Trang Thơ & Truyện: Tonny Panning                |                 www.ninh-hoa.com

TONNY PANNING
 

Hiện cư ngụ tại:
Bắc Âu

 

 

 

 

Truyện Ngắn

HỨA THỊ HOA
Tonny Panning

 

 

  Thời gian thấm thoát vậy mà đă ba mươi bốn năm tôi bị mất nước và hai mươi bảy năm tôi phải sống lưu lạc xứ người. Hôm nay nhân mùa nghỉ hè, lần đầu tiên tôi trở về thăm lại cái làng nhỏ nghèo nàn cách Đèo Cả khoảng hai trăm thước về hướng đi ra miền Trung. Cái đèo cao bốn trăm lẻ bảy thước nằm sát biển băng qua núi dài khoảng mười cây số chạy ngoằn ngoèo giữa một bên là vách núi cheo leo, một bên là Vũng Rô sâu thăm thẳm.  Đường hầm xe lửa ăn thông qua ḷng núi. . . mà có một thời đă ghi lại trong tim tôi một kỷ niệm không bao giờ quên được.

 

Ngày đó, nơi đây c̣n là một vùng hoang vắng thưa thớt dân cư v́ không có an ninh. Chiến tranh vào những tháng ngày cuối cùng càng thêm khốc liệt hơn nên rồi có nhiều người đă rời bỏ làng quê ở những vùng chiến sự địa đầu giới tuyến chạy về dưới cái đèo này và tụ lại với một vài gia đ́nh đă đến đây từ trước rồi h́nh thành một cái làng nhỏ và cùng chung sống bên nhau với nghề làm rẫy làm than và làm biển.

 

Hôm nay, những ngày thật đẹp của những tháng ngày hè, tôi trở lại cái làng nhỏ nghèo nàn năm xưa và, từ dưới chân đèo tôi đứng nh́n lên trên đèo, vùng kỷ niệm của một thời chinh chiến và t́nh yêu đôi lứa.

Tôi đang nh́n ngắm cái đèo th́ từ xa có một người đàn ông già đang đi về phía tôi mà tôi nhận ra dễ dàng đó là ông Tân của ngày nào v́ ông có tật chân cao chân thấp v́ vậy mỗi khi bước chân đi thân ḿnh ông nghiêng ngă xiêu vẹo mà đứng từ xa nh́n lại người ta lầm tưởng đó là người say rượu.  Ông Tân đi lại gần tôi và lên tiếng chào:

- “Chào ông. ”

- “Kính chào bác. ”

- “Thấy ông nh́n ngắm cảnh tự năy giờ nên tôi nghĩ ông là người từ phương xa đến đây?”

- “Dạ thưa bác đúng vậy, tôi ở thành phố đi ngang qua đây và tôi thấy cảnh vật ở đây, nhất là cái đèo cao, đẹp nên tôi dừng chân để được nh́n phong cảnh đó. ”

 Ông Tân nh́n chăm chăm vào ngay mặt tôi một lúc rồi bỗng lộ trên khuôn mặt già nua nét vui tươi:

- “Tôi thấy ông quen quen. ”

- “Sao ạ?”

- “Tôi nghỉ. . . có lẽ tôi đă gặp ông rồi th́ phải?”

Nh́n ông Tân, tôi nghĩ là ngay lúc này không nên cho ông biết về tôi sớm khi tôi chưa biết được những thay đổi nơi con người của ông sau bao nhiêu năm xa cách nên tôi nói tránh:

- “Có lẽ…người giống người đó bác ạ v́ đây là lần đầu tôi đến đây mà. ”

- “Nhà tôi cũng ở gần đây thôi, nếu ông không bận công việc ǵ th́ mời ông ghé qua uống ly nước trà rồi hăy đi đâu th́ đi. Tôi tên Tân.  ”

- “Dạ, rất hân hạnh và rất cám ơn bác Tân, tôi tên Tô. ”

Tôi sánh bước cùng ông Tân đi về hướng căn nhà có mái ngói vách cây rất rộng lớn nằm sát ngay bên con đường quốc lộ và gần chân đèo.  Trong căn nhà này tôi đă từng ăn và ngủ hết hai ngày hai đêm khoảng mấy mươi năm về trước. Căn nhà này ngày trước được cất lên sơ sài chứ không được chắc chắn như bây giờ.  Nhà cửa ở cái làng nhỏ này mỗi cái thường cách nhau có khoảng cũng cả năm ba chục thước, chung quanh nhà thường được trồng nhiều loại cây ăn trái mà đặc biệt là những luống rau xanh tươi.

 

  Ông Tân mời tôi ngồi vào một trong sáu cái ghế cạnh một cái bàn lớn bằng cây rất dầy đặt giữa căn nhà. Ông Tân lấy từ trong tủ ra hai cái tách uống trà và sau đó ông lấy ra b́nh trà đă được đặt thường trực trong vỏ một trái dừa khô để giữ nóng nên b́nh trà luôn nóng.

  Có lẽ v́ tuổi đă khá cao nên ông Tân làm mọi động tác rất chậm chạp chứ không lanh lẹ như ngày trước.  Ông cầm tách trà mời tôi và sau đó ông với tay cầm cái điếu cày ra nhồi thuốc và rít một hơi thật dài.  Ông nh́n tôi, nh́n theo làn khói đang lan tỏa vào không gian rồi nói:

- “Tôi thấy ông rất giống một người lính mà những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến đă đến đóng quân ở vùng này một thời gian…thời gian trôi qua mau quá, tất cả rồi cũng sẽ trở thành dĩ văng và sẽ trôi vào quên lăng. ”

 

  Nh́n ông Tân, tôi thật không ngờ thời gian đă làm thay đổi h́nh dạng ông nhiều quá. Mới ngày nào…thế mà tất cả đă trôi qua để trở thành dĩ văng. Tôi cố nén những t́nh cảm đang trỗi dậy trong ḷng và tôi đành phải nói ra điều không thật với ông:

- “Tôi có một người em sinh đôi, nó phục vụ trong một binh chủng cũng thường xuyên được đi khắp mọi miền của đất nước. Có thể nó cũng đă có lần đến đây chăng, nó đă mất không lâu sau ngày đất nước ngưng chiến tranh. ”

- “Nếu như vậy th́ đúng là em ông đă có đến đóng quân nơi đây rồi. Tôi không thể nào quên được khuôn mặt của em ông với những kỷ niệm mà em ông đă để lại nơi đây. Khuôn mặt của em ông rất giống ông trông chẳng khác ǵ hai giọt nước vậy. ”

- “Chuyện như thế nào mà ông Tân nói em tôi có kỷ niệm với ông, ông thể nói cho tôi rơ được không. ”

Ông Tân nhồi thêm nhúm thuốc vào cái điếu cày rồi châm lửa rít một hơi thật dài.  Ông nh́n theo làn khói rồi lim dim đôi mắt như để nhớ về dĩ văng của một thời xa xưa mà ông cũng từng là chứng nhân.  Gương mặt ông có lẽ v́ quá lao lực cực nhọc cộng thêm với tuổi tác nên hằn lên nhiều nếp nhăn ngang dọc đầy khắp cả khuôn mặt ông. Cặp mắt ông đă mờ đục nên v́ vậy mỗi lần nói chuyện ông thường híp mắt lại. Ông nói thật chậm răi:

- “Ngày đó, khi đoàn quân của em ông đến đây và tạm nghỉ ở đây hai ngày để sau đó rút về miền Nam. Em ông có qua lại với một người con gái trong nhà này, người con gái đó là cháu ruột của tôi.  Ngày đó cháu gái tôi vừa mới lớn th́ người đàn ông đầu tiên mà nó gặp và yêu chính là em của ông. Sau bao nhiêu năm thăng trầm của đất nước và con người , người em của ông tuy không quay trở lại đây nữa nhưng cháu tôi lúc nào cũng hy vọng và tin tưởng rồi có ngày người yêu của nó sẽ t́m về với nó, nhưng…tất cả chỉ là những hy vọng mà thôi ông à. ”

  Ông Tân ngưng lại để nhồi thêm thuốc vào cái ống điếu rồi ông nói tiếp:

- “Từ ngày đất nước ngưng tiếng súng đâu được khoảng ba tháng th́ một hôm cháu tôi vào làm trong rẫy và rồi nó bị một bọn người bất lương hăm hiếp. . . ”

Ông Tân ngưng nói làm tôi sốt ruột nên buột miệng hỏi:

- “Bây giờ Hoa ra sao rồi…ông?”

- “Ủa, sao ông biết tên cháu tôi?”

- “À, à…Tại v́ em tôi cũng có kể sơ qua chuyện t́nh của nó với cô gái tên Hoa. . . h́nh như là Hứa Thị Hoa. . . ”

- “Ông nhớ đúng rồi đó, cháu tôi tên họ là Hứa Thị Hoa, ba mẹ cháu mất sớm nên cháu lấy họ của tôi.  Ông có trí nhớ tốt quá, em của ông có kể ǵ nhiều về cháu tôi không?”

- “ Dạ. . . có, em tôi nói cô gái tên Hoa họ Hứa ở đâu đó trong vùng này mà em tôi nói là nó yêu nhất trong đời và em tôi c̣n thề với tôi là sẽ t́m gặp lại người em tôi yêu thương bằng mọi cách, dù thời gian có là bao lâu. Những năm tháng đầu khi miền Nam bị thay đổi thể chế chính trị, em tôi gặp nhiều khó khăn nên cho dù em tôi rất muốn mà không thể nào t́m gặp lại được người con gái mà em tôi yêu thương nhất được. ”

  Ông Tân nheo đôi mắt đă mờ đục nh́n về hướng đèo rồi nói:

- “Cháu tôi đă mất cách nay mười sáu năm rồi ông ạ. Bọn người kia đă làm cho nó bị mất trí, tuy đă bị mất trí nhưng có một cái tên mà nó hoàn toàn c̣n nhớ và kêu gọi luôn miệng đó là tên của em ông. Hằng ngày cứ tờ mờ sáng là nó lại lang thang từ nhà lên đến đỉnh đèo và ở lại đó cho đến chiều tối nó mới trở về đến nhà. Nó ít chịu ăn lắm mà chỉ uống nước thôi ông ạ.  Cũng may là nó chết sớm, sống mà trí không c̣n th́ sống cũng như không. ”

  Tôi không biết nước mắt của tôi đă chảy ra tự lúc nào. Tôi trở lại vùng kỷ niệm của một thời yêu đương lăng mạn là v́ tôi muốn thăm lại người con gái đă trao trọn cả tâm hồn và thể xác cho tôi khi người con gái đó đă nói yêu tôi và sẽ chung thủy chờ đợi tôi đến trọn đời. Tôi tuy chỉ là sĩ quan cấp nhỏ thôi, nhưng v́ phục vụ trong một binh chủng mà phía đối phương cho là một binh chủng có nợ máu rất nhiều với nhân dân nên tôi phải chịu bảy năm trong lao tù cải tạo. Ra tù tôi liền t́m đường vượt thoát ngay và cho đến nay cuộc sống của tôi vẫn c̣n cô đơn nơi xứ lạ. Từ ngày đó tôi luôn nhớ về người con gái đă có lời thề chung thủy với tôi nơi xóm nghèo dưới cái đèo này nên tôi hy vọng rồi tôi cũng sẽ được gặp lại nàng. Tôi không dám để lộ tông tích cho ông Tân biết khi mới gặp mặt cũng chỉ v́ tôi muốn bảo vệ hạnh phúc cho người con gái tôi yêu v́ tôi nghĩ là nàng đang sống dưới một mái ấm gia đ́nh. Nào ngờ!Thật không ngờ những chuyện quá đau thương lại xảy đến cho người tôi yêu.  Thấy tôi khóc, ông Tân có lẽ nghĩ tôi thương hại người em ruột và người em dâu hụt nên có lời an ủi:

- “Ông cũng không nên quá buồn phiền nữa làm ǵ ông ạ. Hai người đă chết và như vậy có thể hai người đă được gặp lại nhau ở bên kia thế giới, như vậy có lẽ lại hay cho tụi nó ông à. ”

- “Người em…Hứa Thị Hoa được chôn cất nơi đâu vậy bác?”

Ông Tân hướng ánh mắt đă mờ đục nh́n về phía đèo rồi nói:

- “Trên cái đèo đó. ”

- “Tại sao lại chôn trên đó mà không ở trong vườn nhà này?”

- “V́ thường ngày cháu tôi cứ lên trên đó trông ngóng về một phương trời xa xôi rồi gọi tên em ông nên khi nó mất tôi muốn chôn nó nơi đó. Trên đó tôi cũng có chôn ba người lính vô danh của Quốc gia gần cái mộ của cháu Hoa, nh́n là thấy liền. ”

- “Bộ đồ lính…của em tôi và cái thẻ bài có c̣n không bác?”

- “Không, tôi đă chôn bộ đồ lính với cái thẻ bài theo cháu tôi luôn rồi. ”

- “Tôi có thể lên thăm mộ Hoa bây giờ được không bác?”

- “Được, bây giờ ông hăy đi lên đó khoảng lưng chừng đèo và ông sẽ thấy có bốn cái mộ sát với con lộ mà phía trước một cái mộ tôi có làm một miếng cây ghi tên họ của cháu Hoa.  Tối nay tôi mời ông ở lại đây với tôi, tôi xem ông cũng như là em ông vậy. Bây giờ tôi sẽ đi kiếm vài xị đế thật ngon về để lát nữa ông và tôi lai rai một chút rồi sau đó mắm muối qua bữa. Nhà tôi nghèo nên sẽ không có cái ǵ gọi là cao lương mỹ vị đâu ông à. ”

 

  Ngôi mộ của Hoa, Hứa Thị Hoa người tôi yêu cùng ba cái mộ vô danh nằm trơ trọi hoang tàn trên một khu đất phủ đầy cây lá và sát với con đường quốc lộ. Cả bốn cái mộ v́ không có người chăm sóc nên cỏ dại đă phủ lấp hết, tôi nhận ra được mộ của Hoa là v́ phía trước mộ có cắm một cái bảng nhỏ có hàng chữ rất mờ đề tên và ngày mất của Hoa.

 

  Trong rất nhiều những người con gái Việt Nam trên mảnh đất thân yêu này được sinh ra để phải bị nhận những thiệt tḥi trong cuộc sống ở trần thế th́ Hứa Thị Hoa của tôi có lẽ là người con gái chịu nhiều thua thiệt nhất. Khi mới bốn tuổi Hoa đă phải chịu mồ côi cha lẫn mẹ v́ chiến tranh quá khốc liệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh nơi vùng quê của Hoa. Hoa không đẹp lắm nhưng rất có duyên và rất hiền. Ngày tôi cùng trung đội trên đường đến đóng quân trên cái đèo này th́ lúc đó Hoa đang đứng bên lề đường trước căn nhà tranh ọp ẹp của nàng và nh́n chúng tôi vừa cười vừa mời nước.  Ngay giây phút đầu tiên đó tôi đă bị lôi cuốn bởi nụ cười quá hiền hậu và duyên dáng của nàng. Những người lính trong trung đội của tôi đă phụ giúp đồng bào sửa lại vài căn nhà tranh vách đất trong cái làng này mà lúc đó mới thành h́nh chưa được bao lâu. Tôi đă được Hoa, qua sự ưng thuận của ông Tân mời vào ở trong căn nhà của nàng. Nàng luôn tươi cười và tỏ ra yên tâm khi có sự hiện diện của chúng tôi trong làng.

Chỉ có hai ngày đêm ngắn ngủi nhưng Hoa đă yêu tôi thật sự và đă trao trọn đời con gái của nàng cho tôi. Ngày tôi được lịnh tiếp tục xuôi về Nam th́ Hoa không những không buồn mà nàng c̣n khuyến khích tôi ra đi và sớm quay lại với nàng.

 

   Đêm cuối cùng trước khi chia tay, Hoa đă thủ thỉ bên tai tôi những lời lẽ thật chất phác của cô thôn nữ không may mắn được sinh ra trong một đất nước bị chiến tranh triền miên mà cả tuổi thơ của nàng chỉ có chạy tránh lửa đạn rày đây mai đó chứ không hưởng được bao ngày b́nh yên. Hoa đă nói là nếu tôi c̣n sống nhưng v́ lư do ǵ mà tôi không quay lại th́ nàng cũng sẽ không bao giờ rời khỏi cái làng này để đi đâu cả.  Nàng sẽ không bao giờ lấy ai làm chồng v́ nàng sẽ không bao giờ yêu ai cả. Trái tim của nàng chỉ trao trọn cho mỗi một ḿnh tôi thôi.  Phần tôi, cũng v́ muốn có một chút kỷ vật lưu lại bên nàng để ghi nhớ những ngày đầu gặp gỡ rồi yêu nhau nên tôi đă để lại một bộ đồ lính trận có hàng tên trên túi áo và cái thẻ bài tặng nàng. Nh́n ngôi mộ, tôi bùi ngùi xúc động ngồi xuống và thầm th́ nói trong miệng những lời như có nàng đang ngồi bên tôi: “ Em Hoa yêu quư của anh! Cuối cùng rồi th́ anh cũng được về bên em sau mấy mươi năm xa cách nhưng rồi em cũng đă bỏ anh ra đi vĩnh viễn rồi. Anh không thể làm ǵ được để em nguôi ngoai những uất hận mà những con thú đội lốt người đă dă man hăm hại em. Anh sẽ ở lại đây một thời gian để xây lại phần mộ cho em. Anh thật ḷng ao ước là sau này khi từ giă cơi đời anh sẽ được nằm bên cạnh mộ em anh sẽ măn nguyện vô cùng. ”

Tôi cứ ngồi y như vậy bên mộ nàng và nói lảm nhảm những lời yêu thương nhớ nhung nàng cho đến khi mặt trời xuống dần nơi chân núi phía xa và tôi cố nhổ thêm một vài bụi cỏ chung quanh bốn cái mộ rồi đứng lên đi nhanh xuống dốc đèo.

 

   Ông Tân làm thịt một con gà mái tơ để đăi tôi. Sau khi tắm rửa qua loa, tôi cùng ông ngồi vào bàn với hai món ăn do ông chế biến là món gỏi gà với bắp chuối và cháo gà.

   Tối nay tôi uống rượu hơi nhiều.  Ông Tân đă mua về đến hai lít rượu đế thật ngon. Tôi muốn say đêm nay để nhớ về những kỷ niệm của những ngày xa xưa và cũng để vơi đi nỗi buồn đă bao năm chất chứa trong ḷng tôi.

Ông Tân và tôi đă uống gần hết một lít rượu đế rồi. Tôi quyết định phải nói cho ông biết tôi là ai và từ đâu đến đây. Ngay khi tôi vừa chuẩn bị nói th́ th́nh ĺnh một ngọn gió, ngọn gió lạnh buốt thổi thật mạnh vào nhà làm cây đèn dầu đặt giữa bàn tắt ngúm mặc dù lúc đó hai cái cửa sổ và cánh cửa chính đang đóng chặt.  Ông Tân đưa cho tôi cái hộp quẹt mà ông thường xuyên để cạnh bên cái điếu cày.  Đèn vừa sáng lên ông Tân và tôi cùng giựt nẩy người lên khi thấy có một người đàn ông đă đứng ngay cửa tự bao giờ. Tôi nhớ là trước khi ngồi vào bàn ăn ông Tân đă cẩn thận lấy cái then cài ngang cánh cửa, vậy mà giờ đây một người đàn ông đang lù lù đứng ngay đó làm tim tôi muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Tôi vội đứng sát vào ông Tân để che chở cho ông nhưng người đàn ông đó đă mau mắn lên tiếng:

- “Xin lỗi hai ông, chúng tôi bị bể bánh xe trên đường về nhà và khi đi ngang qua đây thấy c̣n ánh đèn nên chúng tôi ghé vào xin hai ông một ly nước. ”

  Cố trấn áp cơn sợ hăi, tôi hỏi:

- “Anh vừa nói là chúng tôi, vậy c̣n ai nữa?”

- “Dạ, c̣n người bạn gái đang đứng chờ ngoài kia. ”

Tôi quay qua nh́n ông Tân như hỏi ư rồi quay lại nói với người lạ:

- “Anh ra mời người bạn gái của anh vào đây uống ly nước rồi hăy đi đâu th́ đi. ”

Người lạ quay lưng đi ra một lúc và quay lại với người đàn bà cùng chiếc xe đạp bị bể bánh sau.  Người đă vào để xin nước lên tiếng:

- “Không dám làm phiền hai ông, chúng tôi chỉ xin một ly nước là phải đi ngay. Nhà của chúng tôi cũng ở trên đèo này, con của chúng tôi giờ này có lẽ cũng đang lo lắng cho chúng tôi nhiều lắm. ”

  Ông Tân kéo ghế ra và cố mời những người khách:

- “Th́. . . anh và chị đây hăy thong thả uống xong ly nước trà cho ấm rồi hăy đi. ”

  Khi cả hai người đă ngồi vào bàn và trong khi tôi đang rót nước th́ người đàn ông nh́n tôi chằm chằm và khi tôi trao ly nước người đó lên tiếng hỏi:

- “Xin lỗi. . . có phải là ông. . .  ông Tô đó không?”

Tôi sửng sốt nh́n người vừa gọi tên tôi:

- “Đúng. . . tôi tên là Tô đây, anh là ai mà biết tôi?”

- “Trời ơi ông thầy! Em là Nghĩa đây, Nghĩa khinh binh đây ông thầy, ông thầy không nhận ra em sao ông thầy. ”

- “À…Nghĩa đó hả? Anh là…Nghĩa hả ? Sao…sao anh. . . cũng ở đây à?”

- “Sao ông thầy lại gọi em là anh, dù có như thế nào th́ t́nh thầy tṛ của ḿnh vẫn phải như ngày nào c̣n đơn vị chứ. ”

Nghĩa nh́n tôi rồi hai hàng nước mắt chảy dài ra trên khuôn mặt của hắn. Có lẽ hắn khóc v́ mừng đă gặp lại người quen làm tôi thật xúc động và cũng rưng rưng nước mắt nhưng tôi cố gắng kềm lại. Hắn quay qua người đàn bà rồi giới thiệu với ông Tân và tôi là bạn gái mà hắn mới quen.

- “Đây là ông thầy của anh, Trung đội trưởng của anh đó. ”

Người đàn bà cúi đầu và nói lí nhí trong miệng những lời chào tôi.

Ông Tân thấy chúng tôi nhận nhau nên ông mời cả hai người cùng ăn. Trong lúc ông Tân và tôi đang loay hoay dọn chén đũa, tôi cố hồi tưởng lại những khuôn mặt của những người lính trong trung đội của tôi năm xưa nhưng thật sự là tôi không làm sao nhớ ra được người lính này.

Ngày tôi về chỉ huy trung đội…được một thời gian hơn ba năm th́ mất nước. Trong thời gian đó trung đội của tôi được bổ sung nhiều đợt lính mới nên tôi cũng không nhớ hết những khuôn mặt của những người lính trong trung đội, tuy nhiên những tháng ngày sau cùng của cuộc chiến những người lính trong trung đội tôi đều biết mặt hết, riêng Nghĩa th́ hoàn toàn tôi không nhớ nhưng … cũng không c̣n ǵ là quan trọng nữa, dù sao được gặp lại những chiến hữu, những người lính từng một thời sống chết bên nhau, dù chưa một lần biết nhau th́ vẫn thấy gần gũi và thích thú hơn.

Ông Tân rót rượu ra mời người khách lạ.

Trong câu chuyện sau đó, Nghĩa cho biết là ngày đó anh bị thương trong cánh rừng bên kia đèo và sau đó bị bắt trên đường rút về Nam. Cuối cùng th́ anh đă ở lại trên đèo đó luôn sau ngày miền Nam hoàn toàn bị thay đổi.

Nghĩa cho tôi biết là anh cũng biết rất rơ chuyện của cô Hứa Thị Hoa bị bọn cướp hăm hại :

- “ Mấy tên cướp của và dâm ác đó đă bị té xuống đèo và chết sau ngày. . . chị Hoa mất đúng một tuần. ”

Nói xong, hắn quay qua nh́n người bạn gái của hắn và cả hai cùng cười.

- “Sao tôi không thấy chú và cô đây qua lại nơi đây lần nào hết vậy ?” - Ông Tân vừa nâng ly mời vừa hỏi hai người khách.

Cô gái bạn của Nghĩa nh́n ông Tân rồi nh́n tôi trả lời :

- “Dạ, tại tụi cháu ban ngày làm than trong rừng. Chiều tối tụi cháu mới đi giao than

và khi đi ngang qua đây thường th́ trời đă tối rồi. ”

- “Chú và cô đi khuya như vậy không sợ ma sao ?”

Nghĩa nh́n tôi và trả lời thay cho người bạn gái:

- “Dạ, tụi em c̣n ǵ nữa mà sợ hả ông thầy. Ma chắc nó cũng c̣n sợ gặp tụi em nữa là. Ông thầy à, ông thầy ở bên Úc bao năm nay ông thầy có lần nào ghé thăm nước Mỹ không và ông thầy có gặp lại vị Tiểu đoàn trưởng của ḿnh lần nào không ông thầy?”

- “ Không biết bây giờ ông ấy ở đâu và c̣n sống hay đă mất. Tôi có gặp lại nhiều đồng đội của binh chủng ḿnh nhưng ông ấy th́ tôi không gặp. ”

Chúng tôi vừa uống với nhau vừa nói đủ thứ chuyện nhất là về cuộc sống hiện tại cho đến khi không c̣n một giọt rượu nào nữa th́ Nghĩa lên tiếng :

- “Quá khuya rồi, em xin phép bác Tân và ông thầy chúng em về. Gặp lại ông thầy em mừng lắm. Ông thầy làm em xúc động và gợi lại cho em những kỷ niệm đẹp năm xưa, em sẽ mời ông thầy và bác Tân đến nhà em trong một ngày gần đây. ”

  Ông Tân và tôi tiễn hai người khách lạ ra đến cửa th́ Nghĩa quay lại ôm chặt tôi và nói vào tai tôi là Nghĩa sẽ luôn ở bên cạnh để bảo vệ tôi trong những ngày tôi c̣n ở đây. Người bạn gái của Nghĩa bây giờ mới nở nụ cười và nói :

- “Cám ơn anh Tô nhiều, nếu anh có ư định về ở luôn đây th́ anh hăy xây nhà cạnh nhà em và nhà anh Nghĩa cho có anh em và thầy tṛ. ”

- “Cám ơn ư kiến của cô…nhưng sao cô. . . ”

Tôi định hỏi sao cô biết tôi có ư định về ở đây và tôi cũng muốn hỏi tên cô cho biết nhưng cả hai người đă dắt lẹ xe và ra gần tới ngoài đường lộ. Cô bạn gái của Nghĩa quay lại rồi vừa đưa tay lên chào vừa nói thật lớn :

- “Em quên giới thiệu tên em với anh, em tên là Hoa. ”

Tôi sợ tôi nghe lầm nên tôi cố gắng hỏi lại thật lớn:

- “Cô nói cô tên ǵ?”

Tôi vừa hỏi vừa kéo tay ông Tân định đi ra cho gần để nghe cho rơ hơn nhưng cô gái và anh chàng đă khuất ḿnh vào trong đêm tối.

 

   Ông Tân nằm trên cái vơng treo giữa hai cây cột trong góc nhà.  Ông nhường tôi ngủ ở cái giường duy nhất trong buồng ngủ phía sau.

   Tuy uống rượu nhiều nhưng tôi không thể ngủ ngay được trong khi ông Tân đă ngáy đều và rất lớn.

Tôi cố nhớ lại khuôn mặt của Nghĩa nhưng quả thật tôi không thể nhớ ra Nghĩa. Trong giấc ngủ tôi thấy có một người con gái đến đứng cạnh bên giường tôi và khóc. Tôi nh́n lên th́ nhận ra đó là cô gái tôi mới gặp vừa rồi và có cả Nghĩa cùng đứng bên cạnh nữa. Nhưng. . . người con gái đang khóc đúng là Hoa của tôi ngày nào đây mà. Hoa ôm mặt khóc nức nở một lúc rồi kể lể là nhớ thương tôi và luôn chờ đợi tôi xum họp. Hoa nhắc lại là tôi đă có hứa lúc ban chiều bên mộ nàng là sẽ xây mộ nằm bên cạnh nàng sau này th́ phải nhớ giữ lời hứa. Sau đó Hoa quay qua Nghĩa và cầm một vật ǵ đó từ tay của Nghĩa rồi cúi xuống đặt trên đôi giầy của tôi.  Tôi muốn nói chuyện với Hoa nhưng sao cổ họng tôi như bị nghẹn nên cứ ú ớ măi mà không thể thốt ra được một lời nào. Tôi cố chống tay ngồi lên th́ Hoa và Nghĩa vội vàng quay lưng đi nhanh ra cửa nhưng Hoa cũng cố nói với tôi là sáng sớm ngày mai phải lên mộ thăm nàng.

Mồ hôi đang chảy ra ướt đầy ḿnh tôi, tôi cố gắng ngồi lên và lao nhanh về phía hai người đang đi ra tới ngoài cửa và gọi thật lớn tên nàng.

- “Ông!Ông… ông mơ thấy ǵ mà la lớn dữ vậy ?”

Ông Tân lay tôi dậy.

- “Tôi mơ à?”

Ông Tân mời tôi ra bàn uống nước và vừa đi ông vừa nói :

- “Có lẽ tại ông đi đường xa, và cũng có lẽ v́ ông xúc động về câu chuyện của con Hoa nên ông mớ và kêu tên nó lớn lắm. ”

- “Hồi tối. . . khi hai người ra về và khi ra tới đường lộ, cô gái đó quay lại giới thiệu tên và cũng nói tên là Hoa, ông. . .  ông Tân có thấy ǵ khác lạ không khi hai ngồi ăn cùng với ḿnh?”

- “Tôi không thấy có ǵ khác lạ ở hai người đó cả. Mà. . . mà làm ǵ có chuyện con Hoa hiện về như chuyện ma quỷ vậy ông, rơ ràng đó là hai người. . . thật mà. Có lẽ tại ông mệt v́ đi đường xa và uống nhiều quá đó thôi, ông hăy uống hết ly trà nóng này cho khỏe rồi đi nghỉ để ngày mai c̣n lên thăm mộ nó. ”

Tôi uống một hơi cạn hết ly nước trà ấm và đă thấy tỉnh táo lại.  Ông Tân giục tôi đi ngủ tiếp để giữ sức. Bỗng một ư nghĩ vụt thoáng qua trong đầu nên tôi hỏi ông Tân:

- “Ông Tân có thấy lạ là. . . là tại sao. . . rơ ràng là ông đă cài then cửa trước khi ông và tôi cùng ngồi vào bàn và tại sao Nghĩa lại biết tôi sống ở nước Úc trong khi chính ông cũng chưa biết việc đó nữa mà. ”

 

    Ông Tân định nói điều ǵ đó nhưng miệng ông cứ há ra và hai con mắt mờ đục của ông cứ nh́n tôi trừng trừng làm tôi c̣n hoảng sợ hơn. Chợt nhớ đến giấc mơ, tôi chạy thật nhanh vào giường ngủ trước sự kinh ngạc của ông Tân và nh́n xuống đôi giầy, trên đôi giầy của tôi có hai cái thẻ bài, tôi cầm ra cho ông Tân cùng xem. Hai cái thẻ bài đều c̣n mới tinh, một cái khắc tên họ của tôi với đầy đủ số quân và cái kia chỉ khắc có ba chữ:
Hứa Thị Hoa
. /.

 


q Tonny Panning q


 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Tonny Panning             |                 www.ninh-hoa.com