Cầu Sắt Sông Dinh năm 2000 - Nguyễn Văn Thành
Trang Thơ & Truyện: Thanh Mai                |                 www.ninh-hoa.com

THANH MAI
 

Sinh quán: Mỹ hiệp

Tiểu học:  Đức Trí

Cựu học sinh trường TH Trần B́nh Trọng đến năm 1975 phải chuyển qua TH Đức Linh.

Tốt nghiệp Trung học năm 1977.

 



Hiện cư ngụ tại:
San José, California
Mỹ Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi chiếc phi cơ của hăng hàng không Eva Airline chạm xuống thềm phi đạo và dừng hẳn ở phi trường Tân Sơn Nhất, hai chị em tôi nh́n nhau, tuy không nói ra, nhưng  chúng tôi cùng có chung một cảm giác nôn nao, lo lắng. Việt Nam đây rồi, mảnh đất mà chúng tôi đă từ bỏ mấy mươi năm về trước; trong một tâm trạng sợ hăi vào một đêm tối như bưng, và một ư nghĩ đây là lần cuối; bây giờ hiện ra trước mắt. Mặc dầu đă chuẩn bị rất chu đáo, tôi vẫn ngỡ ngàng và bối rối khi đối diện với hải quan và những “thủ tục” của họ. Lần đầu tiên tôi nghe xung quanh ḿnh không có một ngôn ngữ nào ngoài tiếng Việt Nam. 

 

Chiếc xe mang chúng tôi rời phi trường đi vào thành phố chính. Sài G̣n vào những ngày cuối tháng ba không có một cơn gió mát, cái nóng hừng hực, nung người xen lẫn với tiếng c̣i xe “rất đặc thù” ở Việt Nam, cùng với ḍng người và xe gắn máy trên đường phố làm tôi chóng mặt. Về đến nhà, th́ “được” nghe tiếng nhạc của những quán café xung quanh, cộng với mùi thuốc lá làm chúng tôi chỉ biết nh́n nhau và ... “lắc đầu” . Tôi tự nhủ với ḷng, “đáo xứ tùy thân”, thế nào rồi cũng phải quen thôi. Theo như chương tŕnh đă định, chúng tôi sẽ trở về Ninh Ḥa vài hôm sau đó để thăm lại một số bà con, bạn bè và người quen. Những tuần lễ chuẩn bị cho chuyến đi “lịch sử” này làm tôi không ngủ được. Tôi nôn nao, háo hức, cái cảm giác vừa lo âu, v́ không biết cái ǵ sẽ chờ đợi ḿnh, vừa vui vui v́ sẽ gặp lại những người thân quen sau bao nhiêu năm xa cách.

 

Tôi h́nh dung trong trí nhớ của ḿnh những kỷ niệm rất xưa, nhưng vẫn c̣n rất đậm nét. H́nh ảnh của những ngày tháng cũ tưởng chừng như đă ngủ quên, bỗng dưng thức dậy như những cơn sóng ào ạt vỗ vào bờ. Nghe Lan bảo sẽ có họp bạn làm tôi càng náo nức hơn. Tôi nhớ đến bạn bè, sân trường, thầy cô. Tôi cố t́m trong trí nhớ xem thử c̣n nhớ được những ai và tưởng tượng khuôn mặt của từng đứa một. Nhớ đến nhóm “mi nhon” ngày nào đă một thời “khuấy động” sân trường Trần B́nh Trọng trong những tà áo dài ngắn trên đầu gối, những đôi guốc cao bảy tấc đă nhiều lần bị “than phiền”.

 

 

Nhớ những “cây si” của Nhung, Lan, trồng ở hành lang trên lầu mỗi sáng trước khi vào lớp học. Nhớ những lần cùng đám bạn trong lớp đi về miền quê để thưởng thức những trái cây chín mùi, ngọt lịm trên cành. Nhớ con  đường quốc lộ một từ nhà đến trường với những buổi chiều tan học cuối tuần, giăng tay trên con lộ "thả dàn" làm những người "điên" đi trong mưa gió, với những tiếng cười giỡn ḥa lẫn với tiếng mưa, nhớ những đêm lang thang trong thành phố với những tách café đắng để …. tập sự nghiền ngẫm về cuộc đời, sự nghiệp và c̣n nhiều, nhiều lắm. Vậy mà bây giờ về đây, đứng ngay trong ḷng thành phố ngày xưa, tôi cảm thấy có một cái ǵ đó rất ... xa xôi, trống vắng. Bạn bè c̣n đây, người thân c̣n đó, nhưng cảnh cũ đă không ... c̣n nữa, không biết khi ông thi sĩ nào đó đă viết “ cảnh cũ, người xưa đâu rồi nhỉ? “ đă có cảm giác ra sao, c̣n tôi bây giờ th́ cảm thấy ḿnh đang ở một nơi nào rất ……. “không quen”. 

 

Gần 30 năm trở lại Việt Nam, Ninh Ḥa bây giờ đă thay đổi quá nhiều, ngoại trừ một số bà con và đám bạn, tất cả dường như xa lạ. Cái thành phố nhỏ bé ngày nào không c̣n nữa, tôi lạc loài trên chính quê hương của ḿnh, ngơ ngác trong cái thành phố hiền ḥa ngày xưa nơi tôi đă sinh ra và khôn lớn, nơi đă ấp ủ cho tôi nhiều kỷ niệm ngu ngơ của một thời áo trắng, và nhiều trăn trở của những năm tháng tập tành làm người lớn. Con đường quốc lộ một bây giờ không êm ả và trống vắng như xưa, khung cảnh hai bên đường tấp nập, người mua, kẻ bán náo nhiệt, làm tôi thấy h́nh như ḿnh đi vào một thành phố khác. Nh́n vào sân trường Trần B́nh Trọng sao mà nhỏ bé quá, tôi đưa mắt về cái góc cuối hành lang trên lầu để cố t́m được h́nh ảnh ngày nào, nhưng vẫn không sao t́m thấy được. Tôi về đây t́m lại dấu tích của căn nhà cũ, mà bây giờ đă trở thành con lộ nhỏ. Tuy biết nó đă không c̣n nữa, nhưng tôi cũng bồi hồi khi đứng trên “con đường” đó. Tôi đi tới, đi lui và h́nh dung ra từng nơi một của căn nhà. Tôi nhớ cái sân giữa nhà nơi chúng tôi thường đánh vũ cầu và dầm nước trong những ngày mưa lớn, khi mà nước không rút được tạo thành những cơn "lụt' nhỏ trong sân. Nhớ đến cái thú trùm chăn, ăn đậu phọng nằm nghe mưa rơi trên mái ngói và c̣n bao nhiêu là kỷ niệm mà tôi không sao quên được.

 

Cái cầu Gỗ nối liền nhà nội với nhà ngoại cũng cùng chung số phận. Tôi nh́n quanh mà cảm thấy có một cái ǵ đó ..... thật gần nhưng cũng rất xa. 

 

 

Với sự sắp xếp của nhóm bạn “mi nhon”, một cuộc họp lớp ngắn ngủi đă được thực hiện với sự tham dự của một số bạn bè, làm tôi rất vui và cảm động. Tôi nhận ngay ra thầy Ba v́ thầy vẫn như xưa, vẫn bao dung, hiền ḥa và nhẫn nại với cái đám nhất quỷ, nh́ ma, thứ ba học tṛ của thầy. Tôi chắc thầy vẫn nhớ đến lần chọc phá của chúng tôi. Thời gian h́nh như dừng lại trên gương mặt của thầy làm cho khoảng cách thầy tṛ như gần lại. Hôm về lại Sài G̣n, tôi cũng nhận ngay ra cô Đào, và nhớ ngay cái cú đầu rất “thương yêu “ của cô, v́ tôi đă làm lạc đề một bài luận văn trong kỳ thi cuối của năm trung học. Tuy khuôn mặt cô bây giờ in hằn nhiều những vết “chân chim” nhưng trông cô h́nh như trẻ lại, và vẫn dịu dàng như ngày nào. Mặc dầu đă cố gắng moi trong kư ức của ḿnh, nhưng tôi vẫn không sao nhận diện được hết những khuôn mặt thân quen của ngày xưa. Dấu vết thời gian đă xóa mờ những nét vô tư của tuổi học tṛ, để thay vào đó những đường nét của bổn phận và trách nhiệm. Nh́n lại bạn bè, ai cũng đă hai thứ tóc trên đầu. Những sợi tóc xanh đă phai màu thay vào đó là màu sắc của thời gian. Những con mắt nh́n nhau vui mừng, bở ngỡ, những bàn tay thân quen xiết chặt như cố níu kéo về những ngày  tháng cũ, ngượng ngùng khi xưng hô …“mày tao” như ngày nào. Có đứa bây giờ đă là ông, bà nội, ngoại, và tôi thấy ḿnh lúng túng trong cái ngôn ngữ; mà tôi đă được dạy dỗ từ lúc nằm nôi; khi diễn tả lời cám ơn chân thành nhất đến với mọi người.

 

Nhóm “mi nhon ” hôi ngộ lần này c̣n thiếu vắng một đứa, nhưng cũng rất vui,  những kỷ niệm ngày xưa được “chiếu cố” tận t́nh, và với sự đạo diễn rất xuất sắc của Nhung và Phượng, chúng tôi có những trận cười thâu đêm. Đây là lần đầu tiên sau gần 30 năm, tôi có dịp sống lại những giây phút vô tư nhất của tuổi học tṛ, khi mà những “lo âu” về cuộc sống không có trong tự điển.

 

V́ thời tiết và sức khỏe của gia đ́nh, chúng tôi đă thay đổi chuyến bay và trở về Hoa Kỳ sớm hơn dự định. Cali cuối đông vẫn c̣n lành lạnh cho tôi cái cảm giác dễ chịu và b́nh yên sau những ngày nóng bức, oi ả ở Việt Nam. Những hàng đào hai bên đường trên những con phố, đă  bắt đầu trổ hoa trắng, hồng báo hiệu mùa xuân sắp đến, hàng cây xanh yên lặng làm tôi thoáng nhớ đến Việt Nam. Rời xa cái ồn ào, náo nhiệt cuả Sài G̣n, tiếng sóng vỗ êm đềm của biển Nha Trang, và cái thành phố nhỏ nhắn ... Ninh Ḥa, tôi thấy ḿnh không giống như xưa. Hai tuần lễ ở Việt Nam qua mau như những vạt nắng cuối ngày, tôi trở về với những sinh hoạt thường nhật của đời sống sau hai tuần lễ “ăn vạ” v́ thiếu ngủ và khí hậu, nhưng có một cái ǵ đó đă đổi thay, tuy rất nhẹ nhàng nhưng cũng rất sâu xa.

 

 

Tôi trở lại với Ninh Ḥa vội vàng và ra đi như cơn gió, có lẽ tôi nên dành nhiều thời gian hơn để đi hết mọi góc phố của Ninh Ḥa, và biết đâu tôi sẽ t́m được lại ḿnh  của những năm tháng xa xưa? Nhưng thế nào đi nữa, chuyến đi cũng đă cho tôi  những cảm xúc khó quên, và một thoáng nuối tiếc nào đó vừa lan nhẹ trong hồn, tôi trở về đây mang theo riêng cho ḿnh một góc trời kỷ niệm…

 

Cho tôi gởi lời xin lỗi đến những bạn bè tôi không nhận diện được, và cám ơn những ân t́nh mà các bạn đă dành cho tôi. Cho tôi xin lỗi đến thành phố .... Ninh Ḥa, nơi đă một thời đong đầy cho tôi những kỷ niệm, nhưng tôi không sao t́m lại được. Và riêng với các bạn trong nhóm "mi nhon" ngày xưa; chưa xa mà đă nhớ của tôi; ḿnh có quá nhiều những niềm vui và nỗi nhớ để nhắc nhở cho nhau nghe phải không? Những giọt nước mắt hôm chia tay vẫn c̣n đọng lại đâu đó trong ḷng, cho tôi gởi lời cám ơn đến các bạn, đă cho tôi sống lại với những hạnh  phúc của ngày nào. Tôi xin giữ lấy những thân t́nh này như một món quà vô giá, một góc trời kỷ niệm của một trong những đoạn đường đời tôi đă đi qua...

 

 

 

 

 

Cali, tháng tư 2006

Viết cho các bạn 12d1 & …

nhóm “ français” mi nhon..

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Thanh Mai              |                 www.ninh-hoa.com