|

( Kỷ niệm ngày họp mặt 20/03/2010 )
|
Tôi chợt tỉnh giấc v́ tiếng nhạc chuông nhắn
tin của chiếc ĐTDĐ để trên đầu giường. Dụi mắt nh́n đồng hồ thấy gần 10h
khuya. Ủa khuya rồi sao ai c̣n gọi cho ḿnh vậy ? Đọc ḍng tin nhắn, tôi
nhận ra, đó là của Mộng Dung từ Sài G̣n gửi ra :”Anh P khỏe không? Nhựt
nhờ em thông báo với các bạn ở ngoài đó là tụi em sẽ ra Dục Mỹ vào ngày
20.03.2010 theo Ct VỀ NGUỒN. Em báo tin cho anh biết. M DUNG. Thanks.”

Sáng hôm sau, tôi gọi điện cho Hồng, Nho.
Các bạn trên Dục Mỹ hẹn sáng mốt sẽ gặp nhau tại quán café Thùy Dương. (Đối
diện quân trường BĐQ cũ). Khi tôi lên, có khoảng gần 10 bạn đă chờ sẵn.
Chúng tôi nhanh chóng phác thảo chương tŕnh đón các bạn ở Sài G̣n về Dục
Mỹ theo tinh thần Về Nguồn của Mộng Dung và Nhựt gọi về. V́ nhiều lí do,
nên lần về Dục Mỹ này, ở Sài G̣n chỉ về có 10 bạn. Thôi như vậy cũng mừng,
cũng quư. Chương tŕnh được hoạch định như sau: tối 19/03 các bạn sẽ đi xe
Minh Dũng ra. Sáng 20/03 tới Dục Mỹ. Trưa 20/03 ăn uống ǵ đó, chiều nghỉ
tại Dục Mỹ. Hôm sau đi thác Yangbay hoặc lên đập Ear Krong Ru…

Mọi sinh hoạt sẽ tập trung ở nhà Cúc. Lư do
: nhà rộng mát, gần suối. Bỗng Nho lên tiếng : “ A. Phương và các bạn có
cần tham quan nhà Cúc không ? ” Tôi c̣n chưa biết trả lời sao th́ các bạn
đồng thanh la lên “th́ đi, đi cho biết”.
Hóa ra nhà Cúc nằm đối diện với nhà KP (người
yêu cũ ngày xưa của tôi). Con đường thay đổi nhiều quá, nhà cửa san sát.
Mỗi nhà đều có mảnh vườn nho nhỏphía trước. ( chẳng bù cho sự hoang tàn,
đổ nát sau 75 như trong bài thơ Đường Nhà Em của tôi viết năm nào ). Tính
ra gần 35 năm tôi mới đi lại con đường này. Bỗng dưng trong tôi dâng lên
một cảm xúc ḱ lạ … bồi hồi, xao xuyến. Tới rồi… các bạn la lên. Cảnh vật
đập vào mắt tôi là nhà Cúc rất nhiều cây xanh, bóng mát : dạng cây cảnh,
có hồ cá, ḥn non bộ. Nhà ngói, thiết kế kiểu nhà vườn. Tường xây giả gỗ.
Xung quanh là bốn hành lang với những hàng trụ cột bóng láng. ngôi nhà ẩn
dưới những cây to rợp bóng mát. Tạo nên một khung cảnh ấm cúng, mát mẻ.
Đặcbiệt phía sau là một khoảng sân trống, chủ nhà kê vài chiếc bàn đá, xi
măng bên dưới những cây me to cành lá xum xuê. Ngồi ở đây, nh́n xuống bên
dưới là ḍng suối Dục Mỹ, nước chảy trong vắt. Khung cảnh thật nên thơ, êm
ả. Giữa cái nắng của mùa hè Dục Mỹ, nhưng chúng tôi. vẫn cảm thấy mát mẻ,
dễ chịu, cả bọn rất hài ḷng. Nhất trí đây sẽ là nơi họp mặt chính của đợt
Về Nguồn lần này.

Sáng 20/03 tôi lấy xe lên Dục Mỹ. Tới cầu
Trung Tâm tôi gọi điện cho Hồng, Nho, Hảo. Hảo cho biết : Các bạn đang tập
trung ở nhà Phó. Phó nào? Nhà ở đâu? Nhà đối diện với Ủy Ban. Mày cứ lên,
sẽ có người đón! Tôi chạy xe chầm chậm. Một người đàn ông tóc dài, bạc
trắng đứng bên đường vẫy tay. Tôi không biết là ai. Tới gần, đó là Hảo.
Chúa ôi Hắn thay đổi quá nhiều. Xuống xe, chúng tôi ôm nhau tay bắt, mặt
mừng. Trong nhà Phó lúc đó có các bạn. Phó, Nho, Thắng, Nam, Vũ, Hảo,
Thuận vàSóc Kim, trên bàn, tôi thấy mấy đĩa mồi, mấy chục lon 333 nằm ngổn
ngang – chúng tao vừa uống vừa nói chuyện chờ mày lên - Ủa c̣n mấy người
kia đâu? – Mấy bà đi chợ ăn sáng rồi. C̣n thàng Hồng? – Hắn cầm máy quay
đi theo luôn. Lát sau các bạn Nhựt, Hồng, Cúc, Nhân tới. Chúng tôi nói
chuyện, câu chuyện nổ như bắp rang.

Trần Nho và Trần Như Phương
Bỗng Hảo lên tiếng: Hôm nay anh em ḿnh có
dịp được gặp nhau, được ngồi gần nhau nói chuyện. Công đó của một người.
Các bạn có biết ai không? Chúng tôi chưa kịp trả lời th́ Hảo tiếp:Đó là
Thủy. Hà Thị Thu Thủy. Cô là một trong những người đầu tiên vận động anh
em đúng ra thành lập Hội Đồng Hương DM. Và cũng từ đó HỘI THÂN HỮU NH&DM
được ra đời, họp mặt định kỳ hằng năm tại Sài G̣n. Từ ngày đầu cho tới hôm
nay, Thủy đóng góp không biết mệt mỏi. Và nhất là Liên, tội quá…Nói tới
đây Hảo ngưng lại. Chúng tôi đột nhiên im lặng. Như một phút mặc niệm
trước sự ra đi của một người con yêu dấu đất Dục Mỹ. Không gian, thời gian
như lắng đọng…Đúng! Tôi tiếp lời: Nếu không có công sức của Thủy, anh em
ḿnh không bao giờ có buổi gặp mặt hôm nay. Vũ (Lê Duy) tiếp lời:Thủy,
Liên tội lắm! Nói về trang web NH DM, không ai nhiệt t́nh tâm huyết như
Thủy, dù sức khỏe cô ta rất hạn chế. Và câu chuyện tự nhiên xoay quanh về
Thủy, về Liên…Thấy không khí có vẻ trầm lắng, Phó lên tiếng: Các bạn biết
không? Mỗi ngày vợ chồng tôi kiếm được 1 triệu. Nghỉ hai ngày để đi chơi
với các bạn, tôi mất 2 triệu. Tôi không biết uống bia. V́ nể các bạn, tôi
uống và tôi bệnh. Tôi mất 2 triệu tiền thuốc. Vợ tôi phải chở tôi vào nhà
thương. Tiền viện phí hết 2 triệu. Tổng cộng, v́ các bạn ra chơi hôm nay,
nên tôi mất 6 triệu.-Yên chí. Ngày mày “die”, tụi tao sẽ đi đủ 6 triệu.
Mày không lỗ đâu. !Cả bọn cười vang. Dĩ nhiên đó chỉ là những lời nói cà
rỡn của đám bạn già lâu ngày mới gặp lại . Nho lên tiếng:Nào, chúng ta
mừng cho buổi họp mặt hôm nay, dô…dô…dô…Những cánh tay dơ lên. Những ánh
đèn flash lóe sáng. Chúng tôi cười nói rôm rả. Bạn già lâu ngày gặp nhau
mà!

…..Đúng 10g30, theo như chương tŕnh, cả bọn
kéo xuống nhà Cúc. Trước sân, mấy hàng xe máy.Trong sân, người và người.
Ôi! sao mà nhiều thế. Ngay gần cổng, một tấm màn lớn được treo giăng ngang
“MỪNG HỌP MẶT HỘI ĐỒNG HƯƠNG DỤC MỸ NĂM 2010”. Tôi thấy có cả Thầy Sơn,
Thầy Hiến, vợ chồng Thầy Kỳ, cô Phụng. Mọi người ai cũng đẹp, ai cũng xinh,
ai cũng tươi. Gặp nhau chào hỏi, cười đùa vui nhộn quá. Tôi có cảm tưởng
bầu không khí náo nhiệt, tưng bừng hơn một đám cưới.

Mọi người ai cũng tranh thủ chụp h́nh. Chỗ
này gọi, chỗ kia réo. Níu qua, kéo lại. Vui quá. Cảm động quá. Tội cho
Hồng, anh chàng quay phim, chạy tới chạy lui mệt bở hơi tai. Mồ hôi nhễ
nhại. Chiếc áo thun đen ướt đẫm cả lưng. Nhưng miệng lúc nào cũng cười
tươi như hoa. V́, vui quá mà. Mọi người lo chụp h́nh quay phim mà quên cả
bữa ăn. Măi tới khi Cúc thông báo đă đến giờ, mọi người mới ngồi vào các
bàn. Tiếng ly tách, tiếng bật nắp lon và vài lời khai mạc buổi họp mặt của
Nho được mọi người vỗ tay ào ào. Món bún cá được mọi người thanh toán mau
lẹ. Tiếp đến là món ḅ xào. Ôi mùi thịt thơm được mọi người chiếu cố tận
t́nh. Tiếng ly tách cụng nhau dô…dô…dô…Tiếng gọi nhau: chụp cho tao một
“pô” mày. Tao nữa. Tao nữa. Ê chờ tao với chứ! Vui quá. Chợt vang lên
tiếng đàn tiếng hát. Lúc này, mọi người chia thành từng nhóm nhỏ:chỗ này
hát ḥ, chỗ kia ngồi cắn hạt dưa, chỗ nọ ngồi uống trà. Có vài bạn đang
tạo dáng bên những cây cảnh. Cố lấy những tư thế đẹp nhất để chụp những
“pô” h́nh “đắt” nhất. Mai này tặng các bạn. T́nh thương mến thương đến thế
là cùng!
Trong lúc tṛ chuyện uống nước, cắn hạt dưa
vui vẻ, tôi có hỏi Thầy Sơn: thưa thầy, trong cuộc đời dạy học của thầy,
có kỷ niệm nào thầy nhớ nhất? Thầy cười cười: với tôi th́ không. Nhưng với
người bạn thân th́ có. Nói ra đây không phải để bôi bác thầy cô, đồng
nghiệp, mà chỉ là một câu chuyện vui thôi. Sau khi rào đón, thầy Sơn tiếp:
Các em c̣n nhớ thầy Tỷ dạy Sử, Địa và Sinh không? Dạ, tụi em c̣n nhớ.
Chúng tôi đồng thanh trả lời. Thầy Sơn mở đầu câu chuyện: Ngày ấy, có một
dạo, thầy Tỷ mỗi lần gặp tôi đều than thở: Sao tụi hs cứ kiện tụng tôi măi.
Tôi mệt với đám học tṛ này quá. Tôi hỏi sao? Hóa ra thầy Tỷ dạy Sử, Địa
và Sinh. V́ đặc thù của bộ môn nên thầy cứ chép trong sách lên bảng. Tụi
con gái siêng, chăm c̣n chép. Chứ tụi con trai lười biếng đâu có ghi, chỉ
ngồi nói chuyện. Thế rồi đến ngày thi, thầy ra bài (Y như trong sách). Đa
số các em trai đều xé sách, coppy. Khi chấm điểm, thầy cho các em điểm 6,
điểm 7, điểm 8, thậm chí có em điểm 9. Sau khi trả bài, cả lớp nhao nhao
kéo lên bàn thầy khiếu nại: -tại sao bài tụi em làm giống nhau mà đứa được
điểm 9, điểm 8, c̣n em th́ chỉ có điểm 6, điểm 5? (Xé sách ra chép hỏi
không giống sao được? Khác nhau mới là lạ!).

Thầy Kỳ, Thầy Phương, Thầy Hiến, Thầy Sơn, Nho, và
Hồng
Tôi bàn với thầy Tỷ: tại thầy ra đề trong
sách, nên hs copy, bài vở làm tất nhiên là giống nhau thôi. Đă giống nhau
tại sao điểm lại khác? Hs chúng nó kiện là đúng rồi! Thầy phải ra đề ngoài
sách vở. Có vậy tụi nó mới không coppy được, và dĩ nhiên bài làm sẽ không
giống nhau.! Thế là lần sau, thầy Tỷ ra đề môn địa:”V̀ SAO DÂN VN ĐẺ
NHIỀU”. Khi chấm thầy Tỷ thấy có một em ghi: Dân VN đẻ nhiều và đẻ nhiều
như chó! Thầy Tỷ mang bài đó cho tôi coi. Tôi đang buồn cười th́ thấy thầy
phê ngay vào bài làm em đó: Tổ cha mày! Sao so sánh ǵ kỳ dzậy. Kể xong,
thầy Sơn cười đỏ mặt. C̣n chúng tôi ôm bụng cười nghiêng ngả. Chưa hết,
thầy Sơn tiếp: Giờ Sinh, dạy về con tôm. Thầy Tỷ cho hs vẽ con tôm. Có một
em vẽ một con tôm to, cong ṿng như số 6, tô màu đỏ. Bên cạnh vẽ một cái
ly. Thầy cho một gậy ( 1 điểm). Thầy hỏi: Mi vẽ cái chi mà lạ rứa? -Dạ em
vẽ con tôm. -Tôm th́ phải thẳng hoặc hơi cong. Râu ria, chân đuôi phải
duỗi ra chứ? -Dạ không thầy, em vẽ con tôm…NƯỚNG và, và bên cạnh là, là LY
BIA! Trời đất! À, mày có lư. Thế là thầy thêm con số 0 bên cạnh con số 1.
Em đó được 10 điểm. Chúng tôi ôm bụng cười sặc sụa. Câu chuyện của thầy
Sơn ư vị và khôi hài quá! Anh em chúng tôi cười đến chảy nước mắt. Chợt
Phấn nói: Thưa thầy sau bao nhêu năm gặp lại, tụi em thấy mấy thầy không
khác xưa là bao. Thầy Hiến luôn nghiêm túc, gương mẫu. C̣n thầy, xin lỗi
thầy cho phép em được diễn tả lại phong cách của thầy ngày ấy. Vừa nói,
Phấn vừa đứng dậy, lui ra sau vài bước. Chợt Phấn bước tới, vừa đi hai tay
vừa kéo lưng quần, rồi sửa cà vạt, kéo nó xệ xuống. Vuốt mái tóc, cầm cục
phấn (tưởng tượng) viêt lên quăng không (tấm bảng), rồi ném cái chạch.
Điệu bộ Phấn khôi hài quá nên anh em lại có dịp cười nghiêng ngả .
Trời về chiều. Các thầy cô ra về. Bạn Nhựt
và các bạn ôm từng thầy, bắt tay. Nh́n thầy tṛ ôm nhau, hai mái đầu đều
bạc. Ôi! thời gian trôi sao mau quá. Mới đó đă gần 50 năm….

7g30 sáng hôm sau, tôi có mặt ở quán café
THANH HƯƠNG (nằm bên này đầu cầu Trung Tâm). Lúc này trong quán rất đông
các bạn. Khi tôi bước vào, mọi người đang ăn sáng và uống café. Hôm nay cả
bọn nhất trí sẽ đi chơi ḷng hồ đập EAR KRONG RU. Khoảng 8g30, một chiếc
xe ca 45 chỗ dừng ngay trước quán. Cả bọn leo lên. Trước khi xe lăn bánh,
Nho điểm danh vừa đúng 41 người(Hôm nay các thầy cô v́ bận công việc riêng
nên không tham dự). Xe khởi hành. Là dân DM, nhưng đây là lần đầu, tôi đi
trên con đường này. Xe chạy băng qua những xóm làng. Phó ngồi bên tôi giải
thích: Anh P, đây là buôn Sim. Buôn sim, tôi đă nghe tiếng từ lâu. Hôm nay
tôi mới thấy tận mắt. Nó không giống như những buôn làng mà tôi đă từng ăn
ở suốt 5 năm ở Xuân Lănh(bài Tôi đi xóa mù). Những buôn làng ở huyện Đồng
Xuân đều quây quần, dựng nhà sát nhau thành một h́nh vuông hoặc h́nh tṛn.
Ở Buôn Sim, ngược lại, nhà cửa được dựng lên dọc theo hai bên đường. Đằng
sau là những vườn mía bao la, bạt ngàn. Số nhà sàn rất ít. Tôi thấy nhà
gạch mái tôn nhiều. Có vài nhà thậm chí chơi gạch bông, trên mái có gắn
ăng ten parabol. Ôi cuộc sống mến thương, đă khiến họ đến gần với nền văn
minh thế giới hơn.

Xe bắt đầu lên dốc. Không, lên đèo mới đúng.
Càng lên cao, cảnh vật càng đẹp. Ngồi trên xe, có thể nh́n thấy cả một
vùng thung lũng xanh ŕ của Ninh Trang, Ninh Thượng xa xa. Tôi có cảm
tưởng như đang đi trên đèo Ngoạn Mục của thành phố Đà Lạt. Xe chạy hơn nửa
tiếng tới ḷng hồ. Xa xa là con đập. Cảnh vật im vắng. Đoàn chúng tôi
xuống xe đi bộ. Cảnh vật đẹp quá. Nước hồ trong vắt, sóng gợn lăn tăn. Các
bạn tranh thủ vừa đi vừa chụp h́nh. Tới nhà Trạm anh em ngồi nghỉ. Quang
cảnh ḷng hồ thật hùng vĩ, hoang sơ. Xung quanh núi non bao bọc. Chính
giữa là ḷng hồ. Nghe nói nước sâu thăm thẳm. Xa xa là con đập tràn…Tôi
vươn vai hít thở bầu không khí trong lành của núi rừng Đập Ear krong Ru..
Sau khi nghỉ ngơi, một số anh em mượn cần đi câu cá. Một số xuống ca nô
tham quan ḷng hồ.
Ca nô là một chiếc xuồng gỗ. Ngang khoảng
1m50, dài khoảng 5m. Phía sau được gắn một máy đuôi tôm. Mỗi chuyến chỉ
chở 7 người. Chuyến tôi đi là chuyến thứ 5 và cũng là chuyến chót. Gồm có:
Thuận(Dăc lak), Hồng(quay phim), Cúc, Long, Hoàng Lan, Mộng Dung và tôi. (Có
thêm một đứa cháu của Cúc nữa). Trước khi xuống ca nô, mỗi người đươc
trang bị một áo phao. Sau khi mọi người ổn định chỗ ngồi, cậu tài công nổ
máy. Chiếc ca nô lướt nhẹ ra ḷng hồ. Cảm giác đầu tiên tôi thấy hơi sợ sợ
(nghe nói ḷng hồ sâu 40, 50 met). Nói dại mồm dại miệng, lỡ ca nô lật,
chuyện ǵ sẽ xảy ra? Đồng ư chúng tôi đă có áo phao, nhưng sao tôi vẫn
thấy không an tâm. Ca nô càng lúc càng tăng tốc. Nước mấp mé hai bên mạn
sườn, chỉ c̣n cách khoảng 5 phân là nước tràn. Vậy mà nước không vô, mới
tài! Cảnh vật càng lúc càng đẹp. Những cây khô trải dài hai bên ḷng hồ.
Xa xa là đồi nương, rẫy bái của đồng bào dân tộc. Ca nô bớt tốc độ, hầu
như cài về số nhỏ nhất (tôi không c̣n nghe tiếng động cơ nổ)Bây giờ ca nô
như một con trăn luồn lách qua những đám rừng cây khô. Ôi! những cây khô
mới ấn tượng làm sao! Không phải một hai cây, năm bảy cây mà là cả một
rừng cây. Chúng mọc thẳng tắp, không một chiếc lá. Dù lá vàng hay lá xanh.
Nh́n chúng như những cây củi khô. Nhưng đẹp, đẹp vô cùng.
- Ủa, sao ở đây có nhiều loại cây này vậy?
- Đâu có, chúng cũng là những cây b́nh
thường thôi. Có điều hồi trước chúng ở trên cạn, cành lá xum xuê xanh tốt.
Sau này đắp đập rồi, chúng bị ngập nước, từ từ chết. Gốc thân cành ngọn
đều khô cả. Cậu tài công trả lời.
- Ủa c̣n mấy cái ǵ giống mấy cái phao giăng
lưới vậy?
- Đúng rồi, đó là phao giăng lưới bắt cá của
đồng bào dân tộc.
Chúng tôi để ư, những phao lưới chỉ đặt sát
theo bờ ḷng hồ ( có lẽ họ đặt lưới trộm ?). Chiếc ca nô cứ len lơi giữa
đám rừng cây khô. Càng vô sâu, cảnh vật càng hoang dă, đẹp quá, đẹp đến
ngẩn người. Chúng tôi im lặng trước vẻ đẹp của ḷng hồ. Lúc này, tôi mới
thấy tiếc v́ lúc năy không mang theo máy chụp h́nh. Chúng tôi nh́n lên Ḥn
Vọng Phu, sao mà nó ở gần thế ! Từng thân cây, gốc đá, trông rơ mồn một !
- Đây là chân núi Ḥn Vọng Phu. Cậu tài Công
giải thích. Ôi chao! Chưa bao giờ, trong đời tôi lại đi xa như vậy, ngọn
Vọng Phu hiện ra sừng sững trước mắt anh em chúng tôi. Ai cũng như bị mê
hoặc, thôi miên trước vẻ đẹp kỳ vĩ của một trong những ngọn núi huyền
thoại nổi tiếng nhất Việt Nam.

Vài bạn muốn đi nữa, muốn khám phá những vẻ
đẹp hoang sơ mà khó có lần thứ hai được thưởng thức.
- Trong đó rừng cây nhiều lắm, canô không vô
được. Cậu tài công trả lời..
Hóa ra mới nh́n ḷng hồ tưởng nhỏ. Ai ngờ
càng đi sâu, càng thấy rộng mênh mông, hút tầm mắt. Lúc này cảm giác sợ
hăi ban đầu đă tan biến, chúng tôi cảm thấy thích thú. Một vài bạn nữ c̣n
thọc tay xuống nước vọc, làm nước bắn tung tóe, ướt cả áo quần. Riêng Hồng
vẫn say sưa quay phim, quên cả cái nắng chói chang giữa trưa hè oi ả. Rồi
ca nô cũng quay trở về. Tôi nh́n đồng hồ:12g15. Trời đất!giữa trưa hè nắng
rát mà chúng tôi dạo chơi ḷng hồ bằng ca nô trong gần 20 phút. Ai nấy da
đỏ ửng như tôm luộc. Mệt, nhưng vui, rất vui.
Tới giờ ăn trưa. Các bạn chuyền tay nhau
những ổ bánh ḿ kẹp gà rán. Vừa ăn vừa uống. Vừa hát vừa đàn. Có bạn
vẫn c̣n tranh thủ chụp máy pô h́nh cuối cùng trước khi ra về.
Khoảng 15g, cả đoàn về tới Dục Mỹ.
Tất cả tập trung tại quán café Thanh Hương.
Vừa uống café vừa tán chuyện. Dù ai cũng mệt, nhưng câu chuyện vẫn nổ như
bắp rang.
Sau vài ngụm café, tôi lên tiếng: hôm nay
anh em Dục Mỹ rất vui mừng khi tiếp đón các bạn ở Sài G̣n ra chơi. Mặc dù
thời gian chỉ có 2 ngày, nhưng anh em cũng có những giây phút tṛ chuyện
thú vị. Những tấm h́nh kỷ niệm để sau này, dù có xa nhau, vẫn c̣n thấy nhớ
nhau. Ngưng một lát, tôi tiếp: có điều nếu chúng ta giữ mối liên hệ thường
xuyên, th́ có lẽ hôm nay số bạn ở Dục Mỹ tham dự c̣n đông hơn – Đúng rồi!
Bạn bè ở Dục Mỹ c̣n đông lắm. Có điều tại ta không mời, hoặc lâu nay ta
không liên hệ nên họ không tham dự thôi. Một bạn lên tiếng.
-
Nếu vậy ta phải bầu một nhóm
trưởng. Để anh (hoặc chị nào đó) lo việc chung chứ không để nước đến chân
mới nhảy. Bạn này đẩy qua bạn kia, bạn kia đùn qua bạn nọ. Và một việc
không thể thiếu, là chúng ta phải có quỹ. Mỗi anh em chúng ta, tùy ḷng
hảo tâm đóng góp.
-
Nghĩa là sẽ có 2 nhóm. Một
nhóm ở Sài G̣n, một nhóm ở Dục Mỹ, đúng không? – Nhựt lên tiếng.
-
Không, trong Sài G̣n vẫn là
hội, Dục Mỹ chỉ là nhóm thôi.
Sau đó, các bạn đề cử Hồng làm nhóm trưởng.
Nho làm thủ quỹ. Và thắng làm trợ lư. Về sinh hoạt hợp mặt, có bạn đề nghị:
Một năm họp trong Sài G̣n, một năm họp ngoài Dục Mỹ. Nghĩa là luân phiên
nhau.
-
Không được đâu – Giả dụ sang
năm, bạn bè Việt Kiều về nhiều, muốn ra Dục Mỹ chơi, không lẽ chúng ta
không tổ chức ở Dục Mỹ sao? Thôi th́ cư linh động. Tùy trường hợp mà ta
ứng biến, nên tổ chức ở Sài G̣n hoặc ở Dục Mỹ.
-
Các bạn nhất trí chứ.
Cả bọn vỗ tay ào ào tán thưởng.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn.
Cuộc họp mặt nào rồi cũng chia ly.
Khoảng 17g, anh em bắt đầu chia tay. Tôi từ
giă mọi người, bắt tay, ôm hôn, bịn rịn, lưu luyến muốn rơi nước mắt.
Nhiều bạn mắt đỏ hoe…
Thôi th́ “see you again”.
Hẹn gặp lại các bạn ở lần họp mặt sau. Trên
đường về, tôi nhớ măi những khuôn mặt thân sơ, những câu chuyện đong đầy
kỷ niệm của lũ trẻ con Dục Mỹ ngày xưa. Những con đường, góc phố, những
ḍng suối, cây cầu…Và tôi chợt nhận ra rằng: măi măi, tôi vẫn là một người
con của núi rừng Dục Mỹ, dù hiện tại tôi đang sinh sống ở Ninh Ḥa. Tôi
nghĩ, chắc các bạn ở phương xa, cũng nghĩ như tôi vậy, đúng không?

T rần
Như
Phương
Viết xong tại Ninh Ḥa, 25.03.10
|