PHẦN 1:
Nhận được điện thư của bà chị dâu báo tin sức khỏe của mẹ không được tốt
lắm, Mỵ Khanh bàn với chồng năm nay nàng về ăn Tết với mẹ một tháng. Nam,
chồng Mỵ Khanh th́ nhất định không về VN, khi mà đất nước vẫn c̣n dưới ách
thống trị của Bắc quân!
Với số tuổi tám mươi chín, bà
Tân đă như ngọn đèn sắp hết dầu. Tuy chỉ hơi bị lẫn, nhưng bà vẫn ăn ngủ
b́nh thường, nói cười sang sảng. Thỉnh thoảng lên cơn suyễn, nhờ có thuốc
của người anh rể Mỵ Khanh từ Canada gửi về nên không có ǵ đáng ngại. Hai
năm nay cặp chân yếu hẳn nên bà ngồi một chỗ. Mỵ Khanh đă gọi về bao nhiêu
lần, nói mẹ phải đi lại thường xuyên th́ các bắp thịt mới không bị teo. Bà
nhất định không nghe v́ bị té nhiều lần khiến bà sợ hăi.
Trước khi đi một tuần nàng ăn
ngủ không yên. Viết giấy dán trên tủ lạnh dặn ḍ con gái một tuần hai lần
tưới cây cối và chừng ba mươi gị lan cho mẹ. Con gái la trời v́ mẹ cứ dặn
đi dặn lại thứ nào một tuần hai lần, thứ nào một tuần một lần, thứ nào phải
xịt nước lên lá. C̣n một số cây kiểng để trong garage…vv…và vv…khiến con bé
cứ lộn tùng phèo. Sau cùng Mỵ Khanh đành thở dài, tự an ủi đến đâu hay đến
đó. Cây nào may mắn th́ sống. Không đủ may th́ nghẻo! Nam th́ mỗi chiều chịu
khó ghé nhà con gái ăn cơm. Nếu không anh ta dám nhịn ăn, v́ tài nấu bếp chỉ
hạn chế ở món trứng chiên ốp la (đôi khi khét!)! Thấy vợ lo lắng Nam chép
miệng:
- Em cứ lo con ḅ trắng răng.
Cưng quên là hồi xưa anh đi hành quân liên miên, khi trong rừng, lúc trên
núi. Lính tráng đánh giặc ăn toàn lương khô khó nuốt, vậy mà anh vẫn sống
hùng, sống mạnh. Em đi có một tháng mà cứ lo anh chết đói. Yên chí về thăm
mẹ cho vui vẻ. Bảo đảm lúc em trở qua, anh vẫn c̣n sống nhăn. (Nam đổi giọng
tếu), mà không chừng vắng cô Bắc Kỳ nho nhỏ (của ngày xửa ngày xưa!), không
phải hằng ngày nghe cái điệp khúc “anh phải ăn cái này, anh phải uống cái
kia. Ư, không được làm cái nọ, nguy hiểm cho sức khỏe lắm….” anh sẽ… trẻ ra
cả chục tuổi!
Mỵ Khanh háy chồng, mắt có đuôi:
- Xí, tại người ta lo cho ḿnh
chứ bộ! Được rồi. Cho mấy người tự lực cánh sinh. Ít bữa coi có cần bà già
này không. Chỉ sợ có lúc sẽ năn nỉ tui mau mau trở qua… Chừng đó biết tay
tui nha!
Nam cười cầu tài:
- Đùa thôi. Anh lúc nào chẳng
cần đến bàn tay ngà ngọc của em săn sóc.
Mỵ Khanh cười:
-Vậy mới là người thức thời! Các
ông sổng vợ ra là… hỏng ngay!
- Thôi, thôi, biết rồi. Khổ lắm
nói măi! Anh chịu thua!
Vợ chồng Mỵ Khanh là
thế. Hơi khắc khẩu nhưng yêu nhau thắm thiết. Ngày xưa Nam đă theo đuổi nàng
khổ sở mới lấy được. Ở ngoại quốc trai thừa gái thiếu mà lị!
***
Hai ngày trước khi lên
đường, xem TV thấy bên New York và Boston ch́m ngập dưới tuyết. Bao nhiêu
chuyến bay bị dời lại, Mỵ Khanh lo quá. Lần này phi cơ sẽ ngừng ở phi trường
Chicago trước khi tiếp tục đi Hồng Kông và trạm cuối là Phi trường Tân Sơn
Nhất. May mắn đến ngày cuối, Chicago nắng đẹp. Nhưng phải ra phi trường lúc
ba giờ sáng khiến Mỵ Khanh lo lắng thức luôn không dám ngủ. Mỗi lần qua đoan
Mỹ là bực ḿnh hết sức. Mặt mày mấy anh chàng nhân viên lạnh tanh, không
thua khí hậu ngoài trời bao nhiêu. H́nh như nh́n ai họ cũng thấy toàn là
dân… khủng bố. Tháng vừa qua, vợ chồng Mỵ Khanh sang Mỹ thăm người bạn bị
bệnh nặng, Nam bị bắt đi qua máy scanner. Chàng bất măn, v́ mỗi lần qua cái
máy này, trong người bị nhiễm không nhiều th́ ít chất phóng xạ!
Trước khi chia tay, Mỵ
Khanh căn dặn chồng đủ thứ. Nam gật đầu lia lịa cho vợ an ḷng. Ôi, đàn bà
Việt Nam! Lúc nào cũng chỉ biết lo cho chồng con. Họ vui vẻ, hạnh phúc là
các bà vui vẻ hạnh phúc!
Phi trường Chicago
rộng mênh mông, nhưng được chỉ dẫn chu đáo. T́m đến pḥng đợi, nàng gặp vài
người quen cũng về Việt Nam ăn Tết. Người đến từ Florida, kẻ đến từ
Minnesota. Trẻ con chạy rần rần, người lớn th́ người nằm kẻ ngồi la liệt.
Nói chuyện cười hỉ hả thoải mái. Mỵ Khanh nhớ lần chuyển máy bay từ phi
trường Charles De Gaulle bên Pháp, nàng đă gặp những gia đ́nh Việt nam đi
lao động từ Bắc Âu về Việt Nam ăn Tết. Trẻ con độ ba đến sáu bảy tuổi rượt
đuổi nhau, la hét ầm ĩ. Chúng giựt những chiếc điện thoại công cộng từ trên
giá xuống chơi. Sau đó bỏ treo ṭng teng. Thế mà bố mẹ chúng vẫn b́nh thản
nh́n đàn con chơi đùa như đang ở nhà ḿnh. Những người ngoại quốc ngồi đó
th́ cau mày khó chịu! Mỵ Khanh không c̣n ngạc nhiên khi thấy nhiều người
Việt Nam không c̣n dám nhận ḿnh là người Việt khi người ngoại quốc có hỏi!
Đẩy xe hành lư ra
ngoài trong cái nóng hầm hập, tuy đă là cuối tháng mười hai. Mỵ Khanh nh́n
dáo dác. Những tiếng gọi mừng rỡ “Cô. Cô. Tụi con đây nè!” khiến nàng quên
hết mệt nhọc, sau hai mươi tiếng đồng hồ ngồi trên ba chuyến bay. Các cháu,
con người anh quá cố của Mỵ Khanh, chạy đến vây quanh cô. Nàng nh́n các cháu
ḷng rưng rưng. Khi nàng rời khỏi đất nước th́ có đứa c̣n chưa ra đời. Thế
mà giờ đây đứa nào cũng con cái đề huề. Mỵ Khanh lên chiếc taxis bảy chỗ
ngồi cùng các cháu về nhà. Bà chị dâu ngoài bảy mươi, năm nay tóc đă bạc
nhiều hơn bốn năm trước. Mỵ Khanh thương chị vô cùng. Không hiểu sao ông anh
duy nhất của nàng lại ham con đến thế. Hai anh chị hợp đồng sản xuất cả thảy
một chục mười hai! Nàng nhớ ngày xưa, chị lúc nào cũng đầu tắt mặt tối,
không khi nào ngơi với đàn con mười hai đứa. Có món ngon vật lạ ǵ đều
nhường cho chồng, cho con. Thế mà vẫn bị mẹ chồng bắt ne bắt nét. Mỵ Khanh
thường bênh chị dâu căi lại mẹ.
Bà Tân mong con gái
về, nên dù đă hơn mười một giờ bà vẫn c̣n thức để chờ. Mỵ Khanh xót xa khi
thấy mẹ gầy hơn trước. Nàng ôm mẹ giọng nghẹn ngào:
- Lần này con thấy mẹ gầy hơn
trước. Mẹ ăn ngủ không được sao?
Bà Tân cười móm mém:
- Mẹ già rồi ăn ngủ
ngày càng ít đi con ạ. Không sao đâu, mẹ khỏe lắm. Con về chơi được bao lâu?
- Con về thăm mẹ một
tháng. Đáng lẽ ở lâu hơn, nhưng cháu Mỵ Hoa sắp sinh, con phải về sớm.
Bà Tân nh́n sang chị Tiến, chị
dâu Mỵ Khanh, cười sung sướng:
- Thế là tôi lại có thêm cháu
cố. Phúc đức quá!
Chị Tiến hối con dọn phở gà cho
cô ăn trước khi đi ngủ. Lần này đi hăng United Airline cho ăn tệ quá nên Mỵ
Khanh ăn tô phở gà (nhất là gà đi bộ, da vàng ươm, thịt dai chứ không bở rệp
như gà công nghiệp) một cách ngon lành. Cả nhà nói chuyện đến hơn một giờ
đêm mới chịu đi ngủ. Mỵ Khanh ngủ một giấc ngon lành đến 7 giờ mới dậy. Lúc
bước ra khỏi pḥng, mùi thức ăn thơm phức khiến nàng thấy đói bụng cồn cào.
Cả nhà đă thức từ lâu và đang dọn ăn sáng. Chị Tiến hỏi:
- Cô ngủ ngon không? Chắc trái
giờ c̣n khó chịu lắm.
Mỵ Khanh suưt soa:
- Chà thơm quá! Mấy hôm trước
khi về tới đây mất ngủ, nên đêm qua em ngủ ngon lắm. Chị làm món ǵ mà thơm
thế hở chị?
Chị Tiến cười:
- Mẹ nói cô vẫn thích xôi lúa
nên sáng nay chị thổi xôi lúa và bánh cuốn cho cô dùng. Cô ngồi xuống đi. Để
chị làm cà phê rồi mời mẹ ra ăn sáng luôn. Năm giờ mẹ đă thức rồi.
Mỵ Khanh vội vàng nói:
- Chị để đó em tự pha được rồi.
Em uống cà phê không đường. Sợ bị mắc bệnh tiểu đường th́ khổ, nên giờ hạn
chế chất ngọt tối đa.
Chị Tiến cười khanh khách:
- Buồn cười thật cô ạ. Người nào
ở nước ngoài về cũng ăn lạt như nước ốc. Kiêng đường, kiêng muối tối đa. Chị
th́ chịu thôi. Kiêng quá cũng không tốt đâu. Có khi trong người thiếu chất
mặn, ngọt th́ bỏ xừ!
Mỵ Khanh cũng cười:
- Ông bà ta nói “có kiêng có
lành” mà chị. Thôi để em vào mời mẹ ra ăn sáng.
Chưa kịp vào th́ bà Tân đă lọ mọ
đi ra:
- Gớm, mới sáng mà các cô nói ǵ
rôm rả thế? Mỵ (trong nhà gọi Mỵ Khanh là Mỵ cho gọn) ăn chưa con?
Mỵ Khanh d́u mẹ ngồi vào bàn:
- Con chờ mẹ ra mới ăn. Đêm qua
mẹ ngủ ngon không? Con th́ ngủ một giấc thẳng cẳng đến sáng. À, chị Tiến ơi,
chút nữa em cần liên lạc với một người quen. Cô ấy ở ngoại ô xa xa. Em chỉ
mới liên lạc vài ngày trước khi về đây. Cô ấy tên Kim Ngân.
- Bạn của cô hở?
- Không. Em chưa từng gặp qua.
Có vài người bạn bên Canada và Mỹ nhờ em mang tiền về giúp cho các anh em
Thương phế binh đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Gọi là chút quà mọn giúp
cho gia đ́nh các anh ăn Tết ấy mà. Cô Kim Ngân biết những người này. Em liên
lạc để cô ấy dẫn em đi thăm và tặng quà.
Chị Tiến gật đầu, mặt thoáng
ngậm ngùi:
- Thế th́ tốt quá. Thỉnh thoảng
chị đi phố gặp những người cụt tay cụt chân lê lết ăn xin ngoài đường. Trông
họ nhếch nhác, rách rưới, bệnh hoạn mà muốn rớt nước mắt. Những lần đó chị
đều giúp đỡ chút ít. Cô nghĩ, nhà ḿnh lúc trước cũng đâu khá giả ǵ.
Bà Tân xen vào:
- Tội nghiệp họ. Con giúp họ là
tích phước cho con cháu.
Mỵ Khanh cười:
- Con chỉ làm hộ cho các bạn con
thôi mẹ à. Với lại “ thi ân bất cầu báo” mà mẹ!
Ba người vừa ăn vừa nhắc chuyện
xưa. Anh Tiến của Mỵ Khanh mất trên mười năm rồi. Hồi xưa anh cũng ở trong
quân đội một thời gian, bị thương nên được giải ngũ. Về sau anh mất v́ viêm
gan. Chị Tiến ở vậy nuôi đàn con và mẹ chồng. V́ thế Mỵ Khanh rất quư chị.
Ăn xong nàng gọi điện thoại cho
Kim Ngân. Một giọng Huế nhẹ nhàng từ đầu giây bên kia:
- Dạ, em nghe đây!
- Kim Ngân hả? Biết ai đây
không? Nghe giọng Huế nhẹ như thơ hay quá là hay! Thôi nói ngay khỏi thắc
mắc nhé. Chị Mỵ Khanh đây.
Có tiếng reo vui ở đầu giây bên
kia:
- Ô, chị Mỵ Khanh! Chị về hồi
nào?
- Chị về tới tối hôm qua. Ngày
mai em rảnh không? Chị em ḿnh sẽ gặp nhau.
Giọng Kim Ngân ngập ngừng:
- Chị Khanh ơi, hôm trước em có
báo cho các chị trường hợp anh Quân đang nằm nhà thương, hôm nay anh về nhà
rồi v́ bác sĩ chê. Anh bị lở loét hết cả người, máu mủ tùm lum chị ạ. Em vào
thăm mà anh cứ chảy nước mắt! Nhưng hôm qua có người bên Mỹ gửi cho anh ấy
ba trăm. V́ thế chị em ḿnh không cần phải giúp cho anh ấy nữa. Em hỏi thật
chị nhe. Các anh chị định giúp bao nhiêu tiền để em tính.
Sau khi nghe con số, Kim Ngân
nói:
- Vậy chúng ta sẽ giúp cho 6
anh. Mà họ ở xa lắm, tận Biên Ḥa lận. Chị có thể đi đến đó được không?
Mỵ Khanh sốt sắng:
- Được chứ em. Em cứ cho địa chỉ
đi. Chị sẽ đi taxis đến đó.
Kim Ngân ngập ngừng:
- Chị ơi, nếu chị em ḿnh đi làm
từ thiện, mà chi ra 600 ngàn tiền taxis th́ em thấy phí quá. Số tiền này một
người có thể sống cả tháng đó chị ạ. Em nghĩ vậy nhưng c̣n tùy chị. À chị có
thể đi xe gắn máy không chị? Từ đây lên đó độ ba mươi cây số. Đi về vị chi
là sáu mươi cây.
Mỵ Khanh giật ḿnh, tự thấy
ngượng nên vội nói:
- Nếu vậy cách tốt nhất là Kim
Ngân đến nhà, rồi chị sẽ đưa tiền. Tùy em muốn cho ai cũng được nhé.
- Thế th́ độ hai tiếng nữa em
đến chị nhé. Em phải nhờ người trông hai đứa cháu nội rồi mới đi được. Hôm
nay con dâu em đi làm chị ạ. Mà chị ơi, chị đưa tiền cho em như vậy chị
không sợ sao?
- Sợ ǵ cơ? Sợ em giật hả? Chị
sẽ níu áo anh Hưng bên Mỹ.
Hai chị em cười ḍn dă. Kim Ngân
có người anh lớn bên Mỹ. Anh Hưng sang theo diện HO. Trong gia đ́nh có hai
người anh tử trận. Một người trận B́nh Giả, một người trận B́nh Long nên
Kim Ngân rất thương các anh thương phế binh. Lúc nào rảnh là cô đi t́m các
anh để cho tiền. Khi thấy trường hợp nào thê thảm quá th́ cô liên lạc với
anh trai bên Mỹ, nhờ anh vận động bạn bè xin giúp. Vợ chồng Mỹ Khanh quen
Hưng qua một người bạn thân của Mỵ Khanh. Nghe nàng về, cô bạn mừng quá, gửi
điện thư nhờ Mỵ Khanh cầm tiền về. Nàng liên lạc vài lần với Kim Ngân. Thế
là quen.
Lúc cô cháu gái mở cửa mời khách
vào, Mỵ Khanh không khỏi ngạc nhiên v́ Kim Ngân đứng trước mặt nàng trẻ và
xinh đẹp hơn nàng tưởng tượng. Hai chị em tay bắt mặt mừng. Mỵ Khanh không
khỏi ái ngại v́ Kim Ngân phải đổi vài chuyến bus mới tới đây. Nghe Mỵ Khanh
nói, Ngân cười hiền lành:
- Nếu được làm hơn thế nữa em
cũng làm chị ạ. Nh́n các anh thương lắm cơ. Những người ở thành phố nhận
được giúp đỡ thường, nhưng các anh ở xa, có người từ mấy chục năm qua vẫn
không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ nước ngoài. Hôm qua em phải lên
chùa Từ Quang t́m anh Thân. Anh cụt hai chân, một tay không xử dụng được.
Hằng ngày anh xin ăn trong thành phố. Chỉ cuối tuần mới lên xin trên chùa.
Chùa ở xa, anh lại cụt hai chân nên không đi bus được. Lần nào cũng đi xe
ôm. Có ngày xin không đủ trả tiền xe ôm nữa đó chị. Thế là đói!
Mỵ Khanh kêu lên:
- Sao ông xe ôm không chở dùm mà
lấy tiền?
Kim Ngân cười khổ:
- Chị ơi, ông xe ôm cũng phải
sống chứ. Chở dùm lấy tiền đâu nuôi vợ con hở chị?
Mỵ Khanh thấy yêu tiếng “Chị ơi”
của Kim Ngân quá. Nàng ṭ ṃ:
- Thế em có t́m ra anh Thân
không?
- Có chị ạ. Em đă t́m ra và chụp
h́nh để làm hồ sơ. Hy vọng anh được bên đó giúp đỡ. Chỉ có điều địa chỉ hơi
rắc rối. Anh hiện được tá túc trong một góc sân của một gia đ́nh. Không biết
nếu xin được, tiền gửi về địa chỉ này, người ta có đưa cho anh không.
- Chắc có chứ em. T́nh cảnh anh
ai mà đành ḷng!
- Chị ơi, mănh lực đồng tiền lớn
lắm. Ở đây giết người v́ chút tiền không hiếm đâu ạ.
Mỵ Khanh nói:
- Bần cùng sinh đạo tặc phải
không em. Bây giờ thế này. Chị đưa số tiền chị nói hôm qua cho em. Em cứ tự
nhiên giúp ai th́ giúp. Khi nào rảnh em đưa chị đi thăm vài anh ở gần đây.
Chị sẽ giúp thêm em nhé.
Kim Ngân vui vẻ:
- Được chị ạ. Ngày mai nếu chị
rảnh, em đưa chị đi thăm anh Vũ Tuân. Anh ở gần nhà thương Thống Nhất. Là
nhà thương V́ Dân cũ đó chị. Anh này bị thương nằm một chỗ từ tháng hai năm
75. Nửa người anh, từ thắt lưng trở xuống không c̣n cảm giác. Anh nằm một
chỗ với chiếc ống nhựa nối bàng quang với một túi ny lông chứa nước tiểu. Đă
ba mươi ba năm như thế. Tuy nhiên tinh thần anh rất vững. Anh sáng tác thơ,
làm PPS… gửi lên mạng khắp thế giới. Ngày mai chị đến thăm chắc anh mừng
lắm. Mấy khi có người từ ngoại quốc về thăm.
Mỵ Khanh vui vẻ:
- Vậy ngày mai chị em ḿnh hẹn
gặp nhau trước cửa bệnh viện Thống Nhất nhé. À, Kim Ngân thấy anh ấy cần ǵ
để chị mua mang đến?
- Anh Tuân nằm một chỗ nên cần
hai loại thuốc viên làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Viên gấc và viên tảo.
Theo em biết, viên tảo là một dạng rong biển giúp anh đi cầu thông. Anh Tuân
nằm một chỗ nên ruột làm việc yếu lắm. Anh cần uống loại này hằng ngày.
- Chị sẽ biếu thêm cho vợ anh ấy
một chai dầu gió xanh. Chị thấy bên này rất chuộng dầu gió xanh.
Giọng Kim Ngân bỗng ngậm ngùi:
- Tội nghiệp chị Cúc. Tiếng là
lấy chồng chứ thật ra v́ thương hoàn cảnh của anh Tuân mà chị ấy về ở chung
để săn sóc cho anh ấy, chứ bại liệt như anh Tuân, chị Cúc c̣n trông mong ǵ
nữa? Em nghe nói mấy hôm nay chị ấy về quê thăm mẹ bệnh. Nhà chỉ có đứa cháu
trông nom anh Tuân. Ngày mai mười giờ chị nhé.
Kim Ngân đi rồi, Mỵ Khanh bỗng
thấy bâng khuâng. Vũ Tuân! Cái tên này gợi cho nàng một trời kỷ niệm. Của
thời con gái. Vũ Tuân là mối t́nh đầu của Mỵ Khanh. Hai người gặp nhau trong
một buổi chiều mưa. Sài G̣n mưa tháng sáu. Năm bảy tư, Mỵ Khanh đang học Văn
Khoa năm thứ nhất. Hôm đó nàng cần mua cuốn sách nên ghé nhà sách Khai Trí.
Hai bàn tay cùng đưa tới một lượt, cầm cùng cuốn sách. Một cách bất ngờ. Một
bàn tay với những ngón thuôn dài trắng nuột nà và một bàn tay gân guốc phong
sương. Mỵ Khanh giật ḿnh rụt tay lại, nh́n qua bên cạnh và bắt gặp một cặp
mắt sáng rực đang nh́n nàng. Nụ cười lộ hàm răng trắng đều trên khuôn mặt
rám nắng của chàng trai:
- Xin lỗi cô. Tôi thật vô ư!
Mỵ Khanh ngượng ngùng:
- Dạ không có chi. Hôm khác tôi
mua cũng được.
- H́nh như cô cần cuốn sách để
học phải không? Cô lấy đi. Tôi mua chỉ để đọc thôi. Không có cuốn này th́
cuốn khác.
Mỵ Khanh ngạc nhiên:
- Sao ông biết tôi mua để học?
Chàng cười ranh mảnh:
- Chiếc cặp của cô nói cho tôi
biết đấy.
Mỵ Khanh đỏ hồng đôi má:
- Tôi… tôi…
Chàng nh́n sâu vào mắt người con
gái xinh thật xinh. Trong tà áo dài lụa đơn sơ màu thiên thanh, mái tóc dài
óng ả, nổi bật đôi mắt to mơ màng trên khuôn mặt bầu bĩnh chưa mất hết vẻ
trẻ thơ. Chàng bỗng mỉm cười, đôi mắt nh́n nàng trở nên nồng ấm:
- Đợi tôi một tí nhé. Nhớ đừng
đi trước khi tôi trở lại đấy.
Không đợi Mỵ Khanh trả lời,
chàng cầm cuốn sách đi nhanh lại quầy trả tiền. Ít phút sau trở lại, đưa túi
xách cho Mỵ Khanh:
- Cầm đi cô bé. Cố học cho thật
giỏi nhé. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại. Xin chào.
Chàng quay gót và Mỵ Khanh đứng
đó như trời trồng, ngẩn ngơ với cuốn sách trên tay. Không thốt được nửa lời.
Trời ơi, cô bé kêu thầm, có chuyện này thật sao? Ḿnh sẽ gặp lại chàng một
ngày nào đó? Mỵ Khanh lắc đầu, chớp chớp cặp mắt để trấn tỉnh. Người đâu mà
lạ quá, không giống bất cứ người con trai nào nàng quen trước đây. Rồi cô bé
cũng mỉm cười, cặp mắt trở nên mơ màng và trái tim non bỗng đập những nhịp
bất thường.
Mỵ Khanh c̣n đứng đó th́ chàng
bỗng lại hiện ra, bằng xương bằng thịt trước mắt, cười cười:
- Ông Trời không muốn tôi xa cô
bé rồi.. Ngoài kia đang mưa to. Tôi lại không đem theo áo mưa. Chúng ta tiếp
tục tṛ chuyện trong khi chờ cơn mưa dứt hạt nhé. Tôi tên Tuân. C̣n cô bé?
Mỵ Khanh cắn môi, ngập ngừng vài
giây rồi quyết định:
- Tôi tên Mỵ Khanh!
Tuân kêu lên, giọng vừa ngạc
nhiên vừa thú vị và đầy ngưỡng mộ:
- Mỵ Khanh. Tên đẹp quá và thật
hợp với cô bé.
Mỵ Khanh mím môi bất măn. Dám
gọi người ta là cô bé. Có lẽ đoán được tâm trạng người con gái trước mặt,
Tuân mỉm cười:
- Xin lỗi… Mỵ Khanh. (Ừ nhỉ, tên
đẹp như thế không gọi th́… phí quá. Chàng nghĩ thầm). Tôi là lính trong binh
chủng Biệt Động Quân. Tôi được nghỉ phép ít hôm nên mới có mặt nơi này. Có
lẽ hôm nay là ngày may mắn của tôi, v́ được làm quen với một người con gái…
xinh nhất thủ đô.
Mỵ Khanh cau mày, trách móc:
- Ông nói xạo! Tôi rất tầm
thường…
Tuân cười x̣a:
- Không nhất th́ nh́ vậy nhé.
Nhưng thật t́nh đối với tôi, cô bé là người xinh nhất.
Tuy ngoài miệng phản đối, nhưng
trong thâm tâm Mỵ Khanh thấy vui vui. Cô gái nào không vui khi được khen
đẹp?
Thế là nhờ cơn mưa mùa hạ mà họ
quen nhau, rồi yêu nhau. Những buồn vui, giận hờn, nhớ nhung nối tiếp. Tuân
miệt mài với chiến trận và Mỵ Khanh vẫn cắp sách đến trường. Họ dự định khi
nàng ra trường th́ cưới nhau. Cả một tương lai ngọt ngào trước mặt. Nhưng
Tháng Tư Bảy Lăm đă khiến họ chia ĺa vĩnh viễn. Mỵ Khanh theo gia đ́nh
xuống tàu Đại Hàn ra khơi, trong khi đó Tuân đang kẹt ở miền Tây….
Đọc PHẦN 2




