Trang Thơ & Truyện: Trương Khắc Nhượng            |                 www.ninh-hoa.com

 TRƯƠNG KHẮC NHƯỢNG
 

Quê quán: B́nh Thành,
 Ninh Ḥa, Khánh Ḥa
 

Tốt nghiệp Khóa 1/TX SPQN
 

Dạy học tại BẢO LỘC và
T.T.G.D. HÀN THUYÊN
Nha Trang

  Sau 1975, dạy cấp 2 tại TÂN LẬP 2, Nha Trang
 

 

 

Nghỉ hưu & sinh sống tại Nha Trang

 

 

 

 

 

 

 

 

CHUYỆN BÂY GIỜ...MỚI KỂ

Những Bạn Cùng Quê

Trương Khắc Nhượng 

 

 

 

 

 * NGUYỄN CỐNG : Đă hơn nửa thế kỷ nên không nhớ có phải họ Nguyễn không, nhưng tên Cống th́ tôi không quên, v́ nhà anh ở bên phải theo hướng từ Ninh Ḥa lên, gần cống thoát nước của quốc lộ 21 đường lên cao nguyên Ban Mê Thuột. Một ngôi nhà ngói ba gian cổ xưa, ngự trên một khu vườn rộng mênh mông, mặt quay ra lộ, lưng dọc bên bờ sông Cái dẫn thủy vào sông Dinh. Với cơ ngơi như thế, anh là con nhà giàu trong làng B́nh Thành với ‘’nhà mặt Phố, không biết Bố có làm lớn không ? ‘’. Chắc là không, v́ đó chỉ là qui luật vui của ngày nay.

 

 Ngày trước, nhà tuy gần mặt lộ, nhưng vẫn là nhà miền quê với ruộng vườn. Ven lộ chỉ có vài quán bán bánh ướt hoặc trái cây, không có buôn bán ǵ lớn, không gọi là Phố được, để biết Bố có làm lớn không th́ có thể nh́n vào cơ ngơi nhà cửa, ruộng, vườn. Anh học hết lớp ba với tôi tại trường làng B́nh Thành. Khi tôi lên học trường quận rồi vào Trung Học Vơ Tánh, chúng tôi thưa dần chuyện gặp nhau, không rơ anh học hành thế nào…Măi đến năm tôi học Đệ Nhị (1960-1961), anh t́m vào Nhatrang gặp tôi để xin Chứng chỉ Trung Học Đệ Nhất Cấp, là một chứng chỉ cấp tạm thời, trong khi chờ Bộ Giáo Dục duyệt y danh sách thí sinh thi đậu mới cấp văn bằng sau.

Tôi đă nhận văn bằng THĐIC, chứng chỉ tạm này không c̣n giá trị xử dụng. Tôi vô tư cho anh. Và biết anh cần tờ chứng chỉ ấy – Để vào Thủ Đức học khóa đặc biệt Sĩ Quan Địa Phương Quân. Không biết anh phù phép thế nào với chứng chỉ ấy của tôi mà lọt được vào Thủ Đức, ra trường với cấp bậc Thiếu Úy, chỉ huy trung đội Đại Phương Quân, về sau nghe nói lên đến Đại úy. Ngày ấy, tôi vô tư cho anh Chứng chỉ THĐIC, không c̣n hữu dụng với tôi mà có ích cho anh. Không nghĩ thấu đáo việc cho người khác xử dụng giấy tờ của ḿnh là phạm tội đồng lơa với gian dối, nếu bị phát hiện và tri cứu, tôi có thể bị đuổi học, thảm họa cho cuộc đời dễ có thể xảy ra…Một việc làm dại dột, nguy hiểm. Nhưng dù sao cũng góp công trong con đường binh nghiệp của anh-Một đồng hương đáng thương, t́m cách tiến thân không bằng công sức của chính ḿnh.

 

 *NGUYỄN TƯ : Một người cùng làng, quen biết mà không thân. Anh xóm dưới, tôi xóm trên. Vào Trung học Vơ Tánh trước tôi một niên khóa-cùng thời với thầy Phan Bom, giáo sư TH Trần B́nh Trọng. Nhà anh không nằm gần mặt Quốc lộ như nhà anh Cống mà ở trong xóm gần đường tư ích rẽ từ Lộ 21 vào, cách Ninh Ḥa khoảng hơn 500 mét. Ngoài ngôi nhà không lớn lắm, tọa lạc trên khu vườn, rộng vài trăm mét vuông, cho nhiều loại cây trái quanh năm; gia đ́nh anh c̣n sở hữu cơ sở ‘’ soi, rẫy’’ vài chục hecta chạy dọc bờ sông Cái, liền kề sau nhà anh Cống.

 

 - Sau năm, Đệ Tam, hay Đệ Nhị, Nguyễn Tư vào Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt-Thời ấy trường vơ bị Đà Lạt gọi là trường Liên quân, đào tạo sĩ quan cho nhiều binh chủng và không cần có Tú Tài - ra trường với cấp bậc Thiếu Úy hiện dịch, anh được điều về Không Quân, ngồi máy bay làm tiền sát viên, điều pháo binh bắn vào nơi địch đóng quân hay đặt pháo. Nhưng mười lần th́ có đến hơn chín lần pháo rót sai địa chỉ, sự việc thật khó hiểu. Sau đó anh chuyển đến một đơn vị pháo binh cũng làm tiền sát viên (Delot), nhưng vẫn cho tọa độ sai địa chỉ. Ban chỉ huy tiền phương phải vào cuộc điều tra và phát hiện, sĩ quan tiền sát viên cố ư cho tọa độ sai. Sau khi các cấp lănh đạo thẩm định báo cáo điều tra, và anh bị đổi về quân trường Lam Sơn- Dục Mỹ, làm công tác huấn luyện. Thời gian này anh Bom dạy tại TH Trần B́nhTrọng, hai anh là bạn học nên thường gặp nhau trong những dịp Lễ, Tết hay đám cúng giỗ tại nhà anh Tư. – Cơ sở soi rẫy của nhà anh là hậu cứ bí mật, là nơi nuôi dưỡng, che chở an toàn, thuận lợi-v́ nằm bên bờ sông nước- cho cán bộ & bộ đội của mặt trận Việt Minh cũng như quân Giải Phóng sau này thời chống Mỹ. Không hiểu sao An Ninh Mỹ và QLVNCH không phát hiện mà cứ để Thiếu Úy Tư đều đều thăng chức đến Thiếu Tá. Đến ngày 02/4/1975, giải phóng Nha Trang-Khánh Ḥa, anh mới lộ diện là người phía bên thắng trận. Kế thừa hoàn hảo sự nghiệp của gia đ́nh hằng mấy thập niên có công với cách mạng, thời kháng chiến chống Pháp và chống MỸ mà không bị phát hiện. Sau 30/4 /1975, anh về công tác trong Mặt Trận Tổ Quốc của làng xă và mất v́ bệnh Ung thư vào những năm 2000. Đấy là tất cả những ǵ, sau hơn nửa thế kỷ, anh Bom mới kể về Thiếu Tá Tư.

 

Một Sĩ quan QLVNCH được đào tạo bài bản từ trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, mà là người của bên kia bí mật cài vào hàng ngũ quân đội của miền Nam. Ở nông thôn, đa phần gia đ́nh có rộng vườn đất đai, có điều kiện sống tốt đều rơi vào cái thế là ‘’hậu cần’’ cho Mặt Trận Việt Minh, chống Pháp và rồi đến đời con cháu theo truyền thống ấy trong thời kỳ chống Mỹ.

 

 D́ + Dượng NỞ - Quê d́ dượng ở DIÊN KHÁNH, d́ Nở bà con bên gia đ́nh vợ tôi. D́ cũng tốt nghiệp SPQN khóa 5.

 

 Dượng Nở gặp tôi hay kể chuyện về bạn bè thời trước, cách nay hơn nửa thế kỷ : -Sau khi đỗ Tú Tài 2, Dượng bảo –‘’Tôi vào Saigon dự thi Đại học Sư Phạm, thấy trên bàn ghi số đơn nhận vào các ban như sau : ban Toán 800, ban Lư Hóa và ban Vạn Vật đều trên cả ngh́n, nghĩ banToán ít thí sinh chắc dễ đậu, nên tôi ghi tên thi vào ban này. Nào ngờ ban toán lấy đầu vào ít hơn so với hai ban kia, nhưng tôi vẫn thi vào được và theo học mới thấy rất khó, cả về kiến thức toán và về ngôn ngữ. Giáo sư, người Pháp kể cả người Việt đều giảng dạy bằng tiếng Pháp…

 

Sau khi ở lại lớp 2 năm liền, tôi bị cho ra trường sớm. Về Nha trang, chỉ được dạy giờ ở các trường tư, từ Đệ Tam trở xuống, và được trả 100$/ giờ. Nhà nghèo, với đồng lương thời ấy, như thế cũng tạm sống được. Thời gian này, tôi gặp anh Nguyễn Văn Tài - có biệt danh mà nhiều người biết, kể cả học sinh trước và sau 1975 là ‘’Tài Nhà Đèn’’ v́ ba anh làm nhà đèn & gia đ́nh anh cư trú trong cư xá của nhà đèn- Giáo sư Toán dạy Vơ Tánh, anh Tài bảo -‘’ Nếu bạn gặp tôi trước th́ đă không vào Sư Phạm ban Toán, v́ chính tôi phải vất vă bảy năm mới ra trường. Anh giải thích thêm cho việc phải học đến 7 năm :-Tôi bảo lưu điểm số, không để ở lại lớp 2 năm liền, đồng thời theo học các chứng chỉ Toán bên Đại học Khoa học- Sau thời gian cày ở trường tư để kiếm tiền sống tạm, Dượng tôi vào Hải quân. Ở đây dượng biết các Trung Tá Nguyễn văn Cự và Vơ Quang Thủ, dân Ninh Ḥa, là bậc đàn anh của tôi, thời chung nhà trọ ở Phường Củi Nha Trang.

 

Anh Phan Bom cho biết, anh Thủ cũng đỗ vào Sư Phạm Toán, nhưng không kham nổi, sau vài tháng theo học đă bỏ về, vào Hải Quân. TTHL HẢI QUÂN Nhatrang tuyển toàn học sinh tốt nghiệp Tú Tài II, ban B-ban Toán. Anh Thủ tỏ ra thức thời, sau vài tháng biết ḿnh không theo được, bèn rút về, thi vào Hải quân, c̣n ông dượng tôi th́ ‘’cố đấm ăn xôi’’ với hai năm liền bị đúp và ra trường sớm, mới chịu về với Hải Quân. Bây giờ hai ông bà sống ở Úc, con gái làm Luật sư, khá giả, tài trợ cho đi du lịch khắp nơi. Về Nhatrang con gái cũng lấy vé, đặc khách sạn hạng sang cả tháng cho hai người lưu trú, mặc dù gia đ́nh c̣n có nhiều bà con ở thành phố biển này. Anh Thủ lấy vợ thuộc tầng lớp Công Tằng Tôn Nữ…,

 

Sau 1975 định cư ở Mỹ. Không biết con cái có thành đạt, giàu có không? Anh ‘’Tài nhà đèn’’ th́ lận đường vợ con, thực là ‘’Đời Anh cô đơn, nên yêu ai cũng không thành‘’. Giờ già yếu, sống đơn côi trong gian nhà do nhà nước cấp, thuộc khuôn viên trường Vơ Tánh…Cho hay, thời cuộc biến động…mỗi người trong chúng ta trôi dạt theo số phận rủi may. Để cuối đời, ngẩm lại : giàu sang, phú quí, hạnh phúc hay nghèo khổ, bất hạnh, đơn côi không biết theo luật nào: luân hồi, nhân quả hay chung qui đều là VÔ THƯỜNG !? 

D́, Dượng Nở (bên trái) & chúng tôi gặp mặt tại khách sạn, nhà hàng The Costa Nhatrang, nơi D́+Dượng lưu trú khi từ Úc về Việt Nam

 

 

 

HẾT

 

 

 

 

TRƯƠNG KHẮC NHƯỢNG

Nha Trang. Tháng 04/03/2019

 

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Trương Khắc Nhượng              |                 www.ninh-hoa.com