Cầu Sắt Sông Dinh năm 2000 - Nguyễn Văn Thành
Trang Thơ & Truyện: Mục Đồng                |                 www.ninh-hoa.com



 

 Trần Thanh Thiên
Bút hiệu: MỤC ĐỒNG

   Người làng B́nh Thành,
xă Ninh B́nh.

 Cựu học sinh trường
Trung Học Nguyễn Trăi
niên khóa 1992-1995.
 

---˜ ] ---

Hiện đang du học
tại Delhi, Ấn Độ.

 

 

 

 

 


NHỮNG ĐÓA SEN THÁNG TƯ

_______________Thích Đạo Quang
 

 

       Nh́n lại trong lịch sử nhân loại, chúng ta thấy Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm. Một văn hào Âu châu nhận định rằng: “Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể t́m thấy một vị Giáo Chủ chói sáng như thế! Trong hàng loạt các v́ sao, Ngài là v́ tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất”. Một số các nhà khoa học, triết gia, các nhà văn hóa đă tuyên bố về Ngài là con người vĩ đại nhất chưa từng có. Ánh hào quang của vị thầy vĩ đại này soi sáng thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại.

 

       Đức Phật – một con người vĩ đại. Giáo thuyết của đức Phật xuất phát từ kinh nghiệm thông thường phổ biến, cho nên hiểu một cách chính xác về Ngài là một điều bất khả. Tất cả mọi áng văn chương, cho dẫu TAM TẠNG KINH ĐIỂN đi nữa cũng chỉ là sự cố gắng diễn bày một khía cạnh nào đó về sự toàn hảo của đấng Như Lai. Kinh điển, sử liệu th́ tùy thuộc vào không gian, thời gian, hệ phái, sự truyền thừa, ... nên có nhiều nguồn khác nhau, ghi chép có sự sai lệch nhau, nhưng chung quy cũng chỉ có một mục đích là dùng ánh sáng chân lư soi sáng cuộc đời, nhằm vơi bớt khổ đau trầm luân của chúng sanh muôn kiếp.

 

       Kỷ niệm ngày đản sanh Ngài, một h́nh ảnh đầy ư nghĩa thiêng liêng mà hầu như tất cả Phật tử theo truyền thống Bắc Tông đều cảm nhận và được nh́n thấy hằng năm khi mùa Phật Đản lại về, đó là h́nh ảnh đức Phật Hài Nhi bước đi trên bảy đóa hoa sen, một ngón tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, hào quang rực sáng xung quanh Ngài. Bất kỳ nơi đâu và trong tầm mắt của một Phật tử nào, hễ nh́n thấy khung cảnh này, đều liên tưởng đến một sự kiện vĩ đại của nhân loại: Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh. Tuy nhiên, để ghi nhớ rơ hơn về công hạnh và ân đức to lớn của đức Từ Phụ, xin chia sẻ cùng các bạn vài điều nho nhỏ xung quanh Ư nghĩa bảy bước hoa sen:

 

Mùa sen nở tháng tư về

Bước chân từ nẻo sông mê giật ḿnh

Về thôi mỏi cuộc tử sinh

Về thôi thế sự nhân t́nh đa đoan

Chùa xưa thắm sắc y vàng

Nụ cười mang cả thênh thang cuộc đời

Xa rồi nông nổi mù khơi

Trở về trong ánh đạo ngời niềm tin.

Tự khúc tháng tư – Thi Trúc

 

       Trong một đóa sen thôi ẩn chứa bao điều mầu nhiệm. Hoa sen biểu trưng cho nhiều ư nghĩa cao đẹp. Trước hết là một loại hoa mọc từ bùn mà không nhiễm bùn, ví như Phật tánh vắng lặng trong suốt vẫn mặc nhiên tồn tại giữa chốn Ta Bà uế trược khổ đau, chỉ một niệm tâm đầu, mê và ngộ bên nhau từng nháy mắt. Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh viết “Khi mê bùn chỉ là bùn - Khi ngộ mới biết trong bùn có sen” chính là ư này vậy. Giống sen cũng là loại nhân quả đồng thời, nên thường dùng để ví von Phật tánh vốn hằng hữu trong mỗi chúng sanh là ư niệm trong kinh Pháp Hoa. Cành sen th́ chỉ nhỏ bé mong manh, nhưng có thể cưu mang đóa sen thơm đứng vững trong chốn nước bùn, lung lay trước gió và tỏa ngát hương lành. Với nhiều ư nghĩa cao đẹp như vậy, nên hoa sen thường được dùng để chỉ cho sự thanh tịnh, cho Phật quả, Thánh quả. Ngay cả sự ra đời của Đấng Giải Thoát, chúng ta cũng thấy biểu tượng hoa sen xuất hiện để nâng gót chân Ngài.

 

       Theo kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh, khi đản sinh, đức Phật đi bảy bước có hoa sen nâng gót và mỗi bước đều tuyên pháp ngữ. Như đă nói, đây chỉ là h́nh ảnh biểu tượng, nên chúng ta cũng lắng nghe và chấp nhận một cách thoải mái, phóng khoáng. Mà thường thường, mỗi h́nh ảnh biểu tượng thường ẩn chứa nhiều triết lư sâu sắc, nhiều bài học rất giá trị. Chúng ta hăy trầm tư thật sâu lắng để cảm nhận xem bảy đóa sen hồng này có liên quan ǵ đến chúng ta không? Hay nó chỉ có chức năng riêng cho ḿnh đức Phật? Nội dung của “bảy bước xưng tôn” cũng chính là bảy bước đi thánh thiện để đạt đến Phật quả. Xin tŕnh bày tóm lượt như sau:

 

1. Thị Đông phương giả, vị chư chúng sanh, tác đạo thủ cố. (Nh́n về phương Đông, v́ các chúng sanh mà làm Người dẫn đường tối thượng).

 

       Phương Đông là phương mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sáng suốt. Sáng suốt trong nhận thức, trong hành xử của mỗi người là một yêu cầu rất cần thiết. Đó cũng chính là trí tuệ, là sự hiểu biết lớn. Có sự hiểu biết lớn, chúng ta sẽ có sự yêu thương lớn. T́nh thương yêu và sự hiểu biết luôn đi liền với nhau, cần có đủ với nhau. Như cổ nhân có nói: “Bi không Trí là Bi mù ḷa, Trí không Bi là Trí què quặt.” Khi đầy đủ 2 yếu tố Đại Trí, Đại Bi, một người mới có đủ tư cách làm người dẫn dường cho kẻ khác. Đức Phật là một tấm gương sáng về sự hiểu biết và thương yêu lớn như thế. Kinh Sư Tử Hống - Trung Bộ, đức Phật dạy rằng: “Này Sariputta, những ai muốn nói về Ta một cách đúng đắn th́ phải nói như thế này: Đức Phật – một hữu t́nh không bị si chi phối, đă sinh ra ở đời v́ lợi ích, v́ hạnh phúc cho chúng sanh, v́ ḷng thương tưởng cho đời, v́ lợi ích, v́ hạnh phúc, v́ an lạc cho chư thiên và loài người”.

 

       Trong kinh Trung Bộ, các học giả trí thức đương thời cũng đă tán dương đức Phật: “Như người dựng đứng lại những ǵ bị quăng ngă, phơi bày ra những ǵ bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối...

 

       Bước chân đầu tiên cũng chính là pháp môn cơ bản của một vị Bồ tát phát tâm cầu vô thượng đạo. Đó chính là phát tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề là cội nguồn của muôn ngàn thiện pháp. Không có tâm Bồ Đề, mọi việc làm dù to lớn đến mấy cũng dễ bị lầm đường lạc lối. Nên, kinh Hoa Nghiêm dạy: “Vong thất Bồ Đề tâm, tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp”, nghĩa là nếu quên mất tâm Bồ Đề mà thực hành các pháp lành th́ cũng là việc làm của ma thôi. Tâm Bồ Đề bao gồm tâm yêu thương và sự hiểu biết, đó chính là nội dung của bước chân đầu tiên.

 

2. Thị Nam phương giả, vị chư chúng sanh tác lương phước điền cố. (Nh́n về phương Nam, v́ chúng sanh làm ruộng phước tốt).

 

       Phước điền là ruộng phước. Mỗi nguồn tâm của chúng ta là một đám ruộng, trong đó hạt giống thế nào tùy vào hành nghiệp của riêng ta. Nếu gieo những hạt giống thiện mỹ, an vui th́ hoa trái gặt được sẽ là tịnh lạc hạnh phúc. Ngược lại, nếu gieo những hạt giống ác tâm, tàn hại th́ kết quả thu được chỉ là sự khổ đau. Mỗi người chúng ta là ông chủ của chính đám ruộng tâm của ḿnh. Như vậy, ruộng phước là đám ruộng chỉ để gieo những hạt giống tốt đẹp, hạt giống lành, có khả năng đem lại an vui, hạnh phúc cho chính ḿnh và tha nhân, trong giờ phút hiện tại và cho cả tương lai.

 

       Như chúng ta biết, không ai từ lúc mới sinh ra đă là Thánh nhân. Từ vô lượng kiếp xa xưa, chúng ta đă trầm luân, ch́m đắm không biết qua bao nhiêu kiếp luân hồi. Ngay cả đức Thế Tôn cũng vậy thôi, từ vô thỉ kiếp về trước, Ngài cũng đă từng là một đọa nhân ở dưới địa ngục A-tỳ. Nhân một lần chứng kiến cảnh đau khổ của vô số chúng sanh, Ngài đă phát khởi ư niệm trắc ẩn về bản chất đau khổ của chúng sanh, Ngài ước mong có thể gánh hết tội lỗi cho tất cả tội nhân trước mắt để họ được thoát cảnh đau khổ. Từ ư niệm ban đầu đó, trải qua từng giai đoạn tu tập các hạnh Ba-la-mật của một hành giả Bồ Tát, Ngài cuối cùng đă chứng đắc Phật quả ở thân tối hậu này. Như thế, Phật cũng từ chúng sanh mà thành. Mỗi chúng sanh đều có cái khả năng to lớn gạn lọc thân tâm ḿnh, chuyển mê thành ngộ, chuyển ác sang thiện. Do vậy, muốn cái khả năng sáng suốt của một vị Phật trong mỗi tự tâm được thanh lọc và thể hiện trọn vẹn, chúng ta hăy làm công việc cải tạo đám ruộng tội thành ruộng phước, để chính chúng ta cũng như tất cả tha nhân được hưởng kết quả an lành từ hạt giống tốt đẹp của chúng ta. Đức Phật c̣n được gọi là bậc Ứng Cúng, nghĩa là xứng đáng nhận sự cúng dường của trời người. Như thế, đức Ứng Cúng chính là một đám ruộng phước toàn hảo, là nơi để những ai có duyên quay về nương tựa Ngài được gieo hạt giống tốt lành.

 

       Phương Nam là phương có ánh sáng êm dịu, mát mẻ, tượng trưng cho tâm hồn an nhiên sau khi gạn lọc các ác pháp, các tâm lư lăng xăng loạn động, và trở về với sự định tĩnh, thảnh thơi. Với tâm lư ấy, chúng ta dễ dàng ḥa hợp với mọi người xung quanh, và người khác cũng dễ dàng bằng ḷng với chúng ta khi tiếp cận. Đó chính là bước thứ hai của quá tŕnh tu tập, bước quy hướng Tam Bảo, tŕ giới, trau dồi thiền định và trí tuệ, xả ác thủ thiện để trở nên hoàn thiện trong phạm vi nhân bản, của đạo làm người.

 

3. Thị Tây phương, vị chúng sanh dĩ tối hậu thân cố. (Nh́n về phương Tây, v́ chúng sanh thị hiện thân cuối cùng).

 

       Phương Tây là phương mặt trời lặn, biểu trưng cho sự lắng xuống của tâm hồn, những xao động, những tư tưởng bất thiện, so đo, ganh tỵ, thù ghét... và tâm thức hoàn toàn yên tĩnh, không c̣n một chút xao động do cả nội thân lẫn ngoại cảnh. Đó là kết quả cuối cùng của quá tŕnh tu tập “không làm các điều ác, thực hành các hạnh lành, giữ tâm ư trong sạch”. Tuy nói đơn giản như thế, nhưng để đạt được trạng thái tâm hoàn vắng lặng ấy, đức Phật đă trải qua những cuộc chiến đấu dữ dội với chính nội ma của tâm thức, và ngoại ma do hoàn cảnh bất toàn đưa đến, không chỉ kéo dài suốt 6 năm khổ hạnh mà trải qua vô lượng kiếp. Vị hành giả ấy phải cô độc một ḿnh, không có bất kỳ sự hỗ trợ nào ngoài sự nỗ lực, dũng mănh của tự thân. Cuối cùng, bằng thiền định và trí tuệ, Ngài tận diệt mọi ô nhiễm, chấm dứt tiến tŕnh tham ái, sinh tử và chứng ngộ thực tướng của vạn pháp. Ngài trở nên hoàn toàn viên măn, trong suốt từ thân đến tâm như một đóa sen thơm ngát giữa bùn nhơ. Như có lần, ngoại đạo Dona thấy dấu chân quá đẹp của đức Phật in trên cát, ông đă đến hỏi Ngài là ai. Đức Thế Tôn nói một bài thi kệ đáp rằng:

 

Như hoa sen tinh khiết và dễ thương

Không ô nhiễm bởi bùn nhơ và nước đục

Giữa đám bụi trần, ta không nhiễm chút bợn nhơ

Như vậy, này Bà-la-môn, ta là Phật.

(kinh Tăng Nhất A Hàm)

 

       Như vậy, ở bước thứ ba, hành giả đă trút bỏ gánh nặng tử sinh, ṿng luân hồi từ nay thôi chạm gót, sự thị hiện bằng thân phàm phu kiếp này là “tối hậu thân”, không c̣n tái sinh nữa. Tuy nhiên, đó mới chỉ là “tự giác”. Quả Phật tṛn đầy c̣n đ̣i hỏi thêm “giác tha” và “giác hạnh viên măn” nữa. Cho nên, đức Thế Tôn đă bước tiếp thứ tư; biểu trưng cho chúng ta - những hành giả - phải bước tiếp bước nữa:

 

4. Thị Bắc phương, vị chúng sanh, ngă đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề. (Nh́n về phương Bắc, v́ chúng sanh mà đức Phật thị hiện cơi đời ngũ trược, thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác).

 

       Phương Bắc là phương ảm đạm, lạnh lẽo, dụ cho những nơi mà chúng sanh chưa từng được gặp Phật, chưa từng nghe chánh pháp. Sự thọ sanh của họ là sự ch́m đắm trong ṿng luân hồi mà măi măi t́m không ra lối thoát. V́ ḷng ham muốn dục trần quá mạnh, nên dù chư Phật, Bồ tát xót thương với tâm từ vô lượng, chúng sanh các cơi này vẫn bị che lấp tâm tánh, không nhận được ánh sáng tiếp độ của các Ngài.

 

       Tuy nhiên, không phải v́ thế mà các vị Bồ tát nản ḷng, không đoái thương đến ḍng chúng sanh khó độ. Đức Phật dạy “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, nghĩa là tất cả mọi loài, mọi người đều có khả năng giải thoát an vui, có khả năng điều phục tâm thức ḿnh trở nên chân thiện, và có khả năng đem an vui, hạnh phúc đến cho tha nhân. Do đó, các vị Bồ tát phát tâm vô thượng Bồ Đề, thệ nguyện độ tận chúng sanh, chừng nào chúng sanh hoàn toàn hết khổ, các Ngài mới vào Niết Bàn. Bồ tát Địa Tạng Vương, h́nh ảnh đại diện của tất cả chư Phật, Bồ tát đă từng phát nguyện:

 

Địa ngục vị không thệ bất thành Phật

Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.

 

       Nghĩa là, khi nào chốn địa ngục khổ đau chưa hoàn toàn trống rỗng, th́ Bồ tát vẫn chưa thể an hưởng Niết Bàn bất sanh bất diệt cho riêng bản thân ḿnh. Khi nào chúng sanh tánh hoàn toàn vắng lặng, các Ngài mới có thể chứng quả Bồ Đề, tức thành Phật quả. Hoặc như ngài A-Nan trong bài kệ Thần Chú Lăng Nghiêm đă phát nguyện:

 

Như nhất chúng sanh vị thành Phật

Chung bất ư thử thủ Nê-hoàn.

 

       Nghĩa là, nếu c̣n một chúng sanh nào chưa thành Phật, th́ rốt ráo, tôi không ở nơi đây mà nhập vào trạng thái Niết bàn tịch lặng. Thật là cao cả thay! Vĩ đại thay! Cửa vô sanh bất diệt đă mở rồi, đường an vui đă hiển bày trước mắt. Nhưng ngoái đầu nh́n lại, chúng sanh v́ không có trí sáng nên không thấy mười phương cơi nước chư Phật hiện bày. Một phút lạc bước vào mê lộ, thương ghét phân tranh, lợi danh bỉ thử th́ mây đen phiền năo giăng kín. Thế là mặc t́nh treo ḿnh nơi ba cơi, lăn lóc trong sáu đường. Có khách phiêu trầm nào mà không thẩm thấu cái nỗi khổ nhân sinh! Và v́ thế chư Phật lại hiện ra nơi đời. Đức Phật đến với chúng sanh bằng cái tâm Phật sẵn có nơi mỗi chúng ta. Khi chúng ta nhớ đến Ngài th́ mọi phiền năo tiêu tan, tâm thái trở nên mát mẻ thanh lương.

 

5. Thị Hạ phương, vị chúng sanh dị dục hàng ma cố. (Nh́n về phương Dưới, v́ chúng sanh hàng phục các loài ma).

 

       Hạ phương là phương dưới, phương của những sự thấp kém, trần tục. Ma quỷ ở đây chính là những tâm ma của mỗi chúng sanh. Những tư tưởng tham đắm, vị kỷ, độc ác, ... một khi khởi lên th́ có thể tàn hại chính bản thân ḿnh và những người khác. Trong kinh kể rằng, ma thường xuất hiện để trở ngại quấy phá việc tu hành của chúng ta. Ma lại có 2 loại: Nội ma và Ngoại chướng. Như thế, nội tâm chúng ta đă tồn tại biết bao nhiêu loài ma quái. Ví dụ con ma sân hận chuyên đốt lửa dữ dằn, thiêu cháy tâm can và phun ra nộc độc thô ác, chửi mắng, trù rủa. Hoặc con ma si mê lôi kéo chúng sanh sa đọa vào các nẻo vui thú giả tạm mà bản chất là khổ đau. Con ma ích kỷ trói buộc chúng ta lại với những sở hữu của riêng ḿnh, không muốn chia sẻ mà bo bo ôm giữ, ... Chỉ trong con người bé nhỏ này thôi, tất cả sáu đường ba nẻo đều có mặt đầy đủ. Địa ngục không ở đâu xa, cơi Cực Lạc an vui cũng nằm ngay trong tầm tay với. Một niệm khởi lên, ba ngàn cơi nước hiện bày.

 

       Hàng phục ma chướng ở đây không phải là dùng bùa chú, pháp thuật để trị đuổi, trừ giải những loài yêu tinh nghiệt súc nào bên ngoài ta, mà hàng phục ở đây chính là đối trị với tâm ma của chính ḿnh, dẹp bỏ mọi tư tưởng xấu. Chúng ta nên thường xuyên lắng đọng tâm hồn, để dễ dàng nh́n nhận ḍng tâm thức của ḿnh, xem đâu là tâm ma, đâu là tâm thánh thiện. Từ đó, gạn lọc chúng để ḍng tâm thức của chúng ta luôn trôi chảy nhịp nhàng ḥa điệu theo hướng cao thượng, hướng đi đến giải thoát, tịnh lạc, an vui.

 

       Ma quỷ c̣n chỉ cho những chúng sanh cang cường khó độ. Đối với hạng chúng sanh này, chư Phật, Bồ tát phải thị hiện ma vương quỷ vương để nhiếp hóa chúng. Như khi vào chùa, ta thấy h́nh ảnh ông Tiêu Diện Đại Sĩ, mặt mày ghê gớm, lửa dữ phun ra, đầu đội ba núi, tay phất cờ vàng... để điều khiển các loại chúng sanh cứng đầu ngang ngạnh, hoặc v́ cô đơn, không nơi nương tựa lâu ngày trở nên độc ác, phá phách... mà chúng ta thường gọi là cô hồn. Tiêu Diện không ai khác hơn đó chính là Bồ tát Quán Thế Âm, một biểu tượng hoàn toàn trái ngược giữa ngoại h́nh dữ tợn và nội tâm thương yêu vô bờ bến. Hành giả cần nhận thấy rằng, đối với các loại tâm ma càng hung tợn, chúng ta càng ôn ḥa nhưng cứng rắng, kiên quyết, không nên đối đầu, thù ghét, hất hủi... v́ khi một con người làm ác, chính họ đă đau khổ trước rồi, một chúng sanh khởi tâm tham, sân, cửa địa ngục đă mở ngay trong ḷng họ rồi. Nhiệm vụ của hành giả là phải thương yêu, càng thương yêu nhiều hơn nữa, để t́m cách vơi bớt hận thù, xoa dịu niềm đau của họ.

 

6. Thị Thượng phương, vị chư Thiên, Nhơn chi sở quy y cố. (Nh́n về phương trên, v́ chúng sanh làm nơi nương tựa của trời người).

 

       Phương trên th́ đương nhiên là biểu trưng cho sự tốt đẹp, cao cả hơn phương dưới. Bên cạnh việc chú trọng hàng phục ma quân, ban rải tâm từ cho chúng sanh đang ch́m đắm, chư vị Bồ tát vẫn không quên các loài chúng sanh đang ở cơi trời, người. Như chúng ta thường tán thán đức Phật là: “Thiên nhơn chi Đạo Sư, tứ sanh chi Từ Phụ” tức là Đạo sư của trời người, cha lành chung bốn loài. Về công hạnh đại Từ Bi, đức Phật như là một người Cha Lành, thương yêu khắp tất cả chúng sanh như con đỏ. Về phương diện Trí Tuệ, Ngài là nơi nương tựa an lành, chân xác, là người truyền trao và dẫn dắt các loài trời, người đến bến bờ an vui, giải thoát.

 

       Trong một ḍng tâm thức, tứ thánh lục phàm đều đầy đủ. Cơi trời, cơi người thật cũng chẳng đâu xa, ngay trong từng hơi thở, nụ cười. Nó luôn hiện hữu qua những trạng thái tâm lư theo ḍng biến chuyển liên tục từng sát na này. Ở đây, sau quá tŕnh thăng hoa, tiến triển, mọi tâm lư xấu xa đă như nhiên lắng dịu, những ma tâm lớn nhỏ đều được hàng phục, chế ngự, duy chỉ c̣n lại thiện tâm - những tâm lư cao đẹp, hướng đến tô bồi một kiếp sống hướng thiện, thánh triết ngay giữa trần gian. Sự tỉnh giác và tâm hồn lắng dịu của hành giả lúc bấy giờ là môi trường tốt nhất để quy hướng Bồ Đề, và làm chỗ y cứ cho tất cả thiện nghiệp.

 

       Chúng sanh c̣n khổ ta c̣n nguyền sâu”. Tất cả chúng sanh đang lên xuống ba cơi, dù có đạt trạng thái an lạc tột bật, nhưng đó vẫn là niềm vui nhuốm màu nhân ngă, vẫn c̣n bị chi phối bởi vô thường. Sự mê đắm vào hỷ lạc của cơi không chính là nguyên nhân để vướng kẹt vào sanh tử luân hồi, cũng chỉ v́ sự hiện hữu của Ngă, của cái Ta cố hữu. Với sự nhận thức như thế, ư nghĩa của bước thứ sáu là Chư Phật, Bồ tát thường có mặt trong các cơi phương trên để dẫn dắt chúng sanh ra khỏi ṿng đoanh vây nghiệt ngă của cái Ta ấy.

Như vậy, dù ở bất cứ thân phận nào, trong địa vị nào, chừng nào chúng ta hoàn toàn thoát ly chấp ngă, chấp pháp, khi ấy chúng ta mặc nhiên thành tựu Phật quả. Và cũng chính v́ cái mấu chốt quan trọng của chữ Ngă, đức Phật đă bước một bước cuối cùng:

 

7. Thiên thượng thiên hạ duy ngă độc tôn. (Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là tối thượng).

 

       Đức Phật xác định Ngài là người đă chinh phục mọi ô nhiễm, là người cao thượng tuyệt đối đối với mọi loài chúng sanh. Ngày nay, lời tuyên bố này đă được khái quát hóa thành câu nói đặt trong bối cảnh biểu tượng Đản Sanh: “Thiên thượng Thiên hạ duy ngă độc tôn”. Đó là lời tuyên bố hùng hồn trên bước sen thứ bảy, là bước cuối cùng của quá tŕnh thể hiện nơi đời một h́nh ảnh đấng Giác Ngộ. Để chứng minh cho lời tuyên thị hùng hồn đó, chúng ta thấy toát lên trong suốt cuộc đời sau này của đức Thế Tôn một tiến tŕnh tu tập, tự thân hành tŕ, tự thân chứng ngộ, đạt quả vị Giác Ngộ cao quư nhất ở đời.

 

       Một con người, nếu không thành tựu trí tuệ vô thượng giải thoát Niết Bàn th́ đều bị sự tác động biến hoại của luật Vô thường, chẳng có ǵ cao quư. Chỉ có sự chứng ngộ chân lư là cao quư nhất mà không bị tác động nào chi phối. Nếu ai thành tựu được trí tuệ giải thoát, an trú tâm đại bi, người đó là cao quư nhất (độc tôn). Đức Phật đă trải qua vô lượng kiếp hành Bồ tát đạo, xuất hiện kiếp này là thân sau cùng, thành tựu quả vị tṛn đầy viên măn, vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không c̣n sự quư báu nào cao hơn nữa, nên hiển nhiên Ngài xưng: “Trên trời, dưới trời, khắp trong ba cơi, chỉ có người hoàn toàn Giải Thoát mới là độc tôn”, đó là một chân lư, không phải là lời tự thị, tự nâng cao ḿnh, v.v. bởi v́ những thứ này, Thế Tôn đă hàng phục và làm lắng ch́m từ vô lượng kiếp trước rồi.

 

       Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1 chép: “Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện của một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang bằng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Người ấy chính là Như Lai, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Chánh Giác...”. Giữa các tôn giáo hiện hữu trên địa cầu, đức Thế Tôn đă nói lên tiếng nói “Duyên Sinh - Vô Ngă” chấn động mọi tư tưởng, mọi từng vứt. Giữa những con đường đi đến hạnh phúc được biết bởi nhân loại, con đường Bát Chánh Đạo mà đức Phật thuyết minh là con đường thánh thiện nhất, toàn mỹ nhất để đưa tất cả chúng ta đến bến bờ an vui đích thực. Đó là ư nghĩa “độc tôn” trong sự thị hiện của đức Thế Tôn.

 

       Cần biết thêm rằng, thời kỳ Phật đản sinh là thời kỳ giáo thuyết Bà-la-môn đang thịnh hành khắp toàn cơi Ấn Độ. Họ chủ trương rằng, chỉ có Bà-la-môn là cao quư nhất, v́ họ là con chính thức của Phạm Thiên. Phạm Thiên là đấng tạo chủ sáng tạo ra muôn loài. Trong khi sự thật, không có ai là người sáng thế cả, mọi quan niệm về một đấng thần linh có quyền năng đều là tác phẩm của huyễn hóa, ảo tưởng. Sự xuất hiện của đức Phật đă đánh tan quan niệm sai lầm ăn sâu trong tín ngưỡng dân gian này. Trước hết, Ngài thể hiện một con người rất người để xác chứng Ngài không phải sinh ra từ Phạm Thiên, hay từ một đấng sáng thế nào cả, mà Ngài chỉ xuất hiện v́ nguyện lực, song hành với vô số thiện nghiệp mà Ngài đă tu tập từ vô lượng kiếp, đă nỗ lực tu hành để đạt sự giải thoát rốt ráo, thành tựu quả vị Niết Bàn. Điều này rơ ràng rằng: sự sinh ra, mất đi của Ta như thế đều do Ta quyết định. Cuộc đời của Ta như thế nào, sướng khổ, sang hèn, giàu nghèo... đều do Ta quyết định. Không ai có thể làm cho Ta nhiễm ô, không ai làm cho Ta trong sạch. Trong sạch hay nhiễm ô, đều do tự chính ḿnh, không ai thanh tịnh ai. Như vậy, đức Phật đă từ bi trao lại toàn bộ quyền tự quyết về hành động - kết quả, hạnh phúc - đau khổ, cho con người. Ngài đă vựt dậy vị trí xứng đáng của con người giữa các triết thuyết quyền năng huyền bí, thần linh mơ hồ.

 

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc

Bà ngàn thế giới đón Như Lai.

 

       Thật kỳ diệu thay! Sự xuất hiện của một Người đă tŕnh bày trọn bộ quá tŕnh tu tập, trau dồi tự thân, chuyển từ mê sang ngộ, từ phàm phu lăn lóc luân hồi thành một bậc Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngay trong sự đản sanh, đă có mặt sự chứng thành Đạo quả tối thượng và trạng thái tịch lặng của cơi Niết Bàn Vô Dư Y. Đó cũng là ư nghĩa v́ sao tất cả những ngày kỷ niệm của Đức Như Lai đều nhằm vào ngày trăng tṛn, biểu trưng cho trí tuệ sáng suốt nhưng cũng dịu mát, thanh lương. Những năm gần đây, tổ chức Liên Hiệp Quốc đă gộp chung ba sự kiện lớn của cuộc đời đức Phật vào trong một ngày, gọi là Lễ Tam Hợp, để tôn vinh đạo lư Từ Bi và Trí Tuệ của Ngài, dựa vào những lời dạy của Ngài để xây dựng một nền Văn Hóa nhân loại theo hướng nhân ái, văn minh, công bằng.

 

Kính cầu nguyện tất cả mọi người mọi loài đều được sống an b́nh, hạnh phúc trong tinh thần từ bi thương yêu cao cả nhân trong mùa “tam hợp” của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.

 

Nam mô Lâm Tỳ Ni viên, Vô Ưu thọ hạ thị hiện đản sanh, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Mùa Phật Đản PL. 2552

? ˜ { @

_________________________Thích Đạo Quang
                                        Mục Đồng

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Mục Đồng                |                 www.ninh-hoa.com