Cầu Sắt Sông Dinh năm 2000 - Nguyễn Văn Thành
Trang Thơ & Truyện: Mục Đồng                |                 www.ninh-hoa.com



 Trần Thanh Thiên
Bút hiệu: MỤC ĐỒNG

   Người làng B́nh Thành,
xă Ninh B́nh.

 Cựu học sinh trường
Trung Học Nguyễn Trăi
niên khóa 1992-1995.

---˜ ] ---


Hiện đang du học
tại Delhi, Ấn Độ.

 

 

 

 




? ˜ { @

 

Có rất nhiều cái nh́n về Phật giáo. Sau đây là một số cái nh́n sai lầm. Sai lầm một phần do chính bản thân nó, một phần do người nh́n nó chưa thấy hết các khía cạnh của vấn đề. Người viết xin chia sẻ nơi đây với tất cả các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ. Bởi thời đại này là thời đại của tuổi trẻ, rất cần năng lực của tuổi trẻ, mà người viết cũng là người trẻ, c̣n rất thiếu kinh nghiệm trên đường đời như các vị lớn tuổi.

 

Cảm nhận thật tế từ cuộc sống, đa số người dân quê ḿnh hầu như chỉ biết Phật Giáo là một tôn giáo của cúng tụng; thầy tu Phật giáo chỉ là người chuyên cầu an cho người sống gặp phải trắc trở đời thường, cầu siêu cho người vừa quá văng…bằng lời kinh, câu chú trong nhà Phật mà họ tin là nó có một sức nhiệm mầu của một “ông Phật” nào đó xa xăm, hay ở trên trời. Chỉ có một thiểu số hiểu được rằng, Phật Giáo là một phương pháp sống để đạt hạnh phúc, đức Phật là một nhà giáo vĩ đại, giáo pháp của Ngài là bài học vô giá về nhân cách.

 

Câu chuyện thứ nhất:

 

Hôm đó, có một gia đ́nh tổ chức lễ cưới, trước khi rước dâu về nhà trai, hai họ có chương tŕnh làm lễ thành hôn tại chùa. Ở đây, có khóa lễ cầu an cho 2 gia đ́nh, quy y cho 2 anh chị tân lang - tân nương. Thầy trụ tŕ giảng cho hai họ nghe về ư nghĩa thành hôn, sống thế nào để gia đ́nh hạnh phúc, chồng đối với vợ, vợ đối với chồng, cha mẹ đối với con cái và ngược lại…theo kinh Phật dạy. Thực tế sống động và ư nghĩa như thế, nhưng mấy ai tiếp xúc để cảm nhận được cái hương vị đầy chân t́nh ấy, hay là chỉ chờ khi đau khổ tột cùng, mới đến chùa cầu xin Phật tổ, thỉnh thầy tụng kinh…? Ngược lại, chính tai tôi lại nghe một số các thanh niên đang ngồi ở quán cà phê cạnh chùa nh́n vào đám cưới, và nói những giọng mỉa mai đầy âm điệu quê hương:

- ha ha, đám cứ (cưới) mà đem zô chùa cúng mạy!

- mấy ông thầy bữa nay được rửa mắt đă “đọi” (cái chữ đời của người Ninh Ḥa, chỉ có thể phát âm, không thể viết ra thành văn tự v́ tiếng Việt đang thiếu).

 

Tôi nghe thấy xốn xang lắm, không phải v́ xốn xang cho ḿnh là thầy tu bị trêu, Phật giáo bị xuyên tạc, mà là buồn và tiếc cho một số người không có cơ hội để tiếp xúc với năng lượng hạnh phúc mà họ có thể có. V́ điều kiện văn hóa của địa phương, v́ truyền thống dân tộc đă đi lệch hướng dần với Phật giáo chân chính, nên các bạn ấy dần dần quay lưng đi với những cái lẽ ra họ nên sống với nó. Nếu các bạn là người Phật tử đầy đủ nhân duyên, được dự mặt với các nghi thức thiêng liêng trong ngày cưới của ḿnh, các bạn sẽ có một nguồn năng lượng vô h́nh, có thể làm kim chỉ nam cho bạn trong suốt cuộc sống hạnh phúc gia đ́nh sau này. Hoặc giả, bạn không phải là Phật tử mà là con chiên của Chúa, th́ ngày cưới của bạn cũng sẽ diễn ra dưới sự chủ tŕ của một mục sư, trước h́nh ảnh thiêng liêng của thập tự giá và h́nh ảnh đức Chúa tượng trưng cho sự cứu rỗi loài người.

 

Nó sẽ được ǵ? Chắc chắn là có nhiều cái được. Bỏ qua các nghi thức khác nhau, bỏ qua lịch sử du nhập của các đạo giáo vào Việt Nam, bỏ qua đời tư của các thầy, các cha… chỉ nói đến tâm hồn của hai bạn trong ngày hôm ấy. T́nh yêu của hai bạn thật ra đă đơm hoa kết trái từ sự liên kết của hai trái tim rồi, nhưng ngày hôm đó là chất xúc tác để phản ứng hóa học xảy ra trọn vẹn. Khi hai người yêu nhau, thường mượn trăng, hoa, hay chiếc là vàng… để làm bằng chứng cho t́nh yêu. Nhưng những bằng chứng ấy sẽ không thể sánh bằng h́nh ảnh của một đấng thiêng liêng đang chứng kiến trong giờ phút trọng đại.

 

B́nh thường, các bạn nào có biết sau khi cưới nhau, ḿnh sẽ sống với nhau như thế nào, hay chủ yếu chỉ là vui mừng, v́ kể từ đây đôi ta sẽ chính thức có nhau, trao cho nhau tất cả những ǵ ḿnh mong muốn, không c̣n sợ ai ngăn cách. Xin thưa: đám cưới chỉ là điểm đến của một t́nh yêu, và là khởi đầu cho một mái ấm. Có một số bạn rất sai lầm khi đă tự tử v́ không được gia đ́nh chấp nhận cho cưới nhau. V́ các bạn không hiểu đám cưới là sự khởi đầu mà chỉ nghĩ nó là điểm kết. Không kết cục t́nh yêu như ư, th́ kết thúc cuộc đời là xong.” Đó là suy nghĩ sai lầm, chưa nói đến những khía cạnh sai lầm khác của sự tự tử, chúng ta sẽ có một bài viết khác chia sẻ về vấn đề này. Hạnh phúc thay cho hai bạn, trong ngày khởi đầu ấy, giữa sự chứng kiến của họ hàng hai bên, các bạn được lắng nghe, nhắc nhở về những điều kiện để xây dựng một mái ấm. Nếu nhắc nhở lúc khác th́ hiệu quả sẽ giảm đi rất nhiều, nhưng ngay lúc ấy, với tâm hồn đang lắng đọng, hai người đang hoàn toàn có nhau trong một niệm tâm đầu, những lời khuyên chân thành của một vị thầy, một vị cha trước đấng thiêng liêng sẽ được ghi nhớ rất rơ.

 

Cuộc sống này là một chuỗi dài của sự tương quan tương duyên. Con cháu cần tiếp nối truyền thống tốt đẹp của tổ tiên ông bà. Truyền thống nói đây không chỉ là tôn giáo, mà nó bao gồm cả những nét văn hóa tốt đẹp, những quan niệm đạo đức, những đức tin thiêng liêng tuy không sản sinh ra cơm áo gạo tiền nhưng có thể nối kết mọi người với nhau trong sợi dây thân ái. Để ghi nhận cho sự truyền thông giống ṇi, có thời điểm nào hay hơn, đúng đắn hơn là lễ cưới. Như thế, ngay trong lễ cưới, cô dâu chú rể, ḍng họ bà con cùng tất cả mọi người đang tham dự ôn lại truyền thống cao quư, thấm nhuần thêm những chất liệu yêu thương và hiểu biết, nguyện cùng nhau xây dựng những đại gia đ́nh ấm êm, hạnh phúc th́ c̣n ǵ hơn.

 

Câu chuyện thứ hai:

 

Một lần tôi về thăm nhà, gặp lại bạn cũ, anh ta rất mừng. Sau một hồi lâu tṛ chuyện, anh ta có hỏi thăm về công việc tu tập và đời sống nhà chùa thế nào. Một câu hỏi mà tôi không mấy bất ngờ, nhưng vẫn nhớ đến nay, đó là: “Mỗi lần đi cúng như zị, ngừ ta trả công cho ông bi nhiêu?” Sở dĩ tôi không bất ngờ v́ chuyện này đă được hỏi rất nhiều lần rồi; và nhớ măi không quên bởi chính ḿnh đă bao lần giải thích rằng câu hỏi ấy quá ư chân t́nh nhưng nó được đặt ra không đúng ǵ hết trơn. Từ câu hỏi trên, tôi có thể khẳng định, trong con mắt của đa số quần chúng, ḿnh đi tu cũng như đi học nghề “cúng tụng”, và cũng “ra nghề”, đi làm như bao nghề khác. Mỗi lần khai lư lịch hay làm các thứ giấy tờ, khi khai phần nghề nghiệp, tôi thấy một số các vị ghi là “Tu sĩ”. Đúng hay không th́ tôi không bàn, v́ nó tùy thuộc vào cách hiểu của mỗi người. Riêng bản thân ḿnh, tôi vẫn ghi là “học sinh”, hay là “đi học” v́ măi đến nay, ḿnh vẫn c̣n đi học. C̣n ông thân tôi cũng là tu sĩ, nhưng khi khai phần nghề nghiệp của người cha, tôi vẫn ghi là “làm nông”, v́ rơ ràng trong sổ hộ khẩu ở nhà, ông vẫn đứng tên chủ hộ, vẫn đang xử lư mấy công ruộng.

 

Nói thế để thấy rằng, đi tu không phải là một cái nghề. Nguyên nghĩa chữ “tu” là sửa. Sửa những cái xấu thành cái tốt, sửa những tâm lư vụng về thành những suy nghĩ đúng chân lư, có lợi cho ḿnh cho người. Như khi sửa một ngôi đền, một ṭa danh lam, thắng tích, người ta nói là “trùng tu”, hoặc sửa chữa toàn bộ chiếc xe, hay nâng cấp một con đường lớn, người ta kêu là “đại tu”, th́ ông thầy tu cũng vậy thôi, chỉ là “một người biết sửa ḿnh”. Không chỉ riêng mấy ông thầy ở chùa, cạo đầu mặc cà sa mới “tu”, mà tất cả mọi người ai cũng phải tu hết, ai cũng phải sửa ḿnh cho ngay thẳng hết, sửa lời ăn tiếng nói, suy nghĩ, hành động của ḿnh để làm sao một khi nó phát ra phải mang lại niềm vui, lợi ích cho chính ḿnh và cho mọi người.

 

Như thế, nếu nói tu là một cái nghề, th́ lẽ nào tất cả mọi người đều khai lư lịch là “tu sĩ” hết hay sao?

Cũng trong câu hỏi trên, vấn đề đi cúng được bao nhiêu tiền. Người bạn đặt ra câu hỏi cũng có lư, v́ chuyện các vị thầy đi hành lễ cầu an, cầu siêu xong, nhận những phong b́ “tạ lễ” từ chủ nhà là có chứ không phải không có. Bản thân tôi cũng đă từng đi làm lễ, và có nhận phong b́, nhưng nhận trong tâm lư hoàn toàn khác với bạn nghĩ. Đây không phải là công lao của tôi, công này phải được trả thù lao như thế,… mà tôi đang tiếp tục việc cầu nguyện cho những người đang cần. Sống là tương quan giữa cho và nhận, nếu khi tôi nhận mà người cho có niềm vui thật sự, th́ tôi biết tôi đang cho họ niềm vui. C̣n ngược lại, cũng đă rất nhiều lần tôi nhất mực từ chối không nhận v́ biết rằng không phải họ đang cho với niềm hoan hỉ, mà thật sự là họ đang trả công. Tôi cảm thấy không có công lao ǵ trong việc cầu nguyện cho họ cả. V́ đó là nhiệm vụ của tôi, kể từ lúc mặc chiếc áo nhà chùa, tôi phải phát nguyện hằng ngày là luôn mong muốn đem đến cho đời cho người niềm vui và hạnh phúc, nếu tôi có thể.

 

Câu hỏi của bạn, tôi không thể trả lời mà phải nói cho bạn nghe bằng một chuyện khác. Cái phong b́ ấy cũng xuất phát từ một số tư tưởng sai lầm như bạn.

 

Thời Phật giáo mới có mặt trên trái đất cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Phật hoàn toàn không chủ trương cúng tụng. Đến khi Phật giáo truyền rộng đến các vùng trong toàn cơi Ấn Độ và các nước trên thế giới, nó bị ảnh hưởng các nghi thức tế lễ của các giáo phái Bà-la-môn, Lăo giáo,… hoặc các phong tục truyền thống ở các vùng mà nó đến. Hiện tượng cúng bái trong Phật giáo Việt Nam hiện nay là bắt nguồn từ Trung Hoa, kể cả hầu hết nghi thức, phong tục của chúng ta cũng đều bắt nguồn từ Trung Hoa. Học lịch sử, các bạn đă biết, Việt Nam ta đă phải trải qua một ngh́n năm lệ thuộc nước Tàu, có những giai đoạn họ c̣n muốn đồng hóa dân ta, như bắt giết người tài, đốt sách, hủy tượng…

 

Các bạn nên biết, Phật giáo là một luồng sinh khí của giáo dục, là một nền y học chữa trị tâm bệnh, là một nguồn sống mà người ta t́m thấy trong đó một sự biến chuyển không ngừng dù bản chất nó không hề thay đổi. Chính v́ sự không cứng nhắc ấy, mà đi đến đâu, nó đều ḥa nhập, uyển chuyển để cùng sống và thăng tiến với dân tộc ở nơi ấy. Cũng như đối với bệnh nhân cần sự thiện xảo của bác sĩ trong việc chẩn đoán, cho toa, th́ Phật giáo cũng vậy. Nền y học tâm linh này cũng tùy theo sự thiếu thốn các dưỡng chất tinh thần của bệnh nhân “con người” mà đáp ứng cho họ, rồi dựa vào đó trị tận gốc những chứng bệnh gian tham, đố kỵ, giận hờn, tranh đoạt, thù oán lẫn nhau… bằng những toa thuốc đặc trị như yêu thương, hiểu biết, tha thứ, bao dung, buông bỏ, ít muốn… Việc cúng tụng chỉ là tùy theo nhu cầu của mọi người, các vị thầy tu nương theo nhu cầu ấy để đem đến cho gia đ́nh người ta những lời khuyên bảo, những h́nh ảnh từ ḥa, những ánh mắt ân cần, những lời dạy của các đấng giải thoát, các bậc hiền triết…

 

Như thế, sự nhầm lẫn của bạn ở chỗ, bạn chỉ nh́n thấy Phật giáo ở phần hiện tượng mà chưa thấy được bản chất của Phật giáo. Do đó, tôi xin nở một nụ cười hoan hỉ đề nghị với các bạn rằng, khi nh́n nhận và đánh giá một vấn đề, trước hết bạn cần tiếp cận với nó, quan sát rồi quán sát nó ở nhiều khía cạnh khác nhau. Như một ly nước đá chanh, bạn chỉ nh́n mà không uống th́ không cảm nhận được vị ngọt, cái dịu mát của nó. Hăy uống cái đă, rồi mới cảm nhận. Cũng ly nước ấy, nếu uống vào mùa hè, bạn sẽ đánh giá nó là rất mát, nhưng giữa mùa đông giá rét, bạn sẽ rùng ḿnh v́ lạnh ngay cả khi chưa uống nó. Xin bạn đừng bao giờ lấy cái hiện tượng “mát” hay “lạnh” để gán đặt bản chất cho ly nước, cũng đừng bao giờ dùng hiện tượng bằng mắt thấy để cho đó là bản chất của một vấn đề.

 

Câu chuyện thứ ba:

 

Câu chuyện thứ ba bắt đầu từ một tiết Văn năm tôi đi học lớp 11, trường PTTH Nguyễn Trăi. Cô giáo dạy văn khi đang giảng về đề tài t́nh yêu trong các bài thơ, hướng mắt về phía tôi và phê phán Phật Giáo rằng: Cái ǵ cũng có mặt hạn chế của nó. Phật Giáo cũng vậy, tuy nó nêu cao đạo đức sống, giáo dục con người, nhưng nó cũng chủ trương làm dập tắc sự ham muốn, cắt đứt cái dục, và không thể nối dơi tông đường. Câu chuyện đă quá lâu, tôi không thể nhớ rơ nguyên văn của cô, nhưng tôi chắc chắn là kể lại không sai ư của cô lúc ấy. Rất tiếc, lúc bấy giờ, sự học của ḿnh quá kém cơi, hơn cả cái kém cơi của hiện bây giờ, và đạo đức “tiên học lễ, hậu học văn” của nền giáo dục Việt Nam không cho phép học sinh căi lại cô giáo, cho nên tôi không có cơ hội bàn luận với cô; để măi đến bây giờ, tôi được kể vào list “những sai lầm trong suy nghĩ của tuổi trẻ đối với Phật giáo”. Dám nói như vậy, v́ lúc ấy tuy là một “nhà sư phạm” nhưng cô giáo của tôi c̣n trẻ hơn cả tôi hiện bây giờ. Có nghĩa là, hiện bây giờ cũng c̣n đang có rất nhiều nhà giáo trẻ đang sai lầm như thế.

 

V́ sao sai lầm? Thứ nhất, đạo đức nhà giáo không cho phép anh được chỉ trích một đối tượng, một chủ nghĩa hay bất kỳ một cái ǵ không nằm trong phạm vi bài giảng của anh. Mà nhiệm vụ của nhà giáo là hăy phát huy tính ṭ ṃ của học sinh, gợi ra cho chúng những phương pháp suy nghĩ, rồi chúng tự t́m ra nhận định cho riêng ḿnh, dù nhận định ấy chưa hẳn là đúng hoàn toàn.

 

Bên cạnh đó, v́ chưa nghiên cứu, suy ngẫm chín chắn nên cô giáo ấy vội tung chưởng vào đối phương mà cô chưa hề quen biết, chưa nhận diện ra bạn hay thù, chỉ v́ “đối phương” ấy trái với chủ trương hưởng thụ của cô ta. Ngay cả trong khi vận công, cô ta cũng đă bị “loạn chiêu”, tự làm nghịch luồng chân khí, và sau này nếu cô không kịp thời hóa giải, chắc chắn cô sẽ “tẩu hỏa nhập ma”. Ngay chủ trương “đạo đức” cô ta đưa ra ở vế trước đă chống lại với chủ trương “ham muốn” hay “dục” ở vế sau rồi. Hiện tượng này theo phương pháp luận lư phương Đông (Nhân Minh Học) gọi là lỗi “tự ngữ tương vi”, nghĩa là ngay trong lời nói đă trái nghịch nhau. Một ví dụ dễ hiểu như ta nói: “Mẹ tôi c̣n đồng trinh”. Đă là mẹ th́ phải sinh con, sao gọi là đồng trinh được? Xin miễn bàn việc sinh con ống nghiệm, trường hợp này hiếm lắm, và giả sử có th́ người mẹ ấy cũng v́ không đủ khả năng sinh con sau nhiều năm ăn ở với chồng.

 

Đạo đức của con người xuất phát từ đâu? Khái niệm đạo đức là ǵ? Theo nghĩa đen, đạo là con đường, là phương pháp. Đức là những cái vô h́nh, là phạm trù trừu tượng, được kết tụ từ quá tŕnh tích lũy việc lành, hay những suy nghĩ, hành động đem lại lợi lạc cho mọi người, mọi loài. Như vậy, có thể nói, đạo đức là một lối sống có phương pháp, đúng đường hướng, có thể tích lũy những chất liệu tốt đẹp, những năng lượng tâm hồn, mà vô h́nh chung nó là điều kiện để đắc nhân tâm (được ḷng người). Con người muốn có đạo đức th́ phải thăng hoa tâm hồn, nuôi dưỡng lối sống an nhiên, biết suy nghĩ v́ mọi người, biết cho chứ không phải chỉ nhận, biết vui trước cái vui người khác, biết chia sẻ trước cái khổ đau của người khác. Đó là phương pháp sống “đạo đức”.

 

Ngược lại, chúng ta thử kiểm nghiệm, chiến tranh, hận thù, tranh đoạt trên thế giới này từ đâu đến? Có phải từ ḷng vị kỷ của con người. Nếu không nh́n ngó đất nước kia phong phú nguồn tài nguyên, nhiều mỏ dầu hỏa …th́ đất nước này đem quân xâm chiếm làm ǵ. Nếu không v́ ông trưởng ngồi cao hơn ông phó, luôn ra lệnh cho ông phó, và vị trí trưởng sớm muộn ǵ cũng lọt vào tay ḿnh, th́ ông phó đâu ganh tỵ, cho người dùng thủ đoạn này nọ để hạ bệ. Có một bản tin đưa trên báo, đọc nghe vừa thật mà vừa vui: “Cái chết của ngài tổng thống làm ông phó tổng thống rất quan tâm.” Nếu không phải v́ bà hàng xóm bên kia đẹp hơn, đeo vàng nhiều hơn, nói chuyện dễ thương hơn, được nhiều ông để ư cảm mến hơn, th́ bà bên này đâu có nguưt ngáy, trề môi với bà đó, và sẵn sàng lao vào làm dữ với ông chồng ḿnh nếu thấy ổng nói chuyện, giao tiếp với bà đó… vân vân và vân vân chuyện. Tất cả cũng v́ sự đố kỵ, ḷng ganh ghét, không muốn người khác hơn ḿnh. Dĩ nhiên, thước đo hơn thua ấy phải dựa vào một tiêu chí ǵ đó. Có thể nêu một số tiêu chí như là tiền tài, vật chất, địa vị, uy thế, sắc đẹp, thức ăn ngon, áo quần đẹp…

 

Chính những thứ đó là nguồn cơn gây ra chiến tranh, hận thù và đau khổ. Thái tử Tất-đạt-đa sớm nhận ra sự giả tạm và là nguyên nhân khổ đau của những thứ ấy, nên ngài đă vứt bỏ hết để đi t́m lối sống khác, một lối sống cao thượng hơn, biết hy sinh ḿnh v́ niềm hạnh phúc của mọi người mọi loài. Và sau đó, thái tử trở thành một nhà hiền triết, một nhà giáo giỏi nhất Ấn Độ lúc bấy giờ. Người ta tôn xưng Thái Tử là một bậc thánh, một người có sự hiểu biết trọn vẹn (Buddha, là danh từ tiếng Phạn, xuất phát từ căn động từ Bodh nghĩa là hiểu biết tường tận, được người Trung Hoa phiên âm là Phật-đà, dịch nghĩa Tàu là “Giác giả”, cũng nghĩa là người hiểu biết.)

 

Theo sự truyền dạy của nhà hiền triết này, “từ ái dục sinh lo sợ, từ ái dục sinh khổ đau, nếu không c̣n ái dục th́ không c̣n lo sợ và khổ đau nữa.” Trước một thứ của cải, người có nó th́ phải lo bo bo ôm giữ, chỉ sợ mất nay mai; người không có nó th́ khao khát, t́m mọi cách để có được, bất kể là có giết hại người kia không, có làm người kia tiếc nuối khổ đau, và t́m cách giành giật trở lại hay không. Đó là đối với người sống không có phương pháp, c̣n người đạo đức họ sẽ không sống như thế, họ chỉ sống với những ǵ họ có, họ sẽ t́m ra của cải vật chất bằng chính bàn tay lao động của họ. Và nếu những vật chất ấy có mất đi, họ cũng sẽ không tiếc nuối nhiều, v́ họ thừa hiểu nó vốn không thuộc về riêng ai. Và với suy nghĩ đáng yêu như thế, họ sẽ đủ nghị lực để lên đường, sản xuất, t́m kiếm những thứ khác mà họ có thể, chứ không ngồi thụ động để than trách, hận thù, và mưu đồ tiếm đoạt.

 

Đồng tính đồng chất với của cải là những thứ ham mê khác: sắc đẹp, cảm giác ái ân, địa vị, uy quyền… Ai đă từng lâm vào cơn thiếu nó và mong muốn nó, th́ sẽ biết cảm giác khó chịu, bức rức thế nào. Thử nh́n một anh chàng nghiện ma tuư đang lên cơn, chúng ta sẽ cảm thấu sự khó chịu của một người đang thiếu thứ mà anh ta cần. Giả sử có thuốc cho anh ta qua cơn nghiện đó, chắc chắn bệnh nghiện sẽ không giảm, mà tầng số lên cơn c̣n cao hơn. Sự ham muốn của con người cũng vậy, tuy người ta đạt được cái ḿnh mong muốn rồi, nhưng chắc chắn ḷng ham muốn sẽ không dừng lại ở đó, mà nó sẽ ngày càng tăng cao hơn. Mà càng đạt được th́ lại càng ham muốn nữa. Như một người bệnh phong, ngứa lắm, càng ngứa anh càng găi, hoặc hơ lửa cho đă ngứa, nhưng sau đó bệnh phong lại càng lở thêm.

 

Biết rơ bản chất của dục, của ḷng ham muốn như thế, th́ có ai dám khẳng định, con người sống phải có dục lạc, phải ham mê vật chất… th́ mới hạnh phúc không? Nếu ta đặt tên cho sự đầy đủ của cải, sự thoả măn xác thịt, sự cao ngất quyền uy… là hạnh phúc, th́ hạnh phúc đó cũng chỉ là giả tạm, nó không trường tồn, mà sẽ sớm xa ĺa chúng ta. Cái cảm giác khi những “hạnh phúc” này ĺa xa nó c̣n khổ đau gấp nhiều lần so với lúc ta chưa có nó.

 

Cô giáo của em ơi! Cô cũng là người Ninh Ḥa, em hy vọng một dịp nào đó, cô ghé vào trang www.ninh-hoa.com, hữu duyên đọc được bài này, xin cô hăy đính chính lại suy nghĩ cho chính xác hơn. Có những trái tim biết rung động trước cái đẹp, có quyền lập gia đ́nh, lấy chồng lấy vợ để sinh sống, để nối dơi tông đường… hay ǵ ǵ đó, tất cả đều đúng trên khía cạnh của nó. Bên cạnh đó, có những người không có yêu con trai tài và mê con gái đẹp, họ không lập gia đ́nh, họ không sống với cha mẹ, … xin cô đừng rao giảng với học tṛ của cô rằng những người đó là khờ dại, là đánh mất tuổi thanh xuân. Chẳng qua, họ muốn đặt trái tim yêu thương của họ ở một mục tiêu khác, đó là số đông loài người, đó là những triết lư sống cao thượng, hay đó là những đấng thiêng liêng.

 

C̣n các bạn cho rằng “nếu ai cũng đi tu hết th́ loài người tuyệt chủng v́ không ai nối dơi tông đường”, tôi khuyên các bạn dành thời gian hăn hữu của tuổi thanh xuân để tập trung cho việc học tập, đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước tiến bộ, chứ đừng luẫn quẫn vào những câu hỏi không tưởng ấy. Thế gian này, nếu tất cả đều là màu trắng th́ ngay cả cái tên gọi “màu trắng” cũng không c̣n.

 

 

(Xem tiếp phần 2)

 

 

? ˜ { @

 

q mục đồng
           26/3/2007

 

 

Trang Thơ & Truyện: Mục Đồng                |                 www.ninh-hoa.com