Trung Học Vạn Ninh
 

CÔ GIÁO Hụt
Nguyễn Thị Kính

 

Nguyễn Thị Kính
Bút hiệu:
Hồng Sương

  Quê quán :
 Phú Hội, Vạn Thắng,
Van Ninh

  Cựu học sinh :

+ Trung học Vạn Ninh
 ( 1964-1968 )
+ Nữ Trung học Nha Trang
( 1969-1971)

  Cựu Sinh viên
Trường Đại học Duyên Hải  Nha Trang ( 1973-1975)


  

 Hiện ở tại :
Georgia, Hoa kỳ


 

Viết tặng con gái nhân ngày

Sinh Nhật thứ 35 ( 30/4/2010).

 

PHẦN 1:

 

           Tôi thích đi dạy học. Từ nhỏ tôi đă mơ:''Lớn lên tôi sẽ làm cô giáo''. Tôi đă có tên trong ba trường sư phạm ở Nha Trang và thời gian tôi '' dùi mài kinh sử '' trong những trường đó cộng lại cũng hơn hai năm. Vậy mà rốt cuộc: hổng ai cho tôi làm cô giáo.

 

           Năm 1982, tôi ở Sài G̣n, nhà ba má chồng tôi có tiệc, anh em, bạn bè họp lại đông vui. Có cô bạn xem bói bài, chỉ tay. Cô ta cầm bàn tay tôi và nói:

- Đường công danh của chị không thành công.

- Chị có làm tṛ trống ǵ đâu mà công với danh, thành với công. Em có thể nói rơ hơn được không?

Cô bạn nói:

- Em ví dụ: nếu chị mơ làm Bác sĩ, chị học xong Bác sĩ rồi, chị cũng không được làm Bác sĩ.

Tôi ồ lên một tiếng thật to và vỗ vào đùi cô ta cái bốp:

- Hay quá, hay quá! Thầy bói giỏi quá! giỏi quá!!

Tất cả mọi người ai cũng cười lên thật vui và xúm lạ quanh tôi nghe tôi kể chuyện: Cô giáo hụt.

 

           Nhà tôi nghèo, rất nghèo, nhưng chưa đến nổi '' rớt mồng tơi ''. Ba chị em tôi chưa ăn cơm độn, chưa mặc áo vá, và được đi học.

           Cách đây nửa thế kỷ, ở làng quê, không có ruộng vườn. Má tôi đi làm công cho những người có ruộng có vườn trong làng. Ba tôi làm thư kư ở xă, đồng lương chẳng có là bao. Nhưng cả hai Ông Bà đều có suy nghĩ rất thoáng: '' khuyên các con ráng học, kiếm chút chữ bỏ bụng, mai mốt sẽ có việc làm khỏe hơn Ba Má bây giờ ''.

           Thế là tôi có diễm phúc được đi học, học hoài, có chồng c̣n đi học, có con vẫn c̣n đi học.

 

           Năm 1971, tôi thi vào trường Tiểu học Nha Trang. Tôi có tên trong năm thí sinh đậu dự khuyết. Sau ngày khai giảng, những thí sinh đậu chính thức không ai bỏ học. Trường chuyển danh sách năm thí sinh đậu dự khuyết lên Ban Mê Thuộc học. Tôi nghĩ: nhà ḿnh không đủ khả năng cho ḿnh đi Sài G̣n học, ḿnh chọn Nha Trang gần nhà, đỡ hao; bây giờ lên Ban Mê Thuộc xa nhà cũng phải hao tốn, tôi quyết định không đi. Tôi đi học đánh máy và t́m việc làm. Nghe đài phát thanh Nha Trang đọc thông cáo: '' Đơn vị 2 quản trị cần tuyển thư kư quốc pḥng''. Tôi không biết Đơn vị 2 quản trị ở đâu và thư kư quốc pḥng là ǵ. Nhưng theo địa chỉ, tôi nộp đơn thi và đậu. Ngày đầu tiên đi nhận việc, run lắm và để lại trong tôi một ấn tượng khó quên: '' Tám cô thư kư mặc đồng phục áo dài trắng đứng chào cờ giữa một rừng áo xanh ''. Th́ ra Đơn vị 2 quản trị là cơ quan quân đội nên mới có tên thư kư quốc pḥng.

 


Nhóm Thư kư Quốc pḥng

 

           Mấy tuần đầu đi làm, sợ lắm, nhưng sau đó rất vui v́ bọn '' thiểu số ''chúng tôi được '' đa số '' cưng lắm. Chẳng những cưng mà c̣n được ch́u nữa, giành nhau mà ch́u mới là vui chớ.

           Tháng đầu tiên đi lănh lương cũng là một kỷ niệm nhớ hoài. Xe chở chúng tôi đến pḥng hành chánh tài chánh số 4. Anh nhân viên phát mỗi đứa một phong b́. Chúng tôi mở ra đếm liền tại chỗ. Một điều thú vị là tôi được nhiều tiền hơn các bạn. Mấy cô bạn thắc mắc:

- Sao chúng tôi làm việc giống nhau mà con nhỏ này lănh nhiều hơn tụi tôi. Anh nhân viên cười:

- Người ta trả lương theo bằng cấp mà! Trung học lănh ít hơn Tú Tài.

- A, ra thế.

           Sau đó, chúng tôi kéo nhau ra quán Gió khơi ở bờ biển Nha Trang góp tiền lại ăn nem nướng và gà xối mỡ. Một bữa ăn ngon tuyệt vời! Đối với tôi nói ngon v́ nhiều lư do: từ hồi nào đến giờ, con nhà nghèo chỉ biết cá nấu ngọt, nấu mẳn, cá kho, cá chiên, canh bầu, canh bí, vậy thôi, tiền đâu mà nghĩ đến mấy món khác. Ḿnh là con cháu Tản Đà: Đồ ăn ngon, chỗ ăn ngon, người ăn ngon. . . '' Và một lư do nữa mới là chính. Đây là lần đầu tiên ḿnh đi ăn với chính đồng tiền của ḿnh kiếm được. Ngon lạ lùng.

 

           Làm ở đây gần một năm, tôi thi vào trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải Nha Trang, ngành lư hóa vạn vật, phân khoa sư phạm. Đang đi học, tôi có chồng. Đám cưới được ba ngày th́ vợ chồng tôi chia tay, mỗi đứa ở một nơi. Tôi ở Nha Trang đi học. Chồng tôi th́ lênh đênh trên biển. Tết gặp nhau một lần, hè gặp một lần. Mặc dầu đă biết: '' kế hoạch '' rồi, vậy mà vẫn '' bị vỡ ''. Hổng sao, năm thứ hai tôi mang bầu đi học luôn, đại học cộng đồng mà!

 


Thực tập sư phạm

 

           Tôi nghĩ cuối tháng 5/75 ra trường. Ở nhà sanh con xong, sẽ đi nhận nhiệm sở và tôi được ''ưu tiên 1'' là chồng đổi đi đâu, vợ sẽ được đến đó để dạy. Ai có ngờ đâu, đầu tháng 3/75, thành phố Nha Trang đă quay 180 độ, tất cả mọi thứ '' up side down''! Bé con nằm trong bụng Mẹ cũng nôn nóng chui ra trước một tháng đúng vào cái ngày không thể nào quên: 30/4/1975.

 

           Tôi sanh đứa con đầu ḷng trong hoàn cảnh vô cùng bi đát. Trong túi chẳng có đồng xu. Sự nghiệp tương lai đă theo cánh vạc bay rồi. Chồng tôi mất tiêu tin tức, chẳng biết trôi dạt đến phương nào, sống chết ra sao!

 

           Đúng một năm sau, tôi nhận được tin Anh c̣n sống và đang '' làm việc '' ở vùng núi Xuân Phước, Phú Yên. Th́ ra Anh đă làm một chuyến du lịch dài bằng đường biển từ Vũng Tàu đến Côn Sơn (29/4/75) rồi đến hải đảo Guam nằm giữa Thái B́nh Dương. Ở đó sáu tháng, rồi từ Guam về Nha Trang trên tàu Việt Nam Thương tín. Rồi từ Nha Trang đi xe cam nhông đến Xuân Phước, ở đó, chưa hẹn ngày về !

 

 

           Đầu năm 1976, tôi nhận được giấy báo của trường Cao Đẳng Sư phạm Nha Trang ( vị trí là trường Bá Ninh cũ ) gọi những sinh viên Duyên Hải vào học lại, khỏi phải thi tuyển. Tôi gởi con cho Má giữ ở quê, vào ở nội trú trong trường. Tôi được xếp vào học lớp Toán Lư C1. Lần này đi học tôi được lănh tiền hàng tháng và được phiếu mua nhu yếu phẩm. Tôi cho các bạn phiếu mua vải, các bạn cho tôi phiếu mua sữa cho bé con.

 

           Trong thời gian ở nội trú, học ở đây tôi cũng có một kỷ niệm thật là dễ thương. Lớp tôi có ba cô gái và năm sáu anh trai nội trú. Trường ở gần biển nên chúng tôi thích đi tắm biển lúc sáng sớm, biển êm, ít sóng và ngắm b́nh minh trên biển rất đẹp. Thỉnh thoảng lại thích đi tắm tối. Có một hôm, cô bạn trong lớp ngẫu hứng rủ cả ba đứa chạy qua pḥng nội trú nam nhỏng nhẻo: Mấy ông con trai ơi, bây giơ ba đứa con gái tụi tui muốn đi tắm biển, mấy ông phải ra ngồi coi chừng.

 

           Thế là chẳng những mấy bạn trai lớp ḿnh mà cả những bạn trai lớp khác cũng giơ tay xung phong đi '' hộ tống ''rất là vui. Đi tắm về, xui xẻo trường bị cúp điện và cúp nước, không có nước tắm lại. Cả bọn kéo nhau qua khu vườn trước mặt trường, chui rào vô, trong vườn có cái giếng, có cái gầu xách nước. Nhưng eo ơi, sợi dây gầu ngắn quá không tới nước, có anh bạn tên Sơn nảy ra sáng kiến: Anh ta cởi cái quần Jean đang mặc ra, nối với sợi dây gầu. Thế là đủ chiều dài múc nước lên cho tụi tui tắm. Cả bọn cười lên vui quá chừng và khen anh ta thông minh tốt bụng.

           Khóa học bảy tháng ra trường, nhưng mới học năm tháng th́ tôi '' ra trường trước '', lư do:

'' Các anh chị không thể nào đứng trên bục giảng khi có người thân c̣n ở trong trại cải tạo ''.

 

           Đó là nguyên văn lời nói của ông Nguyễn Phương, hiệu trưởng trường Sư phạm lúc bấy giờ. Và ông phát cho chúng tôi ( những người có cha mẹ, vợ chồng, anh, em. . . c̣n ở trong tù ) mỗi người một tờ '' Quyết định ''nghỉ học.

 

           Thế là : '' nhất hóa tam ba lần '', cái mộng làm cô giáo của tôi lần này không phải theo cánh vạc bay nhè nhẹ nữa, mà đă theo phi thuyền con thoi bay cái vù vào khỏang không vũ trụ mất rồi, không hẹn ngày tái ngộ.

 

Đọc PHẦN 2

 

 

 

 

Nguyễn Thị Kính

(Hồng Sương)

4/2010

 

 

 



 

  

 

Trở Về TH Vạn Ninh Trở Về Trang Nhà - www.ninh-hoa.com