Trang Thơ & Truyện: Mục Đồng                |                 www.ninh-hoa.com



 

 Trần Thanh Thiên
Bút hiệu: MỤC ĐỒNG

   Người làng B́nh Thành,
xă Ninh B́nh.

 Cựu học sinh trường
Trung Học Nguyễn Trăi
niên khóa 1992-1995.
 


Hiện đang du học
tại Delhi, Ấn Độ.

 

 

 

 

 


ĐỨC PHẬT HÓA SINH

Mc Đồng

 

          Kỷ niệm ngày sinh đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày trăng tṛn tháng tư âm lịch, nhân loại trên địa cầu, những người biết yêu chuộng ḥa b́nh và tôn thờ sự thật, đều một ḷng hướng về tưởng nhớ đến Con Người vĩ đại này. Nói đến Phật Đản là nói đến sự ra đời hay sự thị hiện của một vị Phật. Mà chữ Phật (Buddha) vốn là biến cách của căn động từ Bodh, có nghĩa là hiểu biết, tỉnh thức. Do đó, chữ Phật Đản cũng có nghĩa là một chúng sinh vừa được giác ngộ, tỉnh thức. Vậy th́ đâu chỉ có ở vườn Lâm Tỳ Ni, hay Phật quốc, Nepal, hay một cơi Cực Lạc, thiên đường nào th́ chúng ta mới có thể dựa theo lịch sử, hay các nghiên cứu khoa học mà t́m ra một Đức Phật. Bất kỳ lúc nào, ở cơi nào, nếu một nguồn tâm bừng sáng, và chúng sinh sống giác ngộ theo ánh sáng chân chánh đó, th́ ngay tâm niệm đó, một đức Phật ra đời.

 

          Theo kinh điển Đại Thừa, Đức Phật đă thành Phật từ vô lượng kiếp. Sự kiện lịch sử tại vườn Lâm Tỳ Ni, với tuyên ngôn “Thiên thượng thiên hạ, duy ngă độc tôn” chỉ là sự thị hiện. C̣n đúng ra, Đức Phật đă đản sinh ngay dưới địa ngục A Tỳ, khi c̣n là 1 tội nhân chịu quả báo bất hiếu với Mẹ. Trong không khí mùa lễ hội Phật Đản đang tưng bừng khắp nơi có Phật, chúng ta thử trầm tư để cùng chia sẻ những sự kiện “đản sinh” khác của những đức Phật khác trong cuộc đời này như thế nào?

 

          Dân tộc Việt Nam trải qua bao thế hệ xây dựng và bảo vệ đất nước, rất nhiều thời đại nhờ áp dụng giáo lư Phật Giáo để trị v́ đất nước mà tổ quốc long hưng, nhân dân an lạc. Theo đó, ngày lễ Phật đản cũng trở thành một quốc lễ trong các thời kỳ ấy. “Từ đời Lư, mỗi năm hội Phật đản đă được tổ chức thật lớn lao rồi. Vua Lư Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên đă làm cho lễ Phật đản trở thành quốc lễ lớn. Lễ tắm Phật bằng nước Ngũ vị hương được cử hành sáng mồng tám tháng tư tại chùa Diên Hựu. Vua, hoàng hậu, các hoàng tử và công chúa cùng triều thần bá quan đều có mặt. Dân chúng các nơi tụ về rất đông để dự lễ.” (Nguyễn Lang - Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2). Và cứ thế, truyền thống này được lưu truyền nhiều đời, tiếp nối cho đến ngày hôm nay. Cứ mỗi năm mùa sen nở lại về, ngày trăng tṛn tháng Visakha, ḷng người con Phật dâng tràn cảm xúc cung kính thiết tha, bao tâm tư lắng đọng, hạt giống Phật được gieo trồng săn sóc. Như thế, trong ḷng mỗi người hướng về sự kiện thiêng liêng, đức Phật trong tâm hồn đă hiện hữu một cách nhiệm mầu.

 

          Theo ḍng thời gian kim ô ngọc thố xoay chuyển nhau bất tận, bao thế cuộc thăng trầm, bao thời kỳ hưng suy, nhưng đạo Phật trong ḷng dân tộc vẫn chưa hề bị mất gốc, mà sẵn sàng sống dậy bất cứ lúc nào khi ḷng người chưa hoàn toàn vong bản. Nơi xa xăm kia, một khu rừng bé nhỏ, dưới khe suối th́ thầm, hay trên từng đoạn đường cơ giới kỷ thuật, giữa bao ḍng triết lư hiện sinh, quan điểm, ḷng người, cơ chế … nơi nào cũng xuất hiện những khả năng yêu thương, những cơ hội của trí tuệ bộc phát, nơi đó đều là nguồn cội bất tận của hạt giống Bồ Đề.

 

Trong giọt nắng b́nh minh
Giữa làn sương long lanh
Nơi trái tim thầm lặng
Một đức Phật hóa sinh.

(HÓA SINH- mục đồng)

 

          Einstein (được bầu chọn là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỉ 20) từng phát biểu: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với khoa học hiện đại th́ đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của ḿnh để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật Giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của ḿnh để xu hướng theo khoa học, v́ Phật Giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.” Phật giáo là ǵ? Khoa học là ǵ? Ta không nhất thiết phải đi t́m cho ra những định nghĩa cứng nhắc, chỉ lắng nghe một tấm ḷng thật dễ thương phát ra với con mắt khoa học. Khoa học là con đường t́m đến sự thật, chứng minh sự thật. Và như thế, nơi sự thật bắt nguồn, một đức Phật đă hóa sinh – đức Phật của sự thật, của chân lư sáng ngời bất tận.

 

          Lần đầu tiên Lục tổ Huệ Năng đến núi Hoàng Mai để cầu pháp, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn hỏi đến để làm ǵ, ngài đáp ngay tức khắc: chỉ cầu làm Phật. Một cách trả lời thẳng thắn, trực diện, không ṿng vo. Đúng thế, một hành giả trung kiên, quyết chí th́ nguyện phải vững, tâm phải thẳng và sáng. Nếu không biết chắc “ḿnh có thể thành Phật hay không” th́ khó có câu trả lời dứt khoát như vậy. Trong tâm khảm đó, thuở trên hội Pháp Hoa tại đỉnh Thứu Sơn, một bồ tát Thường Bất Khinh gặp ai cũng cung kính chắp tay vái chào mà thưa rằng: “Tôi không dám khinh ngài, v́ ngài sẽ làm Phật.” Lời lẽ xuất phát từ chân tâm, từ nhận thức bằng chánh niệm và sự nghiêm túc, không phải là kiểu nói môi miếng, lấy ḷng hay bề ngoài làm dáng kính người. Chỉ có người đă biết chắc như đinh đóng cột rằng “người mà ḿnh kính trọng lễ bái trước mặt rồi đây sẽ làm Phật” th́ mới thốt lên được lời thiền ca bất hủ này. Sự trung kiên, xác thực như thế, một tâm hồn “sáng như sao Khuê” vậy đó, một đức Phật hóa sinh.

 

          Nơi ngục tù đen tối, nếu có tâm niệm thiện nào khởi lên, đó đều là khởi nguồn cho ánh đạo về sau. Đảnh lễ Đản sinh đức Từ Phụ Thích Ca, bao giờ câu đầu tiên cũng là “A Tỳ ngục tốt, sơ phát thiện tâm”, đoạn này nói về từ ư niệm thiện ban đầu, cái sơ tâm bừng dậy đă làm động lực thúc đẩy bao A-tăng-kỳ kiếp tu hành Bồ tát đạo của Thánh Sĩ-đạt-ta. Trong vũng bùn hôi tanh, ô uế, một bông sen tinh khiết và thơm ngát vươn ḿnh. Cũng tựa hồ h́nh ảnh này mà ta thường nghe câu thành ngữ “phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật” – bỏ cái ngọn đao thâm sân si xuống, tự nhiên thiện tâm phủ kín, ánh sáng trí tuệ tràn về.

 

          Phật giáo Việt Nam đă từng có một giai đoạn bị cho rằng vô dụng, lười nhác và ăn bám xă hội. Đỉnh điểm là vua Lê Hy Tông đă có một sắc lệnh đuổi hết các sư săi lên rừng, hủy tượng phá chùa. Đạo Phật lúc bấy giờ phải trải qua một thời kỳ pháp nạn đen tối. Ḥa thượng Tông Diễn (c̣n gọi là Tổ Cua, đọc thêm truyện cổ “Ḥa Thượng Cua”), đă dùng đức độ và trí tuệ của ḿnh, t́m cách vào tận hoàng cung để giáo hóa vị vua đầy quyền uy và ḱ thị này. Sau khi nghe Ḥa thượng thuyết pháp, Vua Hy Tông tỉnh ngộ, bèn rút lại sắc lệnh đă ban, từ đây hết sức sửa ḿnh, tự nguyện tạc một bức tượng Phật mà dưới đế là đức vua phủ phục để làm ṭa, để thể hiện sự sám hối và sửa ḿnh một cách cẩn trọng - sự sửa ḿnh theo khía cạnh trí tuệ. Bức tượng hiện vẫn c̣n được tôn thờ tai chùa Ḥe Nhai – Hà Nội, ngôi chùa thuộc tông phái Tào Động.

 

          Đức Phật đă từng dạy, trên thế gian có hai hạng người đáng quư: một hạng người chưa từng làm chuyện xấu, và một hạng người đă làm chuyện xấu nhưng biết ăn năn, hối lỗi và quyết tâm phục thiện. Ngay cái niệm “phóng hạ đồ đao” khởi lên ấy, một “địa thành Phật” đă được h́nh thành, và ở phút giây miên viễn vô ngôn ấy, một đức Phật hóa sinh. Như căn pḥng tăm tối, có một ngọn đèn được thắp lên, bóng tối tự nhiên tan biến. Khi ánh sáng trí tuệ của Như Lai chói lọi giữa nguồn tâm th́ vô minh liền tan biến.

 

Lặng nh́n, ngưỡng lạy Đấng Từ Tôn

Trời người chắp tay, lắng nghe tiếng pháp âm.

Hận thù không c̣n đất sống

Vô minh từng lúc cúi đầu.

(Thiên Thanh)

 

          Mùa Phật Đản về, ai ai cũng vui và hoan hỉ, trên môi bao nụ cười hiền, trên tay một tấm thiệp Đản Sinh được thiết kế đơn giản mà dễ thương với lời chúc ấm áp, trước mắt là bao cảnh cờ đèn, lễ đài được thiết trí công phu, và trong trái tim là một tấm ḷng hướng thiện, cung kính với bao t́nh thương dạt dào. Sự sống trải dài, lan tỏa khắp mọi nẽo đường từ thành thị phồn hoa đến đồng quê ngạt ngào hương lúa. Đâu đây, một vài hội triễn lăm tranh ảnh Phật Giáo, trưng bày các cổ vật liên quan đến đời sống đức Điều Ngự. Xen giữa chốn phức tạp thị thành, một vài các bà các cô phục vụ ẩm thực chay mùa Phật Đản, như một gánh bún riêu chay, phở chay .v.v. chỉ mộc mạc thôi nhưng cũng toát lên một nét ǵ đó thanh cao, thánh thiện. Và trong cái nét thanh cao đó, một hạt giống Phật đă nảy mầm.

 

Quê tôi có gió bốn mùa,

Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm.

 

          Xưa, nhất là miền Bắc, hội làng là hội chùa, là nét văn hóa của dân tộc, bởi vốn “mái chùa che chở hồn dân tộc.” Nguồn cội Phật giáo Việt Nam không phải ở chốn thị thành mà ở làng quê yêu dấu, nơi ấp ủ và nuôi dưỡng tâm linh. Rong chơi giữa những con đường làng, dọc luống mạ bờ ngô, ḷng thấy vui ḥa, đầm ấm và cảm thấy thương yêu quê hương tổ quốc vô cùng. Quyện vào giữa tiếng chuông chùa ngân vang, loáng thoáng xa xa kia, mái chùa quê đầu mùa hè tung bay lá cờ ngũ sắc, đèn lồng được thắp sáng nhiều màu. Bên trong chùa c̣n có nét ǵ đó như ngày hội Tết, thơm phức mùi lá của bánh chưng, bánh ít, và hương trầm ngây ngất tỏa bay. Người biết nuôi dưỡng hạt giống Từ Bi, những ngày này chính là cơ hội trở về. Các bậc cao niên, phụ huynh nhớ ngày Khánh Đản, dắt con cháu lên chùa cho thọ giới, quy y. Bên cạnh việc lắng nghe giảng giải về ư nghĩa lời dạy của đức Phật, c̣n thực tập việc bố thí, cúng dường cầu phúc, sám hối những lỗi lầm và nghiệp chướng xa xưa. Đó là quá tŕnh xây dựng và phát triển cuộc sống cá nhân và cộng đồng xă hội ngày một cải thiện, lành mạnh, giải thoát, và an lạc. Như thế th́ trong từng phút, từng giây của sự ư thức chánh niệm, đều là phút giây của giải thoát, giác ngộ, của ư niệm “Phật đản sinh”.

 

          Trong không khí hân hoan của muôn triệu người con Phật trên toàn cầu, chúng ta hăy cùng chắp tay nguyện cầu cho tất cả mọi người, mọi loài đều phát khởi tâm niệm giác tỉnh và quan tâm, chia sẻ cùng nhau, đó là chúng ta đang nguyện cầu cho nhiều đức Phật được hóa sinh và thành Phật, thành Phật trong hiện tại và thành Phật ở tương lai. Đó là đức Phật của phước trí nhị nghiêm, hay là hai chất liệu cơ bản: từ bi và trí tuệ. Cầu nguyện tất cả mọi người, mọi loài một mùa Phật Đản tươi sáng, an vui. Cầu nguyện Chánh Pháp lưu truyền, chúng sanh an lạc.

 

Xin cùng người hát măi khúc hát Tháng Tư an lành.

 

Tỳ Ni in dấu Ngài muôn ngh́n đời

Đản sanh kỷ niệm, niềm vui tươi sáng

Từ đây chánh Pháp lưu truyền

Chúng con theo dấu chân Ngài

Chấp tay cung kính nguyện dâng.

(Thiện Nghiêm) 

 

 

 

 

Mục Đồng

Pune, mùa Phật Đản 2010

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Mục Đồng                |                 www.ninh-hoa.com