Hiệp
Hội
Các
Quốc
Gia
Đông
Nam
Á:
(Association of
SouthEast
Asian
Nations
-
ASEAN)
Nguyễn
Văn
Thành
Kỳ
30:
N
goại
Vụ
Phần Tổng quan
(tiếp theo)
Hội Nghị Bộ Trưởng
lần thứ 15 của ASEAN và Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu Tại Djakarta ngày
10/3/2005
Điểu
khoản 1:
Hội nghị Bộ trưởng giữa ASEAN và Cộng đồng Kinh tế Âu châu nhóm họp tại
Djakarta nước Nam Dương ngày 10 tháng 3 năm 2005, gồm các vị Ngoại trưởng
của các nước thuộc Cộng đồng Đông Nam Á và Cộng đồng Kinh tế Âu châu, với
sự tham gia của Ngoại trưởng Khối Âu châu và Tổng Thư ký Khối ASEAN. Hội
nghị được đồng chủ tọa bởi Nam Dương và Lục Xâm Bảo (Luxembourg), nhóm họp
trong tinh thần cởi mở truyền thống, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
Điều
khoản 2:
Các vị Bộ trưởng của các nước tham dự bày tỏ cảm tình và liên đới với
chính phủ và nhân dân của các nước bị ảnh hưởng bởi nạn sóng thần ngày 26
tháng 12 năm 2004.
Điều
khoản 3:
Các vị Bộ trưởng tái khẳng định sự quan trọng trong cuộc hiệp thương giữa
ASEAN và khối EU (Cộng đồng Kinh Tế Âu Châu) và nhấn mạnh rằng sự liên hệ
là một hợp tác cơ bản giữa Âu châu và Á châu. Các vị Bộ trưởng quyết tâm
tăng cường sự hợp tác Âu châu và Á châu để phục vụ cho quyền lợi của nhân
dân cho cả 2 phía.
Điều
khoản 4:
Các vị Bộ trưởng nhấn mạnh rằng sự liên hệ thân hữu Âu Á dựa trên căn bản
của nền văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục với mục tiêu đề cao
hòa bình, thịnh vượng, phát triển và ổn định trong cả 2 vùng.
Điều
khoản 5:
Các vị Bộ trưởng duyệt lại sự tiến bộ của sự hợp tác Á Âu kể từ Hội nghị
thứ 14 giữa Á Âu tại Bruxelle (Bỉ) năm 2003. Các vị Bộ trưởng hài lòng
với sự tiến bộ trong liên hệ giữa Á Âu gồm có những tiến bộ trong việc
phát triển chính trị và an ninh, nhất là sự phát triển về thương mại và
đầu tư giữa 2 vùng Âu Á, sự tiến bộ và thành tích trong nhiều khu vực của
sự phát triển hợp tác kỹ thuật. Các vị Bộ trưởng nhận thấy rằng đã có sự
thi hành toàn diện của Thỏa ước trước về sự cộng tác trong vấn đề kết hợp
vùng, phát triển năng lượng tái tạo được (renewable energy), phát triển
giáo dục Đại học, bảo vệ môi sinh, tiêu chuẩn hóa và thực hiện bảo vệ tài
sản trí tuệ.
Các vị Bộ trưởng cũng
thỏa thuận về chương trình công tác Cộng đồng Kinh tế Âu châu và ASEAN
trong năm 2005 và 2006 gồm có tiếp tục hậu thuẫn cho việc kết hợp ASEAN,
chống khủng bố. Cộng đồng Kinh tế Ấu châu hậu thuẫn cho Khối ASEAN trong
việc thiết lập Trung tâm ASEAN đa sinh (ASEAN Biodiversity Center ABC) với
mục tiêu cộng tác bảo vệ môi trường và bảo vệ đa sinh (biodiversity).
Điều
khoản 6:
Các vị Bộ trưởng thừa nhận cuộc Hội nghị Á Âu tại Hà Nội tháng 10 năm 2004
góp phần vào sự phát triển hợp tác Á Âu.
Điều
khoản 7:
Các vị Bộ trưởng thảo luận về sự tiếp tục đe dọa của nạn khủng bố quốc tế
và đồng ý lên án mạnh mẽ tất cả các hành động khủng bố trên mọi bình diện.
Các vị Bộ trưởng tái khẳng định quyết tâm chống khủng bố là phù hợp với
nhiệm vụ quốc tế và với hiến chương Liên hiệp quốc trong đó phải tôn trọng
nhân quyền, và thi hành các luật lệ và bảo vệ nhân loại. Các vị Bộ trưởng
nhấn mạnh đến nguồn gốc của khủng bố nhưng tránh đồng hóa với bất cứ tôn
giáo nào, nhóm thiểu số nào hay quốc gia nào. Để đạt mục tiêu này, các vị
Bộ trưởng đồng ý hậu thuẫn cho các cố gắng chống khủng bố tại Á châu, hậu
thuẫn cho các tổ chức sau đây, Trung tâm Thi hành Luật Quốc tế (the
International Law Enforcement Academy) tại Bangkok, Thái Lan, Trung tâm
Đông Nam Á chống Khủng bố (the Southeast Asia Regional Center for Counter
Terrorisme Center) tại Kuala Lumpur, Mã Lai Á, và Trung tâm Cộng tác Thi
hành Luật (The Center for Law Enforcement Co-operation) tại Nam Dương.
Điều
khoản 8:
Các vị Bộ trưởng hoan nghênh chính sách của Cộng đồng Kinh tế Âu châu
trong việc thiết lập sự cộng tác với các nước Đông Nam Á. Các vị Bộ
trưởng cũng nhấn mạnh sự tiến bộ trong việc chia nhau các hiểu biết và
kinh nghiệm giữa các hệ thống và thiết lập sự trong sáng và sự hiểu biết
giữa 2 vùng. Các vị Bộ trưởng cũng thừa nhận sự cần thiết của Hiệp thương
tại các vùng không dính đến thương mại, và đồng ý ủy thác cơ chế điều hành
sẽ nhóm họp trong tương lai để hoàn tất về cơ chế và các khu vực cần Hiệp
thương.
Điều
khoản 9:
Các vị Bộ
trưởng ghi nhận sự hợp tác 3 chiều, đã khởi sự thi hành từ năm 2004, trong
đó có việc trợ giúp phát triển của Cộng đồng Âu châu vào mỗi nước của Khối
ASEAN. Cộng tác 3 chiều sẽ cho phép Cộng đồng Kinh tế Âu châu hậu thuẫn
trực tiếp sự kết hợp ASEAN với mục tiêu làm giảm khoảng cách phát triển
(the development gap) trong Khối ASEAN.
Điều
khoàn 10:
Các vị Bộ trưởng trao trách nhiệm cho Khối ASEAN và Cộng đồng Âu châu
trong việc trao đổi Kinh tế Quốc tế cũng như khai thác Hiệp thương xây
dựng giữa Âu châu và Á châu.
Điều
khoản 11:
Khối Âu châu ghi nhận sự phát triển của Khối ASEAN trong việc kết hợp vùng.
Khối Âu châu luôn luôn cố gắng giảm thiểu khoảng cách phát triển trong
khối ASEAN, đặc biệt giúp đỡ các nước kém phát triển (less developed
members) trong Khối ASEAN.
Điều
khoản 12:
Các vị Bộ trưởng nhấn mạnh rằng sự kết hợp chính trị và kinh tế trong 2
vùng: một bên là khối Đông Nam Á, một bên là Khối Âu châu sẽ giúp đỡ tăng
cường mối liên hệ của 2 khối. Các vị Bộ trưởng tái khẳng định sẽ đề cao
và tăng cường Hiệp thương và cộng tác, căn cứ vào quyền lợi chung của 2
vùng.
Điều
khoản 13:
Các vị Bộ trưởng hoan nghênh sự thiết lập hệ thống báo động vùng để báo
trước các thiên tai. Các vị Bộ trưởng cũng hoan nghênh các cố gắng để giúp
đỡ các nạn nhân trong các thiên tai.
Điều
khoản 14:
Các vị Bộ trưởng cũng thảo luận về tình hình Trung Đông và ủng hộ cho việc
thiết lập nước Do Thái và nước Palestine sống hòa bình cạnh nhau theo đúng
quyết định về hòa bình của Liên Hiệp quốc.
Điều
khoản 15:
Các vị Bộ trưởng hoan nghênh sự tái xác nhận chủ quyền của nước Irac. Các
vị Bộ trưởng yểm trợ cho giải pháp hòa bình, thịnh vượng và ổn định của
nước Irac.
(Xem tiếp kỳ 31)
Tham khảo:
Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau đây:
http://www.aseansec.org/
http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm
http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/
Nguyễn
Văn
Thành
10/6/2007