Trang thơ và truyện của Trâm Anh              |                 www.ninh-hoa.com

Nguyễn Vũ Trâm Anh
Bút hiệu TRÂM ANH

- Cựu học sinh trường
Trung Học Tổng Hợp BMT 
niên khóa 1972-1975



- Định cư tại Hoa Kỳ từ tháng 3/1996

 

 

 

 

 

 
 


XUÂN KỶ MĂO
VỚI KỶ NIỆM BUỒN

Kính dâng hương hồn Mợ-
Với tất cả tấm ḷng thành kính của Con

 

 TRÂM ANH

  

 

Mợ kính yêu!


Như vậy là chúng con và các cháu đă xa Mợ mười một năm rồi. Thời gian trôi qua thật nhanh. Có đôi lúc con tưởng ḿnh tính lầm.


Con nhớ măi...Tháng Ba năm 1996, con đặt chân đến Mỹ, đón con tại phi trường ngoài anh Quang c̣n có Cậu Mợ và chị Dung cùng với bó hoa hồng đỏ tươi thắm. Khi về đến nhà, Mợ đă cầm tay con và nói Mợ thương con nhiều lắm. Bữa cơm sum họp với gia đ́nh hôm ấy thật vui. Hội nhập nhanh với cuộc sống và gia đ́nh Cậu Mợ nên con chẳng gặp khó khăn ǵ. Mợ luôn ôn tồn chỉ bảo con những khi con phụ bếp với Mợ. Những lần đi chơi biển hay đi thăm các thắng cảnh lúc nào nhà ḿnh cũng đi cả đại gia đ́nh thật là đông vui. Thế rồi mùa hè 1997, ngày con sanh cháu trai đầu ḷng vào lúc 11 giờ khuya, 12 giờ con đă thấy Mợ và chị Dung, chị Thoa đến bệnh viện. Mợ muốn nh́n mặt cháu nội đầu tiên của Mợ và cũng là cháu đích tôn của ḍng họ Trần. Hôm đón cháu từ nhà thương về, Mợ muốn đi đón và đặt cháu vào nôi nằm để dễ tính như Mợ. Từ hôm đó, sáng nào Mợ cũng tắm cho cháu rồi Cậu Mợ mới cùng ra tiệm. Khi đă đủ tháng, con ra tiệm làm th́ Mợ lại trông cháu giúp cho con. Lúc cháu đă được tám tháng tuổi, buổi sáng con đi thi lấy bằng lái xe, Mợ tiễn con ra tận ngoài đường và dặn ḍ con b́nh tĩnh. Dẫu biết rằng cũng không có ǵ quan trọng, thi rớt th́ thi lại nhưng Mợ vẫn muốn mọi chuyện được suôn sẻ. Chính v́ vậy mà con an tâm và kết quả là con đă thi đậu cùng ngày hôm ấy. Từ đó, cần đi đâu hay cần mua ǵ Mợ lại sai con đi cho nhanh. Biết lái xe rồi con mới thấy thích, dù trước đây con lại hơi nhát khi thấy nhiều xe chạy quá. Nhiều hôm, Mợ lại theo con về để chỉ thêm cho con những con đường mới, dù rằng Mợ không biết lái xe nhưng con vẫn thầm thán phục Mợ sao lại nhớ đường đi giỏi như vậy. Đi xa về gần, Mợ đều mua quà cho cháu nội và về đến nhà là bồng cháu đầu tiên. Hai bà cháu quyến luyến nhau một cách lạ thường. Ngày cháu bập bẹ nói, câu đầu tiên vẫn là tiếng gọi bà.

 

Có những buổi chiều cuối tuần, hai bà cháu lại ngồi trong bếp chơi lăn trái banh qua lại, cháu cười và bà cũng cười theo. Những hôm bà bận làm th́ cháu lại ra ṿi vĩnh ông nội. Ông nội cũng rất thương và hay bồng cháu. Theo như Mợ kể v́ là cháu nội nên ông cũng thương và hay bế bồng hơn. Nếu như hôm đầy tháng cháu, Mợ đă làm bữa tiệc mời bạn bè quen biết đến dự th́ hôm đầy năm của cháu, Mợ lại c̣n làm bữa tiệc linh đ́nh hơn. Các chị và các em trong nhà c̣n nói đùa là cháu đích tôn của ông bà nội có khác. Mợ c̣n dặn con là bao giờ cháu được năm, sáu tuổi th́ hăy dọn ra ở riêng. Ở chung nhà hơi chật một tí nhưng vui, v́ Mợ rất thích trẻ con.


Hè năm 1998, Cậu Mợ về thăm lại họ hàng Mợ tại miền Bắc Việt Nam sau mười bốn năm Cậu Mợ định cư tại Mỹ. Họ hàng của Mợ rất đỗi vui mừng nhưng có ngờ đâu rằng đó là lần đầu tiên Cậu Mợ về thăm quê và cũng là lần cuối cùng của Mợ. Noel 1998, khi Cậu Mợ biết tin sắp có thêm một cháu nội nữa, Mợ mừng lắm v́ Mợ muốn con cái khi lập gia đ́nh phải có ít nhất là hai con. Và Mợ dặn con bao giờ đi siêu âm nhớ cho Mợ đi cùng, con trai hay con gái ǵ th́ con cũng phải thương như nhau. Đă nhiều lần trong lúc đứng cuốn tóc cho Mợ, con đă nghe Mợ kể chuyện về Cậu Mợ những ngày đầu di cư vào Nam với hai bàn tay trắng. Sinh sống tại Nha Trang đến khi Mợ sanh chị Dung th́ Cậu Mợ mới quyết định lên Ban Mê Thuột lập nghiệp.


Con đă đón ba mùa Xuân trên đất Mỹ có Mợ. Mỗi năm gần đến Tết, Mợ lại lo đi mua hoa, trái cây, và các thức ăn chuẩn bị cho những ngày Tết. Giao thừa nào Cậu Mợ cũng thức và cúng xong mới đi ngủ. Cậu luôn là người xông đất ngay đêm Giao Thừa. Mùng một tết năm nào cả nhà cũng tụ họp lại, cùng ăn cơm chung với nhau để lấy không khí gia đ́nh vào đầu năm. Sau đó th́ các em chở Mợ đi lễ Chùa.


Chiều Ba mươi Tết 1999, Mợ cảm thấy mệt nên chỉ cho chị Thoa và con làm cơm cúng cuối năm. Sáng mùng Một tết, từ trên lầu xuống, con nh́n thấy Mợ nằm ở sofa và không trang điểm. Mợ hay thích diện mà hôm nay ngày đầu năm Mợ không sửa soạn ǵ cả, con biết là Mợ mệt lắm rồi. Bữa cơm đầu năm tập trung tất cả chị em lại nhưng vẫn không vui v́ Mợ đau. Chiều mùng Một Tết, em Đức phải chở Mợ đi bệnh viện. Sau khi bác sĩ cho thuốc uống, ngày mùng Hai, con thấy Mợ ngồi dậy được, đi qua đi lại khiến cả nhà ai cũng mừng. Chỉ có hai mẹ con con ở nhà chăm sóc Mợ. Cậu và các chị các em đă đi làm hết. Mợ thèm ăn canh rau mùng tơi, nhưng khi con nấu đem đến th́ Mợ lại chỉ ăn một ít và bảo với con là sao Mợ lại chán không thích ăn nữa. Và lại muốn ăn cháo thịt. Chiều ư Mợ, con nấu nồi cháo nhỏ. Trong lúc chờ đợi, Mợ lại chơi với cháu nội hai mươi mốt tháng tuổi và gọi điện thoại chúc tết bạn bè. 10 giờ khuya hôm đó, Mợ c̣n ngồi tại bàn ăn nói chuyện với em Tuấn, em Đức và con cùng cháu nội. Trước khi lên lầu ngủ, Mợ sai con múc cho Mợ một bát cháo để Mợ ăn. Nh́n thấy Mợ ngày hôm nay ăn được hai bát cháo con cũng vui. Hy vọng vài hôm nữa Mợ sẽ khỏe hẳn. Nhưng có ngờ đâu đó lại là buổi tối cuối cùng của Mợ với con cái. V́ sáng hôm sau, sáng mùng Ba Tết, Mợ đă ra đi nhẹ nhàng trong giấc ngủ ngàn thu. Cháu nội của Mợ đă vào lay chân Bà nội mà không thấy Bà thức dậy, bế lên ḷng như những buổi sáng thường lệ nữa. Khi người ta đến đem xác Mợ đi, con phải bế vội cháu ra chỗ khác v́ không muốn cháu nh́n thấy cảnh đó. Đó là chiều mùng Ba tết, ngoài trời mưa phùn lất phất khiến không khí trong gia đ́nh càng ảm đạm hơn.

 

Mùng Bốn tết, Cậu và tất cả các chị em con lại vào nhà quàn để tụng kinh cho Mợ. Nh́n Mợ nằm đó, cháu nội của Mợ lại nói với con là:"Bà ngủ rồi!" Kể từ lúc đó, bất cứ ai đến viếng Mợ và hỏi th́ cháu vẫn trả lời một câu duy nhất là Bà ngủ. Cái ngoan của cháu là vẫn chịu đeo khăn tang và c̣n không chịu bỏ ra khi về đến nhà. Cháu cứ bảo với con là khăn đó của bà cho. Ngay tối đó, con nằm mơ thấy Mợ. Mợ mặc bộ quần áo mà con đă may cho Mợ. Mợ đeo cặp kính trắng và ngồi khâu cái áo bên cạnh là cháu nội. Tỉnh dậy, con phải nhắc các chị nhớ t́m cái kính bỏ vào ḥm cho Mợ.

 

Hôm tiễn Mợ đi, trời cũng buồn. Trước lúc di quan, chị Dung đă thay mặt các em đọc bài Điếu văn cho Mợ, trong đó có đoạn:"...Thuở sinh tiền Mợ rất thích hoa. Hôm nay Mợ nằm đây giữa một rừng hoa muôn màu muôn sắc. Sự ra đi đột ngột của Mợ đă để lại nỗi tiếc thương lớn cho Cậu và các chị em con cùng các cháu nội ngoại. Măi măi không bao giờ Cậu và chúng con c̣n nh́n thấy h́nh bóng của Mợ nữa, Mợ ơi!.... " Cả gian pḥng lặng im chỉ có những tiếng nấc nghẹn ngào của chúng con. Nhưng rồi không ai cầm được nước mắt khi nắp quan tài đóng lại cũng là lúc cháu đích tôn của Mợ ̣a khóc và không chịu cho đóng nắp v́ Bà ngủ ở trong đó.

 

Đám ma của Mợ rất lớn, chẳng phải v́ cỗ quan tài đắt tiền hay ban kèn trống ồn ào mà lớn v́ số người đến tiễn đưa Mợ quá đông. Tất cả bạn bè thân quen và những khách hàng thương mến Mợ đứng đầy chật gian pḥng mà c̣n kéo dài ra măi tận ngoài đường. Chị Dung muốn bốn người con trai và hai người con rể khiêng quan tài Mợ từ nhà quàn ra xe và từ xe đến huyệt như một lời tiễn biệt cuối cùng của các con dành cho Mợ -người Mẹ hiền đáng kính. Quan tài Mợ phủ kín hoa tươi được thả xuống từ bàn tay của những người thân yêu trước khi được lấp đất lại. Ngày Mợ c̣n sống, tối nào Mợ cũng sắp sẵn thức ăn để hai em Tuấn, Đức mang đi làm. Sau ngày Mợ mất, nh́n thấy các em tự sắp cơm lấy, con không khỏi chạnh ḷng. Mất mẹ ở tuổi bốn mươi sao vẫn c̣n thấy hụt hẫng quá.


Trong suốt bốn chín ngày của Mợ, cứ cách vài ngày Cậu và chúng con lại ra thăm mộ Mợ. Con luôn là người về sau cùng v́ con muốn th́ thầm riêng với Mợ rằng, sao nhà ḿnh đầm ấm thuận ḥa, con cái hiếu thảo Mợ không sống mà Mợ lại ra đây nằm lạnh lẽo và cô đơn quá. Sau bảy tuần lễ đó, cuối tuần nào Cậu và chúng con cũng ra thăm mộ Mợ bởi v́ lúc c̣n sống, Mợ rất thích con cái quây quần lại với nhau. Từ nửa ṿng trái đất, khi nghe con gọi về báo tin Mợ mất, Mẹ con đă lặng đi một hồi lâu rồi mới tiếp tục nghe con kể. Mới mấy tháng trước Cậu Mợ c̣n xuống thăm Bố Mẹ con nhân dịp về Việt Nam mà. Mợ luôn kể chuyện về cháu nội dễ thương của Cậu Mợ và hẹn với Mẹ con rằng sang năm Cậu Mợ sẽ cùng con dẫn cháu về thăm ông bà ngoại.

 

Thế mà....


Tháng Tám năm 99, con sanh cháu trai thứ nh́. Cũng vẫn là chị Dung và chị Thoa vào thăm con sớm nhất nhưng lại thiếu bóng dáng của Mợ. Đâu rồi nhỉ, Mợ của con. Đón cháu trai thứ nh́ về lần này chỉ có anh Quang, không c̣n bà nội nữa. Chị Thoa đă thay Mợ nấu ăn và đem lên pḥng cho con. Cậu mang qua cho con mấy b́nh nước uống để con hạn chế lên xuống cầu thang khi c̣n yếu. Các chú, các bác vào thăm đều nói là cháu trai thứ nh́ giống anh Quang nhiều hơn.


Ba năm sau ngày xả tang Mợ, Cậu cho chúng con dọn dẹp cất các đồ đạc của Mợ lại. Từ lúc Mợ mất, Cậu vẫn giữ nguyên các thứ Mợ dùng hàng ngày. Có thể Cậu cũng như con luôn nghĩ rằng Mợ đang làm một chuyến du lịch xa nhà và sẽ trở về. Nhưng ba năm qua rồi, đến hôm nay khi vào dọn dẹp căn pḥng th́ con hiểu rằng Mợ đă ra đi thật xa lắm rồi. Chẳng bao giờ Mợ quay về nữa.


Giữ đúng lời hứa với Mợ, khi cháu trai đầu được năm tuổi, con mua nhà và dọn ra ở riêng. Đó là vào đầu tháng Bẩy năm 2002. Hôm chúng con chào Cậu để qua nhà mới, chỉ có một ḿnh Cậu ở nhà với gương mặt buồn buồn. Con đứng lại tần ngần, luyến tiếc những kỷ niệm khi sống tại căn nhà của Cậu Mợ. Từ ngày Mợ mất, sinh hoạt gia đ́nh buồn hẳn. Bây giờ khi con đi, căn nhà lại vắng vẻ hơn v́ thiếu tiếng cười nói của các cháu. Mỗi hai tuần, con vẫn chở các cháu về thăm ông Nội và các bác, các chú. Suốt năm năm làm dâu nhà Cậu Mợ là ngần ấy thời gian hạnh phúc đối với con. Cậu Mợ đă từng nói luôn xem con như con cái trong nhà.


Cho đến hôm nay con vẫn tự hào nói với mọi người rằng thật là hiếm thấy một gia đ́nh nào như gia đ́nh Cậu Mợ. Sống trên đất Mỹ cả một quăng thời gian dài mà gia đ́nh vẫn đầm ấm. Con cái hiếu thảo, thuận ḥa, các anh chị em thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau về mọi mặt từ tinh thần đến vật chất. Trong gia đ́nh anh chị em nào gặp khó khăn về vật chất th́ tất cả xúm lại tiếp tay giúp đỡ không thời hạn. Chị Dung xứng đáng trong vai tṛ người chị cả của sáu người em. Chị Dung học rất giỏi nhưng lại hiền lành và hết sức khiêm tốn. Con vẫn quư trọng những người như chị ấy.


Nếu Mợ c̣n sống chắc Mợ sẽ rất vui khi hai cháu nội của Mợ ngoan và nói sơi tiếng Việt. Dù đă lớn nhưng các cháu vẫn c̣n ngây thơ lắm. Có một lần t́nh cờ con giở quyển h́nh ra xem, nh́n thấy h́nh bà nội bồng cháu ngày được một tuổi, cháu trai đầu nói với con là: "Mẹ ơi!Nếu bà tiên cho một điều ước th́ con sẽ ước bà nội được sống lại để chơi với con. " C̣n cháu trai thứ hai th́ lại hỏi con là:"Sao con không được nh́n thấy bà nội?" Cả hai câu nói của các cháu đối với con tuy đơn giản nhưng thật khó trả lời. Con vẫn khuyên các cháu học thật giỏi, thương yêu nhau để làm vui ḷng bà nội ở trên trời.


Nơi miền Cực Lạc có thể Mợ đă hài ḷng v́ thời gian dài không có Mợ, các chị em con vẫn thuận thảo, yêu thương nhau và chăm sóc Cậu chu đáo. Ngày Mợ mất, con cứ nghĩ Cậu sẽ không chịu nổi. Nhưng rồi nhờ vào nghị lực, Cậu đă cố gắng sống cùng chúng con đi nốt quăng đường c̣n lại mà không có Mợ ở cạnh. Con vẫn kính trọng Cậu Mợ-đấng sinh thành ra anh Quang, người bạn đời của con. Con luôn tâm niệm rằng nếu không yêu kính cha mẹ làm sao con có thể đ̣i hỏi các cháu làm điều đó đối với con được phải không Mợ? Ở một đất nước mà t́nh người vốn được xem là nhạt nhẽo. Các cháu nội của Mợ lớn lên trong sự giáo dục của chúng con, không c̣n bà nội ở cạnh để thỉnh thoảng nhơng nhẽo hay ṿi vĩnh. Ông bà ngoại th́ ở quá xa. Nhưng con vẫn hướng các cháu nhớ về ông bà nội ngoại bằng những câu chuyện kể vào trước giờ ngủ hay lúc lái xe trên đoạn đường dài.


Mợ ơi! Đă mười một năm trôi qua, thế mà khi ngồi viết lại những ḍng chữ này con vẫn c̣n nhạt nḥa nước mắt. Kỷ niệm của ba năm sống có Mợ măi măi vẫn là kỷ niệm đẹp trong cuộc đời của con nơi xứ người. Con luôn cầu mong hương hồn Mợ được b́nh an ở miền Cực Lạc.
 




 

Viết nhân ngày giỗ lần thứ 10 của Mợ
(người Mẹ chồng kính yêu của con)

Nguyễn Vũ Trâm-Anh
Xuân Canh Dần -2010


 

 

 

 

         

 

 

Trang thơ và truyện của Trâm Anh                |                 www.ninh-hoa.com