Thầy Lực, một cái tên rất quen và đă nằm sâu trong tâm khảm. Em đă biết
thầy từ năm 1992, năm em mới vào lớp mười trường Trung Học Nguyễn Trăi.
Thầy dạy thể dục suốt ba năm cấp ba. Thầy rất trẻ, cao ráo, đẹp trai, có
thể nói là mẫu người đáng để ư cho các cô giáo trẻ c̣n chưa có ǵ. Thầy
rất hiền, cười tươi, thương học sinh và hơn nữa là có cảm t́nh đặc biệt
với em. Em không phải là học sinh xuất sắc, không khá về thể lực, cũng
chẳng có năng khiếu ǵ về thể thao cả. Đơn giản, thầy thích nói chuyện
với em nhiều hơn các bạn khác, v́ em là học sinh có bộ đồng phục lạ nhất
trường: Con trai mà mặc áo dài, phải như áo dài trắng th́ đỡ, đằng này
chơi toàn áo nâu, đầu th́ luôn model “no hair”.
Năm đó, lớp mười, cô Hà chủ nhiệm (cô Hà và thầy Lực cùng một số thầy
cô trẻ khác là một nhóm bạn rất thân), cả lớp tổ chức picnic tại băi
biển Dốc Lếch 1 ngày. Khi Cô tṛ đang rất vui, th́ niềm vui ấy lại được
nhân lên, v́ có sự xuất hiện của ba người: thầy Bút, thầy Lực, và anh
Phước. Tự nhiên có thêm ba thành viên đặc biệt, không vui sao được?! Cả
ba đều rất ḥa đồng, nhất là thầy Lực và anh Phước, mỗi người được cắt
qua một phe thi hát tập thể. Thầy Lực chung nhóm với em, xướng họa bắt
nhịp, bài nào cũng vô, cuối cùng nhóm ḿnh thắng. Thầy Lực trêu em:
“Công nhận Thiên đi tu mà thuộc nhạc vàng nhiều ghê!” Sau này, thầy
mới biết là v́ ngay trước chùa em ở là quán café Hoàng Hạc, nó mở nhạc
suốt ngày, hết vàng tới đỏ, hết Trịnh tới Duy, nghe riết hồi nó phải
nhập tâm thôi.
Ấn tượng từ đó, thầy và lớp em có cảm t́nh sâu sắc hơn. Ba năm liên tục,
lớp A1 của em đánh bóng chuyền thua lớp A5. Thầy luôn cổ động, khích lệ
bằng nhiều cách. Thầy bảo: “Lớp các em tuy thua nhưng tinh thần các
em đă thắng!” Nhất là năm lớp 12, thầy thường xuyên ở lại vào những
buổi chiều để tập luyện cùng đội bóng chuyền nam lớp A1, nhưng thua vẫn
hoàn thua. Lúc này th́ cô Hà đă chuyển về dạy ở Lư Tự Trọng, Nha Trang
rồi, (hễ nói đến bóng chuyền hay thể thao là phải nói đến cô Hà)
chỉ c̣n thầy Lực và thầy Bút an ủi thôi. Trong giờ dạy toán, thầy Bút
chọc: "Như vậy A1 các em không c̣n cơ hội đ̣i lại món nợ của A5 rồi."
và thầy mỉm cười.
Nhiều lúc, trong những buổi học thể dục, lớp em cũng hơi nghịch, nhưng
chưa khi nào thấy thầy la rầy, mà chỉ mỉm cười, nhắc nhẹ vài câu. Em nhớ
có lần vào buổi tập chạy, sân trường mới bằng bê tông mà. Đang chạy ngon
trớn, em sơ ư vấp chân té lăn cù, cổ tay phải trẹo qua, (chụp X-quang
th́ không thấy trật khớp xương nứt xương ǵ hết, mà nó nhức kinh khủng).
Thầy Lực thấy em đau quá, cái mặt nhăn nhó, thầy thương lắm, dắt vào
trong căng-tin, lấy nước đá lăn tới lăn lui cho em đỡ đau. Nói thật chứ,
học sinh nam lớp 12 rồi mà nhơng nhẽo như con gái. Thầy vừa thấy thương,
lo cho ḿnh mà vừa chọc: “Thiếu Lâm Tự mà đau một chút ăn thua ǵ,
phải không?” Em vừa cảm động vừa thấy vui nên sự đau đớn giảm đi một
tí.
Năm cuối, để kỷ niệm ngôi trường mới, nên ngày 26/3, trường tổ chức cắm
trại tại chỗ. Theo lệ th́ 3 năm mới cắm trại 1 lần, thường th́ ở Dốc
Lếch hay đâu đó, năm này phá lệ. Đêm trại, em “nhảy rào” ở chùa để ở lại
với lớp v́ trường gần chùa (dĩ nhiên là ngày mai bị sư phụ la một vố).
Nói thật là em cũng chơi hết ḿnh với lớp, chứ hoàn cảnh ḿnh không được
như vậy. Đúng như thầy thường nói: Cái t́nh cảm thầy tṛ, bạn bè nó vẫn
được coi trọng hơn h́nh thức ngăn cản. Thầy đă gắn kết cùng chúng em như
một người anh cả, không có phân biệt ranh giới thầy tṛ.
Và cứ thế, thời gian trôi, từng con sóng xô, lớp này đẩy lớp khác. Lớp
A1 giă từ ngôi trường để mỗi đứa đi một phương, vào Đại Học, Cao Đẳng…
Riêng em, vừa thi tốt nghiệp xong ngày trước, ngày sau cuốn gói vào Nha
Trang ngay để nhập học năm đầu Cơ Bản Phật Học Khánh Ḥa (bây giờ là
Trung Cấp Phật Học).
Thầy cũng là người Nha Trang, nhà thầy ở dưới đường Lăn Ông, gần chợ Đầm.
Thế nên, em được dịp gần gũi hơn với thầy, Tết năm đó, em ghé thăm nhà
thầy, được biết Ba Má thầy cũng là Phật tử, tu tập rất tinh tấn. Ghé
thăm nhà thầy để chúc tết mà lại chỉ nói chuyện với hai ông bà cụ, c̣n
thầy Lực đi chơi đâu mất rồi. Em tưởng đâu, học ở Nha Trang 4 năm, em sẽ
được chúc tết nhà thầy 4 tuổi mới, ai ngờ năm đó cũng là năm cuối. Tết
năm sau, em về Ninh Ḥa nghỉ Tết với sư phụ và huynh đệ tại chùa, vào
Nha Trang nghe kể lại, đêm Giao Thừa có một tai nạn xe khủng khiếp xảy
ra ngay trước chùa Long Sơn. Mấy thanh niên uống say, chở ba chạy thục
mạng, lạng lách từ hướng Thành đi xuống, tông người ngược chiều tử
thương tại chỗ, mà c̣n nghe thảm hơn là mặt mày nhận hết ra, cả tṛng
con mắt cũng văng ra ngoài. Giờ ngồi nhớ lại mà cũng thấy rợn cả người.
Sau mấy ngày, vào lại trường, nghe kể, và nghe bạn bè báo nhau mới biết,
th́ ra nạn nhân của tại nạn đó chính là thầy Lực – người thầy, người anh,
người bạn mà em kính mến và có rất nhiều t́nh thương nơi thầy. Một tin
như sét đánh, em chỉ biết đạp xe xuống nhà thắp nén hương cho thầy và
chia buồn cùng hai Bác. Bà cụ khóc lóc nghe sao mà thảm thiết. Cái chết
của một đứa con mà, núm ruột ḿnh dứt ra chứ đâu phải thường. Phải chi
ra đi b́nh yên th́ không ấm ức, đằng này lại chết tức tửi một cách tàn
khốc. Tay dâng nén tâm hương, em lặng người trước bàn thờ thầy. Trên di
ảnh, chỉ là một tấm h́nh trắng đen chụp lại từ h́nh thẻ, mà nụ cười vẫn
tươi tắn dưới sóng mũi cao ráo, khôi ngô. Th́ ra thầy cũng giản dị đến
vậy, thanh niên của thời đại mà không có một tấm h́nh chân dung hay h́nh
màu, h́nh kiểu… Mà cần ǵ thầy hỉ. Sự nhiệt t́nh và tấm ḷng yêu thương
học tṛ của thầy đă là một tấm chân dung tuyệt hảo trong ḷng chúng em
rồi.
Mùa Vu Lan năm ấy, chùa Long Sơn có người phát tâm chẩn tế cô hồn để cầu
âm siêu dương thái. Em cũng có tham gia trong Ban Kinh Sư ngồi đàn chẩn
tế. Đang tập trung vào những nghi lễ tán tụng của khoa Du Già, cảm giác có
người khèo nhẹ sau lưng, em quay ra nh́n, chưa rơ mặt ai th́ nghe tiếng
th́ thào một cách nghẹn ngào nhưng không thiếu sự kính thành: “Nhớ
cầu nguyện cho thầy Lực nghen!” Th́ ra, người năy giờ đứng sau lưng
ḿnh là Bác Gái, mẹ thầy Lực. Bà cụ đă được sự hướng dẫn của một số chị
em Phật tử ở Nha Trang đồng tâm phát nguyện tổ chức chẩn thí âm linh để
cầu nguyện tiêu tai giải nạn, v́ thời gian đó khu vực lân cận xảy ra
nhiều tai nạn chết người, trong đó có vụ thảm khốc của người thầy rất
thân thiết của em. Nghe Bác nói thế, em liền trực liên tưởng đến nhân
duyên của câu chuyện, tiếp tục nhiếp tâm vào đàn nghi.
“Ô hô! Thất xích hồng la thơ tánh tự
Nhất phồi huỳnh thổ cái văn chương”
(Than ôi! Lụa hồng bảy thước đề tên
Đất vàng một nắm phơi nền văn chương)