KỲ 1:
Còn một tuần nữa cậu út Hào sẽ về quê bái tổ vinh qui. Nhà
ông bà Hội Đồng Phú rộn rịp tưng bừng chẳng khác chi ngày Tết. Không
quan trọng sao được, bao nhiêu năm dùi mài kinh sử nơi Ba Lê ánh sáng,
cậu út giờ đây nghiễm nhiên là một ông Dược Sư trẻ tuổi đẹp trai. Ông
bà Hội lên Sài gòn từ mấy hôm trước để đón cậu quí tử từ Pháp trở về.
Như tất cả những nhà giàu lớn ở cái xứ Nam Kỳ lục tỉnh này, ông bà
Hội có căn biệt thự khá khang trang trên Sàigòn. Trong ba người con
thì Cô hai Lệ Hằng lấy chồng sớm về bên Long Xuyên. Cô ba Lệ Hương và
cậu út ở Sàigòn tiếp tục đi học. Cô ba sau khi đậu bằng thành chung
cũng lên xe hoa về làm dâu ông bà Cả Lễ dưới Sa Đéc. Cậu út có Tú tài
toàn phần xong là từ giã gia đình, xuống tàu trực chỉ Pháp quốc học
nghề bào chế thuốc. Thời gian thấm thoát thoi đưa, cậu sắp trở về quê
cha đất tổ với mảnh bằng dược sư trong túi…
…Rồi cái ngày trọng đại đó cũng đến. Trước khi lên Sài gòn
cùng với hai cô con gái, ông bà Hội đã dặn dò kỹ lưỡng mấy người giúp
việc trong nhà, nên hôm cậu út về tới, trong nhà ngoài ngõ đều trang
hoàng hực hở. Mọi người dậy từ hồi gà gáy hiệp nhứt. Một con bò tơ,
hai con heo đúng tạ, cộng thêm một số gà vịt tôm cá đáng kể đã oanh
liệt hy sinh cho ngày trở về của cậu út! Ngoài những ông bạn đồng liêu,
những nhà tai mắt trong tỉnh, ban hội tề làng Tân An, ông bà cho mời
hết bà con trong gia tộc tới dự. Dân làng, người nghèo nhứt cũng có
phần ăn.
...Đãi
đằng suốt ba ngày mới xong. Ai nấy đều mệt đừ nhưng rất vui. Ở nhà quê
ngoài mấy ngày Tết, cúng Đình hay cưới hỏi, ít có dịp cho mọi người
hưởng một không khí tưng bừng, náo nhiệt. Vì vậy tiệc mừng cậu út được
hưởng ứng hết mình. Hai cô Lệ còn ở chơi với cậu em út ít hôm để nghe
em kể chuyện bên Tây. Cậu út đem về rất nhiều quà cho ba má và hai bà
chị. Hai cô thích nhứt son phấn và dầu thơm. Lệ Hương tò mò hỏi làm
sao biết chọn son phấn thì cậu út chỉ cười miếng chi nói cậu cũng có
vài cô bạn gái lựa dùm. Mấy cô đầm tự nhiên dễ thương lắm. Lệ Hằng hỏi
vậy em có thương cô nào không, cậu trả lời nếu có cô nào em đâu có trở
về nước. Ông bà Hội nghe cũng lấy làm yên chí. ..
Suốt
ba ngày quay mòng mòng với khách khứa tới dự tiệc, cậu út mệt đứt hơi,
đâu có thời giờ để ý đến những người chung quanh. Tới ngày thứ tư, cậu
ngạc nhiên nhìn sững cô gái hai tay bưng mâm thức ăn sáng thoăn thoắt
từ nhà dưới đi lên. Cô mỉm cười cúi đầu chào cậu. Cậu út nhíu mày cố
nhớ nhưng không tài nào nhớ ra được dù thấy hơi quen quen. Lúc cô trở
xuống bếp, cậu út quay qua cô Lệ Hương hỏi là ai mà thấy quen quá. Cô
chị cười :
- Em
quên cũng phải. Năm năm rồi chớ ít ỏi gì. Con Lụa con của thiếm Hai
Nhiên đó. Năm em đi Tây nó mới có mười ba tuổi. Bây giờ mười tám rồi
làm sao em nhìn cho ra. Con gái trổ mã thay đổi dữ lắm. Cách đây ba
năm lúc chị sanh đứa thứ hai, má cho nó qua ở phụ việc nhà với chị. Nó
thiệt sáng dạ, dạy cái gì một lần là làm được liền. Càng lớn lại càng
đẹp. Cô quay nhìn bà Hội rồi hỏi:- Má à, hình như hồi xưa trước khi
tới ở cho nhà mình, thiếm hai bị ông chủ trước ?làm bậy có bầu, rồi bị
bà chủ đuổi đi phải không má?
Bà
Hội gật:
- Ừ,
hồi đó má con Lụa ở đợ cho một gia đình giàu có tuốt đâu bên miệt Thốt
Nốt. Trời sanh có nhan sắc cũng không phải là may. Nó bị ông chủ hãm
hiếp tới mang bầu. Bà Hoạn Thư biết được liệng hết quần áo ra đường,
biểu đi càng xa càng tốt, mụ mà còn gặp mặt thì đánh cho chết luôn. Má
nó bơ vơ phải tới xin tá túc trong chùa sư nữ. Nhưng chùa chứa chấp
một cô gái có chửa hoang cũng bất tiện. Nhằm lúc má qua thăm dì Hai
tụi con tu ở đó, thấy tình cảnh đáng thương quá má dẫn bả về luôn.
Lệ
Hương ngắt lời mẹ:
- Hồi
thiếm Hai Nhiên sanh con Lụa, con cũng đã lớn xộn, con còn nhớ con nhỏ
dễ
thương lắm. Cặp mắt tròn vo đen mun. Tức cười nhứt là khi có bầu,
thiếm hai chỉ thích ăn đọt lụa chấm mắm kho, nên khi sanh nó ra thiếm
đặt tên con nhỏ là Lụa! Rồi sau đó thiếm ưng chú Hai Nhiên phải không
má?
- Ừ, con Lụa được đâu hai tuổi thì vợ thằng Hai Nhiên sanh
khó qua đời, để lại đứa nhỏ còn đỏ hỏn. Con Lụa mới vừa dứt sữa nên má
nó nhận cho con thằng hai bú thép. Qua lại đâu được nửa năm thì hai
đứa nó xáp ở với nhau luôn. Bà Hội chép miệng- Ai cũng tưởng cuộc đời
má con nó từ đây thuận chèo mát mái. Có ngờ đâu năm năm sau thằng hai
bị trúng thương hàn qua đời. Buồn quá, má con Lụa đem hai chị em nó
tới năn nỉ má cho vô ở lại luôn trong gia đình mình, thề suốt đời
không lấy ai nữa. Cũng may con Lụa với thằng Cầm cũng đễ dạy. Thằng
Cầm đối với mẹ ghẻø hiếu thảo như mẹ ruột. Ừ, mà dầu không có công
sanh nhưng có công dưỡng. Bà nói với cậu út:
- Con Lụa qua Sa Đéc với chị ba con, nhưng ba tháng trước
đây thiếm hai bị té gẫy cánh tay mặt, nó phải trở về vừa săn sóc thiếm
hai vừa phụ công chuyện nhà.
Cậu út Hào gật đầu:
- Té
ra con nhỏ Lụa ốm nhom ốm nhách hồi xưa. Hèn gì con thấy quen quen.
Không ngờ bây giờ lớn lên lại đẹp như vậy.
- Ờ, tuy má nó có chửa hoang nhưng dầu sao ba của nó cũng là
nhà giàu - bà Hội thêm vào- Có mấy chỗ ngấm nghé mà nó còn chưa chịu
chỗ nào hết. Con nhỏ coi vậy mà kén dữ!
Cô ba Lệ Hương cười:
-
Đúng vậy. Có một thầy ký làm bên tòa bố ở Sa Đéc gặp nó đi chợ. Thẩy
chịu quá, lần hồi dò ra tông tích, rồi nhờ người tới thưa chuyện với
anh chị xin cưới. Vậy mà nó chê thẩy già không chịu ưng. Ông ta mới ba
mươi chớ mấy. Về đây ưng mấy đứa trong làng rồi lại tay lấm chưn bùn
khổ một đời!
Cả
gia đình vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ. Tới lúc Lụa trở lên dọn bàn,
cậu út để ý nhìn Lụa kỹ hơn. Trong chiếc áo bà ba bằng cẩm vân màu
tím cà, làn da trắng hồng mịn màng như?lụa. Mày thanh mục tú. Nếu được
chưng diện, con nhỏ sẽ đẹp không thua gì mấy cô tiểu thơ con nhà giàu
. Thấy cậu út nhìn mình chăm chú, Lụa ngượng ngùng chớp chớp cặp mắt
đen lay láy, mặt ửng hồng, vội vã bưng mâm đồ ăn thừa đi xuống bếp.
Cậu út nhìn theo miệng cười…mím chi, trong đầu bỗng hiện lên bao nhiêu
kỷ niệm của thời cậu còn nhỏ dại, hàng ngày chơi đủ thứ trò con nít
với chị em Lụa. Thời gian thấm thoát thoi đưa…Tiếng ông Hội cất lên
lôi cậu trở về thực tại:
- Ba
tính con ở nhà chơi độ mươi bữa, nửa tháng cho khoẻ rồi theo ba lên
Sàigòn. Ba có người bạn là Bác sĩ Đương, có cái dưỡng đường lớn trên
đường Lê Quang Định gần chợ Bà Chiểu đó con nhớ không?
Hào
bật cười lớn:
- Con
còn nhớ hồi chín mười tuổi gì đó, con bịnh phải tới cho ổng khám. Sau
đó
còn
bị cô y tá chích cho một mũi thuốc đau thấu trời xanh!
Ông Hội cũng cười:
-
Chính ổng đó. Ông ta biết con từ hồi nhỏ. Sau này nghe nói con học
dược ổng
thường hay hỏi thăm. Ông có ngỏ ý với ba chừng nào con về nước, nếu
thấy thuận tiện ổng sẽ mở một cái nhà thuốc cạnh dưỡng đường cho con
cai quản.
Cô
hai Lệ Hằng hỏi giọng cà rỡn:
- Ba
à, hình như hôm trước con nghe nói nếu muốn cai quản nhà thuốc tây
phải ...cai quản luôn cô con gái rượu của ổng nữa phải không ba?
Thấy
con trai hết nhìn cô chị tới nhìn ông già tỏ ý không hiểu, bà Hội vội
nói:
-
Chuyện là vầy. Bác Đương có đứa con gái năm nay hăm hai tuổi chưa lập
gia đình. Bác có ý muốn làm suôi gia với ba má. Một đứa hăm hai, một
đứa hăm bốn thiệt xứng đôi. Lệ Hương ngắt lời:
- Con
nghe tiếng cô Thu Thảo làm cao lắm đó. Mập, ốm, cao, lùn gì cổ cũng
chê tuốt luốt hết. Mà còn đầm hơn đầm chánh cống nữa nghe!
Bà
Hội chận liền:
-
Chèn ơi, học giỏi lại lịch sự trai như em con mà sợ cổ chê hay sao?
Thắp đuốc kiếm đỏ con mắt còn chưa có nữa à.
Ông
Hội chẫm rãi lên tiếng:
-
Dưỡng đường Bác sĩ Đương bây giờ mở lớn hơn xưa nhiều. Nếu có viện
bào chế bên cạnh chắc chắn sẽ khá lắm. Bà Hội chen vô:
- Nhà người ta gia tài chỉ có một trai một gái. Con vô đó
sẽ được cưng như vàng.
Hai
cô Lệ nhìn nhau cười:
- Sao
má không nói luôn như chuột sa hủ nếp!
Bà
Hội nhăn mặt:
- Hai
đứa bây thiệt tình. Làm như nhà mình nghèo lắm vậy đó. Dầu gì ba bây
cũng là ông Hộäi Đồng! Ai nghe người ta cười, tưởng mình ham giàu. -
Bà quay qua hỏi cậu con trai nãy giờ ngồi im nghe mọi người nói- Hào,
con nghĩ sao?
Cậu
út cười:
- Ba
má cho con xả hơi một thời gian. Con hứa với ba sẽ tới thăm bác Đương.
Lúc ở bên Pháp một mình con nhớ nhà đứt ruột. Bây giờ hàng ngày chỉ
muốn được ăn mấy món ngon của má nấu cho đã thèm. Thảnh thơi ngắm trời
mây sông nước. Trong đầu không còn bận rộn chuyện bài vở, thi cử gì
hết. Nhớ lại năm năm học hành cực khổ bên Pháp con thấy...phục con
sát đất!
Mọi
người nghe cậu diễu đều cười xòa, đứng lên ai lo công việc nấy.
Cậu
út lững thững đi ra phía trước nhà. Chú Tám Trọn, người làm vườn cho
gia đình Hào từ mấy chục năm nay, thấy cậu chủ lật đật lột cái khăn
quấn đầu khúm núm chào. Hào thân mật vỗ vai chú:
- Mới
năm năm không gặp tóc chú đã bạc trắng hết rồi. Mặt cũng nhăn nhiều
hơn xưa. Chú Tám cười khoe hàm răng đã thưa đi nhiều cái:
-
Thưa cậu tui cũng ngoài năm mươi rồi chớ ít ỏi gì. Năm ngoái mới đau
một trận nặng thất kinh. Chưa theo ông bà ông vải là may lắm rồi.
- Chú
không cần thưa gởi gì cho mắc công. Cứ coi như út Hào hồi xưa chú
thường dẫn đi chơi, dạy nhắp cá lóc, đi đặt trúm, đi bắn chim đó mà.
Chú
Tám gãi gãi đầu, ấp úng:
- Cậu
bây giờ đường đường là ông Dược Sư. Tui hổng dám nói chuyện như xưa,
sợ ông bà Hội quở. Hào cười:
- Thì
chú cứ nói cậu út cho phép. Nói rồi Hào đi bọc qua hông nhà ra phía
sau hè. Cậu nhớ phía sau vườn có hai cây nhãn rất thơm ngon. Lúc này
lại là mùa nhãn. Hào định ra hái ít chùm. Chưa qua khỏi mấy bụi chuối
già hương lá xanh biếc, phe phẩy trong gió sớm, Hào đã nghe tiếng sột
soạt bên hướng mấy cây nhãn trong góc vườn. Chàng thận trọng núp sau
bụi chuối nhìn. Thì ra Lụa đang cầm cái lồng đưa lên hái mấy chùm nhãn
nặng trĩu đong đưa trên cây. Hào không bước ra vội mà đứng đó nhìn cô
gái cho mãn nhãn. Lụa cao vừa tầm. Mái tóc đen óng mượt kẹp gọn bằng
chiếc kẹp đồi mồi dài tới thắt lưng. Cô ngước lên để lộ chiếc cổ trắng
ngần, thon dài như cổ thiên nga. Lúc cầm cái lồng tre đưa lên cao, Lụa
rướn mình , khuôn ngực căng phồng dưới làn áo mỏng, thật tràn trề sức
sống. Đợi cô gái hái đầy một rổ Hào mới bước ra kêu :
- Lụa!
Bất
ngờ, Lụa giựt mình suýt làm rớt cái lồng đang cầm trên tay. Chừng thấy
Hào, cô đưa bàn tay lên chặn ngực:
- Cậu
út làm em hết hồn!
Hào
cười:
- Xin
lỗi. Không ngờ Lụa yếu bóng vía tới như vậy.
Cô
gái vội chống chế:
-
Không phải tại em nhát đâu, tại em đang suy nghĩ...
Hào
hỏi tới:
- Lụa
đang nghĩ chuyện gì hay nghĩ tới ai. Nói nghe được không?
Mặt cô gái chợt đỏ lên. Cô ấp úng:
- Cậu...Cậu...biết để làm chi?
Thấy
nét mặt thẹn thùa, lúng túng của Lụa dễ thương quá, Hào càng chọc ghẹo
thêm:
-
Thì biết để ...biết vậy mà. Bộ Lụa có chuyện gì cần giấu phải không?
Cô
nhỏ chẳng biết trả lời sao, đành đứng im lắc đầu, ánh mắt nhìn Hào đầy
vẻ van lơn. Lúc đó Hào mới cười, ngắm Lụa từ đầu tới chân :
-
Chọc Lụa chút thôi. A,Ø mà cô Lụa bây giờ khác xa con nhỏ Lụa vừa ốm
vừa đen hồi xưa đó nghe. Gặp ngoài đường chắc nhận không ra.
Lụa
cũng cười sau khi lấy lại bình tĩnh:
- Dạ,
tại hồi xưa tối ngày dăng nắng. Nội cái đi bắt cào cào, châu chấu cho
cậu câu cá cũng đủ đen rồi...Sau này xuống Sadéc với cô ba, em ở trong
nhà thường xuyên nên mới nhả nắng. Nhưng cậu đâu có thay đổi mấy. Chỉ
mập hơn xưa chút xíu thôi. Dù gặp ở đâu em cũng nhận ra cậu liền.
Hào
nhìn chăm chú cái miệng cười có hàm răng đều đặn trắng như ngà:
- Lụa
không bao giờ quên tôi thiệt hả?
Cô
nhỏ hấp tấp trả lời, giọng nghiêm túc:
-
Thiệt mà. Lúc nào em cũng nhớ tới cậu.
Hào
nghiêng đầu, nhìn sâu vào đôi mắt đen, cũng lấy giọng thật nghiêm túc:
-
Thiệt? Lập lại lần nữa đi.
Lúc
đó mới nhận ra sự trả lời hấp tấp của mình và thái độ đùa cợt của Hào,
Lụa
mắc cở cúi xuống bưng rổ nhãn, cầm cái lồng rồi nói:
-
Thôi em phải vô nhà lo bữa ăn trưa. Xong quày quả bỏ đi.
Hào
nhìn theo lắc lắc đầu cười một mình, rồi lững thững đi vô nhà, miệng
huýt sáo một bản nhạc vui.
Những
ngày sau đo,ù Hào đi thăm bà con xa gần trong làøng. Thỉnh thoảng rủ
chú Tám xách cần câu đi rê cá lóc, cá bông. Hoặc đem võng ra sau vườn,
dăng giữa hai cây dừa, vừa nằm đọc sách vừa nghe tiếng chim hót líu lo
thánh thót trên cây. Tâm hồn thật sảng khoái. Có hôm gió mát quá ngủ
quên, lúc thứùc dậy thấy có cái mền mỏng đắp trên ngực. Hào đoán biết
là ai nên khi đi ngang qua bếp, cậu thò đầu vào nói cám ơn Lụa. Cô nói
em sợ cậu bị trúng gió. Hào gục gặc đầu cười rồi bước đi, nhưng trong
lòng thầm cảm ơn sự ý tứ của cô nhỏù.
Hôm
sau cậu út đạp xe xuống chợ Cao Lãnh chơi, tiện thể mua ít món đồ cho
bà Hội. Tuy chỉ có bảy cây số nhưng lúc về trời nắng gắt, mình mẩy Hào
ướt đẫm mồ hôi. Nghỉ một hồi cho ráo, Hào xách khăn xuống sông tắm.
Nước đang lớn nên trong xanh. Bờ nọ cách bờ kia chừng năm mươi thước.
Hào có thể lội qua lội lại không cần nghỉ mệt. Lúc lội về, Hào thấy
Lụa đang ngồi trên đầu cầu giặt quần áo. Cô khen:
- Cậu
út lội vẫn giỏi như xưa. Em chưa bao giờ dám lội một mình qua bờ bên
kia. Nhớ lúc Lụa còn nhỏ, chính mình đã tập lội cho nên Hào nổi tánh
tinh nghịch hỏi:
- Bây
giờ có muốn lội qua bển không nè?
Lụa
chưa kịp trả lời đã bị Hào nắm tay lôi lọt tòm xuống nước. Tuy biết
lội nhưng bất ngờ quá, Lụa la oai oái. Mà càng la nước càng tràn vô
miệng làm cô nhỏ sặc sụa. Hào cười lớn không suy nghĩ ôm Lụa vào lòng,
lấy tay vỗ vỗ lên lưng. Lụa vừa ho vừa vuốt nước trên mặt. Đến lúc
tỉnh hồn thấy Hào đang ôm mình trong tay, cô hoảng hốt đẩy cậu ra. Hào
hụt chân té ngửa ra đằng sau. Nhưng khi lấy lại thăng bằng, cậu lặn
dưới nước kéo chân Lụa. Cô nhỏ lại té nhào. Hào trồi lên khỏi mặt nước
cười khoái chí. Cậu không thấy bà Hội đang đứng trên bờ, cau mặt nhìn
cái cảnh hai người đang ngụp lặn dưới nước. Đợi lúc Lụa lội vô tới cầu,
bà Hội mới lên tiếng:
- Hai
đứa làm gì mà giỡn hớt như con nít vậy? Lụa, giặt quần áo rồi chưa?
Lụa
vừa vắt nước mái tóc vừa nói:
- Dạ,
tại cậu út lôi con té xuống sông...
Hào
cười như không có chuyện gì xảy ra:
-
Giỡn chút cho vui mà má. Bà Hội cắt ngang:
- Hai
đứa lớn đầu rồi. Giỡn kiểu này xóm riềng dị nghị. Thôi tắm lẹ rồi lên,
lâu quá coi chừng bị trúng nước.
Cậu
út dạ một tiếng, nheo mắt với Lụa rồi đi lên, sau khi lấy cái khăn bàn
lông quấn ngang bụng.
Còn
lại một mình, Lụa nhớ tới lúc bị cậu út ôm gọn ơ trong tay mặt bỗng đỏ
bừng, người nóng ran như vừa uống một ly rượu mạnh...
Xem Kỳ 2
|