H Ọ P  M Ặ T  Đ Ồ N G  H Ư Ơ N G  Và  T H Â N  H Ữ U

PHẠM THANH KHÂM

Ra Mắt Sách "Thuở Phiêu Bồng"

Tại Minneapolis, Minnesota Ngày 25/8/2013

 

 

       CẢM NHẬN VỀ
    "THUỞ PHIÊU BỒNG"

 

 

   Trần Đ́nh Nguyên Soái

 

 

***

 

     Anh Khâm thân mến – Hiện tại vựa lúa miền nam Việt Nam đang là mùa nước nổi – Toàn bộ các cánh đồng đă thu hoạch lúa, thiên nhiên đă đổ về cho người dân một nguồn nước quá dồi dào. Người ta hay gọi là mùa nước nổi – Nó cũng có những ưu khuyết điểm của mùa nước mà thiên nhiên đă ban tặng cho đồng bằng sông Cửu Long, đó là vào khoảng tháng từ tháng 8 đến tháng 12, nguồn nước đă xóa đi toàn cảnh màu xanh của cây lúa, không c̣n cảnh những đàn c̣ bay lả lơi, hay những đàn trâu thơ thẩn gặm cỏ, chỉ c̣n thấy một màu trắng của nước, bập bềnh. Trong đó là hàng ngàn các thuyền nhỏ đầy trên mặt nước, một cuộc mưu sinh mới, nguồn lợi tôm cá mà thiên nhiên ban tặng, đang đổ về cho cư dân đồng bằng sông Cửu Long.


     Khi tôi nhận được điện thoại của Thu Thủy báo tin:”Anh có quà của anh Khâm gởi tặng “ – Cũng hơi ngỡ ngàng – V́ thật ra, giữa tôi và anh Khâm chưa hề quen biết, chưa hề nói chuyện, chỉ có sợi giây vô h́nh đó là thầy Phạm Thưởng – Người thầy đầu tiên tạo cho tôi từ chữ a, và cũng là thân phụ của anh Khâm níu kéo, trói buộc, đưa đẩy để bàn thân của tôi được làm quen với anh Phạm Thanh Khâm.


Cầm cuốn sách trên tay tôi hơi ngỡ ngàng với cái tựa đề “THUỞ PHIÊU BỒNG”. Cái đầu đề làm tôi suy nghĩ rất nhiều, một cụm từ trừu tượng khó diễn tả, nếu ta không đọc hết cuốn sách ta không thể nào hiểu nổi, ư tác giả ông muốn nói cái ǵ? và có lẽ điều làm tôi xúc động nhất đó là ḍng chữ viết tay:
 “Thân tặng anh Trần Đ́nh Nguyên Soái và gia đ́nh, September 29, 2013, và chữ kư của tác giả”, món quà về đến Việt Nam – và đến tay tôi nhanh quá. Khi tôi nhận được món quà tặng này mới cuối tháng 10. T́nh cảm anh Khâm dành cho tôi sao quá gần gũi, nó thân thiện, phải công nhận rằng khi đọc xong cuốn sách “Thuở Phiêu Bồng”, tôi đă rút ra nhiều điều bổ ích và bái phục.


     Anh Khâm được sinh ra trong một gia đ́nh có truyền thống ăn học, được đào tạo bài bản từ gia đ́nh đến xă hội và ngày hôm nay anh được thành danh là lẽ thường t́nh – Tôi thường nói đùa với Hà Thị Thu Thủy – nói qua điện thoại – “ Đây là phiên bản của thầy Phạm Văn Thưởng, v́ cây tốt sinh trái tốt mà thôi”, Hà Thị Thu Thủy rất ngưỡng mộ và thán phục anh – Tôi lại nói với Thu Thủy rằng anh Khâm thành đạt là một chuyện, nhưng có điều anh Khâm mang trong người một trái tim nhân hậu quá lớn – lớn hơn cả sự suy nghĩ của tôi – Người Việt Nam yêu người Việt Nam, lẽ thường t́nh, nhưng đằng này anh Khâm lại để trái tim rung động đến một nơi xa xôi, khác màu da, ngôn ngữ, sinh hoạt. Đọc một đoạn tạp ghi anh viết:” Nh́n thấy những khung xương biết di động, sự đói kém đến tê dại của cư dân Châu Phi” và trái tim nhân hậu của anh đă nghĩ đến một điều ǵ đó, để cho những con người này thoát ra khỏi cảnh đói nghèo. Vâng đó là cây Lúa – anh sinh ra và được đào tạo để cuộc đời anh gắn liền với cây Lúa, ở nơi đó đang cần bàn tay, trái tim, và khối óc, sự tài giỏi của anh.


     Anh Khâm thân – thật ra tôi va chạm và cảm nhận với cây Lúa rất nhiều, ngay như hồi c̣n học năm Đệ Tứ ở Đức Linh Ninh Ḥa – mỗi lần có sự ǵ phiền muộn – tôi hay thả bộ theo đường rây xe lửa từ trường đến Ga Ninh Ḥa, đường rây này nó chia Ninh Ḥa ra thành 2 bên rơ rệt, nếu có ai đă từng đứng trên đường rây và có một tí tâm hồn mơ mộng sẽ nhận ra ngay, một bên là vùng quê yên tỉnh với ruộng lúa mênh mông bát ngàn, một bên ồn ào phố xá tiếng xe tiếng c̣i tạo nên một khung cảnh ồn ào nhộn nhiệt. Mỗi lần như vậy tôi hít thở cái không khí, cái mùi thơm của cây Lúa đang trổ bông, hay Lúa đang đến độ sắp chín, mùi thơm của Lúa làm ta nhớ quê, nhớ nhà hay mỗi lần sau cơn mưa lớn, bạn bè rủ tôi ra ruộng Lúa bắt “Cà Cuống” đem nướng ăn chơi, chúng tôi chỉ coi Lúa là h́nh ảnh thơ mộng – một sự vui đùa giải trí, tôi không có khối óc, có sự suy nghĩ để tạo ra hạt gạo từ cây Lúa như thế nào? Và phải ứng dụng cây Lúa vào việc ǵ?  Ngay như hiện tại, tôi đang sống ở vùng quê đồng bằng sông Cửu Long – Tỉnh Kiên Giang – Vùng Lúa lớn nhất ở VN. Tôi cũng chỉ biết cày sâu cuốc bẫm, làm ra hạt Lúa càng nhiều càng tốt, nhưng dùng hạt Lúa vào vị trí nào? th́ tôi chịu. Cũng như Trấu là vựa Trấu rất lớn như một dăy núi, nên khi thu hoặch xong lượng Trấu được xây xát rất lớn, hiện tại tôi cũng đang dùng Trấu, đun bếp bằng Trấu – và sau khi đun xong th́ tro Trấu dùng cho cây trồng rất tốt. Đă có một số sinh viên VN nghĩ và làm ra được chất keo đặc biệt bằng Trấu, họ đă ép Trấu thành một loại than để dùng đun nấu, nó chuyên chở nhẹ nhàng, ít tốn chi phí.  


     Anh đă sống và làm việc ở đồng bằng sông Cửu Long của những năm đầu mới ra trường, anh đă biết công dụng của loại rác dư thừa từ cây lúa chuyển thành công dụng rất tốt, đó là Trấu và sự tiện lợi của nó như thế nào rồi, hôm nay anh đem áp dụng Trấu và bếp Trấu cho một nước ở Châu Phi, để họ không tàn phá cây rừng làm củi xử dụng trong nhà bếp – Môt ư nghĩ làm lợi cả 2 việc – Dân dùng Trấu để đun nấu và giữ được rừng không bị tàn phá – Đặc biệt cái bếp Trấu xuất xứ tại Việt Nam được anh Phạm Thanh Khâm đem sang xứ người, khi lên diễn đàn anh đă miêu tả và diễn tả cách xử dụng ḷ Trấu, anh không biết dùng từ ǵ với cái ḷ Trấu của ḿnh, v́ thế anh đă vận dụng tài trí của ḿnh và từ LE LOTRAU ra đời từ đó.

 

     Một sự nhanh nhẹn tuyệt vời và trong đoạn bài viết của thầy Lê Văn Ngô đă dùng từ “TUYÊT CÚ MÈO” cho anh Phạm Thanh Khâm. Thôi th́ tôi cũng dùng danh từ này nhé “PHẠM THANH KHÂM TUYỆT CÚ MÈO”. Loại rác Trấu này nó cũng tàn phá thiên nhiên và môi trường ghê gớm nếu không có con người như anh Khâm. Anh có một tâm hồn yêu thiên nhiên.


     Nói chung cuốn sách đă đem đến tâm hồn tôi mọi sự tốt đẹp nhiều điều cần học hỏi, một tâm hồn lớn, có trái tim nhân hậu và khối óc luôn nghĩ và làm điều ích cho kẽ khác. Anh Khâm ơi! đọc tựa đề Kỷ Niệm 50 năm Ngày Cưới – tôi thân chúc anh chị và các cháu hạnh phúc. Người ta vẫn thường nói “ đằng sau sự thành công của người đàn ông đó là người vợ”. Tôi nhận biết chị là người đàn bà rất tuyệt vời. Thân.


 

 

 

 

 

Trần Đ́nh Nguyên Soái

Kiên Giang, cuối tháng 10/2013

 

 

 

 

Sinh Hoạt Đồng Hương - Ra Mắt Sách

 

 www.ninh-hoa.com