tác
(Work
Programme):
3)
Chương trình công tác sẽ được đề ra căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên.
Chương trình sáng kiến cộng tác (Initial Work Programme)
kinh tế gần bao gồm các vấn đề kỹ thuật và các rào cản thương mại, quan
thuế, thương mại, đầu tư, tiêu chuẩn, kinh tế điện tử, các nhà kinh doanh
nhỏ và vừa.
Cơ chế Thi hành
(Implementation
Mechanism):
4)
Thừa nhận sự quan trọng của các nhóm công tác đẩy mạnh hợp tác, phát triển
đối thoại giữa liên minh kinh tế gần với các nhóm thuộc khối ASEAN bao gồm
nhóm cộng tác và thi hành để trao đổi quan điểm cấp vùng về vấn đề kinh tế
đa diện (multilateral
economic)
và các vần để thương mại và xác định các hợp tác trong các địa hạt mới.
Quan điểm Kinh doanh
(Business
Views):
5)
Hội động kinh doanh tự do kinh tế và liên minh kinh tế gần (AFTA-CER
Business Council)
bao gồm các đại diện của cộng đồng kinh doanh (business communities)
sẽ cung cấp cho khối ASEAN và liên minh kinh tế gần các khuyến cáo để thi
hành chương trình tự do kinh tế và tăng cường đóng góp cho việc hợp
tác kinh doanh.
Hội đồng kinh doanh ASEAN kinh tế tự do và liên minh kinh
tế gần có cơ hội gặp nhau và báo cáo cho các vị Bộ trưởng.
Tái Cứu Xét
(Review):
6)
Vùng cộng
tác trong chương trình liên minh kinh tế (CEP)
gần và sáng kiến cộng tác sẽ được xét lại để bảo đảm sự tiến bộ về các địa
hạt. Báo cáo về sự tiến bộ sẽ được gửi đều đặn cho các nhân viên kinh tế
cao cấp của các Bộ trưởng (Senior Economic Officials to Ministers).
7)
Các tiến
trình tham vấn (consultation
process) sẽ theo
dõi định kỳ và xét lại các tiến bộ trong việc thi hành của chương trình
liên minh kinh tề gần.
8)
Sáng kiến
song phương và kinh tế vùng (Bilateral and regional trade and economic initiatives)
có thể đề cao mục tiêu của vùng
kinh tế tự do với liên minh kinh tế gần.
(Xem tiếp kỳ 83)

Tham
khảo:
Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đã tham khảo
những tài liệu sau đây:
http://www.aseansec.org/

http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm
http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/
Nguyễn
Văn
Thành
21/9/2008