Trở về trang VT-NTH


www.ninh-hoa.com
 


Nguyễn Văn Sanh
(Người xứ Vạn)

 


Trang
Văn Học Nghệ Thuật

THƠ/TRUYỆN

                             
                                         
                                       
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

www.ninh-hoa.com

 

 

 


Người X Vn (VT68)
(Không ǵ hạnh phúc cho bằng được ghi lại những gịng này để cảm tạ khi Thầy Cô c̣n sống và để nhớ một lần đă ghé qua Ninh Ḥa)
Ảnh trên: Thầy Bùi Ngoạn Lạc và Tác giả

 

 

         Đời học sinh ai cũng có Thầy Cô. Không chỉ một mà có rất nhiều, từ thời tiểu học cho đến trung hoc rồi đến đại học, biết bao Thầy Cô đă đi qua trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên Thầy Cô c̣n để lại trong ḷng học tṛ những t́nh cảm sâu đậm thiết tha quả thật cũng rất hiếm. Tôi xin ghi lại đây một số Thầy mà tôi hằng yêu mến theo thứ tự thời gian. Nói theo Cụ Nguyễn Du tiên sinh là “Mỗi Thầy mỗi vẻ, mười phân vẹn mười". Có Thầy nay vẫn c̣n sinh tiền, có Thầy đă về bên kia thế giới rồi, nhưng chắc chắn tất cả đều để lại trong tôi những niềm xúc động khôn nguôi.

 

* Người Thầy 'Nhạc Trưởng' (1960)

 

         Trong cuộc đời làm cậu học tṛ tiểu học, tôi đă chứng kiến cảnh Thầy tṛ chia ly tràn đầy nước mắt trong cảm động và bùi ngùi. Hồi lên lớp nh́ Trường Tiểu học Vạn Ninh, chúng tôi có người Thầy rất đặc biệt, đó là Thầy Hà Thế Xuân người Huế. Thầy có cái đầu thật dẹp ở phía sau ót - có lẽ khi sinh ra Thầy chỉ quen nằm ngữa (?). Cái đặc biệt của ông là mỗi buổi sáng trước khi vào lớp, các học tṛ đều phải sắp hàng chào cờ trước sân trường và đồng thanh hát bài quốc ca, trong khi đó ông làm một "nhạc trưởng". Hai cánh tay ông đưa lên đưa xuống, tung ngang tung dọc một cách thật nhịp nhàng và đều đặn theo điệu nhạc cho đến khi bài quốc ca chấm dứt và lá cờ vàng đă vươn tới nóc đỉnh. Không biết Thầy dạy hay như thế nào mà tất cả học tṛ lớp nh́ đều rất thương Thầy c̣n hơn cha mẹ nữa!

 

         Một hôm nọ, Thầy Xuân được lệnh đổi về dạy ở Ninh Hoà. Thầy tṛ từ biệt nhau trong nước mắt, ai cũng muốn Thầy ở lại nhưng sau đó Thầy ra đi chẳng để lại dấu vết. Lúc đó chúng tôi chỉ mới học lớp nh́ nghĩa là c̣n nhỏ lắm, ở cái tuổi hỉ mũi chưa sạch nhưng không hiểu đứa nào xúi giục, cả lớp t́m ra được địa chỉ của Thầy rồi cuối tuần rủ nhau lập kế hoạch đạp xe đạp từ Vạn Giả vào Ninh Hoà thăm Thầy nhưng không cho Thầy biết. Có phải là gần đâu! Có đến hơn 30 cây số đường bộ men theo Quốc lộ 1 và phải băng qua hai cái đèo trời ạ!

 

         Đèo thứ nhất là Đèo Xuân Tự (hay nói là cái Dốc th́ đúng hơn thuộc Thôn Xuân Tự) và đèo thứ hai là Đèo Bánh Ít (ở gần Ninh Hoà). Đèo Xuân Tự th́ băng qua cạnh núi Phổ Đà, chỉ cao lên một chút nhưng thẳng băng tương đối dễ đi và dễ tuột dốc, c̣n đèo Bánh Ít th́ cao ơi là cao mà lại dài nữa nên đi lên th́ chỉ có nước dắt bộ mà lúc xuống cũng phải coi chừng v́ đèo ngoằn ngoèo uốn khúc, xổ dốc không khéo đứt phanh (đứt thắng) th́ kể như.... đi đoong. Bữa nọ chúng tôi chuẩn bị cơm nước xong xuôi và và gói quà biếu Thầy,  mỗi đứa kiếm cho được một chiếc xe đạp, sau đó cả bọn ước chừng 30 đứa chuẩn bị đạp xe lên đường!

 

         Từ Giă vào Ninh Hoà phải băng qua các thôn Xuân Tự, Xuân Vinh - Hà Dà, rồi đến Lạc An... Chúng tôi đạp một lèo đến Lạc An, nghỉ xả hơi một chút ăn cơm lót ḷng rồi tiếp tục đi qua ngă ba Ḥn Khói rồi vượt qua Đèo Bánh Ít để tiến tới thị trấn Ninh Hoà gần đúng ngọ. Sau đó phải tiếp tục đi mon theo quốc lộ 1 khoảng một hai cây số nữa mới cua phải quẹo lên làng Trường Châu, Xă Ninh Quang ở phía bên kia đường xe lửa mới gặp căn nhà nơi Thầy Xuân đang ở trọ để đi dạy học ở đây.

 

         Hôm đó may mắn v́ cuối tuần nên Thầy Xuân nghỉ dạy ở nhà. Khi chúng tôi gơ cửa, Thầy mở cửa ra thấy một lô học tṛ cũ của ḿnh từ Vạn Ninh vào một cách bất ngờ không thông báo trước, Thầy ngạc nhiên quá đổi. Cả Thầy lẫn tṛ cùng ôm nhau khóc, nước mắt ràn rụa, khung cảnh cảm động thật không bút nào tả xiết! Thầy thương tṛ v́ tuổi thơ mà lặn lội đường xa đến thăm Thầy, tṛ thương Thầy v́ cái nghĩa khí quốc gia mỗi buổi sáng chào cờ và những bài dạy thật hay trong lớp. Thầy thương học tṛ như thương con ruột của ḿnh. Thầy chưa có gia đ́nh nên rất nặng ḷng với học tṛ và tổ quốc.

 

         Bóng chiều đă bắt đầu ngă xuống phía Tây. Chúng tôi trao quà biếu Thầy xong rồi vội vă từ biệt Thầy để đạp xe về lại Giă trước khi màn đêm buông xuống. V́ chúng tôi đến thăm Thầy bất ngờ thiếu chuẩn bị nên Thầy chẳng có quà cáp ǵ tặng chúng tôi, Thầy đành ĺ x́ cho mỗi đứa ít tiền để uống nước dọc đường. Thật vô cùng cảm động!

 

         Ấy vậy mà trên đường đi về lại Lạc An, chúng tôi c̣n đứng lại nghỉ ngơi và bứt mấy cọng cỏ dại, mấy cành hoa mắc cở màu tim tím mọc bên đường làm niềm vui trên con đường đạp xe dài như thiên lư… Cả đi lẫn về hơn 60 cây số đường trường. Chúng tôi về tới nhà th́ trời đă tối. Mẹ hỏi "Con đi đâu mà về tối quá vậy?" - "Dạ! con đi thăm Thầy". Bà vui vẻ hỏi han tự sự mới hay thằng con vừa làm một chuyến đi xa tới tận Ninh Hoà. Bà giật ḿnh bảo "Thôi con đi ăn cơm đi kẻo tối". Ngẫm lại, không hiểu sao ở cái tuổi thơ của chúng tôi thời đó mà lại có thể làm được một viêc quá sức tưởng tượng như vậy!?

 

* Người Thầy Nhân Trí (1968)

 

         Hồi c̣n học đệ nhất ở Trường Vơ Tánh Nha Trang, tôi rất quư Thầy Bùi Ngoạn Lạc v́ Thầy là giáo sư Toán rất nổi tiếng ở miền Trung, dạy rất nhiều thế hệ học tṛ và đă từng ra sách toán đệ nhất cho các học sinh trung học. Cái may là tôi được học với Thầy (Đệ nhất B2). Lúc đó tôi chỉ biết có Thầy v́ tôi là một trong số học tṛ Thầy thương nhất và có nhiều kỷ niệm với Thầy nhất.

 

         Hết năm đệ nhất xong Tú Tài 2 th́ tôi xa Thầy để đi Saigon học nên không có dịp ở gần Thầy nữa. Về sau, khi tốt nghiệp Học Viện QGHC và được đổi về làm Phụ tá trông coi Ty Thuế Vụ Nha Trang năm 1973, tôi có dịp gặp lại Thầy. Ngày nọ, Thầy có dịp bán nhà nên cần đóng thuế trước bạ. Bất thần tôi gặp Thầy ở Ty tôi. Lúc đó trông Thầy xanh xao lắm, đi đứng chậm chạp khó khăn, không c̣n sắc diện như hồi xưa nữa. Tôi nghĩ chắc Thầy bệnh nặng. Tôi đón Thầy vào văn pḥng làm việc của tôi. Sau khi cho nhân viên trước bạ làm xong thủ tục đóng thuế cho Thầy, Thầy vui vẻ ngồi lại nói chuyện với tôi thật lâu và cho biết Thầy vừa trải qua một cơn bệnh thập tử nhất sinh! May có người học tṛ giỏi đă cứu Thầy!

 

         Qua cuộc nói chuyện, tôi thấy Thầy rất tin khoa tử vi và địa lư. Thầy kể cho tôi nghe mấy tháng trước, Thầy c̣n ở bệnh viện Grall Sài g̣n để chữa trị một căn bệnh ngặt nghèo. Qua một thời gian khá lâu nằm tại bệnh viện nổi tiếng này, các bác sĩ nơi đây đành chịu bó tay không chữa nổi căn bệnh của Thầy nên khuyên Thầy về lại quê nhà là Nha Trang để tỉnh duỡng và chờ ngày... ra đi chớ không c̣n cách nào khác. Ngày c̣n lại Thầy nằm trong bệnh viện với nỗi tuyệt vọng tận cùng, không biết cách nào hơn đành chọn giải pháp về lại quê nhà dù sao cũng có vợ con bên cạnh. Hiền thê của Thầy là Cô BNL - Hiệu trưởng lâu đời của Trường Nữ Trung học Nha Trang yêu quư thân thương của hầu hết các nữ sinh Trung học.

 

         Ngày nọ, đột nhiên Thầy thấy một cậu thanh niên trông rất khôi ngô tuấn tú bước lên cầu thang cạnh giường Thầy nằm để họp mặt với các bác sĩ chi đó, nơi đây anh chưa một lần bước qua. Bỗng dưng cậu thanh niên ấy dừng lại và nhận ra một gương mặt thật đặc biệt dường như anh đă quen ở đâu từ lâu lắm… Anh chợt nhớ ra bước lại gần ngước nh́n bệnh nhân và hỏi:

 

-      “Thưa Thầy, Thầy có phải là Thầy Bùi Ngoạn Lạc?”

 

Thầy mệt mỏi gật đầu và hỏi:

 

-      “Cậu là ai? Sao lại biết tôi?”

 

Người thanh niên sững sờ nh́n Thầy và nói:

 

-      “Thưa Thầy, con là học tṛ cũ của Thầy đây!”

 

Thầy hỏi:

 

-      “Chớ cậu làm ǵ ở đây?

 

Người thanh niên đáp:

 

-      “Thưa Thầy, con là Hoá - Lê Văn Hoá. Con là học tṛ cũ của Thầy ở Trường Quốc Học Huế, hiện là bác sĩ du học ở Mỹ về, con giúp các bác sĩ ở đây học hỏi cách chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo trong thời gian ngắn trước khi con về lại Mỹ”.

 

Thầy hỏi:

 

-      “Bao lâu anh về lại Mỹ?”

-       “Dạ khoảng 2 tuần nữa. Mà Thầy bị bệnh ǵ mà trông Thầy ốm o xanh xao quá vậy? Xin Thầy cho con biết!”

 

         Lúc đó Thầy BNL mới nhận ra người học tṛ cũ của ḿnh năm xưa ở Huế và Thầy cho biết sơ bệnh t́nh của Thầy. Nghe qua căn bệnh, anh mời Thầy tiếp tục ở lại bệnh viện để chính anh chữa trị cho Thầy.

 

         Chính cái duyên may gặp gỡ hiếm có và kỳ diệu này, chỉ thoáng qua trong một tích tắc ngay tại cầu thang bệnh viện đă cứu sống được Thầy. Người học tṛ bác sĩ ấy sau đó đă tận tâm, chính tay anh chữa trị căn bệnh nan y của Thầy và trước khi từ giă Thầy để về lại Mỹ theo như chương tŕnh dự định, anh đă căn dặn các bác sĩ ở bệnh viện Grall tiếp tục chữa trị cho Thầy đến khi căn bệnh dứt hẳn. Kết quả Thầy BNL đă lành bệnh và xuất viện về lại Nha Trang tiếp tục nghề dạy học. Người học tṛ đó chính là Bác sĩ Lê Văn Hoá, cựu học sinh Trường Quốc học Huế. Ông có hai bằng Tiến sĩ: Tiến sĩ Y khoa và Specialist. Hiện đă về hưu và sống tại Hoa kỳ.

 

         Trong những dịp du lịch sang Mỹ, mỗi lần ghé San Jose, chúng tôi đều có đến thăm Thầy Cô BNL. Cả hai hiện sống an vui khỏe mạnh với gia đ́nh con cái Thầy và ái nữ của Thầy Cô là Bùi Trâm ở đây. Mỗi lần như vậy, Thầy thường hay nhắc đến câu chuyện này với ḷng sung sướng măn nguyện về người học tṛ giỏi dang đó. Cũng nhân dịp này, Thầy tặng cho tôi những thi tập Tư Nguyên (bút danh của Thầy lúc làm thơ) với những vần thơ Đường tuyệt tác mà giờ đây chúng tôi vẫn c̣n học hỏi rất nhiều về lề luật làm thơ Đường của Thầy cũng như ư tứ.

 

* Người Thầy Quê cũ (1973/74)

 

         Một câu chuyện khác cũng khá cảm động của tôi về t́nh Thầy tṛ trong thời gian về làm việc tại Nha Trang năm 1973/74. Hôm ấy tôi có dịp đi giảng về sắc thuế mới Trị Giá Gia Tăng (Thuế VAT) cho các viên chức xă ấp và Hội đồng xă thuộc tỉnh Khánh Ḥa tại Trung Tâm Tu Nghiệp NT. Các học viên hầu hết là những người lớn tuổi nay trở thành các viên chức xă trưởng, thôn trưởng, ấp trưởng, hội đồng xă v.v... từ các nơi trong tỉnh kéo về NT học. Họ chào đón tôi hết sức trịnh trọng như một vị khách quư mặc dù tôi c̣n khá trẻ! Trong lúc tôi đang thao thao bất tuyệt giảng về sắc thuế này, bỗng nhiên đôi mắt tôi dán chặt vào một cụ già ngồi ở cuối bàn. Tự nhiên tôi nhận ngay ra ông Thầy già dạy tôi hồi c̣n học lớp nhất ở Trường Tiểu học Vạn Ninh!

 

         Tôi giật ḿnh ngưng giảng bài và tiến đến cuối bàn hỏi han mới biết đó đúng là Thầy Phong - người Thầy cũ dạy tôi hồi c̣n tiểu học. Lúc đó Thầy đă về hưu không c̣n dạy học nữa nhưng được dân chúng tín nhiệm bầu Thầy làm Hội đồng xă ở ngoài Vạn Ninh. Thầy tṛ ôm chầm lấy nhau sau mấy chục năm xa cách. Tôi xúc động đến phát khóc và lật đật mời Thầy lên bục giảng để tôi giới thiệu Thầy với tất cả học viên. Tôi hănh diện có Thầy, Thầy hănh diện có tôi - người học tṛ nhỏ đă thành công trên trường đời và nay th́ đứng ở bục giảng với vị trí ngược lại. Sau đó tôi bỏ buổi giảng nửa chừng v́ quá xúc động nên không thể tiếp tục được nữa, đành hoăn lại bữa sau. Bây giờ chắc Thầy đă qui tiên rồi. Tôi không c̣n bao giờ có cơ hội gặp lại Thầy nữa!

 

* Người Thầy Hoạ sĩ (1973/74)

 

         Những năm dưới mái trường Vơ Tánh NT, tôi thích nhất là môn vẽ. Vẽ cảnh th́ tôi thích tranh hoạ sĩ Văn An ở đường Độc Lập, vẽ tài tử xi nê th́ tôi thích tranh quảng cáo ở Rạp Tân Tân và Minh Châu, c̣n tranh chân dung th́ không ai qua mặt Thầy Vơ Thành Điểm (thân phụ của hoạ sĩ Vy Vy). Cứ mỗi lần từ quê lên tỉnh học là tôi phải băng ngang nhà Thầy ở đường quốc lộ 1 (cạnh góc đường Trần Quư Cáp) xéo xéo với Ty Thông Tin để coi tranh của Thầy cho bằng được. Căn pḥng khách của Thầy chứa đầy tranh ảnh mà tôi thích nhất là những tranh vẽ chân dung Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Đây là những bức chân dung tuyệt tác vẫn được các cơ quan chính phủ mua về treo ở công sở. Đặc biệt ở Ty Thông Tin NT có tấm h́nh thật to của TT Ngô Đ Diệm treo ở phía trước trông thật uy nghi trang trọng.

 

         Một tối nọ (1973/74) tôi cũng có nhiệm vụ đi giảng thuế VAT cho dân ở khu vực Trường Tàu cũng ở quốc lộ 1. Chỗ này rất gần nhà Thầy Điểm. Vừa giảng xong th́ cũng đă quá 9 giờ rưỡi tối, trong khi dân chúng ra về th́ tôi thấy một người lớn tuổi tiến đến gần ôm chầm lấy tôi mà nói với ‘xếp’ thuế vụ của tôi lúc bấy giờ là ông TTy MXKiếm. Ông nói (xin ghi lại nguyên văn):

 

      -   "Cậu nhỏ này là ai mà có tài hùng biện và nói năng ngon lành quá vậy? Kiểu này tôi phải nói với (thằng Thiệu) cất nhắc cậu này lên tới nơi tới chốn mới được!"

 

         Tôi hoảng hồn nh́n kỹ mới biết đó là Thầy VTĐiểm. Lúc đó Thầy mới cho biết Thầy cũng là Thầy của TT NVThiệu thời ông c̣n dạy học ở Bá Ninh. Lúc đó tôi hoảng quá đành phải thú thật với Thầy:

 

-      "Dạ, con là học tṛ cũ của Thầy ở Trường Vơ Tánh đây!"

 

Thầy Điểm khoái quá cười ha hả và khoe với ‘xếp’ của tôi:

 

-      "Đó anh thấy chưa? Học tṛ Vơ Tánh cậu nào cũng giỏi cả. Rán mà cất nhắc nó lên nhé!".

 

         Chút tâm t́nh Thầy tṛ ngắn ngủi như vậy nhưng t́nh cảm thật sâu đậm. Nay th́ Thầy đă qua đời rồi để lại bao luyến tiếc trong ḷng học tṛ.

 

* Người Thầy - Kẻ sĩ thời đại (sau 4/1975)

 

         Một trong những vị Thầy mà tôi hằng kính phục và ngưỡng mộ cái cung cách của  Thầy như một kẻ sĩ thời đại sau khi đất nước tang hoang năm 1975, đó là Thầy Ngô Đức Diễm. Tôi học Thầy Diễm không chỉ ở Vơ Tánh mà c̣n ở Trường Văn Hoá nữa (1965). Tôi vẫn c̣n nhớ Thầy có khuôn mặt đẹp trai, cái miệng cười chúm chím trông thật có duyên, tóc chải óng mượt với dáng dấp tầm thước, nước da trắng hồng trông bạch diện thư sinh với chiếc xe Suzuki màu đen là những nét quen thuộc.

 

         Câu chuyện đời Thầy sau 1975 cũng đă nhiều lần chính Thầy nói ra rồi nên chúng tôi xin ghi lại đây như một bài học cho những người sa cơ thất thế mà vẫn c̣n giữ được tấm ḷng trung trinh của một kẻ sĩ đối với đất nước. Trong lúc thời cuộc nhiễu nhương sau cơn quốc nạn 30/04/75 đă làm cho bao giá trị và đạo đức phải gục ngă, tṛ cũng như Thầy đều thấy ḿnh lạc lơng trên chính đất nước là núm ruột ḿnh, nhưng bị quê hương ruồng bỏ, giống ṇi khinh. Ấy vậy mà từ nơi tăm tối, Thầy vẫn hiên ngang đứng lên như một tấm gương sáng cho người học tṛ mạt vận này noi theo. Thật hào hùng hết chỗ nói!

 

         Một buổi sáng nọ tại bến xe đ̣ Nha Trang/Ninh Hoà cạnh quốc lộ 1 ở phường Sinh Trung, trong khi dáo dác t́m đường về quê xứ Vạn, bỗng dưng trước mắt một h́nh ảnh lạ lùng đập vào mắt người viết như một tia lửa xẹt: Thầy Diễm đang đứng chất từng gánh hàng cho khách trên một chiếc xe đ̣ chuẩn bị lăn bánh chạy ra Ninh Hoà! Thầy đang đóng vai của một 'lơ xe' Trời ạ!

 

         Tôi không tin ở mắt ḿnh (!) Có phải là Thầy Diễm đây sao (?). Tôi vội rảo bước đến chiếc xe khác để tránh đôi mắt Thầy bắt gặp mà ngượng ngùng (tôi nghĩ vậy). Thầy đứng trên mui xe, cao như tầm cao của một kẻ sĩ "uy vũ bất năng khuất"! Về sau tôi nghe tin Thầy đă vượt biển ra đi ở ngoài Lương Sơn. Chắc có lẽ tháng năm làm 'phu xe đ̣' bất đắc dĩ để Thầy t́m đường vượt biển. Tôi hết sức phục Thầy và sẵn sàng chịu đựng những tai ách đổ xuống cuộc đời "Gặp thời thế thế thời phải thế!". Bởi Thầy mà c̣n chịu những khổ đau như thế th́ thân ḿnh là học tṛ có làm Hàn Tín cũng đành cam. Qua đây, tôi biết Thầy không chịu đành ḷng nh́n quê hương khổ đau nên vẫn tiếp tục dấn thân vào giấc mơ mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc. Nhờ đó tôi biết Thầy qua bút danh Ngô Q Sĩ. Thầy quả đúng là một kẻ sĩ của đất nước!

 

* Người Thầy giáo "quèn" (1985)

 

         Cuối cùng là cuộc hội ngộ bất ngờ với người Thầy già kính yêu thời đại học ở đất khách quê người năm 1985. Khi tôi qua Úc được mấy năm, một hôm nọ đi chợ ở shop Thanh Thế tại Brisbane mua ít đồ, bỗng nhiên tôi thấy một người lớn tuổi trông thật quen quen ăn mặc rất đơn sơ cũng đang đi shop mà tôi đă biết chắc ông là vị Thầy cũ của tôi. Nhưng để cho chắc ăn, tôi phải nh́n kỹ mặt ông cái đă. Tôi đi ṿng bên phải để nh́n rồi ṿng qua bên trái. Cuối cùng th́ chắc cú 100% đó là ông Thầy của ḿnh nên bước tới gần lên tiếng hỏi khẽ:

     -    “Thưa Thầy, Thầy có phải là Giáo sư NKNhân ở Học Viện QGHC?”

 

Ông già vẫn tỉnh bơ và có vẻ ‘joking’ như những ngày c̣n ở Học Viện. Ông đáp:

     -    “Không! không phải! Chắc cậu nhầm người!”.

 

          Với giọng Bắc quen thuộc. tôi nghĩ Thầy qua bao nhiêu cơn biến động, nhất là sau 75, có lẽ Thầy khá thận trọng trong viêc thố lộ tông tích của ḿnh. Nhưng tôi vẫn bám sát lấy ông và hỏi tiếp. Ông vẫn trả lời theo kiểu nhát gừng:

    -    ”Ừ, hồi xưa th́ tôi có làm nghề thầy giáo quèn, bây giờ th́ về hưu rồi”

 

Lúc đó tôi không chịu được nữa đành phải thú thật:

    -    “Thưa Thầy, con là học tṛ cũ của Thầy ở Học viện QGHC qua môn Luật HC. Xin Thầy nhận ra con”.

 

          Lúc đó ông Thầy già mới chịu nhận ḿnh là cựu Giáo sư Học Viện QGHC. Hiện giờ chúng tôi chỉ c̣n một ân sư HC duy nhất c̣n sống tại Úc: Đó chính là Giáo sư NKN. Ông hiện đang ở Sydney mà gia đ́nh tôi đă nhiều lần đến kính viếng thăm Thầy Cô mỗi khi có dịp ghé ngang thành phố này. Bây giờ th́ Thầy Cô đă vào sống ở viện dưỡng lăo với tuổi quá bát tuần - một nơi tuy vẫn c̣n gần gũi với gia đ́nh con cháu nhưng cũng là chỗ gần đất xa trời, bắt đầu cách biệt với thế giới bên ngoài khi bóng hoàng hôn của cuộc đời sắp tắt ở cuối trời Tây...

 

          Giờ đây, ghi lại những ḍng này như một cảm nhận những điều kỳ diệu giữa Thầy và tṛ mà mấy câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. “Không Thầy đố mầy làm nên”, vẫn c̣n vang vọng trong trí óc, vẫn c̣n ăn sâu vào trong tâm khảm một cách thật xúc động, thân thương!

 

          Nhân mùa Hội ngộ anh chị em Vơ Tánh và Nữ Trung Học Nha Trang năm nay, chúng con xin kính dâng lên Quư Thầy Cô ḷng biết ơn chân thành của chúng con trước ân nghĩa bao la mà Quư Thầy Cô đă dạy cho chúng con trong những tháng năm xa xưa lúc c̣n là cậu học tṛ nhỏ ở quê nhà. Đối với Quư Thầy Cô đă qua đời, chúng con xin được thắp lên một nén hương ḷng để tưởng nhớ. Bây giờ tuy đă lớn rồi, mỗi khi gặp lại quư Thầy Cô vẫn c̣n thấy ḿnh như bé bỏng, nhỏ dại... hết sức nhỏ dại...

 

          Thời gian có thể xoá đi rất nhiều điều trong kư ức, vậy nếu trong bài viết có những ǵ sơ sót hay không hoàn toàn đúng với cuộc đời, kính mong quư Thầy Cô vui ḷng lượng thứ bỏ qua cho./-

 

 

 

 

 

* Người X Vạn

   (NVS - VT68)