 |
|
|

Lê Thị Lộc
Bút danh: Hải Lộc
|
Lễ Tục Cưới Gả
|
|
|
|

LỄ
TỤC
C
Ư Ớ I
G Ả


Theo quy luật của
Tạo hóa khi Trai Gái đă đến tuổi trưởng thành nếu có duyên phận với
nhau th́ hai bên gia đ́nh lo chuẩn bị
Lễ Tục Cưới Gả để
cho đôi Nam Nữ trở thành Phu Phụ.
Ngày xưa theo
Phật-giáo về việc hôn nhơn buộc phải đủ 6 lễ (Lục-lễ):
-
Nạp-thái (nhận hôn)
-
Vấn-danh (hỏi han khỏi lầm bà con)
-
Nạp-cát (nhận suôi gia)
-
Nạp-lệ (thu nhận lễ vật)
-
Thỉnh-kỳ (định ngày cưới)
-
Thân-nghinh (lễ rước dâu)
*
Sau này những nghi lễ rườm rà ấy
đă thay đổi bớt, chỉ c̣n lại khoảng 4 lễ:
Đi dạm (làm quen)
Đính hôn (đám hỏi)
Nạp tài xin cưới (tiền cho
họ gái chi phí)
Đám cưới (rước dâu)
Thời gian trước
1975, trong một năm không được tổ chức Lễ cưới vào các tháng:
Tháng giêng (tháng đầu của năm không tốt)
Tháng 6 (nửa chừng không trọn vẹn)
Tháng 7 (mưa ngâu)
Hiện tại bây giờ (sau 1975)
tục lệ kiêng cữ trên bị xóa bỏ, từ đầu năm cho đến cuối năm tháng nào
cũng tổ chức Lễ cưới, tuy nhiên cũng có rất nhiều gia đ́nh vẫn giữ
phong tục của Ông Bà Tổ Tiên, họ vẫn nhờ Thầy (Chọn ngày BẤT TƯƠNG là
ngày đaị kiết, mọi việc được hành thông tốt đẹp) để tổ chức cho con
cái.
Khi hai bên gia đ́nh đă thỏa
thuận với nhau và sau khi đă chọn được ngày lành tháng tốt th́ Hôn lễ
được tiến hành tuần tự theo nghi lễ trên. Đến ngày rước dâu nhà trai
phải sắm những lễ vật như sau:

Quả trầu cau và quả trái cây
cũng như các quả khác ngày xưa đều bỏ vào quả đậy nắp kín rồi phủ khăn
đỏ bên ngoài, ngày nay có gia đ́nh muốn tăng thêm phần sinh động và
đẹp mắt cho đám cưới nên đă trang trí trầu cau và trái cây để lộ thiên
(chỉ một số ít gia đ́nh thôi chứ không phải đám cưới nào cũng trang
trí như vậy), có những gia đ́nh c̣n đặt một con heo quay trong lễ cưới.
Nói chung sắm lễ vật đám cưới
cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đ́nh chứ không nhất thiết
phải giống nhau.
Họ nhà gái trước ngày cưới
phải sắm sửa một mâm cơm để cúng Gia-tiên xin phép cho con theo chồng.
Họ nhà trai khi đă chuẩn bị
đâu vào đấy, trước giờ rước dâu cha mẹ và chú rể cũng sắm sửa trà rượu
dâng lên bàn thờ xin phép rước dâu:

Sau khi tŕnh với ông bà rồi
th́ giao lễ vật cho người phụ trách bưng quả, sau đó là bắt đầu xuất
phát.



Khi nhà trai đă đến th́ được nhà gái đón tiếp
ngay ngoài cổng:

Tiếp đến sau khi
đă đặt tất cả lễ vật lên trên chiếc bàn đặt trước bàn thờ nhà gái, bấy
giờ nhà trai mới xin phép nhà gái cho bắt đầu hành lễ:
Trước tiên trao quả áo cưới cho nhà gái mang vào cho cô dâu (khi ấy cô
dâu đang ở nhà trong), sau khi áo mặc chỉnh tề, cô dâu được mẹ dắt ra
trước hai họ.
Tiếp đến người đại diện cho nhà trai và nhà gái cùng cắm cặp đèn Long
phụng lên bàn thờ nhà gái để làm lễ :
-
Đại diện hai họ thắp hương
và đèn lên bàn thờ
-
Cô dâu và chú rể cùng lạy
trước bàn thờ
-
Mẹ chú rể hoặc người đại
diện đeo nữ trang cho cô dâu (Nữ trang gốm có: bông tai, dây chuyền,
lắc tay … c̣n tùy thuộc vào gia cảnh nhà trai)



- Cô dâu và chú rể trao nhẫn cho nhau

- Giới thiệu thân tộc của hai họ
- Cô dâu chú rể mời trầu rượu bên họ gái
- Họ nhà gái tặng quà cho cô dâu và chú rể
Sau khi đă hoàn thành mọi thủ tục
nhà gái mời nhà trai giải khát hoặc dùng tiệc mặn tuỳ thuộc vào giờ
giấc rước dâu, sau đó hồi quả cho nhà trai một ít bánh phu thê,
một ít trái cây và một ít trầu cau gọi là cái lộc (những
lễ vật này khi đă đón dâu về nhà trai sắp lên bàn thờ để cúng Gia Tiên).
Sau khi đă hoàn
thành nghi lễ, bây giờ đến lúc rước dâu về nhà trai, về đến nhà trai
th́ cũng lặp lại mọi nghi thức như ở nhà gái, chỉ có thiếu phần trao
hoa, đeo nữ trang và cô dâu chú rể trao nhẫn.


Sau khi nhà trai mời nhà gái giải
khát hoặc dùng tiệc mặn, nhà gái từ giă ra về để lại cho cô dâu
nhiều bịn rịn, luyến lưu, nhưng rồi sau đó cô dâu cũng phải vui lên
bởi buổi chiều hôm đó c̣n chuẩn bị cho buổi tiệc ở nhà hàng đă được
đặt sẵn và đă mời bao nhiêu là khách của hai họ.


Trong Hôn lễ hiện nay c̣n có
những gia đ́nh tổ chức thật là công phu, trước ngày rước dâu người ta
đă làm lễ trước tại chùa rất là trang nghiêm.


Trong Lễ Tục Cưới Gả diễn ra tùy
thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đ́nh, nhưng cho dù tổ chức trịnh
trọng hay đơn giản cũng không thiếu phần trang nghiêm, vẫn giữ được
thuần phong mỹ tục mà ngàn xưa ông cha ta đă lưu truyền lại bao đời./.

Nhatrang 4/2006
HẢI LỘC
4/2006


Tài liệu tham khảo:
*
Sách Bát Tự Lữ Tài của Soạn-giả THÁI KIM OANH
|
|