Trang Thơ & Truyện: Trương Khắc Nhượng            |                 www.ninh-hoa.com

 TRƯƠNG KHẮC NHƯỢNG
 

Quê quán làng B́nh Thành, Xă Ninh B́nh, Ninh Ḥa
 

Tốt nghiệp Khóa 1 Sư Phạm Qui Nhơn
 

Giáo sư Trung học Đệ Nhất Cấp dạy môn Toán, Lư, Hóa tại Trung tâm Giáo dục
Hàn Thuyên, Nha Trang.
 Sau 1975, vẫn dạy cấp 2
tại Nha Trang. Đă hưu trí.
 

 

 

Hiện đang sinh sống tại
Nha Trang, Việt Nam

 

 

 

 

 

 


 ►►

 

       Một cách ngẫu nhiên, tôi trở thành chủ một quán café : Con dâu và con trai trưởng tôi đang là nhân viên Bưu điện, bỗng dưng thuê nhà, bỏ ra mấy trăm triệu tu sửa, chỉnh trang quán café cũ thành một quán mới thường thường bậc trung. Sau hơn hai năm làm ăn không hiệu quả v́ cả hai là nhân viên nhà nước, không đủ th́ giờ quản lư quán, khó tránh khỏi những thất thoát, chúng lại sắp có em bé và quán không thể sang cho người ngoài theo hợp đồng thuê nhà. Ở thế chẳng đặng đừng, chúng tôi phải nhảy vào ôm ‘’sô’’.

 

       Quán café chúng tôi dĩ nhiên không là café cốc, loại café vỉa hè. Với vài trăm triệu bỏ ra kinh doanh, không là ǵ so với những chủ quán khác bỏ ra vài ba tỉ có khi cả chục tỉ. Ở Nha Trang hiện nay, ngoài loại café cốc ở khắp vỉa hè trên các nẻo đường ở phố thị cũng như ngoại ô, c̣n có những quán mang tên Tây như Bamboo, Beverly Hills, Kaka, Moon, Bali coffee…C̣n có café máy lạnh, với vốn kinh doanh tiền tỉ, với quản lư có bộ đàm, với DJ nhạc, với thu ngân xinh như mộng, với tiếp tân, nơi váy ngắn, nơi áo dài tha thướt đón thượng đế tận cửa vào, với nhân viên phục vụ chân dài váy ngắn. C̣n có café vườn, café sân vườn đa số ở vùng ven, trên những con lộ dẫn vào thành phố, những quán này ngự trị trên những mảnh sân, mảnh vườn rộng lớn, cây cảnh um tùm, với những túp lều tranh tre, nứa lá, nhưng lại là ‘’ những túp lều lư tưởng’’ cho những ai thích tươi mát, thích ‘’ phở’’ hơn cơm. Chính môi trường như thế, khiến loại h́nh café này thường biến tướng thành café đèn mờ, café ghế bố, café vơng, café ôm…những loại café “ nhạy cảm’’. Với những nữ phục vụ ‘’môi son, má đỏ’’, mà trong ngôn từ của giới ăn chơi thường gọi là ‘’gà đồng quê, gà móng đỏ’’. Đa số những nữ nhân viên này trôi dạt từ những vùng thiên tai, lũ lụt, đời sống khó khăn, không c̣n đất canh tác do tiến độ ‘’đô thị hoá’’chóng mặt, về những nơi này t́m kế sinh nhai bằng cách “phục vụ thượng đế’’ tới bến.

 

       Quán café chúng tôi không thuộc các loại h́nh café như trên. Quán gồm một trệt, một lững với khoảng hơn hai mươi bàn, cũng quản lư bán hàng bằng computer. Nhân viên giữ xe, thu ngân, pha chế, phục vụ bàn, đếm không hết trên mười ngón tay. Nhân viên nữ phục vụ bàn mặc đồng phục của quán, cũng váy nhưng gọn gàng là chủ yếu, không chủ trương chân dài váy ngắn v́ đa số là học sinh, sinh viên các trường trong thành phố như Đại học Nhatrang, cao đẳng Sư phạm, CĐ Y tế, cao đẳng nghề, cao đẳng nghệ thuật.., các cháu làm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập, chi cho các loại sinh hoạt mà gia đ́nh không kham nổi.

 

       Quán nằm trên đường Lư tự Trọng, gần ngă sáu (nhà thờ Núi), sát tường với CA 113, Cành sát Giao thông…Chính v́ thế mà giới “choi choi’’, đầu tóc nhiều màu, thích quậy phá, ít dám vào đây, tuy mất một lượng khách tiêu tiền như nước, nhưng bù lại không khí yên tĩnh với nền nhạc nhẹ, thích hợp cho giới trung niên, giới có tuổi vào nhăm nhi ly café, giải khát ly nước trái cây, ly kem lạnh…, bàn chuyện làm ăn, áp phe, c̣ nhà đất, xe cộ…, nhiều loại c̣ không có tên, hay ḿnh không thể biết tên, cũng không nên biết làm ǵ …Cũng có khi các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đem laptop vào làm việc, v́ quán có thiết kế Wi Fi, bàn thảo, kư kết hợp đồng xây dựng, mua bán nhà đất…tại chỗ cứ như văn pḥng thu nhỏ của quí vị ấy vậy. Cũng có những cặp t́nh nhân trung niên và cả lớn tuổi hẹn ḥ, phone cho nhau và đưa nhau đến tâm sự, thư giản vào những buổi trưa hoặc buổi chiều sau giờ làm việc mà chưa vội về nhà. Có một nghịch lư là ngày thường nhiều khi quán lại đông khách hơn thứ bảy, chủ nhật. Và quán cũng bị gọi mỉa là quán “NGOẠI’’. Biết làm sao hơn, dù ḿnh không chủ trương những t́nh huống nhạy cảm, nhưng quán café là nơi giao lưu, gặp gỡ, thư giản, nơi thưởng thức café, nhạc và thượng đế muốn thư giản, giao lưu kiều ǵ là quyền của họ, miễn họ đừng làm điều ǵ xấu mặt với chính họ và với những người xung quanh.

 

       Một điều ngẫu nhiên thú vị là đường Lư Tự Trọng ngày xưa là đường Bá Đa Lộc, nơi toạ lạc Trường Trung học Vơ Tánh mà bảy năm tôi được vinh dự dồi mài kinh sử, trao dồi trí đức. Cũng là nơi có Trung Tâm giáo dục Hàn Thuyên, mà tôi may mắn được giảng dạy sáu năm tại đây, với cương vị là Giáo Sư Trung học Đệ Nhất cấp…Sau ngày về hưu, lại đóng tranh Thái Lan, bỏ khắp phố chợ Nha Trang và các tỉnh lân cận. Sau khi tranh điện ra đời, tranh giả chiến, khung bằng gỗ tạp như của tôi không c̣n ăn khách. Chúng tôi xoay qua mở tṛ chơi điện tử (PC Games) cho các em học sinh giải trí, rồi cuối cùng cũng phải thanh lư các máy computer cũ v́ không thể nâng cấp máy để theo phong trào games online với đường truyền tốc độ nhanh ADSL…Và bây giờ ở tuổi THẤT THẬP, lại kinh doanh quán café ngay trên con đường Bá Đa Lộc của ngày xưa. Trên môt khoảng đường chừng hơn năm trăm mét, từ ngă Sáu đến bờ biển, với tên mới Lư Tự Trọng, có ba trường học : Trường mẫu giáo 3-2, trước quán café của tôi, trường THPT Lư Tự Trọng (tiền thân cùa trường Trung học Vơ Tánh), trường Mầm non Lư Tự Trọng (trước là Trung tâm giáo dục Hàn Thuyên), Và có đến bốn quán café trong đó quán tôi là bé nhất, chưa kể một số điểm café cốc ở vĩa hè.

 

       Quán tuy gọn nhỏ, nhưng ở ngay trung tâm thành phố Nha Trang nên thỉnh thoảng cũng có khách Tây ghé vào; đủ loại :Tây ba lô, không ba lô, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Pháp, Mỹ …Cashier của quán cũng có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh, nhưng có lúc vắng thu ngân, tôi phải thế vào làm thông dịch bất đắc dĩ. Thế là có chuyện khôi hài xảy ra: Có lần một tên tây, cơng trên lưng cái ba-lô quá khổ đối với người Việt bé nhỏ, xăm xăm từ ngoài bước vào hỏi ‘’…Bedroom’’, không biết nghe thế nào mà tôi dẫn hắn vào toilet, hắn la bài hăi ‘’no! no! sleeproom’’, th́ ra hắn muốn t́m chỗ ngủ, có khi hắn không hiểu chữ café to tướng trên bảng hiệu trước quán và tôi nghe bedroom thành ra restroom, v́ cứ tưởng hắn muốn mượn restroom để giải toả bầu tâm sự, hay ‘’xả nước cứu thân’’ mà những hướng dẫn viên du lịch tour Thái Lan hay dùng. Khi đi du lịch Singapore, tôi mới biết từ restroom mà người Sing và người Mỹ dùng thay v́ từ toilet. Lần khác, một cặp tây đầm hỏi.. Pineapplejuice (thơm ép), tôi lại nghe ra là bannanejuice (chuối ép) và trả lời là không có, thế là hắn phải uống bia Henneiken. Từ đó tôi phải làm menu các loại nước trái cây bằng tiếng Anh cho chắc ăn. Quả thực ‘’ Tiếng Tây tôi có một ṿ(?!), đến khi Tây hỏi không biết nó ḅ đi đâu ?! ‘’.

 

       Nhạc là phần đóng góp quan trọng cho quán, tùy theo đối tượng mà chọn nhạc sao cho thích hợp, cho vừa ḷng thượng đế. Khách của quán không có loại trẻ lốc chốc, loi choi, thích ồn ào, mà toàn giới trung niên, có tuổi, bàn chuyện làm ăn, buôn bán hay tâm t́nh thư giản, nên nhạc chọn phải là loại nhạc nhẹ, nhạc mùi (trước đây gọi là nhạc sến), một số bản nhạc trẻ vui nhộn không gây choáng với những ca từ thô thiển, vô lư và một số nhạc dân ca.. Thông thường, tôi load nhạc trên mạng, chọn lọc, cho vào USB, cài vào folder của vi tính để tuỳ nghi xử dụng. Mùa Noel có nhạc Giáng sinh. TẾT, XUÂN có nhạc Tết, nhạc Xuân. Nhạc ngoại có nhạc của các ban ABBA, Modern Talking.. Nhạc Đồng quê.. tuy cổ nhưng nhẹ và êm dịu. Nhạc Việt có nhạc của Lam Phương, Trúc Phương, Anh Bằng, Ngô Thuỵ Miên, nhạc Trịnh, nhạc Lê Uyên -Phương, Đặng Thế Phong …với ca sĩ hải ngoại : Như Quỳnh, Khánh Ly, Hương Lan, Phương Dung, Hoạ Mi, Tâm Đoan, An Lan, Diễm Liên, Mai thiên Vân, Quang Lê, Trường Vũ…Ca sĩ Việt Nam có Đàm vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Quốc Đại, Mỹ Tâm…

 

       Thiên hạ đồn đoán, kinh doanh quán café thường một vốn ba, bốn lời, Đồn đoán cũng chỉ là đồn & đoán, làm ǵ có chuyện lợi nhuận hấp dẫn đến thế ? Trừ phi kinh doanh theo dạng “thư giản tươi mát’’. Cũng chính những kiểu đồn siêu thực đó mà có lúc, có nơi, những loại h́nh quán café mọc lên như nấm, như nắng hạn gặp mưa dầm. Nhưng quán tôi có lẽ v́ kén khách, v́.., nên sau các loại thuế, các khoản phí, lương nhân viên, tiền thuê nhà v, v. Chúng tôi cũng chỉ bỏ túi năm ba triệu VNĐ, không là ǵ so với lợi nhuận của những quán khác và với công lao bỏ ra. Nhưng với chúng tôi, tuy tuổi cao nhưng sức chưa yếu, có một việc làm nhẹ nhàng, dễ chịu, thích hợp, không bị áp lực cạnh tranh nào thái quá, vẫn hơn là ngồi không ở nhà đối mặt nhau và đối mặt với bốn bức tường. Tránh Stress và cũng tránh được những thời giờ nhàn cư vô bổ, thế là vui rồi.

 

 

Nha Trang, ngày 04 tháng 7 năm 2011

TRƯƠNG KHẮC NHƯỢNG

 

 

    Bài viết không nhằm quảng cáo cho quán Café của cá nhân, mà chỉ muốn nói đến một loại “ văn hoá café ‘’hiện nay, khá nhộn nhịp, xô bồ ở thành phố, ở nông thôn như Ninh Ḥa vốn là miền đất thân thương, hiền hoà, yên lành ngày nào.

 

    ‘’xả nước, cứu thân’’, cụm từ này mới nghe có vẻ lạ tai, nhưng có lư: cứ thử nghĩ ta đang đi trên phố đông người như Saigon, Hà Nội…, hay ngồi trên xe chạy đường dài mà t́m được WC công cộng đúng lúc, để xả thứ “nước”’ thải đang làm ta bức rức khó chịu trong người, có phải là cứu giúp cho thân ta được nhẹ nhàng thoải mái hơn không?. Và có thể cũng cứu ta khỏi bệnh ‘’tiểu đường’’(tiểu bậy ra đường), kể cả bệnh sỏi thận. Đúng là ‘’xả nước cứu thân’’ rồi c̣n ǵ ?

 

 

       

 

Trang Thơ & Truyện: Trương Khắc Nhượng              |                 www.ninh-hoa.com