Hiệp
Hội
Các
Quốc
Gia
Đông
Nam
Á:
(Association of
SouthEast
Asian
Nations
-
ASEAN)
Nguyễn
Văn
Thành


Kỳ
39:
N
goại
Vụ
Phần Tổng quan
(tiếp theo)
Đối Thoại ASEAN và TRUNG QUỐC
Mở đầu:
1- Kể từ khi cuộc đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc vào
tháng 7 năm 1996 tại Djakarta (Nam Dương), sự cộng tác của 2 bên đă trở
nên sâu đậm hơn. Mối liên lạc giữa 2 bên cũng càng ngày càng tốt hơn với
bản Tuyên ngôn chung (the
Joint Declaration)
của Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN và Trung Quốc về vấn đề ḥa b́nh và thịnh
vượng trong cuộc họp thượng đỉnh vào mùng 8 tháng 10 năm 2003 tại Ba-Li.
Hợp tác về An ninh và Chính trị (Political
and Security Cooperation)
2- Trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc năm 2002
tại Nam Vang, Cam-Bốt, Trung Quốc đă thỏa thuận với khối ASEAN về hợp tác
chính trị và an ninh trong 3 năm qua thuộc lănh vực an ninh không truyền
thống (Non- traditional Security) trong bản tuyên ngôn về quản lư (the
Declaration on the Conduct - DOC)
của các bên về vấn đề biển phía Nam Trung Hoa. Trung Quốc là đối thoại
đầu tiên nằm trong thỏa thiệp hữu nghị và hợp tác (the
Treaty of Amity and Cooperation - TAC)
của
các nước Đông Nam Á với Trung Quốc trong Hội nghị Ba-Li, Nam Dương. Trung
Quốc muốn cộng tác với ASEAN về việc tham gia vào thỏa hiệp vùng Đông Nam
Á phi vơ nguyên tử (Southeast
Asia Nuclear Weapons-Free Zone (SEANWFZ).
3- Để theo dơi (follow-up)
Tuyên
ngôn về vấn đề phía Nam biển Trung Hoa (the
South China Sea),
khối ASEAN và Trung Quốc quyết định triệu tập một cuộc họp vào tháng 12
năm 2004. Vấn đề an ninh phi cổ truyền, Trung Quốc và ASEAN sẽ kư kết một
thỏa hiệp về sự hợp tác trong các vấn đề an ninh không truyền thống vào
tháng 1 năm 2004 tại Bangkok, Thái Lan. Tại đó, hai bên sẽ lập một chương
tŕnh hàng năm (Annual
Plan)
và khai triển trong năm 2005.
Cộng Tác Kinh Tế:
4- Sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa ASEAN và Trung
Quốc đă gia tăng nhanh chóng. Năm 2003, ASEAN xuất cảng sang Trung Quốc
47 tỷ 300 triệu Mỹ kim và nhập cảng từ Trung Quốc 30 tỷ 900 triệu Mỹ kim.
ASEAN là thị trường xuất cảng lớn thứ 5 của Trung Quốc và là thị trường
nhập cảng hàng thứ 4 của Trung Quốc. Sự mua bán 2 chiều giữa ASEAN và
Trung Quốc sẽ đạt khoảng 100 tỷ đô-la vào năm 2005.
5- Tháng 11 năm 2002, các lănh tụ ASEAN và Trung Quốc kư
thỏa hiệp hợp tác kinh tế toàn diện khung (the
Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation).
Thỏa hiệp này cho biết rằng tới năm 2010, Trung Quốc và các nước Brunei,
Nam Dương, Mă Lai Á, Phi Luật Tân và Thái Lan sẽ là vùng kinh tế tự do, và
tới năm 2015 thi hành thêm cho Việt Nam, Cam-Bốt, Lào, Miến Điện.
6- Cuộc hội thương về giảm quan / bỏ quan thuế biểu về
thương mại hàng hóa, cơ chế thỏa thuận dàn xếp các cuộc tranh chấp đă hoàn
tất tại Bắc Kinh tháng 10 năm 2004. ASEAN và Trung Quốc sẽ kư thỏa thuận
về thương mại sản phẩm và cơ chế giải quyết các tranh chấp (Dispute
Settlement Mechanism Agreements)
tại
hội nghị thượng đ́nh ASEAN-Trung Quốc vào tháng 12 năm 2004 tại
Vientiane,
Ai Lao.
7- Về vấn đề vận tải, ASEAN và Trung Quốc sẽ kư thỏa hiệp
về hợp tác vận tải trong hội nghị thượng đỉnh vào năm 2004 tháng 11 tại
Vientiane,
Ai Lao.
Hợp tác chức năng (Functional
Cooperation)
8- Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 6 tháng 11 năm 2001
tại Brunei, ASEAN và Trung Quốc đặt ưu tiên cộng tác trong đầu thế kỷ 21
về vấn đề canh nông, thông tin, kỹ thuật truyền thông, phát triển nhân lực,
phát triển khu vực sông Cửu Long (Mekong
River Basin Development)
và đầu tư 2 chiều (and
two-way investment).
9- Để tăng cường sự hợp tác (to
strengthen the cooperation)
trong
5 vùng ưu tiên, ASEAN và Trung Quốc đă kư kết về thỏa hiệp chương tŕnh
trung hạn và dài hạn (Medium
and Long-Term Plan)
về canh nông giữa Trung Quốc và 10 nước hội viên ASEAN vào
ngày 2/11/2002 tại Nam Vang và một thỏa hiệp cộng tác về thông tin và kỹ
thuật truyền thông vào mùng 8 tháng 10 năm 2003 tại Ba-Li.
10- ASEAN và Trung Quốc cộng tác trong chương tŕnh phát
triển lưu vực sông Cửu Long và đă kư Hiệp ước Khung như Hiệp ước vùng phụ
thuộc (Sub-region)
sông Cửu Long, chương tŕnh hợp tác phát triển lưu vực sông Cửu Long, và
ban Quản trị sông Cửu Long. Trung Quốc ủng hộ 5 triệu đô-la để giúp đỡ sự
lưu thông sông Cửu Long tại Lào và Miến Điện.
11- Trong phạm vi sức khỏe cộng đồng (public
health),
Trung Quốc ủng hộ 10 triệu trong chương tŕnh hợp tác chống bệnh đường hô
hấp SARS. Trung Quốc muốn thiết lập một quỹ phục vụ sức khỏe cộng đồng để
chống những bệnh truyền nhiễm.
12- Trong phạm vi văn hóa ASEAN và Trung Quốc đă dự thảo
một thỏa hiệp cộng tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
13- Sự hợp tác về du lịch giữa ASEAN và Trung Quốc nằm
trong Hội nghị ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bổn) về vấn đề thiết
lập các khóa hội thảo về du lịch, các quảng cáo về du lịch, các trung tâm
điều hành du lịch.
14-
Về vấn đề thanh niên, ASEAN và Trung Quốc, đă thiết lập
hội nghị tham vấn
cấp cao về thanh niên (the
Senior Officials Consultation Meeting on Youth)
vào tháng 5 năm 2004 và hội nghị ASEAN - Trung Quốc giữa
các Bộ trưởng thanh niên vào tháng 9 năm 2004.
ASEAN và Trung Quốc sẽ có cuộc họp của các nhà lănh đạo
kinh doanh trẻ (the
ASEAN - China Business Young Leaders Summit)
vào tháng 9 năm 2004, ASEAN và Trung Quốc cũng triệu tập hội nghị thượng
đỉnh các nhà kinh doanh trẻ ASEAN và Trung Quốc (the
ASEAN - China Business Young Leaders Summit)
từ ngày 23 đến 28 tháng 5 năm 2004 tại tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc.
(Xem tiếp kỳ 40)

Tham khảo:
Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đă tham khảo những tài liệu sau đây:
http://www.aseansec.org/

http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm
http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/
Nguyễn
Văn
Thành
19/8/2007