Hiệp
Hội
Các
Quốc
Gia
Đông
Nam
Á:
(Association of
SouthEast
Asian
Nations
-
ASEAN)
Nguyễn
Văn
Thành


Kỳ
66:
N
goại
Vụ
Đối
Thoại ASEAN -
Nhật
Bổn
Tuyên Ngôn Chung
của Hội Nghị Thượng
Đỉnh của các nước ASEAN-Nhật Bổn tại Kuala Lumpur,
16 tháng 12 1997
Điều khoản 1-
Các nhà lãnh đạo các chính phủ khối ASEAN và Nhật Bổn ghi nhận sự hài lòng
của các nước đã chủ trì (fostered)
một cuộc hợp tác chặt chẽ trong nhiều năm
qua đã đóng góp cho nền hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong vùng Á châu
Thái Bình Dương. Các bên thừa nhận sự cần thiết phải xây dựng nền tảng hữu
nghị trong việc cố gắng đương đầu với các thử thách (challenges)
trong vùng cũng như trên thế giới. Các bên quyết tâm đẩy mạnh sự hợp tác
ASEAN và Nhật Bổn để tiến tới thế kỷ thứ 21 với quan điểm là đạt được một
quan hệ hữu nghị.
Tăng cường hiệp thương để củng cố liên minh
Điều khoản 2-
Các bên bày tỏ sự quyết tâm trong công tác chung để bảo đảm (to
ensure) các thế hệ tương lai được sống trong hòa
bình và thịnh vượng cùng phát triển xã hội và kinh tế được duy trì (sustained).
Với tầm nhìn chủ trì một quan hệ liên minh hữu nghị, các bên tăng cường
đối thoại và trao đổi quan điểm trong tất cả các cấp
bậc khác nhau (Tổng thống, Bộ
trưởng, Giám đốc…) Các bên công nhận tăng cường cuộc đối thoại chính trị
và an ninh ở bậc cao nhất tức là các nhà lãnh đạo như Tổng thống, Thủ
tướng, Bộ trưởng, càng nhiều càng tốt.
Chủ trì trao đổi văn hóa và tiếp xúc công dân
Điều khoản 3-
Các bên quyết định đề cao sự tiếp xúc nhân dân hai bên chẳng những ở cấp
bậc thiết lập chính sách (the
level of policy makers) nhưng ở các khu vực khác
đặc biệt trao đổi thanh niên và trí thức (the youth and
intellectuals). Các bên thừa nhận sự quan trọng
bảo tồn (preserving)
các truyền thống văn hóa của các nước và đề cao
sự hiểu biết lẫn nhau (mutual understanding)
thông qua các chương trình cộng tác và trao đổi văn hóa. Trong quan điểm
này các bên đều hoan nghênh mục tiêu và tiến
độ của phái đoàn đa văn hóa đa quốc (the
Multinational Cultural Mission)
và trông mong vào đề nghị cụ thể của phái đoàn văn hóa này.
Đề cao hòa bình và ổn định trong vùng
(Promoting regional peace and stability)
Điều khoản 4-
Các bên thừa nhận tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ củng cố
nền hòa bình và ổn định trong vùng. Các bên đã trao đổi quan điểm về vấn
đề an ninh bao gồm thỏa hiệp an ninh hiện hữu. Các bên khẳng định tăng
cường sự hợp tác trong Diễn đàn vùng ASEAN (the ASEAN Regional
Forum - ARF). Nhật Bổn thừa nhận sự quan trọng
đề ra của khối ASEAN về vấn đề vùng an ninh (the Zone of Peace),
tự do và trung lập (Freedom and Neutrality - ZOPFAN).
Nhật Bổn hoan nghênh Hiệp ước Đông Nam Á vùng phi nguyên tử (the
Southeast Asia Nuclear Weapon-Free Zone - SEANWFZ)
đó là cố gắng quan trọng của khối ASEAN trong việc tăng cường an ninh
trong vùng.
Tăng cường
hợp tác kinh tế
(Enhancing economic cooperation)
Điều khoản 5-
ASEAN-Nhật Bổn công nhận sự tăng cường liên lập (interdependence)
khuếch trương thương mại và đầu tư trong việc tăng cường hợp tác kỹ nghệ.
Các bên quyết định củng cố mối liên hệ kinh tế với mục tiêu duy trì (sustaining)
phát triển và chia xẻ
thịnh vượng trong vùng.
Điều khoản 6-
Nhật Bổn tin tưởng là khối ASEAN có nền kinh tế cơ bản (economic
fundamentals) tiếp tục là một động lực duy trì
kinh tế phát triển (sustained economic growth)
đủ sức đương đầu với các khó khăn kinh tế hiện tại, cung cấp các cơ hội
lớn (great opportunities) để tăng cường
sự hợp tác kinh tế giữa Nhật Bổn và khối ASEAN. Các nước ASEAN và Nhật Bổn
nhấn mạnh sự quan trọng của sự tái phối trí kinh tế (economic
restructuring) trong mục tiêu tăng cường sự cạnh
tranh trên phương diện kinh tế.
Điều khoản 7-
Các bên ghi nhận các Bộ trưởng tài chính ASEAN và Nhật Bổn
trong cuộc họp tại Kuala Lumpur ngày 2 tháng 12 năm 1997 thảo luận về các
cố gắng quốc gia và vùng với sự hợp tác quốc tế để có thể đương đầu với
hiện trạng tài chính trong khu vực. Các bên hậu thuẫn thỏa hiệp trong việc
đề cao tài chính trong vùng. Các bên ghi nhận năm 1998 Nhật sẽ triệu tập
Hội nghị của các nước ASEAN gồm có các phụ tá các ngân hàng trung ương mỗi
nước để thi hành sáng kiến (the initiatives) của Hiệp Ước Khung Manila
(the Manila Framework) và cộng tác chặt chẽ với ngân hàng thế giới (World
Bank). Các nước ASEAN ghi nhận sự hài lòng đóng góp của Nhật Bổn trong các
khối tài chính trong vùng của cả 2 bên, tái khẳng định sự quan trọng tăng
cường cộng tác tài chính và kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bổn.
Điều khoản 8-
Các nước ASEAN cảm tạ sự trợ giúp của Nhật Bổn. Nhật Bổn khẳng định chính
sách tiếp tục hậu thuẫn cho các cố gắng của các nước ASEAN thông qua sự
trợ giúp phát triển của chính phủ Nhật Bổn (Official
Development Assistance) và
các chương trình khác của các khu vực tư Nhật Bổn. Hai bên đồng ý hợp tác
trên các vấn đề ưu tiên sau đây:
Ưu tiên xâm nhập thị trường (market
access) và thay đổi các cơ cấu kỹ nghệ để đề cao
sự phát triển cân bằng (balanced growth)thương
mại giữa khối ASEAN và Nhật Bổn.
Dễ dàng chuyển giao kỹ thuật (transfer of
technology bao gồm các kỹ
thuật bảo vệ môi sinh cho các nước ASEAN.
Tăng cường sự cạnh tranh của các nước thuộc khối ASEAN đặc biệt:
- Hoàn hảo quản lý và bảo vệ môi trường
(improvement of environmental management and protection)
- Phát triển các hạ tầng cơ sở phần rắn và phần mềm (hard
and soft infrastructure)
- Củng cố
và hậu thuẫn kỹ nghệ (strengthening of
supporting industries)
- Canh tân hóa các sơ sở kinh doanh nhỏ và vừa (modernization
of small and medium)
- Phát triển nhân lực (human
resource development).
Trong việc này Nhật Bổn đề ra một chương trình đào tạo cho 2 vạn chuyên
viên thuộc khối ASEAN trong 5 năm.
- Tăng cường quản lý bảo vệ môi sinh.
Đề cao kinh tế vĩ mô (macro-economic) và tài chính ổn định (financial
stability)trong vùng.
Giảm thiểu nạn nghèo đói và kinh tế yếu kém trong khối ASEAN và giúp đỡ sự
kết hợp các nước hội viên mới có thể tham gia kinh tế chính mạch
(mainstream) của nền kinh tế ASEAN phát triển và toàn cầu hóa (globalisation).
Đề cao và hậu thuẫn các vùng và tiểu vùng (sub-regional)
đặc biệt là tiểu vùng sông Cửu long.
Thiết lập một cơ chế trong việc hợp tác trong Diễn Đàn
ASEAN và Nhật Bổn thí dụ như bàn tròn Nhật Bổn-ASEAN (the
Japan-ASEAN Roundtable) trong việc phát triển để
trao đổi quan điểm tin tức liên quan dưới sự đồng chủ tọa của các Bộ
trưởng trong Hiệp hội Nhật Bổn-ASEAN với mục tiêu tăng cường các kỹ nghệ,
tăng cường sự cạnh tranh của ASEAN và phân công tác (assignee)
cho các nước mới tham gia khối ASEAN.
Điều khoản 9-
Hai bên chia sẻ các quan điểm (shared
the view) thực thi toàn thể
(full implementation) Hiệp ước tự do thương mại
ASEAN (the ASEAN Free Trade Area - AFTA)
và Thỏa hiệp hợp tác kỹ nghệ ASEAN (ASEAN
Industrial Cooperation - AICO) trong việc tăng
cường liên hệ kinh tế (economic linkage)
ASEAN và đề cao tính chất cạnh tranh như là đầu tư và căn cứ
sản xuất (production base).
Điều khoản 10-
Thừa nhận sự tăng cường hệ thống tự do thương mại đa diện (multilateral
free trade system) là cần thiết cho sự thịnh
vượng tương lai (future prosperity),
hai bên khẳng định sẵn sàng cộng tác trong việc giải phóng tự do thương
mại thông qua những hoạt động của tổ chức thương mại quốc tế WTO và Cộng
tác Kinh tế Á châu Thái Bình dương APEC.
Hợp tác các vấn đề quốc tế
(Collaborating on international issues)
Điều khoản 11-
Để đóng góp cho hòa bình (to
contribute to peace),
thịnh vượng và ổn định trong vùng nói riêng và thế giới nói chung, hai bên
quyết định cộng tác để tăng cường các nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc, đặc
biệt các cải tổ của Liên Hiệp Quốc bao gồm Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc
và đề cao các cố gắng quốc tế để giải giới và cấm truyền bá các vũ khí.
Các bên hoan nghênh sự tiến bộ của tổ chức phát triển năng lượng và tái
khẳng định của tổ chức này. Các bên đồng ý các biện pháp sau đây:
Tăng cường bảo vệ môi sinh (strengthening
environmental protection)
Đề cao việc sử dụng hiệu suất cao và các năng lượng tái sử dụng được (promoting
efficient and sustainable use of energy resources)
Tăng cường bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của dân (improving
health and welfare)
Tăng cường các biện pháp chống khủng bố quốc tế (international
terrorism), buôn lậu vũ khí nhỏ (illegal
trafficking of small fire arms) các tổ chức tội
phạm quốc tế (international organised crimes)
Tăng cường sự hợp tác về hướng Nam (South-South)
để chia sẻ sự tiến bộ kinh tế với các nước đang phát triển
(developing countries)
Điều khoản 12-
Nhật Bổn hoan nghênh sự chấp nhận về tầm nhìn 2020 của khối
ASEAN, phản ảnh một ASEAN năng động và quyết tâm giải quyết các thử thách
trong thế kỷ sắp tới.
(Xem tiếp kỳ 67)

Tham
khảo:
Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đã tham khảo
những tài liệu sau đây:
http://www.aseansec.org/

http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm
http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/
Nguyễn
Văn
Thành
11/5/2008