H Ọ P  M Ặ T  Đ Ồ N G  H Ư Ơ N G  Và  T H Â N  H Ữ U

NGUYỄN VĂN THÀNH

Ra Mắt Sách "Các VẤN ĐỀ Của CHÚNG TA"

Tại San José, California Ngày 07/06/2014



VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ

"Các vấn đề của chúng ta" của Nguyễn Văn Thành 

Dương Anh Sơn

                               

 

    Trong năm 2014 này,<ninh-hoa.com> có một sự khởi sắc khi lần lượt cho xuất bản ba tác phẩm:"Thuở phiêu bồng" của Phạm Thanh Khâm, "Từ Ḥn Khói tôi đi" của B.s Lê Ánh và mới nhất là "Các vấn đề của chúng ta của trang chủ Nguyễn Văn Thành. 

    "Các vấn đề của chúng ta" (CVĐCCT) là tập hợp những suy nghĩ, t́m hiểucác vấn đề kinh tế,giáo dục, năng lượng và những sự kiện quốc tế như nạn khủng bố có ảnh hưởng đến đời sống và nền ḥa b́nh của đất nước Việt Nam, Hoa kỳ và thế giới. Với tác giả,cái nh́n về CVĐCCT bao giờ cũng xoay quanh từ hai trục quay chính luôn gắn liền với nhiều người Việt định cư xứ người là Hoa Kỳ và Việt Nam; một bên là đất nước để dung thân và một bên là quê hương đành đoạn ra đi....nhưng vẫn luôn mong ngóng về mộtngày mai tốt đẹp hơn, tự do hơn,văn minh hơn, nhân bản hơn, thịnh vượng hơn, độc lập thực sự hơn......

    Trước hết, tác giả cuốn sách này đă cho chúng ta thấy được sự dày công thu thập các tài liệu liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như của Việt Nam cùng với những dẫn chứng bằng con số cụ thể và những nhận xét của riêng ḿnh đánh giá t́nh h́nh tiến triển của nền kinh tế. Nhờ thế, những vấn đề nêu ra có sức thuyết phục hơn qua số liệu, qua các chỉ số theo dơi mỗi năm từ 2009 đến 2013. Từ đó, tác giả có thể đưa ra những dự đoán t́nh h́nh phát triển kinh tế, chính trị, năng lượng..v..v.. trong mối tương quan qua lại,tác động lẫn nhau. Hoa Kỳ nh́n chung và nền kinh tế của nó có sự tác động lớn lao đến nhiều nền kinh tế lớn nhỏ khắp toàn cầu. Tác giả đă cho chúng ta thấy được qua các con số sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Mỹ từ 2008 đến 2013. Nền kinh tế Mỹ được tiếp nhận từ thời Tổng thống Obama là di sản suy thoái của đời Tổng thống trước với các cuộc chiến chống khủng bố làm suy yếu sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ. Tác giả đă đưa ra những chỉ số thất nghiệp,GDP, chỉ số chứng khoán mỗi năm giúp ta thấy sự suy thoái được vực dậy chậm chạp và c̣n nhiều khó khăn nan giải trước mắt. Chỉ số thất nghiệp năm 2009 và 2013 là một ví dụ cho thấy đă giảm từ 10% xuống c̣n 6,7%. Chỉ số Dow Jones đă tăng dần từ 10,236.16 lên 16,576.66 ;chỉ số GDP từ 2009 là 14250 tỉ đô la dă lên đến 16720 tỉ đô la cuối năm 2013. Với những con số được tác giả dẫn chứng và nêu ra cho thấy nền kinh tế lớn nhất toàn cầu dần dần hồi phục. Tuy nhiên, viễn cảnh nạn khủng bố mới mang tên Nhà nước Hồi giáo (IS) trong năm 2014 chắc chắn là một vấn đề gây cản trở cho sự phát trển của nền kinh tế Mỹ mà kẻ hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là nền kinh tế Trung Quốc ! 

Theo dơi sự phân tích của tác giả về nền kinh tế Việt Nam từ 2007, 2008, 2009 chúng ta thấy quá tŕnh gia nhập ASEAN, WTO, kư hiệp định AFTA đă giúp VN có cơ hội bước vào nền kinh tế thị trường,gia tăng số lượng hàng xuất khẩu nhưng cũng nhập siêu rất lớn, đặc biệt với "bạn hàng" Trung Quốc phía bắc ! Vốn từ nước ngoài (FDI) gia tăng,cơ hội đầu tư cũng nhiều ! Tác giả đă dẫn chứng cụ thể cho thấy GDP 2007 đă tăng lên 67tỉ USD, 2008 là 76 tỉ USD....nhưng t́nh trạng lạm phát và nhập siêu vẫn c̣n. VN xuất 56.55 tỉ USD/nhập 67,25 tỉ USD. Tác giả đi vào chi tiết cho thấy việc VN xuất sang Mỹ nhiều hơn là nhập cảng và lưu ư nhiều lần việc VN nhập siêu hàng hóa TQ so với hàng hóa xuất cảng. Việc nhập hàng hóa thượng vàng hạ cám của TQ làm chảy máu số ngoại tệ lớn để đổi lấy hàng hóa kém chất lượng cho công nghiệp và hàng hóa,thực phẩm tiềm ẩn độc hại gây ra những bệnh tật khó lường về lâu,về dài....Nói chung,làm ăn với các nước tiên tiến với luật lệ pháp lư rơ ràng tương đối thuận lợi hơn là làm việc giao thương với TQ đầy toan tính, mưu mô. Tác giả nhấn mạnh:"Hiện nay, các công ty Việt Nam đều bị các công ty Trung Quốc đút lót bán các máy móc phế thải......Nếu không nghĩ đến quyền lợi của quốc gia mà chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của ḿnh th́ nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sụp "(tr. 142). Dẫu cho GDP mỗi năm mỗi tăng(vd:2010 khoảng 102 tỉ USD so với 121 tỉ USD, 2013 lên đến 170 tỉ USD..) nhưng t́nh trạng lạm phát vẫn c̣n cao, nhân lực được đào tạo không đáp ứng với các khu vực công nghiệp cao do chất lượng kém đă là một phần nguyên nhân của nạn thất nghiệp. Tác giả đă chỉ rơ:"Nền giáo dục có đầu vào th́ khó... nhưng tới khi tốt nghiệp th́ không đủ tiêu chuẩn bằng các đại học nước ngoài "(tr.133).

Mặt khác, tệ nạn tham nhũng cùng với biết bao chuyện "tiêu cực" khắp mọi nơi từ làng xă, học đường, bệnh viện, công sở....đă trở thành những ung nhọt khó trị làm tŕ trệ sự phát triển kinh tế,công nghệ trước nhiều nguồn vốn FDI, ODA đang đổ vào ào ạt. Chất lượng các công tŕnh từ vốn vay mượn ODA bị "tùng xẻo" đủ mọi cách khiến nhiều công tŕnh tiền tỉ đô la vừa làm xong đă nứt lún....Việc đó xảy ra dài dài nhưng với cách làm v́ lợi ích phe nhóm, v́ túi tham không đáy, v́ biết cách che chắn liên kết với nhau..v..v. nên gánh nặng tham nhũng sẽ làm cho nền kinh tế VN nói chung và đời sống người dân không thể phát triển tốt đẹp được. Ta hăy cùng tác giả lưu ư điều này: "Nói chung, quốc gia nào ở Á Châu cũng có tham nhũng nhưng tham nhũng ở Việt Nam coi bộ mạnh hơn ở Trung Quốc cho nên nền kinh tế Việt nam vừa thiếu chuyên viên có thực tài, vừa bị một thiểu số tham nhũng,lợi dụng nạn giấy tờ phức tạp làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm hơn Trung Quốc "(tr.174).

   Từ đó, qua những phác họa bằng con số cụ thể và với những nhận xét của ḿnh, tác giả CVĐCCT đă cho chúng ta thấy được nền kinh tế Việt Nam khó khăn trong việc đưa đất nước trở nên thịnh vượng và có sức mạnh thực sự để đối phó với tham vọng của kẻ thù mấy ngàn năm nay từ phía bắc. Chính v́ vậy, tác giả đă một lần nữa nhấn mạnh những ǵ đă t́m hiểu và phân tích: "Xem như vậy, nếu muốn kinh tế tiến bộ th́:

a- Phải tăng cường giáo dục, khoa học, kỹ thuật, tin học, kinh doanh:

b- Phải tôn trọng luật pháp;

c- Phải trừng trị kẻ tham ô xứng đáng...." (tr.175).

* *
*

   Trên đây,chúng ta chỉ mới đưa ra vài nhận định thông qua những nhận xét của tác giả về nền kinh tế của Hoa Kỳ và của Việt Nam.Bằng vào những số liệu cụ thể, tác giả giúp ta thấy được diễn tiến và triển vọng của hai nền kinh tế đang xảy ra ở nơi tác giả đang sinh sống và nơi tác giả luôn hướng về với một mơ ước đất nước sẽ tốt đẹp hơn....Dĩ nhiên, CVĐCCT không thể tách rời với những vấn đề cấp thiết có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển kinh tế là nền giáo dục, vấn đề năng lượng và một vấn đề đang tác động đến nhiều quốc gia là nạn khủng bố quốc tế mà chúng ta sẽ có dịp cùng tác giả đề cập sau. 

 

 

 

Dương Anh Sơn

Sài G̣n, Việt Nam

Tháng 9 năm 2014

 

 

 

Sinh Hoạt Đồng Hương - Ra Mắt Sách Năm 2014

 

 www.ninh-hoa.com