Nguyễn Văn Thành
 

 

  Hiệp Hội Các Quốc Gia
     Đông Nam Á -
ASEAN:
 

     Kỳ  1  |  Kỳ  2  Kỳ  3

     Kỳ  4  Kỳ  5  |  Kỳ  6

     Kỳ  7  |  Kỳ  8  Kỳ  9  

     Kỳ 10 |  Kỳ 11 Kỳ 12

     Kỳ 13Kỳ 14 |  Kỳ 15

     Kỳ 16 Kỳ 17 Kỳ 18

     Kỳ 19  Kỳ 20 |  Kỳ 21

     Kỳ 22 Kỳ 23 |  Kỳ 24

     Kỳ 25 Kỳ 26 |  Kỳ 27 

     Kỳ 28 Kỳ 29 |  Kỳ 30

     Kỳ 31  Kỳ 32 Kỳ 33 

     Kỳ 34 Kỳ 35 Kỳ 36 

     Kỳ 37  Kỳ 38 Kỳ 39

     Kỳ 40 |  Kỳ 41 |  Kỳ 42

     Kỳ 43 |  Kỳ 44 |  Kỳ 45

     Kỳ 46 |  Kỳ 47 |  Kỳ 48

     Kỳ 49 Kỳ 50 |  Kỳ 51

     Kỳ 52  Kỳ 53 Kỳ 54

     Kỳ 55  Kỳ 56  Kỳ 57

     Kỳ 58  Kỳ 59 |  Kỳ 60

     Kỳ 61 |  Kỳ 62 |  Kỳ 63

     Kỳ 64  Kỳ 65 Kỳ 66

     Kỳ 67 |  Kỳ 68  Kỳ 69

     Kỳ 70 |  Kỳ 71 | Kỳ 72 

     Kỳ 73 |  Kỳ 74 | Kỳ 75

     Kỳ 76 |  Kỳ 77 | Kỳ 78

     Kỳ 79 Kỳ 80 Kỳ 81

     Kỳ 82 |  Kỳ 83 Kỳ 84 

     Kỳ 85 |  Kỳ 86 | Kỳ 87 

 

 

 

 

 

 

 

                             
                                         
                                       
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

www.ninh-hoa.com

 

 



Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á:
(
Association of SouthEast Asian Nations - ASEAN)
Nguyễn Văn Thành

  

Kỳ 65:

Ngoại V

 

Đi Thoại ASEAN - Nhật Bổn

 

 

Điều khoản 1- ASEAN và Nhật Bổn thiết lập liên lạc bán chính thức năm 1973 và chính thức sau đó với sự thành lập Diễn Đàn ASEAN-Nhật Bổn năm 1977. Từ đó sự liên hệ ngoại giao ASEAN-Nhật Bổn tiến bộ và hợp tác sâu rộng bao gồm chính trị, an ninh, kinh tế và tài chánh, xã hội và văn hóa.

 

Điều khoản 2- Sự liên hệ càng ngày càng mạnh mẽ hơn sau khi 2 bên ký kết thỏa hiệp Tokyo phục vụ liên minh ASEAN-Nhật Bổn năng động trong 1 nghìn năm mới và (the Dynamic and Enduring ASEAN-Japan Partnership in the New Millennium) chấp nhận chương trình hành động ASEAN-Nhật Bổn (the “ASEAN-Japan Plan of Action) trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Nhật Bổn tại Tokyo ngày 11 và 12 tháng 12 năm 2003.

 

Điều khoản 3- ASEAN và Nhật Bổn đã tăng cường hợp tác sâu rộng để bảo đảm hòa bình thịnh vượng và ổn định trong vùng thông qua cơ chế đối thoại ASEAN-Nhật Bổn (mechanisms under the ASEAN-Japan dialogue) trong các Hội nghị Thượng đỉnh, các Hội nghị Bộ trưởng, các nhân viên cấp cao và trong các hội nghị các chuyên viên thông qua khung đa diện sáng kiến bởi ASEAN, thí dụ như Diễn đàn vùng ASEAN, ASEAN+3.

 

Điều khoản 4- Tuyên ngôn Tokyo (The Tokyo Declaration) và chương trình hành động ASEAN-Nhật Bổn đã được 2 bên chấp thuận là một cơ sở cho liên hệ ASEAN-Nhật Bổn và cung cấp điều lệ và hướng đi cho sự hợp tác tương lai (providing guideline and direction for future cooperation). Các tài liệu này phản ảnh sự tham gia của 2 bên phát triển liên hệ toàn diện trong thế kỷ thứ 21.

 

Điều khoản 5- Để theo dõi kết quả của các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bổn, cố gắng thi hành các biện pháp ưu tiên (priority measures) và các hành động theo đúng chương trình hành động ASEAN-Nhật Bổn, các thành quả sẽ được báo cáo cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bổn vào ngày 23 tháng 11 năm 2004.

 

Điều khoản 6- Nhật Bổn gia nhập Thỏa hiệp hữu nghị và hợp tác (the Treaty of Amity and Cooperation - TAC) với các nước Đông Nam Á ngày 2 tháng 7 năm 2004 tại Jakarta và gia tăng sự quan trọng của Thỏa hiệp hữu nghị và hợp tác như là một Luật ứng sử (a code of conduct) và giao thiệp cho các nước phục vụ nền hòa bình và thịnh vượng trong vùng.

 

Điều khoản 7- Trong quan niệm của sự thay đổi nhanh chóng tình thế địa phương và quốc tế đặc biệt là sự phát sinh khủng bố liên quốc gia, ASEAN-Nhật Bổn quyết tâm tăng cường hợp tác trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong vùng và giải quyết các vấn đề tiêu diệt khủng bố, chống hải tặc, không tặc và các tội phạm liên quốc gia khác. Nhật Bổn tham dự Hội nghị ASEAN+3 – (Nhật Bổn, Đại Hàn và Trung Quốc) ngày 10 tháng 1 năm 2004 tại Bangkok trong đó thỏa hiệp hậu thuẫn trên nguyên tắc quan niệm để thi hành trong 8 khu vực như khủng bố, nạn buôn lậu độc dược, nạn buôn người, nạn hải tặc, nạn buôn lậu khí giới, nạn rửa tiền, nạn quốc tế tội phạm kinh tế và tội phạm điện toán. Hội nghị hàng năm đầu tiên ASEAN+3 với Nhật Bổn đã xảy ra ngày 29 tháng 9 năm 2004 tại Bandar Seri Begawan để trao đổi ý kiến về sự cộng tác ASEAN-Nhật Bổn trong tương lai. Nhật Bổn và ASEAN hợp tác trong việc soạn thảo Tuyên ngôn chung trong việc cộng tác chống khủng bố quốc tế trong Hội nghị thượng đỉnh ngày 30 tháng 11 năm 2004.

 

Điều khoản 8- ASEAN và Nhật Bổn tiếp tục là các đối tác thương mại quan trọng. Các nhà lãnh đạo các nước ASEAN-Nhật Bổn ký kết Tuyên bố chung của ASEAN-Nhật Bổn về chương trình liên minh toàn diện kinh tế (the Comprehensive Economic Partnership - CEP) và thỏa hiệp khung giữa ASEAN -Nhật Bổn vào ngày 5 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Cam Bốt và ngày 8 tháng 10 năm 2003 tại Ba-Li, Nam Dương.

 

Điều khoản 9- Sự thi hành thỏa hiệp ASEAN-Nhật Bổn (the ASEAN-Japan CEP - AJCEP) bao gồm vùng tự do thương mại (free trade area) sẽ hoàn tất trước năm 2012 và hội nghị cho phép trong vòng 5 năm thi hành với thành viên mới ASEAN.

 

Điều khoản 10- Trong Hội nghị lần thứ 11 của khối ASEAN giữa các bộ trưởng kinh tế, thương mại và kỹ nghệ với sự tham vấn của Nhật Bổn ngày 4 tháng 9 năm 2004. Các vị Bộ trưởng khuyến cáo Hội nghị ASEAN-Nhật Bổn ngày 30 tháng 11 năm 2004 và ASEAN cùng Nhật Bổn sẽ bắt đầu hiệp thương cho thỏa hiệp vào tháng 4 năm 2005. Hội nghị muốn hoàn tất cuộc hiệp thương trong vòng 2 năm kể từ 2005.

 

Điều khoản 11- Về vấn đề thương mại năm 2003, ASEAN đã xuất cảng sang Nhật Bổn 50 tỷ 300 triệu Mỹ kim và nhập cảng từ Nhật 58 tỷ. Trong khi đó Nhật Bổn đầu cơ trực tiếp vào ASEAN từ 1 tỷ 760 triệu Mỹ kim năm 2002 và gia tăng tới 2 tỷ năm 2003.

 

Điều khoản 12- Nhật Bổn là một đối tác quan trọng trong khối ASEAN, đồng thời Nhật cũng góp phần phát triển các hoạt động kinh tế. Nhật trợ giúp kỹ thuật cho nhiều chương trình thí dụ như Nhật Bổn-ASEAN trao đổi và chương trình Nhật Bổn-ASEAN trao đổi tín dụng (the Japan-ASEAN General Exchange Fund - JAGEF). Sự phát triển cộng tác bao gồm nhiều địa hạt gồm có hậu thuẫn cho chương trình sáng kiến kết hợp ASEAN, chương trình phát triển thanh niên, chương trình phát triển lưu vực sông Cửu Long.

 

Điều khoản 13- Nhật Bổn hậu thuẫn các chương trình công tác (Work Plan), chương trình vùng và tiểu vùng thí dụ như hành lang Đông Tây (the East West Corridor), tiểu vùng Cửu Long, vùng phát triển Đông ASEAN và các công tác phát triển kinh tế và xã hội.

 

Điều khoản 14- ASEAN và Nhật Bổn thi hành sự trao đổi nhân dân và trao đổi văn hóa (cultural exchanges), đặc biệt thanh niên và trí thức với quan niệm chủ trì (fostering), cộng tác, tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau về các phong tục tập quán và xã hội. Nhật Bổn hậu thuẫn cho chương trình thanh niên Á Châu, cho chương trình tổ chức hữu nghị thanh niên ASEAN-Nhật Bổn. Sự trao đổi bao gồm trao đổi các sinh viên, các nhà nghiên cứu và các giáo sư đại học.

 

 

 

 

(Xem tiếp kỳ 66)

 

 

 

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau đây:

  http://www.aseansec.org/

http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm

http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/

 

 

Nguyễn Văn Thành
      4
/5/2008