Nguyễn Văn Thành
 

 

  Hiệp Hội Các Quốc Gia
     Đông Nam Á -
ASEAN:
 

     Kỳ  1  |  Kỳ  2  Kỳ  3

     Kỳ  4  Kỳ  5  |  Kỳ  6

     Kỳ  7  |  Kỳ  8  Kỳ  9  

     Kỳ 10 |  Kỳ 11 Kỳ 12

     Kỳ 13Kỳ 14 |  Kỳ 15

     Kỳ 16 Kỳ 17 Kỳ 18

     Kỳ 19  Kỳ 20 |  Kỳ 21

     Kỳ 22 Kỳ 23 |  Kỳ 24

     Kỳ 25 Kỳ 26 |  Kỳ 27 

     Kỳ 28 Kỳ 29 |  Kỳ 30

     Kỳ 31  Kỳ 32 Kỳ 33 

     Kỳ 34 Kỳ 35 Kỳ 36 

     Kỳ 37  Kỳ 38 Kỳ 39

     Kỳ 40 |  Kỳ 41 |  Kỳ 42

     Kỳ 43 |  Kỳ 44 |  Kỳ 45

     Kỳ 46 |  Kỳ 47 |  Kỳ 48

     Kỳ 49 Kỳ 50 |  Kỳ 51

     Kỳ 52  Kỳ 53 Kỳ 54

     Kỳ 55  Kỳ 56  Kỳ 57

     Kỳ 58  Kỳ 59 |  Kỳ 60

     Kỳ 61 |  Kỳ 62 |  Kỳ 63

     Kỳ 64  Kỳ 65 Kỳ 66

     Kỳ 67 |  Kỳ 68  Kỳ 69

     Kỳ 70 |  Kỳ 71 | Kỳ 72 

     Kỳ 73 |  Kỳ 74 | Kỳ 75

     Kỳ 76 |  Kỳ 77 | Kỳ 78

     Kỳ 79 Kỳ 80 Kỳ 81

     Kỳ 82 |  Kỳ 83 Kỳ 84 

     Kỳ 85 |  Kỳ 86 | Kỳ 87 

     Kỳ 88 |  Kỳ 89 | Kỳ 90 

     Kỳ 91 | Kỳ 92 | Kỳ 93

     Kỳ 94       

 

 

 

 

 

 

 

                             
                                         
                                       
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

www.ninh-hoa.com

 



Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á:
(
Association of SouthEast Asian Nations - ASEAN)
Nguyễn Văn Thành

  

Kỳ 31:

Ngoại V

Phần Tổng quan

 

 (tiếp theo)
 

 

Hội Nghị BTrưởng lần thứ 15 của ASEAN và Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu Tại Djakarta ngày 10/3/2005

 

 

Điều khoản 16: Các vị Bộ trưởng trao đổi quan điểm về vấn đề bán đảo Triều Tiên và thừa nhận rằng sự phát triển võ khí nguyên tử trong vùng này có ảnh hưởng tới vấn đề hòa bình, ổn định, và an ninh quốc tế, đặc biệt là khu vực Á Châu Thái Bình dương.  Các vị Bộ trưởng hậu thuẫn cho vấn đề giải giới nguyên tử trong bán đảo Triều Tiên. Các vị Bộ trưởng cũng khuyến khích Bắc Triều Tiên trở lại bàn Hội nghị để đạt được thỏa hiệp về hòa bình ổn định lâu dài trong vùng.

 

Điều khoản 17: Các vị Bộ trưởng cũng trao đổi quan điểm thẳng thắn về trường hợp của Miến Điện.  Các vị Bộ trưởng khuyến khích Miến Điện thiết lập hệ thống chính trị xây dựng cho toàn quốc.  Các vị Bộ trưởng yêu cầu Miến Điện bỏ các giới hạn.  Các vị Bộ trưởng yêu cầu Miến Điện cho phép đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc được vào quan sát tại Miến Điện.

 

Điều khoản 18: Các vị Bộ trưởng trao đổi quan điểm về sự quan trọng của hệ thống thương mại đa phương đề ra bởi Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và hoan nghênh  cơ cấu thỏa thuận ngày 11 tháng 8 năm 2004 trong Chương trình Phát triển DOHA.  Thỏa thuận này đã có tiến bộ về các sản phẩm canh nông, sản phẩm phi canh nông, vấn đề thương mại thuận tiện và các vấn đề dịch vụ.  Các vị Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển hệ thống kinh tế đa phương và yêu cầu tái cứu xét sự đối đãi đặc biệt và khác biệt (the special and differential treatment) cho các nước đang mở mang với mục tiêu là làm cho các nước này mạnh hơn, và hoạt động  hữu hiệu thêm.  Các vị Bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Quốc tế tại Hồng Kông tháng 12 năm 2005 sẽ hoàn tất Hiệp thương một cách nhanh chóng.  Các vị Bộ trưởng cũng tái khẳng định hậu thuẫn cho Việt Nam và Lào Quốc trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

 

Điều khoản 19: Các vị Bộ trưởng nhấn mạnh là Hội nghị Tối cao của Hội đồng WTO trong năm 2005 sẽ tái cứu xét sự tiến bộ trong mục tiêu phát triển nghìn năm (the Millennium  Development  Goals) và hoan nghênh sự tham gia của Hội đồng Liên Hiệp quốc về vấn đề kinh tế, xã hội và các vấn đề khác.  Trong mục tiêu này các vị Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết là biến các chỉ tiêu đề ra thành hành động (to translate the commitments into actions) thông qua sự thiết lập, sự hợp tác giữa từng vùng và toàn thế giới bởi các chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà hữu trách theo đúng bản Tuyên ngôn các nguyên tắc và chương trình hành động của Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về xã hội thông tin (the Information Society) tháng 12 năm 2003.

 

Điều khoản 20: Các vị Bộ trưởng hoan nghênh sự thi hành của Thỏa hiệp Kyoto trong vấn đề thi hành các bước cụ thể trong việc thay đổi khí hậu và giảm thiểu các khí thải (CO2). Khối ASEAN và Cộng đồng Kinh tế Âu Châu quyết tâm hợp tác trong việc khuyến khích bảo vệ môi sinh.

 

Điều khoản 21: Hội nghị kế tiếp, các vị Bộ trưởng đồng ý sẽ tái nhóm Hội nghị ASEAN và Cộng đồng Kinh tế Âu Châu thứ 16 tại Âu Châu năm 2007.
 

 

Vấn đề Tài Chính và Ngân Hàng

 

Nhắc lại cơ cấu thỏa thuận về dịch vụ ký kết ngày 15 tháng 12 năm 1995 tại Bangkok Thái Lan đã thỏa thuận tăng cường hợp tác về dịch vụ giữa các nước hội viên, giảm thiểu những giới hạn về dịch vụ giữa các nước hội viên theo đúng tinh thần tự do thương mại của tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

 

Nhắc lại Tuyên ngôn của Hội nghị các Bộ trưởng Tài chánh kêu gọi các nước hội viên tham gia vòng đàm phán thứ 3 về vấn đề dịch vụ tài chánh.  Thi hành những điều khoản về dịch vụ tài chánh của thỏa thuận ASEAN.

 

Bảo đảm rằng các nước thành viên ASEAN không là hội viên của WTO, cũng được đối đãi về dịch vụ tài chánh như là các nước hội viên ASEAN đã là thành viên.  Tổ chức mong muốn các nước hội viên đối xử với nhau trên cơ bản tối huệ quốc.  Toàn thể các nước tham gia thỏa thuận các điều sau đây:

 

(1) Điều khoản 1: Các nước thành viên thuộc Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO sẽ đối đãi theo đúng Thỏa hiệp GATS (Member States who are WTO Members shall continue to extend their specific commitments under GATS to ASEAN Member States who are non-WTO members ) đối với các nước ASEAN khác không  phải là hội viên của WTO.

 

(2) Điều khoản 2: Các nước hội viên sẽ đối đãi đặc biệt về dịch vụ tài chánh với các thành viên khác( Member States shall extend to all other Member States preferential treatment in financial services )

 

(3) Điều khoản 3: Các phụ bản của Thỏa hiệp này sẽ ghi rõ sự thi hành và danh sách các điều miễn trừ các nước thuộc diện Tối huệ quốc (Most-Favored Nation).

 

(4) Điều khoản 4: Các điều khoản và phụ bản của thỏa thuận ASEAN về dịch vụ.

 

(5) Điều khoản 5: Các điều khoản này sẽ có hiệu lực khi các nước tham gia phê chuẩn và chữ ký của Tổng Thư ký của khối ASEAN trước ngày 31 tháng 12 năm 2005.

 

(6) Điều khoản 6: Điều khoản thỏa thuận này sẽ được Tổng Thư ký lưu trữ và chuyển cho các nước hội viên.  Toàn thể các Bộ trưởng Tài chánh các nước ASEAN được ký kết, đặc biệt Bộ trưởng Tài chánh Việt Nam là Ông Nguyễn Sinh Hùng ký kết.

 

 

 

(Xem tiếp kỳ 32)

 

 

 

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau đây:

  http://www.aseansec.org/

http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm

http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/

 

 

Nguyễn Văn Thành
       
17/6/2007