Trang Thơ & Truyện: Trương Khắc Nhượng            |                 www.ninh-hoa.com

 TRƯƠNG KHẮC NHƯỢNG
 

Quê quán làng B́nh Thành, Xă Ninh B́nh, Ninh Ḥa
 

Tốt nghiệp Khóa 1 Sư Phạm Qui Nhơn
 

Giáo sư Trung học Đệ Nhất Cấp dạy môn Toán, Lư, Hóa tại Trung tâm Giáo dục
Hàn Thuyên, Nha Trang.
 Sau 1975, vẫn dạy cấp 2
tại Nha Trang. Đă hưu trí.
 

 

 

Hiện đang sinh sống tại
Nha Trang, Việt Nam

 

 

 

 

 

 

B́nh minh trên băi biển Nha Trang

 ►►

 

        Tôi cho rằng bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử của dân tộc cũng có những đặc thù riêng của nó, nguồn máy riêng của nó, mà mỗi một cá nhân cho dù có tài hay không, sống trong giai đoạn ấy nhưng không cùng quỹ đạo thì cũng chỉ là những kẻ đứng bên lề nhìn thế sự ‘’Thế sự thăng trầm quân mạc vấn’’ – Uy Viễn Tướng Công -Nguyễn Công Trứ.

 

        Những gì tôi viết ra đây như là những ký ức không chỉ của riêng tôi mà có thể là của nhiều người có hoàn cảnh, thân phận giống tôi trong thời kỳ cực kỳ khó khăn, gian khổ của những năm sau 1975 đến 1990.

 

PHẦN 1

 

        Những ngày cuối tháng 3/75, khi chợ Đầm Nha trang bốc cháy, gia đình tôi đang ở trong khuôn viên Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, đang đêm có tin Trung Tâm sẽ bị pháo kích, mọi người nhốn nháo tìm cách leo tường ra bãi biển phía trước. Tôi tìm cách đưa vợ đang mang bầu và sáu con còn nhỏ, đứa lớn chưa đến 10 tuối, lần xuống Cầu Đá tìm tàu di tản vào Saigon. Chứng kiến cảnh trẻ con và cả người lớn rơi rớt xuống biển khi cố nhảy lên tàu, đang nhấp nhô trên sóng nước, cách xa bờ trên cả mét. Tôi bỏ ý định ra đi bằng cách này và trở về nhà sáng hôm sau.

        Sau đó gia đình tôi và gia đình bên vợ lánh nạn nhà người thân ở vùng quê gần Cam Ranh, vì thành phố Nhatrang bị bắn phá cướp bốc dữ quá, và hơn thế gia đình chúng tôi đều là gia đình Sĩ Quan VNCH cho dù tôi đã biệt phái về dạy học và nhạc phụ tôi đã giải ngũ. Đó chính là những lý do khiến chúng tôi rời xa thành phố…

 

        Đến ngày 2 tháng 4 Nhatrang “giải phóng” và chúng tôi buộc phải về nơi cư trú cũ. Lúc ấy tôi có ý định dẫn theo đứa con trai lớn, bằng đường bộ, đi tiếp vào Saigon, vùng chưa “giải phóng”. Ông nhạc tôi cản lại với lý do, ông đã từ Saigon ngược đường trở ra mấy ngày trước và chứng kiến bao cảnh cướp bốc, chết chốc dọc đường. Thế là hai gia đình âm thầm lặng lẽ trở về nhà để hứng chịu những gì đến sẽ đến chứ đâu cưỡng lại được cơn lốc của biến cố lịch sử.

 

        Ngày 4 tháng 4, tôi và tất cả thầy cô giáo trong thành phố tập trung tại rạp ciné Nhatrang, để ban tiếp nhận ngành giáo dục ban lệnh chuẩn bị cho năm học mới (rạp ciné Nhatrang là rạp máy lạnh đầu tiên tại Nhatrang, chủ nhân là ông “ Rắt’’, ông cũng là chủ nhân ‘’lầu 7’’ toà nhà cao nhất Nhatrang ở đường Độc Lập thời bây giờ). Sau đó tất cả chúng tôi gồm những giáo chức biệt phái, những Y, Bác sĩ trưng tập, những kỹ sư có dính đến lính tại thành phố Nhatrang đều được lệnh tập trung học tập một tháng tại hai điểm : ăn ở sinh hoạt tại Trung Tâm Giáo dục Hàn Thuyên, nghe giảng chính trị tại hội trường trường Trung học Võ Tánh, cả hai điểm cùng nằm trên đường Bá Đa Lộc lúc ấy. Đặc Ân này nghe đâu được sự can thiệp của ông Hồ Ngọc Nhường, chủ tịch uỷ ban quân quản, có đứa cháu là Lê văn Trợ, Trung Uý Trợ Y, giáo chức biệt phái và nhất là Giám Đốc Sở Giáo dục Đinh Ḥa Khánh, có thiện cảm với nhà giáo, vì Ông Khánh chính là cán bộ thoát chết tại căn hầm bí mật trong nhà cô giáo Lợn, cô giáo trường Tiểu học Mỹ Hiệp Ninh Ḥa. Con gái cô giáo đã hy sinh thân mình để cứu ông và một số cán bộ trú trong hầm của gia đình.

 

        Chuyện xảy ra sau khi tôi đã rời Ninh Ḥa và chỉ được nghe kể lại. Tuy nhiên cũng đúng như cô Đỗ thị Hương Bình miêu tả trong Đặc San số 3, trang 144 -145, nhà cô Lợn ở một nơi rất biệt lập, cách biệt thự đồ sộ của thầy Hà bằng một con mương thả sen có cây cầu gỗ bắt ngang chỉ dành cho người đi bộ. Có điều thầy Hà không phải là Bác sĩ mà chỉ là một Y tá làm trưởng ‘’nhà thương’’( dân Ninh Ḥa gọi bệnh xá, bệnh viện là nhà thương) và dân trong vùng gọi ông là Y Tá Trưởng Hà. Năm học lớp Nhất trường Pháp Việt Ninh Ḥa, tôi ở nhà Anh chị cách nhà thầy Hà vài trăm mét, ở đầu phía trên con đường lớn của Mỹ Hiệp dẫn xuống ngang nhà ông ta và cũng năm đó ông bị tai nạn giao thông qua đời. Ông có hai con trai là Yến người anh và em là Bàng. Yến học chung lớp với tôi và chính Yến là người đèo tôi từ trường tư đến trường Pháp Việt khi biết tôi được lên lớp Nhất - Chuyện này tôi đã viết trên Ninh-Ḥa.com với tựa ‘’Suy ngẫm về sự MAY MẮN’’-Tôi có dịp đến chơi với Yến tại ngôi biệt thự to đẹp này vài lần, thích nhất là chạy nhảy lạo xạo trên các lối đi trải đá cuội hay ngồi trên bờ lan can nhìn cá đớp động dưới ao sen, thưởng thức những quả khế ngọt …Sau khi tôi vào Nhatrang học Trung học, chúng tôi không còn gặp nhau nữa, không biết người bạn thủa xưa, bây giờ sống còn ra sao ?

 

        Sau một tháng học tập, chúng tôi làm bản tự khai và được cấp giấy chứng nhận ra về. Một thời gian sau, nhất là khi Saigon đầu hàng vô điều kiện, một số Sĩ quan chúng tôi, đang đêm bị an ninh đến nhà đưa đi học tập cải tạo, sự việc tạo ra bất an, lo lắng trong chúng tôi đến độ có người bỏ trốn khỏi địa phương chờ ngày vượt biển, có người cam chịu số phận, chuẩn bị sẵn ba-lô con cóc trên đầu giường để theo tiếng gọi của an ninh cho nhanh.

 

 

 

 

Đọc PHẦN 2

 

 

 

Nha trang, ngày 18 tháng 11 năm 2011

TRƯƠNG KHẮC NHƯỢNG

 

 

 

 

 

       

 

Trang Thơ & Truyện: Trương Khắc Nhượng              |                 www.ninh-hoa.com