|

Rừng sinh thái ở GA

Mơ
ước của ḿnh th́ nho nhỏ thôi, là được “đi Mỹ ăn nho”, ai ngờ thật
tế lại có nhiều niềm vui gấp bội so với việc ăn nho nữa. Cho nên,
sống với thực tại là tốt nhất, tự nhiên điều mầu nhiệm sẽ có mặt,
và không cần ảo ảo chi hồ, mơ ước xa xôi.
Từ
thời ông chú tên Bush làm chủ nước Mỹ, cháu chưa để tâm lắm, đến
dượng Clinton và cậu Obama có mời nhưng cháu hờ hững làm bộ sang
chảnh ngó lơ, măi đến thời bác Trump bác ấy thúc ép quá nên đành
qua thăm nước bác ấy một chuyến, kẻo các bác trách bà con xa mà
sao cứ như người dưng nước lă, chí ít th́ ḿnh cũng có t́nh đồng
hương địa cầu mà.
Muốn đi Mỹ ăn nho th́ phải chuẩn bị hai thứ: VISA và vé máy bay.
Người ta cứ bảo xin visa Mỹ là khó, nhưng ḿnh thấy nó cũng như
việc niệm Phật cầu sinh Tịnh độ thôi. Muốn về Tịnh độ, bạn phải có
đủ ba món: Ḷng tin, Ước mơ và Hành động. Có đầy đủ ba tố chất
này, bạn mặc nhiên an hưởng niềm vui Tịnh độ bằng một loại visa tự
động. Sang nước Mỹ đă thấy khó khăn th́ cơ sở đâu để bạn đ̣i sinh
về Tịnh độ? Trước hết, hăy có ḷng tin và mơ ước được ăn nho Mỹ
đúng nghĩa, tức là không ước một đằng mà hành động một nẽo. Cái
thứ ba, quan trọng nhất là hành động: bạn phải thực hiện được các
tố chất của một công dân toàn cầu: sống văn minh hiện đại, hiểu
văn hoá rộng mở, biết ngôn ngữ quốc tế và chân thật... th́ việc
tham gia cuộc chơi nước Mỹ không khó. Bạn đến nhà người ta mà thể
hiện ḿnh sẽ trở thành một gánh nặng cho họ th́ mần răng họ sẵn
ḷng chào mừng bạn? Nhỉ!
Vé
máy bay th́ cũng đơn giản thôi. Suốt ngày ôm máy vào mạng xă hội làm
ǵ mà không t́m ṭi google để có thêm nhiều thông tin bổ ích? Cứ
t́m vài từ khoá vé bay giá rẻ, từ đâu đến đâu, khoảng thời gian
nào, thấy vé ưng ư th́ nhớ tạm tên hăng rồi thoát ra, xong vào
thẳng website của hăng đó mà book. Như vừa rồi ḿnh tậu được cặp
vé từ Sài G̣n sang Los, khứ hồi giá 630 đồng, “rỏ như che”, hăng
Hường Công airline đàng hoàng. Đă bảo Hường Công mà cứ hỏi lại
Cathay hả?
Vậy là xong, alo ông bạn đồng hành (thầy Không Giải, biệt hiệu Sơn
đen) cùng book vé, đến ngày, xách balo lên và đi.
Sau cả ngày vật vờ sân bay và ngủ gà gật trên boong th́ cũng được
đáp xuống phi trường LAX. Việc scan visa làm thủ tục nhập cảnh,
chỉ có xếp hàng chờ đợi v́ quá đông thôi, chứ các thao tác của xă
hội hiện đại khá đơn giản, chỉ cần biến ḿnh thành người văn minh
th́ mọi thứ sẽ nhịp nhàng.
Bước ra ngoài, thầy Hương Niệm chờ đón, mà lại không hề biết ḿnh
là người được đón, thế mới lạ đời. Độ liều nhà cháu hơi cao! Nụ
cười hớn hở, tay bắt mặt mừng, những cái ôm thắm thiết sau hơn 10
năm gặp lại. Vừa đi ra băi oto vừa trêu: “Đây là Sơn trắng đón Sơn
đen!”
Bữa cơm trưa đầu tiên ở đất Mỹ là một mâm cơm đậm chất Huế tại
chùa Linh Quang, Howthorne, ngon và sang, do ôn mệ - hai vị thân
sinh thầy Hương Niệm phụ trách. Chẳng những được ăn nho Mỹ mà c̣n
có cả táo tàu nữa, cả hai đều ngọt và thơm.

Hoa quỳnh chùa Linh Quang
Trời đẹp, nắng ấm, không khí giữa thu se se lạnh, hít thật sâu và cười
thật đậm cùng bầu trời Cali. Tự thầm nghĩ, ồ ḿnh đă đến Mỹ rồi đây! Đoá
quỳnh màu cam trong vườn hoa chùa Linh Quang e ấp cười chào. Mục đồng
chụp h́nh và đề thơ vào Zalo:
Sáng nay em một ḿnh
Cười với ánh b́nh minh
Tôi cúi đầu kính cẩn
Im
lặng trước hiện sinh.
Trong buổi pháp đàm cùng chúng tu tập tại chùa Linh Quang, mục đồng chia
sẻ nghệ thuật nắm bắt phút giây hiện tại và phương pháp thiết lập hạnh
phúc ngay trong tầm tay. Cái nh́n về hạnh phúc không xa vời, không viển
vông như một thế giới tịnh độ nào đó trong mơ hồ, mà hạnh phúc vốn luôn
hiện hữu trước mắt khi chúng ta ư thức rằng ḿnh đang có mặt.
Sau ba ngày dạo chơi phố Bolsa, khu Little Saigon của người Việt, đồng
thời nghỉ ngơi lại sức, chúng ta bắt đầu chuyến thăm nước Mỹ. Trước hết
phải đến phim trường Holywood, hành hạ cơ thể 1 ngày cho thật rả rời, để
tối ngủ đúng giờ đă lệch múi 12 tiếng. Sau đó là Las Vegas, the sin
city, nhưng không phải để thực hiện chương tŕnh “làm giàu không khó”,
mà thăm tu viện Tịnh Độ của người bạn học chung hồi ở Nha Trang, thầy
Quảng Long; rồi bay ngược về San Jose, đến Sacramento, trú tại chùa
Phước Thiện. Thú thật là trước khi đi, ḿnh chưa hề dự định qua đây sẽ
gặp ai, ở đâu, thế nhưng người tốt trời thương, qua đến nơi th́ nhân
duyên tiếp nối thiện duyên, gặp lại nhiều thầy cô, bạn cũ, các Phật tử
thân nhân… hoan hỷ quá.
Hoan hỷ như nụ cười Di Lặc của anh Quảng Tráng – Henry Nguyễn, đă bỏ
việc ra phi trường San Jose đón đưa, chỉ để nh́n nhau cười và an lạc.
Cũng ở đây, Mục đồng gặp quư thầy, quư sư cô đă thân lâu và mới quen,
được tài xế cô 7 (tỉ ruột) đón thăm, được hội kiến sư anh Chánh Định,
thầy Liễu Nguyên giọng ngâm thơ ngọt ngào quen thuộc. Và vui hơn nữa,
khi gặp lại cô Vui (sư cô Tịnh Thuận, nhưng thế danh là Vui nên cứ gọi
cho nó vui càng thêm vui). Khổ thân cô và tài xế chạy từ Sacto lên San
Jose đón về chùa Phước Thiện. Mấy ngày ở đây, cảm giác như được ở quê
nhà, không hẹn mà gặp lại bạn cũ hồi xưa lắm: cô Liên Dung, cô Thông
Chỉnh, cô Thông Dâng, v.v. vẫn như xưa với những tràng cười hớn hở. Nhớ
vườn rau tự trồng của cô Thiện, và cũng nhớ em Cưa lông xù mến thầy vô
hạn, mới gặp mấy hôm mà thân thiết như lâu rồi, lúc nào cũng đ̣i chơi
tṛ quăng banh chụp. Cưa chụp banh tennis giỏi lắm, cứ tung lên là phi
mồm ngậm chính xác, xong tha tới cho thầy quăng tiếp.
Sau những ngày cuối tuần ở Sacto, hành tŕnh tiếp tục là chuyến bay dài
đến New Orlean, tiểu bang Louisiana. Ở đây, hai anh em được thầy Giới
Minh, trụ tŕ tu viện Phước Minh đón và đưa tham quan rất nhiệt t́nh.
Hai ngày ngắn ngủi ở đây, ḿnh đă được biết cây cầu dài nhất nước Mỹ,
ngắm hoàng hôn trên sông Missisippi, nghe những bản ḥa nhạc cổ điển của
các nghệ sĩ đường phố, tham quan phố cổ của người Pháp bán lại cho Mỹ.
Điểm đặc biệt của LA là du lịch rừng nguyên sinh với những cây sồi cổ
thụ, cây trà mi, mộc hương rừng lâu năm thân u lá thắm, ngắm những trảng
dài thủy tùng cổ kính đứng lửng thửng giữa mặt nước dọc hai bên freeway.
Một điều lạ nữa, là trong thẳm sâu giữa rừng cổ thụ là sự hiện diện của
một ngôi tiểu điện với tượng Phật đồng từ thế kỷ 12 ngự trị. Sự có mặt
này thu hút nhiều ánh mắt ṭ ṃ t́m hiểu của du khách dù có hay không
tôn giáo. Bởi lúc bấy giờ, nước Mỹ chưa có Phật giáo, người Phật tử chưa
đặt chân đến, nhưng sự bố trí điện thờ rất thanh tịnh và thơ mộng.
Cả
một quy tŕnh sản xuất tất cả các thể loại về ớt cũng đang chờ đón bạn
tham quan qua tour du lịch Ớt. Cứ đến đi, bạn sẽ được nếm kem ớt.
Xin cảm ơn sư huynh Giới Minh thật nhiều, và qua đây cũng xin gởi một
lời chia sẻ. Thầy là người gởi giấy tờ bảo lănh cho chuyến đi của em, lẽ
ra phải ở lại tu viện lâu hơn, và cùng có mặt các sự kiện Phật sự lớn
tại tu viện, nhưng thời gian eo hẹp, khách vội đến rồi vội đi, huynh lại
đưa và tiễn. Hai đêm ở lại tu viện, hầu như huynh đệ chỉ ngủ được vài
giờ, v́ những chén trà khuya, và chuyến bay quá sớm. Xin huynh thông cảm
cho sự hấp tấp mệt nhọc này!
Những ngày tiếp theo, lăo du tử mục đồng lại sà cánh đến Atlanta, cái
thành phố tên đẹp nổi tiếng như thế, mà nghe những người Việt ở đây cứ
đọc là tiểu bang “chọt chà”, “chổi chà”… nghe mất thẩm mỹ ǵ đâu. Vừa
đáp máy bay ở phi trường Atlanta, em được hai vị sư huynh trưởng (thầy
Nhuận Hải và thầy Nhuận Thông, lớn nhất trong huynh đệ tổ đ́nh Viên Ngộ,
Ninh Ḥa) ra đón. Một niềm hạnh phúc lớn lao dâng trào khó tả.
Những ngày ở tu viện Viên Ngộ GA, 03 huynh đệ cùng đi chợ, nấu ăn, sáng
công phu, uống trà đàm đạo, không c̣n sự ấm áp nào có thể so sánh hơn
được. Cơ sở tu viện này được huynh trưởng Nhuận Hải mới mua lại và hoạt
động được hơn 3 tháng. Sân, băi cỏ, rừng thông bát ngát, thiền đường,
nhà ở… tổng cộng 16 acre. Thế nhưng hiện giờ chỉ mỗi ḿnh thầy cư ngụ và
tiến hành xây dựng. Sư huynh đang kêu gọi và mong muốn được đón huynh đệ
từ quê nhà có duyên sang Mỹ hoằng pháp, cùng chung tay xây đắp cơ ngơi
của tông môn Viên Ngộ tại miền đất cờ hoa.
Ở
đây, ngoài việc dạo khu downtown của thành phố Atlanta, ta c̣n được tham
quan núi đá là một viên đá khổng lồ, trên đó khắc h́nh tổng thống
Jefferson và hai vị tướng nổi tiếng trong thời nội chiến: Stonewall
Jackson và Robert E. Lee; đồng thời gặp lại và thăm chùa sư cô Thông
Nghị, cũng bạn học khóa Phật Học Nha Trang. Cảm ơn sư cô với tài nấu lẫu
chớp nhoáng, sau vài tuần trà cô chuẩn bị xong nồi lẫu thái thơm phức.

Tu
viện Viên Ngộ
Những ngày ngắn ngủi ở Mỹ, một nhân duyên trùng hợp nữa là lễ tiểu tường
sư bà Diệu Thanh, trụ tŕ chùa An Lạc, Ninh Ḥa. Sư chị Chơn Hạnh, vừa
là huynh đệ tông môn, vừa bạn học khóa Cử nhân Phật Học ở Huế, tổ chức 1
ngày tu tập, thiền trà, pháp thoại, tưởng niệm, cầu siêu, cúng dường
trai tăng… đơn giản mà ấm cúng, đầy đủ lễ nghi. Trong giờ pháp thoại, sư
huynh Nhuận Hải và mục đồng hướng dẫn các bài thực tập thở, thiền hành,
uống trà chánh niệm. Có câu hỏi phân biệt giữa phước đức và công đức,
mục đồng giải thích và chia sẻ thêm lời Phật dạy qua các vấn đề làm giàu
chân chánh, sử dụng thành quả lao động của tự lực một cách thông minh
nhất. Từ ngữ không quan trọng, vấn đề là tâm niệm khởi lên khi ḿnh tạo
dựng công đức, và sự tu tập của ḿnh là mỗi ngày tự hỏi đă làm được công
đức ǵ chưa? “Công đức” mang dáng dấp của tính chủ động, “phước đức” là
những quả lành đă tích luỹ vô h́nh từ đời này và nhiều kiếp về trước, nó
hướng về khía cạnh hưởng dụng.

Chia sẻ pháp thoại tại Tu viện Tuệ Minh

Chia sẻ pháp thoại tại tu viện Tuệ Minh

Thiền trà tại tu viện Tuệ Minh
Chiều hôm ấy, gia đ́nh Phật tử Bổn Quán đưa đi tham quan thành
phố Savanah về đêm, có cây cầu “cần thơ” kết nối giữa tiểu bang
“chọt chà” và S.C. Cảm ơn anh đă nhiệt t́nh giới thiệu cho biết
thêm khu bảo tồn thiên nhiên rộng mênh mông giữa hai tiểu bang,
với những đồng chim quư và đầm sen, cá sấu tự do sinh sống, tuyệt
đối không bị sự phá hoại của con người. Thương sư chị Chơn Hạnh
nhất là thân gái dặm trường, lái xe 5 giờ đồng hồ đưa em từ
Bloomingdale sang Florida, rồi một ḿnh chạy về lại chùa. Xin gởi
nơi đây ḷng cảm phục và biết ơn đối với người bạn, người chị thân
t́nh này.
Đến Florida, điểm đầu tiên là chùa Liên Tŕ, thăm lại dấu hài vô
tung của sư huynh Nhuận Châu, người bạn đồng tu đa tài nhưng vắn
số. Di ảnh nhạt nhoà trên áng, một nửa tro cốt trong lọ lạnh lùng
cũng may gần đây có thầy Nhuận Thông sang nhận chùa, chăm lo hương
khói. Sau buổi thăm hôm nay, ngày mai thầy lại về Việt Nam, chùa
lại đóng cửa, cỏ lại mọc cao hơn, con chó cưng bên nhà hàng xóm
lại sủa ăng ẳng muốn nhắn nhủ điều ǵ mà không ai nghe hiểu.
Tối hôm đó, chú Thành cùng cô Giỏi, cũng mới bay từ Cali về, lái
xe sang đón về nhà chú. Sau 4 năm không gặp không tham gia viết
bài cùng ninh-hoa.com nay gặp lại, suốt hơn một giờ chạy xe là
khoảng thời gian chú cháu, thầy tṛ tỏ bày không biết bao nhiêu
câu chuyện. Rồi cũng “đă về đă đến”, ngôi nhà xinh xắn thơ mộng ở
Winter Garden, nằm bên bờ hồ với băi cỏ thoai thoải trải quanh.
Dưới hồ, đàn vịt nhà vịt trời tung tăn bơi lội thanh b́nh mà không
hề lo sợ nỗi oan bị bắt bị bỏ vô nồi như ở Việt Nam. Xung quanh
nhà, chú Thành trồng rất nhiều cây ăn quả của quê hương. Khí hậu
Florida tương đối giống Việt Nam, nên các loại cây cam, bưởi,
thanh long, đu đủ... rất hợp và đậu trái nhiệt t́nh. Trái nào trái
nấy tṛn trịa như ông bà chủ và ông khách mới tới hôm nay.
Những ngày ở đây là những ngày con tim được sửi ấm và t́nh người
được hâm nóng, sự ấm ḷng ấy c̣n được lan toả về bên kia bán cầu,
với những cuộc điện thoại và ḍng tin nhắn hỏi thăm của các đồng
hương: cô Hải Lộc, Thanh Trí, Phương Hiền... Và tuyệt vời hơn khi
nhân vật này xuất hiện: anh Ngô Đ́nh Trọng (bút hiệu
Ngô Trưởng
Tiến), người làng Hậu Phước, Ninh Hà mà mê cải lương vọng cổ. Anh
đă thành lập đoàn cải lương Ánh B́nh Minh tại Orlando, Fl. Nhờ sự
kết nối và nhiệt t́nh đưa đón của anh, mục đồng và cô chú Thành
được thăm nhà anh, chùa Quan Âm, chùa Pháp Vũ.

Chia sẻ pháp thoại tại chùa Pháp Vũ
Từng bước chân thảnh thơi trải dài trên băi cỏ xanh mênh mông chùa Pháp
Vũ, những câu chuyện hài hước mà sâu sắc của nhà sư đa tài: thầy Nhật
Trí. Nơi xứ người, một tay thầy gây dựng cơ sở rộng răi ước chừng vài
chục acre, chùa được xây dựng hiện đại nhưng vẫn hài hoà thiên nhiên,
hài hoà văn hoá và con người Mỹ, không rồng phụng cầu kỳ, không thâm u
sâu thẳm theo kiến trúc như châu Á. Hoạt động tu tập và sinh hoạt văn hoá ở
Pháp Vũ được diễn ra đều đặn. Ta có thể đọc vài ḍng tự thuật sau để
hiểu thêm tâm niệm của thầy:
Mấy độ khổ vui nên gia đ́nh luôn trôi nổi
thời loạn lạc chạy giặc, mẹ cha mang qua nhiều họ
chừ th́ chẳng biết t́m đâu ra danh tánh cha ông...
lúc vượt biên t́m lẽ sống với giả danh Khôi Anh Trần.
Thời "Xuất gia học đạo" tự thuở c̣n là tấm bé
Nhật Trí trải mấy mươi năm tên ấy vẫn thường gọi
xưa 'nhà', 'chùa' nghèo nên sở học kể chẳng ra chi
lớn lên phải chịu 'thăng trầm' nổi trôi theo vận nước
định cư xứ người lâu, chẳng có một mảnh bằng
Lập chùa nhưng không tŕ chí quyết một ḷng giữ
ba
bận xuống lên vinh nhục hẳn đă có thừa
bôn ba hội họp thường niên... bao nhiêu bận
chừ ngồi cười khan thành tiếng khóc dưới mưa sa.
Duyên may đến thăm chùa gặp thời kinh tối, mục đồng được thầy trụ tŕ
mời thăm hỏi, và chia sẻ cùng đại chúng một câu hỏi: “hôm nay là ngày
ǵ?” Hạnh phúc sẽ thật sự có mặt khi ta nhận thức hôm nay là ngày hôm
nay, không phải hôm qua mà cũng chẳng là ngày mai. Hăy sống hết ḷng và
có mặt sâu sắc với hiện tại. Bởi chỉ có trong giờ phút hiện tại ta mới
có chủ quyền với nụ cười, tiếng khóc, hành vi, và làm chủ được vận mệnh
của ḿnh.
Hôm sau, cô chú đưa đi thăm tu viện Đại Niệm Xứ, Fl. đang được xây dựng
với các hạng mục cơ bản đă h́nh thành. Hạnh phúc nhất là được đảnh lễ và
thọ pháp huấn từ đức Tăng thống Phật giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam, ngài Kim
Triệu, Khippapanno, một bậc cao tăng khả kính, niên dư cửu tuần nhưng
vẫn minh mẫn, thông tuệ và gần gũi đồ chúng.

Đảnh lễ đức tăng thống tại tu viện Đại Niệm Xứ
Ba
ngày ngắn ngủi thoáng qua, rồi cũng đến lúc “xin chào nhau giữa con
đường, mùa xuân phía trước miên trường phía sau.” Lại lục đục dậy sớm,
lại hành hạ chủ nhà đưa ra sân bay khi ông mặt trời chưa có dấu hiệu
tỉnh giấc. Trước một ngày, chú Thành tỉ mỉ lo lắng từng chút như mẹ già
lo cho con trẻ lần đầu đi xa một ḿnh. Nào check-in nào đổi ghế, kiểm
tra cửa đi giờ đến, nào forward email đă thế c̣n ghi chi tiết ra tờ giấy
nhỏ, dặn ḍ kỹ lưỡng c̣n hơn ư nghĩa của chữ này trong tự điển. Cô Giỏi
đứng bên nhíu mắt nói nhỏ: ổng vậy đó thầy! Những lần cô Giỏi đi đâu một
ḿnh là ổng dặn đi ḍ lại cho tới lúc không dặn được nữa thôi! Ôi, cái
nghĩa cử ân t́nh, sao cứ siết chặt vào nhau thế!? Trên đời, t́nh yêu đâu
phải là tất cả. Ngôn từ chỉ là thứ cần được xem nhẹ.

Lưu niệm cùng cô chú Thành Giỏi
và sư trụ tŕ tại tu viện Đại Niệm Xứ
Trở lại Cali, ngôi chùa Linh Quang Hawthorne mới đó mà đă trở thành chốn
về quen thuộc. Sư anh Hương Niệm lại đi đón, một công việc trong “to do
list” của ngày hôm ấy (về chùa mới t́nh cờ phát hiện mảnh giấy nhỏ trên
bàn với hơn 10 cái gạch đầu ḍng). Một bó hoa hồng tươi cho ngày có mặt.
Cảm ơn t́nh cảm của “anh Sơn đen”.
Những ngày c̣n lại để dành cho nghỉ ngơi, sắp xếp hành lư chuẩn bị bay
về, kết thúc 24 ngày “thật vi diệu” trên đất Mỹ. Tuy ngắn ngủi, nhưng
mục đồng được trải nghiệm hầu như các loại h́nh sinh hoạt cộng đồng của
phật tử Việt Nam nơi này: thăm viếng huynh đệ, dự khoá tu, tụng giới bố
tát, đảnh lễ cao tăng, ban pháp thoại, dự trai tăng cả hai truyền thống
Nam và Bắc tông, quy y cho người hấp hối tại bệnh viện, thuyết pháp cho
người bệnh tại nhà, nhập liệm và đưa đám tang để biết cả nhà quàng và
nghĩa địa, cầu an nhà mới, kể cả đón băo dọn cây và đi ṣng bài coi
thiên hạ “làm giàu chớp nhoáng”.
Nho Mỹ được ăn rồi, và niềm vui cũng rót đầy trong vốn sống. Xin ghi lại
đôi ḍng với cảm niệm ân t́nh. Cảm ơn nước Mỹ và tất cả nhân duyên liên
kết. Viết để rồi quên, quên rồi lại kết thành kỷ niệm đẹp trong đời.

Mục Đồng
11/2018
|