Hiệp
Hội
Các
Quốc
Gia
Đông
Nam
Á:
(Association of
SouthEast
Asian
Nations
-
ASEAN)
Nguyễn
Văn
Thành


Kỳ
56:
N
goại
Vụ
Phần Tổng quan
Đối
Thoại ASEAN và Hoa
Kỳ
(tiếp theo)
Điều khoản 13-
Mỹ Quốc tin tưởng rằng sẽ có một Hiệp thương vào cuối năm nay tuy nhiên
các bên phải tỏ ra mềm dẻo trong việc Hiệp thương. Hoa Kỳ quan niệm rằng
vòng đàm phán kế tiếp phải có mục tiêu bỏ hàng rào quan thuế trong các
nông phẩm, các sản phẩm chế tạo các dịch vụ, nhất là phải duy trì kinh tế
điện tử không phải đóng thuế (e-commerce duty free). Mỹ Quốc tin tưởng
rằng một nền thương mại thế giới tự do sẽ nâng cao đời sống của nhân dân
lao động (working people) khắp nơi trong điều kiện bảo vệ môi sinh. Mỹ
Quốc tin tưởng rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO phải cởi mở hơn (more
open) và chấp nhận sự gia nhập các nước trên toàn thể thế giới.
Điều khoản 14-
Về vấn đề Tổ chức Kinh tế Thế giới ASEAN-Thái Bình Dương APEC, khối ASEAN
nhấn mạnh vào chương trình phát triển nhân lực (the development of human
resources) và lưu ý tới vấn đề phân ly số (the digital divide: trình độ
điện tử khác nhau) giữa các nước. Khối ASEAN hậu thuẫn mãnh liệt cho chủ
đề APEC nhan đề chuyển giao cho Cộng đồng (Delivering to the Community).
Mỹ Quốc hoàn toàn yểm trợ APEC. ASEAN hậu thuẫn cho chương trình hành động
(action agenda) căn cứ vào việc chuyển giao kỹ thuật cao cho các nước
trong vùng.
Điều khoản 15-
Khối ASEAN thừa nhận rằng sự tiến bộ về Khoa học và Kỹ thuật cũng như sự
phát triển các nguồn nhân lực là tối quan trọng cho việc phát triển kinh
tế xã hội (socio-economic). Hai bên thảo luận về sự hợp tác trong vấn đề
hợp tác kỹ thuật sinh học (biotechnology), khoa học thực phẩm (food
science) và kỹ thuật, khoa khí tượng (meteorology) và vật lý, kinh tế vi
mô (microelectronics), điện tử và kỹ thuật thông tin (information
technology), khoa học vật chất (material science)
và kỹ thuật, các nghiên cứu về các năng lượng không qui ước
(non-conventional energy research) như nhà máy điện dùng sức gió, mặt
trời, khoa học về biển cả (marine sciences), khoa học không gian (space
technology) và các ứng dụng. Khối ASEAN hoan nghênh Hoa Kỳ hậu thuẫn cho
các sáng kiến (initiatives) của ASEAN thí dụ Đại học ảo về khoa học và kỹ
thuật (the ASEAN Virtual University of Science and Technology). Hệ thống
ASEAN khoa học kỹ thuật, khoa học và kỹ thuật quản trị (technology
management) thông qua chương trình trợ giúp kỹ thuật. Khối ASEAN trông
mong Mỹ Quốc cộng tác trong các địa hạt giáo dục, nghiên cứu và hệ thống
về định phẩm (quality systems), đó là các yếu tố quyết định phục vụ cho
khoa học và phát triển kỹ thuật.
Điều khoản 16-
Về vấn đề môi sinh (environment),
hai bên đồng ý tiếp tục cộng tác để ngăn ngừa các hậu quả tai hại về các
đám cháy lớn lao trong rừng. Khối ASEAN hoan nghênh Hoa Kỳ trợ giúp thi
hành chương trình hành động của ASEAN trong việc bảo vệ rừng. Khối ASEAN
cũng yêu cầu Hoa Kỳ trợ giúp trong vấn đề quản lý môi sinh (environmental
management), bảo vệ các nguồn tài nguyên vùng
ven biển (coastal resources) cũng như bảo
vệ các công viên (parks).
Điều khoản 17-
Hoa Kỳ ghi nhận khối ASEAN rất mong phát triển nhanh
(rapid growth) sau khi bị khủng hoảng kinh tế năm 1997. Tuy nhiên sự phát
triển kỹ nghệ quá nhanh chóng (Rapid industrialization) và việc bành
trướng các đô thị sẽ là một vấn đề thử thách trong vùng. Trong quan niệm
này, Hoa Kỳ tuyên bố tiếp tục hậu thuẫn ASEAN tiếp nhận kỹ thuật sạch
(clean technologies) trong việc duy trì phát triển. Về vấn đề khí hậu thay
đổi (climate change), hai bên thừa nhận rằng các nước phát triển là những
nước làm phát sinh nhiều khí thải nhất, CO2) và phải có trách
nhiệm đầu tiên chống sự thay đổi khí hậu. Mỹ Quốc tin tưởng rằng các nước
thuộc khối ASEAN sẽ được lợi về kinh tế cũng như môi sinh bằng cách giảm
khí thải CO2. Nước Mỹ đồng ý làm việc chung với tất cả các nước
thuộc khối ASEAN trong việc chống
khí hậu thay đổi (to combat climate
change) mà không ảnh hưởng trong cviệc phát triển kinh tế.
Điều khoản 18-
Hai bên trao đổi quan điểm về hợp tác canh nông. Mỹ Quốc hoan nghênh khối
ASEAN và bộ Canh Nông Mỹ Quốc (USDA
- United States of
AMERICA Department of Agriculture) cộng tác trong vấn đề thực phẩm, canh
nông, rừng, xóa bỏ nạn nghèo đói (poverty eradication). Mỹ Quốc sẽ giúp đỡ
chuyển giao kỹ thuật, huấn luyện phát triển kinh doanh nông phẩm
(agro-business). Hai bên đồng ý rằng các vấn đề vừa kể sẽ làm cho kinh tế
ASEAN hồi phục.
Điều khoản 19-
Hai bên trao đổi quan điểm về vấn đề tội ác quốc tế (international crime),
hải tặc, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em (trafficking in women and
children), buôn bán khí giới,
nạn HIV/AIDS. Hoa Kỳ hoan nghênh các cố gắng
của các khối ASEAN để đạt mục tiêu vùng không sản xuất, chế biến và buôn
bán các chất ma túy. Hoa Kỳ rất quan tâm việc cộng tác với khối
ASEAN trong việc chống ma túy (the counter narcotics cooperation). Hoa Kỳ
hoan nghênh sự thiết lập trung tâm ASEAN chống tội phạm liên quốc gia (the
ASEAN Centre for Combating Transnational Crime).
Điều khoản 20-
Trao đổi quan điểm về các vấn đề và an ninh có ảnh hưởng tới an ninh trong
vùng. Hai bên công nhận rằng các vấn đề an ninh đã phát triển tích cực
(positive developments) đạt được kỹ thuật tiến bộ. Hai bên cũng nhận thấy
có sự hồi phục kinh tế và việc trao đổi gia
tăng trong các nước ASEAN. Hai bên nhìn thấy rằng liên hệ bền vững (stable
relations) của các đại cường (the major powers) đóng góp cho sự phàt
triên. Hai bên hoan nghênh sự phát triển tích cực trong bán đảo Triều Tiên
và mong rằng bán đảo này thực hiện được nền hòa bình.
Điều khoản 21-
Mỹ Quốc ghi nhận rằng vùng biển Nam Trung Quốc (the South China Sea)
là một vùng có tiềm năng tranh chấp. Hai bên hoan nghênh các cố gắng để
giải quyết các tranh chấp bằng hiệp thương và mong muốn tất cả các bên
mang lại một nền hòa bình trong vùng. Hai bên hoan nghênh những cố gắng để
thông qua một Luật về quyền hành xử trong vùng biển Nam Trung Quốc (the
Regional Code of Conduct in the South China Sea).
Điều khoản 22-
Mỹ Quốc ghi nhận rằng tình hình tại Miến Điện vẫn là vùng bất ổn định
trong vùng. Mỹ Quốc hoan nghênh đặt một đại sứ đặc biệt của Tổng thư ký
Liên
Hiệp
Quốc (Special Envoy of the UN Secretary General) tại Miến Điện. ASEAN và
Mỹ quốc luôn muốn giúp đỡ Miến Điện chuyển sang dân chủ.
Điều khoản 23-
Hai bên hoan nghênh sự phát triển tích cực của Đông Timor (East Timor) và
sự cộng tác của Nam Dương và Ủy ban hành chánh lâm thời Đông Timore của
Liên Hiệp Quốc (the UN Transitional Administration in East Timor (UNTAET).
Hai bên công nhận sự tiến bộ của Nam Dương trong việc giải quyết các vấn
đề thuộc tị nạn.
Điều khoản 24-
Hai bên thảo luận về thỏa hiệp cấm phổ biến vũ khí nguyên tử.
Điều khoản 25-
Hai bên hoan nghênh việc cải tiến sự liên hệ tổ chức giữa ASEAN và Mỹ
Quốc.
(Xem tiếp kỳ 57)

Tham khảo:
Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau đây:
http://www.aseansec.org/

http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm
http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/
Nguyễn
Văn
Thành
23/12/2007